Hướng dẫn học hát vọng cổ: cách phân nhịp

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn học hát vọng cổ: cách phân nhịp

25/11/2015 12:00 AM
1,144

Sau khi các bạn đã biết cách lấy dây đàn Tiếp theo sau đây các bạn phải xem qua những cách chia nhịp cũng như thể loại dây đàn cho nam và nữ. Trong cổ nhạc thì có dây lai nam ca, dây đào cho nữ ca,( còn gọi là dây tứ nguyệt ). Tứ nguyệt là một danh từ để gọi trong bài đàn vọng cổ cho nữ ca. Ngoài ra còn một loại dây cao hơn cho nam ca có tên gọi là dây xề. Tên gọi dây xề là vì cung đàn nằm trên nất phím của bản Xàng Xê lớp xề. (phần bài bản sẽ nói sau nầy).
 


Sau đây là cách phân nhịp cho khuôn đàn vọng cổ cho cả dây lai, dây đào, và dây xề. Như các bạn đã biết, bất cứ môn nghệ thuật nào cũng có cái luật riêng của bộ môn đó. Cho nên muốn đạt kết quả theo sở nguyện thì cần phải biết qua những quy luật căn bản, bởi vì khuôn đàn và nhịp là nất thang đưa các bạn đi đến nghệ thuật thuần khiết trong bộ môn ca nhạc cổ điển. Có câu nói là mạnh ai . Nghĩa là đàn ca không có nhịp, mạnh người đàn thì đàn một nơi, còn người ca thì ca một nẽo. Vì thế cho nên một người đã học chơi đàn thì phải tập nhịp trong khuôn nhạc đã quy định sẳn.
Mỗi câu vọng cổ có bốn khuôn, mỗi khuôn có bốn nhịp chính và bốn nhịp phụ, và mỗi một nhịp chính có bốn nhịp con. Lấy một khuôn nhạc 4 nhịp chính  cộng với 4 nhịp phụ thì chúng ta sẽ có là 8 nhịp và lấy 8 nhịp chính nầy công với 8 nhịp con thì chúng ta sẽ có là 16 nhịp.
Như vậy một khuôn nhạc của chúng ta sẽ có là 16 nhịp, chính cũng như nhịp phụ. Nếu chúng ta đếm nhịp 1234 thì sẽ có một nhịp chính, và nếu đếm 12 thì sẽ có một nhịp phụ . Cách đếm nầy được gọi là trường canh căn bản.
Bây giờ chúng ta lấy 4 khuôn nhạc nhân lên thì sẽ có là 16 nhịp chính       ( 4 x 4 = 16 ) và cũng phải tính luôn 16 nhịp phụ, như vậy chúng ta cộng lại sẽ có 32 nhịp cho một câu vọng cổ. Lấy 16 nhịp chính và 16 nhịp phụ cộng lại (16 + 16 = 32). Nếu chúng ta tính luôn bốn khuôn nhạc, nhịp chính và nhịp phụ cho cân bằng thì chúng ta sẽ có là (16 x 4 = 64). Hoặc là chúng ta lấy (32 x 4 = 128) đó là một câu vọng cổ mà chúng ta tính nhịp trường canh cho đều.
Muốn cho khuôn nhạc được đều thì chúng ta phải nhịp cả hai chân, tuỳ theo người đàn thuận chân nào trước. Nếu là thuận chân phải  thì chúng ta tính chân phải là nhịp chính, còn chân trái là nhịp phụ, và nếu như thuận chân trái  thì ngược lại chân phải là nhịp phụ. 
Thường các bạn nghe nói là một câu vọng cổ có 16 nhịp, là bởi vì tính theo nhịp chiếc, và nếu như chúng ta tính nhịp đôi thì sẽ có 32 nhịp. Chúng ta lấy bốn khuôn nhạc nhân cho tám thì sẽ có là 32 nhịp. Như vậy thì nhịp thứ 16 là phải gỏ song lang (song loang) chữ nhạc là (cống) tính theo nhịp đôi cho hai khuôn nhạc. Còn lại 16 nhịp nữa là sẽ chấm vứt một câu, tính trong nhịp đôi của hai khuôn nhạc. Lúc vứt câu cũng phải gỏ song lang (song loang) nhịp 16 của khuôn thứ 4 trong câu đàn, chữ nhạc là (cống). (Hết câu số một.)
Chú ý: Câu số một vọng cổ có năm khuôn đàn. Tính từ khi xuống Hò nhất, Hò nhì, rồi đến cống gỏ song lang (song loang), qua đến xang và sau cùng dứt câu một là cống.
Sau khi chấm dứt câu số một thì chúng ta sẽ có thêm 12 nhịp lái để bắt đầu cho câu số hai. Nơi 12 nhịp lái có ba khuôn nhạc. Khuôn thứ nhất đàn ra (xề). Khuôn thứ hai đàn ra (xang) và khuôn thứ ba cũng đàn ra (xang). Nếu như chúng ta tính từ lúc dứt câu một, cho đến khi xuống chữ (hò) đầu tiên của câu số hai thì có bốn khuôn nhạc. Thì chúng ta đếm nhịp cũng như câu số một. Mỗi khuôn nhạc cũng có 4 nhịp chính và 4 nhịp phụ. Tính theo nhịp chiết thì 16 nhịp còn tính nhịp đôi thì 32 nhịp ngay chữ (hò) đầu tiên của câu số hai.
Chú ý: Câu số hai vọng cổ tính từ lúc hò thứ nhất, hò thứ nhì, rồi đến cống gỏ song lang (song loang) qua đến xang hay xê và sau cùng dứt câu hai là xang. Từ khi xuống hò thứ nhất cho đến dứt câu hai là xang, thì chúng ta có tất cả là năm khuôn đàn. Chúng ta cộng chung ba khuôn đàn của 12 nhịp lái chính và 12 nhịp phụ. Như vậy chúng ta sẽ có 24 nhịp. Và khi tính ra thì có 8 khuôn đàn. Như vậy chúng ta tính từ lúc dứt số câu một lấy (8 x 4 = 32) nhịp. Bởi vì mỗi khuôn có 4 nhịp chính và 4 nhịp phụ, công lại thành 8 nhịp cho một khuôn đàn. Cho đến khi dứt câu hai thì chúng ta có (32 x 2 = 64) nhịp.
Trên đây là cách tính nhịp trong khuôn đàn, và cứ mỗi câu chúng ta vẫn tính nhịp đều giống như nhau. Như vậy trong câu vọng cổ chúng ta có là (32 nhịp chính cũng như phụ) và nếu gồm chung cả nhịp con cho đều trường canh thì chú ta có (64 nhịp chính cũng như nhịp phụ). Và nếu chúng ta tính theo nhịp một thì sẽ có là 128 nhịp trường canh căn bản.
Xin xem tiếp hình ảnh và âm thanh được phân chia chữ nhạc hay nốt nhạc trên cần đàn Guitar.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý