Trẻ chán ăn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ chán ăn

18/04/2015 03:27 PM
306
Chán ăn ở trẻ? Trẻ chán ăn phải làm như thế nào? Cách đối phó với trẻ lười ăn.

Chán ăn là một chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ với nhiều triệu chứng và các nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ cần tìm ra được nguyên nhân để khắc phục tình trạng này ở trẻ.

Bé lười ăn và chán ăn do nhiều  nguyên nhân

Các biểu hiện thường gặp

Biểu hiện chủ yếu của bệnh chán ăn ở trẻ nhỏ gồm: nôn mửa, ăn không ngon, ỉa chảy, táo bón, chướng bụng, đau bụng và xuất huyết … Những tri��u chứng này không chỉ thể hiện tính công năng của hệ tiêu hoá hoặc tính chất của bệnh tật, mà còn là triệu chứng bệnh ở hệ thống trung ương thần kinh hoặc là gặp những trở ngại về mặt tinh thần, tâm lý. Ngoài ra, có thể là triệu chứng khi mắc một số loại bệnh truyền nhiễm. Cho nên, bắt buộc phải tìm hiểu cụ thể về tiền sử bệnh tật, quan sát tỉ mỉ diễn biến của bệnh, tiến hành chuẩn đoán và điều trị chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Các nguyên nhân gây nên bệnh chán ăn ở trẻ nhỏ

- Viêm loét dạ dày và đường ruột, viêm gan cấp mãn tính, các nguyên nhân gây ỉa chảy và táo bón v.v..

- Bệnh toàn thân: bệnh kết hạch, thiếu máu hoặc một số bệnh di truyền mãn tính.

- Thiếu hụt kẽm hoặc một số nguyên tố cần thiết, công năng của tuyến giáp trạng thấp, vv…

- Phản ứng biến thái của hệ tiêu hoá và sử dụng sai hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc dẫn đến buồn nônhoặc nôn mửa.

- Thiếu hụt vitamin A và vitamin D. Những năm gần đây, tỉ lệ trẻ thiếu hụt hai loại vitamin này tăng rất cao.

- Yếu tố tâm lý của trẻ cũng có thể dẫn đến tình trạng chán ăn. Người lớn khi cho trẻ ăn thường quá chiều chuộng con, cho nên dẫn đến tâm lý của trẻ lười ăn, bỏ ăn.


Bé lười ăn do ăn dặm không đúng lúc

Không phải bé nào đều bắt đầu ăn dặm đúng tuổi, có những bé do mẹ phải đi làm không thể cho bé bú, nên có thể bé sẽ được ăn dặm sớm hơn.

Có nhiều bé ở giai đoạn sau ăn dặm rất khó khăn trong việc bắt đầu ăn thô như: nuốt chửng khi ăn, nôn oẹ, ăn hay ngậm…Có nhiều nguyên nhân có thể đưa đến tình trạng trên, nhưng chủ yếu đó là trẻ không được tập ăn dặm hay ăn thô đúng thời kỳ.

Các bác sĩ thuộc Hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên : “Đối với những trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường nên cho ăn dặm lúc 6 tháng tuổi. Ở trẻ luôn phản xạ đẩy ra, theo bản năng, trẻ sẽ đẩy ra khỏi miệng tất cả những gì nửa cứng nửa mềm, và bất cứ thứ gì không mềm như sữa mẹ hoặc sữa pha.

Thông thường, trước độ tuổi 4-6 tháng, trẻ còn chưa được chuẩn bị đầy đủ để tiếp nhận việc đưa thức ăn nghiền nhừ vào miệng và đẩy chúng tới phần sau miệng. Một lý do nữa giải thích tại sao phải đợi tới 6 tháng mới cho bé ăn dặm, vì  ăn dặm sớm liên quan tới chứng béo phì. Về mặt lý thuyết, thực phẩm duy nhất mà trẻ cần trong 6 tháng đầu đời là sữa mẹ hoặc sữa bột”.
Cho bé tập ăn dặm thế nào

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ không nên sốt ruột. Việc tập cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách từ từ, chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi.

* Trẻ từ 5 - 6 tháng :

- Bắt đầu ăn: Nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng ½  thìa cà phê.

- Trong tuần thứ nhất : Cho trẻ ăn với lượng 1 thìa cà phê khẩu phần ăn.

- Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày lên 2 bữa bột/ngày, và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn.

Trong thời gian đầu tập ăn, chủ yếu là cho bé làm quen với thìa và tập nuốt.

* Trẻ từ 7 - 12 tháng:

Sau một thời gian tập ăn dặm, thời kỳ này trẻ đã quen với việc ăn thức ăn thô, và có thể ăn được tất cả các loại thức ăn nhưng cần được nghiền, xay nhỏ. Trong một ngày thực đơn của bé có thể dùng nhiều loại thức ăn chế biến cùng bột hoặc cháo xay nhỏ theo từng thực đơn.

Đến tháng thứ 8, mặc dù bé chưa có đủ răng nhưng bắt đầu có phản xạ nhai, vì vậy thức ăn nấu cho trẻ vẫn cần được nấu nhừ nhưng lại một chút độ thô để kích thích trẻ nhai nuốt.

Tháng thứ 9, đây là giai đoạn trẻ có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu mà bé thích. Sau thời kỳ này đến 1 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm nhão, cơm nát và có thể ăn cơm cùng bố mẹ.

Các nhóm thức ăn bổ sung

- Nhóm cung cấp chất đạm : thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đỗ, vừng..

- Nhóm cung cấp tinh bột : gạo, mì, khoai, ngô…

- Nhóm cung cấp chất béo : dầu, mỡ, lạc…

- Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng : rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mùng tơi, chuối, đu đủ, xoài ….

Số lượng bữa ăn hàng ngày

- Từ 5 - 6 tháng : Bú mẹ là chính + 1 - 2 bữa bột loãng và nước hoa quả.

- Từ 7 - 9 tháng : Bú mẹ + 2 - 3 bữa bột đặc và nước hoa quả.

- Từ 10 - 12 tháng : Bú mẹ + 3 - 4 bữa bột đặc và hoa quả.

Các món ăn cho trẻ ăn dặm theo tuổi

- 3 món bột cho bé bắt đầu ăn dặm

Bột sữa – bí đỏ (Một chén cung cấp 166 calo)

Bột trứng – cà rốt (Một chén cung cấp 150 calo)

Bột đậu hũ – bí xanh (Một chén cung cấp 122,5 calo)

- Ngoài ra, xin giới thiệu một vài món ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi, được tư vấn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 1.

1. Cháo thịt heo, bí đỏ

2. Cháo thịt heo, cải thìa

3. Cháo đậu hũ, cà rốt

4. Cháo cật heo – cải thảo

5. Cháo đậu hũ – rau đay

Lưu ý: Cách chế biến tất cả các món ăn trên rất đơn giản, dễ làm. Các mẹ có thể vào chuyên mục Ăn ngon của aFamily để tham khảo cách chế biến.


Bé lười ăn phải làm sao ?

Bé lười, bé chán ăn luôn là nỗi lo lắng của bao cặp vợ chồng trẻ. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một số kinh nghiệm chăm sóc bé chán ăn, bé lười không chịu ăn

Bé lười ăn phải làm sao ?

Làm gì khi bé lười ăn?

Không ép bé

Kinh nghiệm của nhiều bà mẹ có kinh nghiệm cho thấy rằng nếu bạn ép bé ăn, bé sẽ nghĩ ra rất nhiều chiêu để “dọa” mẹ hoặc phản ứng lại mẹ. Cách nguy hiểm nhất mà nhiều bé sử dụng là nôn hay trớ ra thức ăn. Tất nhiên, không phải bé nào cũng cố ý làm điều này. Nhiều khi bé cũng không nhận thức rằng bé cố tình làm như vậy để không phải ăn nữa. Đó là một phản ứng tâm lý mà bé thấy thành công, sẽ áp dụng tiếp.

Khi chúng ta ép con, bé sẽ thấy việc ăn thật là khổ, là cực hình, mà chả ai lại chào đón một cực hình cả. Khi người lớn chúng ta không muốn ăn, ai đó cứ ép chúng ta, thậm chí ấn vào miệng thì sẽ như thế nào? Việc ăn đó sẽ chả ngon lành gì, lại còn “ăn” thêm vào dạ dày bao nhiêu bực mình, ức chế, khó chịu nữa. Và một khi bé đã coi việc ăn là cực hình, nhìn thấy bát cháo là sợ, thì chuyện bé lười ăn, biếng ăn “trường kỳ” là điều dễ hiểu.

Với một số gia đình, vấn đề nhiều khi không phải là bé lười ăn mà là bố mẹ mắc bệnh… ép con ăn. Thậm chí có trường hợp con béo phì mà bố mẹ vẫn luôn ca bài ca: con tôi không ăn được mấy. Phải ép nó mới ăn một chút!
Không nên kéo quá dài thời gian

Nhiều bé ăn từ sáng đến trưa mới xong, ăn trưa kéo dài đến chiều. Cả ngày cứ thế toàn là ăn, mà có nhiều nhặn gì đâu. Bố mẹ mỏi mệt là bé thì cũng chán ngán không kém. Phải xác định thời gian cho bé, mỗi bữa ăn chỉ nên dưới 30 phút, sau đó thì sẽ không ăn nữa. Nếu bé ăn ít quá thì sau đó có thể bổ sung cho bé sữa chua, hoa quả hoặc những thức ăn có chất dinh dưỡng khác.

Nhật ký măm măm

Dành cho bé một cuốn nhật ký, hoặc một phần cuốn nhật ký, để viết về việc măm măm của bé. Ngày hôm nay bé ăn món gì? Ăn được bao nhiêu? Mất bao nhiêu thời gian? Các cách đã sử dụng để dỗ bé ăn? Bé hứng thú với món gì nhất? Hãy theo dõi hàng ngày và ghi đều đặn vào sổ nhật ký. Bạn sẽ biết nhiều về “phong cách măm măm” của bé và áp dụng chiến lược phù hợp .

Cách này khá hữu ích, tuy nhiên hơi mất thời gian. Nếu bạn áp dụng, hãy giữ gìn cuốn sổ cho con đến khi lớn lên nhé, khỏi nói con bạn sẽ cảm động đến nhường nào.

Bỏ đói một trận

Cách này nghe ra có vẻ… dã man. Mới nghe các ông bố bà mẹ hẳn đã rùng mình. Làm sao làm thế với con được. Lỡ nó có làm sao? Rồi con lại không béo lên được. Con mình suy dinh dưỡng mất…

Các bậc bố mẹ đáng kính mọi chuyện chẳng nghiêm trọng đến vậy đâu. Nhất là với bé nhà bạn. Chả có đứa trẻ nào muốn chết đói cả. Nếu bé đói, cơ thể bé ngay lập tức sẽ đòi hỏi. Bé sẽ hăm hở lao vào ăn ngay, đâu cần bạn ép. Cái hay nhất của việc cho bé bỏ một bữa là bé sẽ rất đói bữa tiếp theo, bé sẽ ăn rất ngon lành và hứng thú mà bạn chả cần tốn thời gian năn nỉ gì. Bé sẽ ý thức được rằng được ăn thật là sung sướng, không phải là cực hình như bé có thể nghĩ. Sao bạn không thử xem?

Ăn là… ăn: Không tivi, không đi rong, không bày trò

Chuyện bố mẹ ông bà phải cho bé đi rong khắp nơi, thậm chí thuê xích lô cho bé lòng vòng, hay bật quảng cáo cho bé xem và cứ thế bón bón, rồi nghĩ đủ trò cho bé chơi để ăn, mỗi ngày mỗi kiểu… là chuyện quá thường xuyên ở phố.

Theo một số bà mẹ, việc này là không nên, vì bé chỉ chú tâm đến việc chơi, xem tivi hay nhìn ngắm mọi thứ, làm sao ăn thấy ngon được. Cũng như người lớn thôi, nếu vừa ăn vừa xem tivi đọc báo, không bao giờ thấy ngon. Vậy mà rất nhiều bố mẹ ông bà lại tập cho các bé thói quen này, chiều chuộng mọi cách miễn sao cho bé ăn là được.

Cần phải luyện tập cho bé thói quen ăn uống có kỷ luật ngay từ bé

Phải đặt ra cho bé nguyên tắc ăn: Ăn là phải ăn tại bàn, ngồi trên ghế, ăn xong muốn đi đâu thì đi, chơi gì thì chơi. Nếu bé không chịu thì không ăn nữa, dù là cả những thứ bé rất thích. Và một điều quan trọng là cha mẹ hãy tạo ra một không khí vui vẻ cho bữa ăn của bé. Giờ ăn trở nên rất nhanh và nhẹ nhàng. Bé ngồi một chỗ, tập trung vào ăn hơn, do vậy ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn.


Cách hay Cho Bé Lười Ăn

Không ít các bậc cha mẹ rất sợ đến bữa ăn của bé. Vì bé không chịu ăn, ăn ít, cả nhà phải làm đủ trò để dụ dỗ mà vẫn không chịu ăn…Đúc kết từ nhiều kinh nghiệm, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thành viên 7 cách hay giúp bé ăn ngon miệng dưới đây. Hãy áp dụng nhé, hiệu quả sẽ vô cùng bất ngờ đấy!

Không ít các bậc cha mẹ rất sợ đến bữa ăn của bé. Vì bé không chịu ăn, ăn ít, cả nhà phải làm đủ trò để dụ dỗ mà vẫn không chịu ăn… Điều này đồng nghĩa với việc bé không được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu hoạt động và phát triển của lứa tuổi. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thể chất cũng như trí tuệ của trẻ sau này. Đúc kết từ nhiều kinh nghiệm, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thành viên 7 cách hay giúp bé ăn ngon miệng dưới đây. Hãy áp dụng nhé, hiệu quả sẽ vô cùng bất ngờ đấy!

1.    “Con nhường bạn món này nhé!”

Cách này không hẳn có tác dụng với tất cả các bé. Tuy nhiên, phân nửa số trẻ được thử nghiệm phản ứng làm các bậc cha mẹ phải kinh ngạc. Khi cha mẹ nói “Con  nhường bạn món này nhé!”, bé sẽ lắc đầu quầy quậy, giậm tay giậm chân, giành lại cho bằng được miếng thức ăn đó và nhai nuốt ngon lành.

2.    Quy tắc 2S: Sáng tạo & Sặc sỡ

Thay vì cứ xúc một chén cơm, trộn đủ thứ thức ăn, bạn thử sáng tạo hơn trong việc trang trí món ăn cho bé. Ví dụ: một đĩa ốp-la có trứng ở giữa và một ít cà rốt thái sợi sắp thành hình những tia nắng tỏa ra từ ông mặt trời; dưa leo cùng cà rốt xếp hình bông hoa…Tuy nhiên, mỗi đĩa như vậy chỉ nên có ít thức ăn. Lúc đó, bé sẽ cảm thấy hào hứng và tự tin rằng mình có thể ăn hết chỗ thức ăn đó một cách dễ dàng.

3.    Cùng chơi đồ hàng với bé

Bạn mua những vật dụng làm bếp kích thước nhỏ hơn cho bé chơi trò làm bếp, cùng phụ lặt rau, vo gạo, thậm chí có thể đựng thức ăn đã nấu chín vào trong những nồi đất be bé, đĩa đồ hàng. Với cách này, bé có thể chán bữa cơm bình thường nhưng không chán những món ăn đồ chơi kiểu này. Sau vài phút bé đã ăn hết, thậm chí còn chủ động mang chén đĩa, xoong nồi của mình vào xin mẹ thêm thức ăn.
4.    Nói không với quà vặt:
Bim bim, kẹo bánh, nước ngọt… ăn trước bữa ăn sẽ làm bé không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Cho nên các ông bố, bà mẹ hãy lưu ý: nói KHÔNG với quà vặt!

5.    Cho bé tự ăn

Bạn không nên xúc cho bé ăn suốt mà hãy để bé tự mình xúc và ăn. Khi loay hoay tự ăn, bé có thể làm tèm lem mặt mũi, quần áo, nhưng sẽ được chủ động và tập trung vào món ăn, ăn ngon miệng hơn.

6.    1…2…3, thi ăn nhé!

Thay vì để bé đơn độc ăn một mình, bạn có thể cho bé được ngồi cùng bàn với người lớn. Ngoài ra, bạn có thể rủ thêm các bé hàng xóm ăn cơm chung với con. Khi được ăn chung, thấy mọi người ăn hào hứng, có cảm giác ganh đua hoặc nghe những câu khích lệ như “Xí Muội giỏi quá, ăn gần hết rồi nhưng bé Saka cũng ăn nhanh lắm …”, bé sẽ thấy bữa ăn đầy hứng thú. Tuy nhiên, bạn không nên để bé quá ganh đua vì như thế con trẻ có nguy cơ bị sặc hoặc chưa kịp nhai xong đã ráng nuốt nhanh hơn bạn.

11 mẹo với bé lười ăn

Thật không dễ dàng khi trong nhà xuất hiện một bé lười ăn vì cha mẹ thường phải dành rất nhiều thời gian và công sức để ‘chiến đấu’ với bé.

Dưới đây là gợi ý giúp bạn cải thiện vấn đề, từ Realmomguide:

1. Tạo tâm lý cạnh tranh

Phần lớn các bé đều thích sự thách thức; chẳng hạn, nếu có ai đó giành món đồ chơi của bé và nói “Cái này của cô”, bé sẽ phản ứng bằng cách chạy nhanh tới, lấy lại món đồ của mình. Tương tự, bạn (hoặc những thành viên khác trong gia đình) có thể chọn lấy một món ăn bày trên đĩa, để trước mặt bé và nói: “Cái này của mẹ”.

2. Loại trừ đồ ăn vặt

Bởi vì khi bé đã no bụng bởi snack, bé sẽ không còn cảm giác thèm ăn vào những bữa chính.

3. Thức ăn trước, hoa quả sau

Nguyên tắc là sau khi bé đã hoàn thành bữa chính, bé sẽ nghỉ ngơi trong vòng một giờ đồng hồ. Cuối cùng, bé sẽ được thưởng thức món hoa quả yêu thích. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước lọc là đồ uống chính, bên cạnh nước hoa quả tươi.
4. Làm mẫu cho bé

Không nên cho bé ăn một món từ ngày này sang ngày khác; thay vào đó, tự bản thân bạn nên thử những món mới và để bé bắt chước. Nên tạo điều kiện cho bé thưởng thức hương vị của nhiều loại thức ăn.

5. Khẩu phần nhỏ

Một bát cháo đầy tới ngọn thường quá sức với các bé, bạn có thể chia bát cháo này thành 2 phần nhỏ và khuyến khích bé ăn hết một nửa trước. Nếu bé tiếp tục ăn hết chỗ cháo còn lại thì không còn gì tốt bằng; tuy nhiên, nếu bé chỉ ăn hết một nửa số cháo đó, bạn cũng không nên quá lo lắng. Suy cho cùng, dạ dày của bé vẫn còn nhỏ nên chưa thể chứa một lượng thức ăn lớn cùng lúc.

6. Tạo đồ ăn theo cách vui nhộn

Thay vì việc bạn đưa cho bé những miếng phômai bình thường, bạn có thể dùng tăm (dĩa) khắc lên mặt miếng phômai thành hình vui nhộn. Sau đó, bạn đặt tên cho miếng phômai đó là “mặt trời nhỏ” hoặc “chú hề vui tính”. Các bé thường thích đồ ăn nếu trông nó mới lạ.

7. Cùng bé tham gia nấu ăn

Các bé có xu hướng ăn nhiều hơn với những thứ mà bé được tự tay làm; vì thế, bạn có thể hướng dẫn bé cùng xếp hoa quả hoặc trang trí rau trên đĩa.

8. Không dùng thức ăn để dỗ bé

Lúc đầu, bé có thể ăn được nhiều hơn một chút nhưng sau đó, chính điều này sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Bạn cũng không nên dùng những món tráng miệng để làm phần thưởng khi bé hoàn thành bữa chính.

9. Để bé ngồi cùng bàn ăn

Cho dù bé không muốn ăn, bạn vẫn nên để bé ngồi cùng mâm với các thành viên khác trong suốt bữa ăn. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng nếu bé chịu ngồi bên cạnh bạn nửa giờ đồng hồ, nhiều khả năng, bé sẽ muốn ăn thứ gì đó.

10. Cha mẹ nên kiên trì và bình tĩnh

Bạn khó mà ép bé ăn được theo ý muốn. Các chuyên gia cho rằng, có một số giai đoạn hoặc với một nhóm bé, tình trạng lười ăn dường như “hết thuốc chữa”. Cha mẹ nên tự động viên: “Khi đói, bé sẽ ăn thôi” và tiếp tục kiên trì chăm bé ăn.

11. Kiểm tra lượng kalo hàng ngày của bé

Với một bé kén ăn, bạn nên cẩn thận nhẩm tính lượng dinh dưỡng mà bé dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Sau đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để tìm cách cân bằng năng lượng cho bé.
 (St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý