Bà bầu ăn bánh mì, bánh trưng, bánh cuốn được không?

seminoon seminoon @seminoon

Bà bầu ăn bánh mì, bánh trưng, bánh cuốn được không?

06/11/2015 12:00 AM
809

Khi mang thai, mẹ bầu thường rất thèm ăn những món ăn vặt như bánh mỳ, bánh chưng, bánh cuốn. Đây là những món ăn chơi khá phổ biến ở nước ta và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì sao? Bà bầu có nên ăn bánh mì, bánh chưng, bánh cuốn không? nên ăn với mức độ như thế nào thì hợp lý? Hãy cùng babauconnen.com tìm hiểu vấn đề này nhé!

Những công dụng của bánh mỳ đối với bà bầu

Bánh mỳ là thực phẩm có nguồn gốc phương tây được du nhập vào Việt Nam khi người pháp đặt chân đến nước ta những năm cuối thế kỉ 19. Dần dần món ăn này đã trở nên phổ biến và có số lượng người tiêu thụ cao. Bánh mỳ có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe nói chung cũng như đối với bà bầu. Dưới đây là một số tác dụng của bánh Mỳ đối với bà bầu:

my

+ Bánh mỹ giúp em bé cứng cáp:

Bánh mỳ được làm từ lúa mạch và bột nở nên có chứa nhiều tinh bột, giúp thai nhi phát triển cứng cáp. Mỗi ngày vào buổi sáng sớm, bà bầu có thể ăn bánh mì cùng ngũ cốc và một cốc sữa bầu sẽ rất tốt cho sức khoẻ.

+ Giúp bà bầu chăm sóc da:

Trong thai kì, da của mẹ bầu thường bị lão hóa và oxy hóa rất nặng nề. Theo một nghiên cứu, làn da rất cần protein, ăn bốn lát bánh mì mỗi ngày có thể cung cấp 1/4 lượng protein cho mẹ bầu, từ đó giúp bà bầu chăm sóc da hiệu quả.

+ Giúp xương chắc khỏe:

Trong 4 miếng bánh mì trắng có thể cung cấp cho chúng 164mg canxi tương đường với 100g sữa chua. Vì vậy mà ăn bánh mì vào mỗi bữa sáng hay bữa trưa giúp tăng đáng kể các chất giúp xương chắc khỏe. Đây là điều rất tốt đối với bà bầu vì khi mang thai nguy cơ loãng xương là rất lớn.

+Tốt cho tiêu hóa:

Bánh mì cung cấp cho con người chất xơ, nó rất tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, đây còn là thực phẩm háo nước, do đó nếu mẹ bầu bị tiêu chảy thì bánh mỳ là giải pháp hiệu quả. Hai lát bánh mì nâu được ăn vào bữa trưa sẽ cung cấp 1/3 nhu cầu chất xơ hàng ngày của bà bầu.

banh my

Những tác hại của bánh mỳ đối với bà bầu

Bên cạnh những công dụng kể trên thì bánh mì còn tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bà bầu.

+ Khiến mỡ máu tăng cao:

Như chúng ta đã biết thì bánh mì được làm từ bột ngũ cốc đã xay nhuyễn. Chất này khi được tiêu bóa sẽ chuyển hóa thành đường glucose trong máu, tăng nguy cơ sản sinh ra hormone chất béo insulin. Khi lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, nó cũng có thể hạ xuống quá nhanh khiến cơ thể rơi vào trạng thái đói. Tăng cân và béo phì là những vấn đề cực kì nguy hiểm đối với bà bầu.

+ Quá nhiều muối:

Các loại đóng gói từ siêu thị thường chứa rất nhiều muối đặc biệt là bánh mỳ hamburher, pizza hay sandwich. Như vậy khi ăn bánh mỳ, có nghĩa là bạn đang nạp 1 lượng muối vượt mức vào cơ thể bà bầu. Điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và bé.

+ Chứa nhiều Gluten xấu

Các nhà khoa học đã chứng minh được, trong lúa mì có chứa một loại protein được gọi là gluten. Nếu nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột.

+ Nguy cơ gây táo bón:

Với lượng lớn bột quá lớn, nếu ăn nhiều bánh mì sẽ gây ra táo bón. Trong khi mang bầu cơ thể mẹ đã phải tiếp nhận một hàm lượng đường bột, chất đạm và lipit cao. Do đó, nếu ăn quá nhiều bánh mỳ thì nguy cơ táo bón càng cao.

+ Hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng

Trọng bột lúa mỳ còn có các axit phytic, chất này sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không cho cơ thể hấp thụ vì khi axit phytic tác dụng với chúng sẽ tạo thành các phản ứng hóa học không tạo thành chất dinh dưỡng.

Như vậy, bánh mỳ vừa là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cũng sẽ trở thành kẻ thù của bà bầu nếu như quá lạm dụng chúng. Không nên xem bánh mỳ là thực phẩm thường xuyên mà chỉ nên ăn khi cảm thấy thèm.

Bà bầu ăn bánh chưng được không?

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. đây là món ăn mang đậm tính văn hóa của người Việt đồng thời cũng chứa một hàm lượng dinh dưỡng khá lơn. Mùi vị thơm ngon của món bánh này trong ngày tết có thể rất hấp dẫn bà bầu. Vậy bà bầu có thể ăn bánh chưng được hay không?

Trên thực tế, bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì bánh cũng có nhân bằng thịt mỡ nên có sẽ cung cấp năng lượng cho bà bầu. Tuy nhiên đây sẽ là thực phẩm không thích hợp cho nhóm thai phụ béo phì, cao huyết áp khi dùng nhiều. Bên cạnh đó, vì được làm bằng nguyên liệu bột gạo nếp và thịt mỡ nên nếu ăn nhiều sẽ rất đầy bụng và khó tiêu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tốt nhất, bà bầu có thể ăn bánh chưng nhưng nên dè chừng với loại bánh này.

banh_chung_nhan_hai_san

Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà bầu thì mẹ bầu chỉ nên ăn bánh chưng trong vòng 3 ngày. Bà bầu nên tránh sử dụng những chiếc bánh đã được để quá một tuần lễ. Từ lớp lá bọc ở bên ngoài, nấm mốc sẽ lan rộng vào bên trong và làm hỏng bánh. Nấm mốc sẽ làm thay đổi màu sắc, mùi vị bánh chưng đồng thời làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của bánh và có nguy cơ ngộ độ thực phẩm khá cao. Mẹ bầu cũng không nên ăn bánh chưng rán vì phải cần một lượng lớn giàu ăn mới có thể chiên được bánh.  Nếu ăn bánh chưng rán nguy cơ thừa chất béo là rất cao.

Trên đây là những chia sẻ về công dụng cũng như tác hại của bánh chưng, bánh mỳ, bánh cuốn đối với bà bầu. Những kiến thức này chắc hẳn có thể giúp bà bầu trả lời được câu hỏi: Bà bầu có nên ăn bánh mì, bánh chưng, bánh cuốn không? Chúc chị em có sức khỏe dồi dào và vượt cạn thành công!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý