Bệnh đau mắt trắng (Đồng tử trắng) ở trẻ nguyên nhân và cách điều trị

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh đau mắt trắng (Đồng tử trắng) ở trẻ nguyên nhân và cách điều trị

18/04/2015 03:47 PM
5,556

Đau mắt trắng là gì? Nguyên nhân gây bệnh đau mắt trắng. Triệu trứng của bệnh đau mắt trắng. Điều trị và phòng ngừa đau mắt trắng như thế nào? Đau mắt trắng là gì

 

 

 

Kết quả hình ảnh cho bệnh đau mắt trắng

 

 

Khi nhìn vào mắt trẻ, nếu thấy có một khối màu trắng hoặc sau đồng tử có ánh màu trắng, chứng tỏ trẻ đã bị một bệnh nặng như đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, nhiễm ký sinh trùng... Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể bị hỏng mắt.

Hầu hết các bệnh gây đồng tử trắng đều không có triệu chứng rõ rệt (không đau, không nhức, nhìn vào không thấy có gì đặc biệt...). Trẻ lại không diễn đạt được tình trạng của mình nên bệnh chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám một bệnh khác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi đôi mắt của con; nếu thấy đồng tử có màu trắng, cần nghĩ ngay đến các bệnh sau và đưa trẻ đi khám ngay:

- Đục thủy tinh thể: Thường do vi khuẩn Rubeola (do bà mẹ mắc phải khi có thai 3 tháng) gây ra. Cách điều trị là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Sau này, trẻ có thể nhìn thấy bình thường.

- Ung thư võng mạc: Thường gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi, đa số trước 6 tuổi. Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ mắc bệnh này còn có thể bị lé, mắt đau, đỏ, tăng nhãn áp. Nếu thấy các dấu hiệu trên, cần cho trẻ đi khám ngay vì đây là bệnh rất nguy hiểm, cần chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Bác sĩ sẽ cho trẻ siêu âm, chụp CT hay MRI để xác định bệnh. Tùy theo giai đoạn bệnh và kích thước của u, bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng tia, làm lạnh đông, hóa trị hay múc bỏ mắt.

 

- Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Thường gặp ở những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1,5 kg và tuổi thai dưới 36 tuần. Bệnh ở thể nặng thường gặp ở trẻ có trọng lượng dưới 1,2 kg và tuổi thai dưới 28 tuần. Cách điều trị: phẫu thuật, lạnh đông hay quang đông. Nếu bệnh nhẹ, tỷ lệ phẫu thuật thành công có thể lên đến 75%. Trong một số ít trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự lành.

- Giãn mạch võng mạc (bệnh Coat): Thường xảy ra ở trẻ nam, dưới 10 tuổi, bị ở một mắt. Ngoài chứng đồng tử trắng trẻ, còn có thể bị lé. Khi khám, bác sĩ thấy ở võng mạc có mạch máu giãn nở, ngoằn ngoèo, thoát ra các chất mỡ màu hơi trắng ở cực sau hay ngoại biên của mắt. Bệnh có thể tiến triển thành bong võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc viêm màng bồ đào. Việc điều trị (áp lạnh đông hay dùng laser) không giúp cải thiện thị lực mà chỉ có thể không cho bệnh tiến triển nặng thêm.

- Nhiễm ký sinh trùng của loài chó (Toxocara): Thường thấy ở trẻ lớn. Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ còn có những u hạt ở phần sau mắt hoặc bị viêm pha lê thể. Xác định bệnh bằng cách thử máu. Điều trị: cho uống thuốc chống sán và cortisone.

BS Nguyễn Cường NamSức Khỏe & Đời Sống

Điều trị

Cách phân biệt từng loại và điều trị:

- Cườm: nếu là cườm bẩm sinh thì xuất hiện sau khi sinh. Thường là gặp do bệnh hồng ban do bà mẹ mắc phải khi có thai 3 tháng. Khi trẻ bị cườm, phải mổ để lấy cườm ra và thay thủy tinh thể nhân tạo. Sau này, trẻ có thể thấy bình thường.

- Ung thư võng mạc: đây là bệnh nguy hiểm nhất, cần phải chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Thường gặp nhất ở trẻ nhỏ khoảng 1-3 tuổi. Ngoài đồng tử trắng, trẻ còn có thể bị lé, mắt đau, đỏ, tăng áp mắt. Nếu thấy các dấu hiệu trên, cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ cho trẻ siêu âm, chụp CT hay MRI để xác định bệnh. Tùy theo giai đoạn, kích thước của bướu mà điều trị bằng tia, làm lạnh đông, hóa trị hay múc bỏ mắt.

- Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: ngay tên gọi của bệnh cũng cho biết bệnh xuất hiện ở trẻ sinh non, được nuôi trong lồng kính có nồng độ oxy cao. Thường gặp ở những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1,5 kg và tuổi thai dưới 36 tuần. Bệnh ở thể nặng thường gặp có trọng lượng dưới 1,2 kg và tuổi thai dưới 28 tuần

Điều trị: Cần phải phẫu thuật, lạnh đông hay quan đông. Nếu bệnh nhẹ, có thể phẫu thuật thành công đến 75 %. Một số ít trường hợp bệnh nhẹ sẽ tự lành.

- Giãn mạch võng mạc hay còn gọi là bệnh Coat: ngoài đồng tử trắng, trẻ còn có thể bị lé. Thường xảy ra ở trẻ nam, dưới 10 tuổi, bị ở một mắt. Khi khám, bác sĩ thấy ở võng mạc có mạch máu giãn nở, ngoằn ngoèo, thoát ra các chất mỡ màu hơi trắng ở cực sau hay ngoại biên của mắt. Bệnh có thể tiến triển thành bong võng mạc, cườm hay viêm bồ đào.

Điều trị: Không giúp mắt trẻ sáng hơn. Áp lạnh đông hay dùng laser chỉ để tránh bệnh nặng nề thêm.

- Nhiễm ký sinh trùng của loài chó (Toxocara) thấy ở trẻ lớn hơn. Ngoài đồng tử trắng, trẻ có tiền căn tiếp xúc với chó, vô tình ăn phải các vật dơ có phân chó. Bác sĩ khám thấy có những bướu hạt ở phần sau của mắt hay bị viêm pha lê thể. Chẩn đoán bệnh căn cứ vào kết quả thử máu.

Điều trị: Cho uống thuốc chống sán và Cortisone

- Tồn tại pha lê thể nguyên phát quá sản: thấy ở trẻ có mắt nhỏ, đục thủy tinh thể và một khối mô sợi của mạch nằm sau thủy tinh thể. Thường gặp ở một mắt.

Điều trị: phải mổ để cắt bỏ màng. Kết quả tùy thuộc vào trạng thái bệnh nặng hay nhẹ.

Tóm lại, đồng tử trắng là dấu hiệu của một bệnh nặng ở mắt trẻ, làm trẻ nhìn mờ hoặc gây mù lòa. Cần phải cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ bệnh. Trong đó, bệnh nguy hiểm nhất là ung thư võng mạc, vì vậy, cần phải điều trị tích cực, nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng trẻ.
Nguồn: Sức Khỏe & Đời sống

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chau nha minh duoc 4 thang sang thuc day 2 mat chau thuong co rat nhieu nhu o 2 ben khoe mat minh kiem tra mat chau thi khong thay do khong sung minh muon hoi co phai chau dau mat trang khong cac ban
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Day la bieu hien cua dau mat trang chi boi thuoc mat mo khi con di ngu chi can 1.2lan la be se khoi ngay thoi. Con nha e cung vay ma. Rua mat = nc muoi cho con la cung nhanh khoi mat hon day.
Nếu thực sự bé có nhiều nhử mắt khi ngủ đậy so với những trẻ khác có thể bé bị viêm kết mạc cấp. Tuyến lệ trong trường hợp này không bệnh lý gì bạn yên tâm. Nhỏ nước muối sinh lý giúp mắt bé sạch sẽ nhưng cũng không cần thiết rữa thường xuyên trong ngày: 3 lần/ ngày là đủ. Cho bé đến cơ sở y tế gần nhất khám, điều trị khi bạn có điều kiện sẽ tốt hơn nhiều.
Cho em hoi nguoi lon co neu bi dau mat trang thi se dieu tri the nao cho tot ah?Cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
con minh thinh thoang 2 mat co nhieu gi co phai la dau mat trang o
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Bạn cho bé đi khám sớm đi, bạn viết không dấu và biểu hiện cũng không rõ ràng nên không chia sẻ hơn được
con mình được 14 tháng tuổi, 2 mắt của chau có nhiều giử màu trắng, buổi sáng ngủ dạy mắt dính vào dụi 1 lúc mới mở được mắt, nhưng mắt không đỏ ,không biết mắt con mình có phải bị đau mắt trắng không?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý