Lễ Tiểu Ðăng Khoa

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Lễ Tiểu Ðăng Khoa

18/04/2015 10:39 AM
331

Sau khi làm lễ ăn hỏi rồi chừng năm ba tháng thì bên sui trai chọn ngày làm lễ cưới, gọi là lễ Tiểu Ðăng Khoa. Trước giờ làm lễ cưới thì có một lễ gọi là Lễ Viếng Sui và Thăm Dâu, lễ này đơn giản chỉ có ông mai và hai vợ chồng sui trai, cũng gọi là lễ sỉ lời lễ cưới. Lễ này, bên sui trai có cho cô dâu đồ nữ trang nhiều hay ít tuỳ theo khá giả thì khác hơn nhà nghèo, tuỳ phương tiện mà cho nàng dâu chút ít nữ trang. Bên nhà gái cho bên nhà trai sẽ đòi những lễ vật như thế nào, rồi đàng trai cho bên nhà gái biết ngày giờ sẽ làm lễ cưới dâu về nhà trai.Ông bà ngày xưa xem ngày cẩn thận, xem trong sách Ngọc Hạp và Thông Thơ, rồi tra lại ngày giờ trong lịch Ðại Bản, chọn được những ngày Nhân Chuyên, Sát Cống và Bất Tương mới làm lễ cưới.

Trước khi làm Lễ Cưới phải đến sở tại, biên tên họ hai đàng sui gia và chàng rể, nàng dâu, tại văn phòng chánh lục bộ (trình bát nhựt) bây giờ thì gọi là Uỷ viên Hộ tịch.

Hội đồng xã dán bố cáo nơi trụ sở 10 ngày, sau khi hai đàng làm lễ cưới. Sự trình khai như vậy để đề phòng có ai ra ngăn cản gì không và cũng chứng tỏ cuộc hôn lễ ấy được trong sạch hoàn toàn, bên trai và gái vẹn toàn tiết hạnh.

Lễ Cưới - chàng rể mặc áo rộng xanh, bịt khăn đen, có che lộng. Còn nàng dâu cũng mặc áo rộng, đội nón thúng, cũng có lộng che, ở Nam Việt còn gọi là "nón cụ quai tơ" và khảm vàng xanh quai.

" Còn duyên nón thúng, quai thau khảm vàng "


Lễ vật chánh gồm có một đôi đèn, khay trầu, rượu, lễ này có sáu miếng trầu và sáu miếng cau.(có ý nghĩa là đủ sáu lễ). Ðôi mâm trầu, một ché rượu, nhưng ở bên nhà gái cầu kỳ muốn đòi một con heo cưới, và nài phải đi hôm ấy, thì bên nhà trai phải đóng củi khiên đi theo với họ đàng trai, trong khi làm lễ rước nàng dâu; mâm trầu cũng có hai người khiêng, ché rượu cũng có hai người khiêng. Còn như đàng trai điều đình thế tiền con heo cho bên nhà gái thì hôm ấy khỏi phải khiên con heo trong củi.

Vì sao mà nhà gái cầu kỳ như vậy ? Vì bên nhà gái chứng tỏ rằng nhà gái cũng đủ sức mua heo để thết tiệc, chứ không phải thiếu thốn chi, nhưng theo lễ thì phải có. Về sau này, người ta nhận thấy sự khiêng heo đi bất tiện, nên người ta điều đình thế tiền (tục lệ này bãi bỏ từ hơn 60, 70 năm nay).

Lễ Cưới ở nước ta tuy hiện là đời mới, nhưng lễ chánh là trầu cau và đôi đèn là cần lắm. Ngày xưa bên nhà trai mang sang nhà gái một đôi đèn để làm lễ Từ Ðường, thì bên nhà gái cũng sắm sẵn đôi đèn hẳn hoi để đáp lại, gọi là cặp đèn "Tống Hôn". Nếu hai bên sui gia thuộc hạng sang trọng thì bên nào cũng cố gắng làm một cặp đèn cho tuyệt đẹp, có bông hoa rất là thẩm mỹ.

Lễ Cưới thì bên trai tuỳ theo nhà gái như đủ phương tiện  thì người đi rước dâu đông đảo lắm, và cũng liệu đường đi xa thì có dùng tiệc bên nhà gái. còn như ở gần thì bên trai xin để uống nước rồi rước dâu. Bên sui trai cũng muốn đãi nhà gái bữa tiệc ấy cho đúng đắn đầy đủ sự trọng vọng và thân tình. Nếu như bên trai có nhiều bà nhiều cô khéo léo, thì hôm ấy là buổi thi đua nấu nướng những món ngon vật lạ, bánh trái ê hề. Có nhiều nhà giàu hồi xưa "vắt chảy ra nước", thường thường cho những bạn bè ăn những cơm hẩm canh dư, năm giờ sáng đã ra đồng cuốc đất, sáu bảy giờ tối mới về đến nhà mà chưa rồi công việc, chớ trong mấy ngày này cũng được no nê thả cửa.

(Theo monngonhanoi.com)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý