Định hướng nghề nghiệp cho con

seminoon seminoon @seminoon

Định hướng nghề nghiệp cho con

18/04/2015 03:25 PM
664
Định hướng nghề nghiệp cho con như thế nào và lúc nào là hợp lý? Những điều cha mẹ cần biết khi định hướng nghề nghiệp cho con .

Hướng nghiệp cho con



Huong nghiep cho con
Em mơ ước được làm công an.

Bậc phụ huynh nào cũng lo lắng đến việc chọn lựa nghề nghiệp cho con bởi ai cũng biết câu nói dân gian: “Ruộng đất bề bề không bằng một nghề trong tay”. Nhưng biết căn cứ vào đâu để định hướng nghề cho con? Dưới đây là vài gợi ý nhỏ.

Năng khiếu: Đây là điểm quan trọng nhất bởi không có hay thiếu năng khiếu sẽ khó lòng tiến bộ được trong nghề nghiệp. Hãy lưu ý xem hằng ngày, con bạn thường có tư tưởng sau này lớn lên làm gì, bác sĩ, kỹ sư hay công nhân. Trong cuộc sống thường nhật, khi theo dõi kịch, xem phim, hãy lưu ý xem chúng thích và bắt chước nhân vật nào. Càng lớn lên, trẻ sẽ càng bộc lộ rõ năng khiếu của mình.

Lòng nhiệt tình của con: Trẻ có năng khiếu nhưng chúng lại chẳng đoái hoài đến nó thì năng khiếu đó sẽ bị thui chột dần. Cha mẹ cần nuôi dưỡng, vun đắp cho con lòng nhiệt tình, kích thích tính sáng tạo của con để năng khiếu đó ngày càng phát triển. Nếu con vẽ một bức tranh mà bị cô giáo chê thì bạn cũng đừng trách mắng, nên động viên con cố gắng, thất bại lần này là bài học để lần sau rút kinh nghiệm.

Hoàn cảnh: Nếu điều kiện kinh tế, sức khỏe không cho phép con bạn phát triển năng khiếu của mình, bạn cũng đừng cố. Bởi có thể sau này khi bạn không đáp ứng được yêu cầu để trẻ phát triển hết khả năng của mình thì nó sẽ sinh chán nản. Bạn cũng không nên để trẻ mơ ước viển vông, chạy theo phong trào mà nên căn cứ vào năng lực và hoàn cảnh của gia đình mình để định hướng nghề nghiệp cho trẻ.

Hiệu quả công việc: Có thể con chọn nghề không mang lại hiệu quả kinh tế như cha mẹ mong muốn. Khi ấy bạn đừng nên hối tiếc, buồn lòng. Hướng cho con một nghề nghiệp phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của chúng, đó thực sự là điều tốt đẹp rồi.

Cuối cùng bạn nên nhớ chớ vì những hiệu quả kinh tế nhất thời nào đó mà hướng nghiệp, chọn nhầm nghề cho trẻ. Bởi nếu không có niềm say mê trong công việc, con bạn sẽ khó thành đạt, đôi khi lại sinh ra bi quan, thất vọng.

(Theo Gia Đình & Trẻ Em)


Định hướng nghề nghiệp cho con: Những sai lầm nên tránh



Khi định hướng nghề nghiệp cho con, các bậc phụ huynh nên ưu tiên cho con chọn những ngành phù hợp với sở thích và năng lực. Ảnh: D.B
Cha mẹ dù không phải là người quyết định cuối cùng nhưng có vai trò quan trọng trong việc định hướng giúp con cái chọn nghề theo đúng sở thích và nguyện vọng. Tuy nhiên nếu mắc phải sai lầm thì hậu quả cũng rất khó lường.
Cậu con trai út của anh Trần Xuân Bính (TP.Long Xuyên, An Giang) thích sử dụng máy tính và đam mê các trò chơi điện tử ngay từ những năm học THCS. Không cần suy tính nhiều, anh chọn cho con vào học Khoa CNTT, Trường ĐH KHTN TP.HCM với hy vọng “tài năng” sẽ được phát huy đúng chỗ.
Sai lầm không thể sửa chữa
Vốn không tìm hiểu trước về ngành nghề và chưa được tư vấn kỹ nên Trần Chiến Thắng - con trai anh Bính - chỉ biết nghe theo lời cha mẹ khi làm hồ sơ dự thi ĐH. Tuy nhiên khi con học hết năm thứ nhất thì vợ chồng anh mới thấy ngành học này không phù hợp với khả năng của cậu con trai nên sức học càng ngày càng sút kém. Cho đến năm thứ ba, do chương trình học nhiều môn bằng tiếng Anh nên Thắng dần đuối sức trong cuộc chạy đua tiếp nhận kiến thức. Nợ nhiều môn, thi lại nhiều lần mà vẫn không vượt qua được “cửa ải” như bạn bè. Thế là dù đã đi hơn nửa chặng đường nhưng Thắng đành giã từ cổng trường ĐH trong sự khổ tâm của cha mẹ. Cũng giống như nhiều bậc phụ huynh khác, do không biết thấu đáo năng khiếu và sức học của con nên vợ chồng anh Bính đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi tự chọn nghề chọn trường thay cho con.
Là HS Trường THPT Quốc học (Huế) nên Nguyễn Hà Anh trở thành niềm tự hào của gia đình và dòng họ. Chính vì thế khi thấy con làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, anh Nguyễn Trọng Hà - cha của Hà Anh - quyết định cho con vào Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM với một niềm tin “bất khả chiến bại”. Tuy nhiên, thực tế lực học của Hà Anh không đúng như “tưởng tượng” của gia đình. Chính vì thế gia đình nội, ngoại thật sự bất ngờ khi biết “hung tin” thi rớt ĐH của cậu HS giỏi trường chuyên. Rõ ràng vợ chồng anh Hà đã quá tin tưởng vào khả năng học tập của con mà không biết rằng nguyện vọng chọn trường như vậy thật sự chưa phù hợp với khả năng của “người trong cuộc”. Sức học của con có hạn thế mà cha mẹ lại “liều mình” chọn cho “cậu ấm” thi vào một trường có điểm chuẩn quá cao, thường nằm ở top trên, không phải HS nào cũng đủ sức vượt qua. Trong câu chuyện này không chỉ có cha mẹ mà ngay cả đứa con cũng mang ảo tưởng quá lớn, để rồi chới với trước sự chọn lựa không chính xác của mình.
Hiện nay, một số người còn có tâm lý chạy theo ngành “hot” nên bằng mọi cách bắt ép con thi vào trường kinh tế, ngân hàng, ngoại thương… mà không hề quan tâm đến sở thích, sở trường của con mình. Làm như vậy, vô hình trung cha mẹ đẩy con vào một “cánh cửa hẹp” đã có nhiều người chen chân mà sức lực của con mình thì hữu hạn. Bên cạnh đó, hậu quả khó lường sẽ đến với những sinh viên không hề có sở thích và thiếu “mặn nồng” đối với ngành mình đang theo đuổi. Càng học càng thấy chán với tâm trạng chỉ học thay cho cha mẹ và gia đình. Nếu không sa sút trong học tập thì những trường hợp như vậy cũng rất dễ “đứt gánh giữa đường” do thiếu niềm say mê với ngành nghề. “Cánh cửa hẹp” này không chỉ vướng ở đầu vào mà ngay cả đầu ra khi đi tìm việc cũng rất gian khổ. Cung nhiều hơn cầu dẫn đến tình trạng ế thừa nhân lực.
Hậu quả dai dẳng
Học những ngành không hề thích, dù sau này có tốt nghiệp ra trường một cách êm xuôi thì các em vẫn không hứng thú với công việc mà mình đang đảm trách. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp đã bỏ ngang nghề nghiệp để đi tìm một công việc khác phù hợp và hứng thú hơn. Không ai hiểu con bằng cha mẹ, thế nhưng có một số người lại chọn cho con những nghề mà con mình không có đủ phẩm chất và điều kiện. Họ quên rằng học ngành y, ngành sư phạm, báo chí… phải có lòng yêu nghề, có đạo đức, say mê với công việc. Học ngành du lịch, marketing, tín dụng… phải có tài ăn nói, thuyết phục khách hàng.
Nhiều bậc phụ huynh chỉ “quan tâm” các ngành có thu nhập cao mà không chú ý đến sức khỏe và thể chất của con mình. Nhiều ngành học đòi hỏi phải có cơ thể cường tráng, thể lực tốt như xây dựng, dầu khí, cơ khí… nếu con mình ốm yếu, sức khỏe có vấn đề thì cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ. Ngoài sức khỏe thể chất, cha mẹ cũng cần quan tâm cả sức khỏe tinh thần của con mình có đáp ứng được hay không, nhất là những nghề chịu áp lực lớn về thời gian và công việc…
Gần đây, anh Nguyễn Văn Nghinh (phường Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) phải dằn lòng bán đi căn hộ chung cư ở Q.2 với giá hơn 500 triệu đồng để có tiền trả nợ và trang trải chi phí cho đứa con gái đang theo học một trường ĐH tư thục hợp tác với nước ngoài tại TP.HCM. Tuy gia đình không khá giả gì - nếu không nói là chật vật - nhưng lúc chọn trường cho con, vợ chồng anh không để tâm đến khả năng tài chính của gia đình nên bây giờ mới chịu cảnh “phóng lao thì phải theo lao” vì mỗi tháng chi phí học của con gần chục triệu đồng. Âu đó cũng là bài học và lời cảnh báo cho những bậc làm cha làm mẹ khi đóng vai trò “quân sư” tư vấn cho con trong việc chọn ngành nghề để làm sao vẹn cả đôi bề.

Hậu quả khó lường sẽ đến với những sinh viên không hề có sở thích và thiếu “mặn nồng” đối với ngành mình đang theo đuổi, đó là càng học càng thấy chán hay có tâm trạng chỉ học thay cho cha mẹ.

Cách định hướng nghề nghiệp cho con


www.lamsao.com
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình là người tài giỏi nhất, nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng là thiên tài! Nhiều bậc phụ huynh vì những ước mơ còn dang dỡ của mình mà hối thúc, ép buộc con cái phải thay mình thực hiện bằng được ước mơ đó!
  • 1

    Tìm hiểu sở thích, đam mê và nguyện vọng của con

    Là cha mẹ, trước tiên bạn phải biết được con cái mình mong ước điều gì ở tương lai. Bạn phải biết con mình mong muốn sẽ trở thành người như thế nào và làm công việc gì! Đừng vì ý muốn của bản thân mà thay con lựa chọn nghề nghiệp. Nếu quá cố chấp, ép buộc con nghe theo “sắp đặt” của mình, vô hình chung cha mẹ sẽ đẩy con ra ra xa mình! Một khi con cái “ chống đối” rất dễ tạo nên mâu thuẫn trong gia đình!

    Bạn cần biết được con cái mình thích gì, muốn làm cái gì để định hướng cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Đừng nghĩ rằng bạn lớn hơn con cái, từng trãi hơn con cái thì lựa chọn nghệ cho chúng sẽ chính xác hơn! Thời của bạn đã đi qua, đã đến lúc bạn để con cái của mình được lựa chọn nghề nghiệp mà nó yêu thích! Như vậy, chúng mới thật sự có trách nhiệm với cuộc đời của mình! 

  • 2

     Nắm được năng lực của con

    Nhiều bậc cha mẹ thường ảo tưởng về năng lực của con cái, cứ ngỡ con là thiên tài họ không biết được con mình có năng lực như thế nào, có thể làm được gì và không làm được gì! Cha mẹ không những không dám nhìn thẳng vảo năng lực của con mà còn khiến cho những đứa trẻ ảo tưởng về tài năng của chính mình!

    Cha mẹ cần biết được khả năng thật sự của con để định hướng cho con một nghề nghiệp phù hợp! Nếu quá ảo tưởng vào khả năng của con bạn sẽ thất vọng khi con không đạt được những thành tích như bạn kỳ vọng! Vậy nên, hãy chấp nhận sự thật “con cái chúng ta không phải là thiên tài”! Hãy chấp nhận nó là chính nó!

  • 3

     Đừng quá kỳ vọng và tạo áp lực lên con cái

    Làm cha mẹ, ai cũng muốn cũng con cái mình tài giỏi nhưng đặt vào con những kỳ vọng lớn lao chỉ khiến cho chúng cảm thấy áp lực hơn mà thôi! Khi cha mẹ buộc con phải đạt được điều này điều kia, con cái bạn sẽ cảm thấy cuộc sống không có chút ý nghĩa nào! Bởi chúng nghĩ rằng “mình sống vì người khác” vì thế chúng sẽ sống một cuộc đời không mục đích, không hoài bão và khát vọng!

    Hãy để con được sống, được làm những gì mà chúng muốn, như thế chúng sẽ cố gắng để đạt được tất cả những gì mà chúng khao khát! Bạn càng thúc ép càng dễ khiến con dễ dàng từ bỏ những gì bạn muốn con thực hiện!

  • 4

     Đừng so sánh con với người khác

    Hãy tôn trọng cái tôi của con, đừng làm tổn thương trái tim con trẻ bằng những phép so sánh khập khiễng! Nếu bạn nghĩ rằng, khi bạn đem con lên bàn cân với một người nào đó sẽ khiến con “tự ái” mà cố gắng hơn thì bạn đã sai lầm rồi đấy! Con trẻ sẽ bị ám ảnh bởi ý nghĩ “mình kém cỏi thế này sao? Mình chẳng làm được gì to lớn cả!”. Bạn hãy tôn trọng cái tôi của con mình, tôn trọng ước mơ, sở thích và cả khả năng thật sự của nó! Đừng vì sự kỳ vọng ích kỷ của bản thân khiến con bị “tổn thương” cha mẹ nhé!

  • 5

     Hãy để con cái được thực hiện ước mơ của mình

    Khi ước mơ của con cái đi ngược lại với mong muốn của bản thân, bạn nghĩ mình nên làm thế nào? Bắt ép con đi theo lựa chọn của mình hay để con được làm những gì chúng mong muốn! Cha mẹ thường lấy cái quyền “sinh dưỡng” để bắt con sống, học tập, làm việc theo ý muốn của bản thân! Bảo bọc con trong “tấm màng sinh học” để con lớn lên một cách “vô trùng” không phải là một “sáng kiến” tuyệt vời đâu các mẹ ạ! Hãy cho con được “va chạm” với đời, được “ nhiễm trùng” những sóng gió, khó khăn, và thử thách để chúng già dặn hơn, khôn ngoan hơn trong cuộc sống!

    Liệu bạn có thể sống bên chúng cả đời không? Liệu bạn có thể làm “cái màng sinh học” của con mãi được không hay cũng đến lúc bạn từ giã thế gian này! Đến lúc đó ai sẽ giang đôi tay để chăm chút cho con cái của bạn! Ngay từ lúc còn bé, hãy để con được lớn lên một cách tự nhiên, khóc cười theo tâm trạng của chúng, để chúng tự làm những gì mình có thể và bươn chãi với cuộc sống này! Đừng o bế con trong vòng tay của cha mẹ để con lớn lên chỉ là những “chú gà công nghiệp” không biết nắm bắt cơ hội và quyết tâm thực hiện ước mơ của mình!

    Là cha mẹ, trước tiên hãy tôn trọng quyền “làm con” của con cái! Tiếp đó, hãy xem chúng là một con người với cuộc đời riêng của chính nó! Bạn muốn giữ con trong tay nhưng con có cả bầu trời phía trước, hãy hướng dẫn con bay một cách an toàn và hiệu quả trong thế giới của nó, cha mẹ nhé! Đừng thì tham vọng của bản thân biến con thành một kẻ “sống thế” cho cha mẹ!

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con toi hoc kha mon van nhung chau muon hoc chuyen anh toi chua biet nen khuyen chau nhu the nao, chau dang hoc lop chin
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
con toi hoc toan hoa lich su ngoai ngu toi cho thi truong nao
con tôi học giỏi môn văn và môn vẽ tôi nen định hướng cho chau học nghành nào. Có nên cho chau học nghành mỹ thuật công nghiệp không
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
1 ngành nghề đòi hỏi nhiều yếu tố khác nữa ko chỉ vẽ giỏi là được. Nó con đòi hỏi khả năng cảm nhận về nghệ thuật và hình tượng. Chị có thể dắt con tới Lầu 5 39 Nguyễn Thị Diệu P6 Q3 để có thể được tư vấn tốt cho hướng đi của con chị
con toi giỏi môn toán hoá, van, tin hoc. tôi cho thi trường nào.
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Bác nên tham khảo sở thích của cháu để định hướng nghề nghiệp. Nếu cháu học tốt các môn trên có thể cho cháu thi khối A, B hay D đều được
nguyen van thao ;con toi hoc gioi mon toan hoa lich su ngoai ngu toi cho thi truong nao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý