Dạy trẻ nhút nhát như thế nào?

seminoon seminoon @seminoon

Dạy trẻ nhút nhát như thế nào?

18/04/2015 03:57 PM
885
Trẻ nhút nhát phải làm thế nào? Nguyên nhân nào khiến bé nhà bạn nhút nhát. Một số lời khuyên cho bó mẹ khi con nhút nhát


Nhút nhát là gì?

Cảm giác đơn giản nhất của nhút nhát không được rõ ràng và có thể có liên quan đến cơ chế thích nghi giúp cá nhân thích ứng với những kích thích xã hội mới lạ. Tính nhút nhát là cảm giác trộn lẫn giữa các cảm xúc gồm lo sợ và thích thú, căng thẳng và hứng thú. Nhịp tim và áp lực máu có thể tăng lên. Một nhà quan sát nhìn nhận tính nhút nhát qua hành động lẩn tránh, nhìn chằm chằm xuống đất và khi nói chuyện thì dè dặt. Lời nói của người nhút nhát thường nhẹ nhàng, run rẩy hoặc ngập ngừng. Những trẻ nhỏ hơn có thể ngậm ngón tay cái, một số em rụt rè, thỉnh thoảng mỉm cười và quay đi.

Tính nhút nhát được phân biệt từ hai mô hình hành vi có liên quan: sự thận trọng và tách rời xã hội. Sự thận trọng của trẻ đối với người lạ vừa muốn tiếp xúc vừa muốn lẩn tránh họ đặc trưng cho tính nhút nhát. Một số em lớn hơn có thể thích chơi một mình hơn và có mặt với nhu cầu tương tác xã hội thấp, nhưng trẻ thực sự nhút nhát lại không trải nghiệm tình trạng quá căng thẳng .

Trẻ em có thể bị tổn thương do tính nhút nhát tại một số thời điểm phát triển cụ thể. Việc trẻ nhút nhát sợ những người trưởng thành lạ mặt xuất hiện trong giai đoạn thơ ấu. Tiến bộ trong tự nhận thức mang lại tính nhạy cảm xã hội lớn hơn trong năm thứ hai. Tính e ngại có ý thức - có thể là sự ngượng nghịu - xuất hiện khi trẻ 4 hoặc 5 tuổi. Thời kỳ đầu tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn đỉnh cao của tự ý thức.


'Kê đơn' cho trẻ nhút nhát - 1
Trẻ nhút nhát sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. (Ảnh minh họa).


Tình huống nào khiến trẻ nhút nhát?


Những cuộc gặp gỡ xã hội mới là nguyên nhân thường gặp nhất của sự nhút nhát, đặc biệt là khi người nhút nhát cảm thấy mình là trung tâm chú ý. “Nhút nhát” được cho là do môi trường xã hội thay đổi nhanh chóng và áp lực ở trường và nơi làm việc có tính cạnh tranh với những thứ trẻ em sinh trong những năm 1980 và người lớn phải đối mặt. Người lớn luôn đòi hỏi người khác chú ý tới con họ, hoặc cho trẻ ít được tự do tạo ra cảm giác nhút nhát ở trẻ.

Tại sao một số trẻ em nhút nhát hơn các em khác? Một số trẻ em có thiên hướng nhút nhát: những em này phản ứng bằng những hành vi bẽn lẽn hơn so với các em khác trước các tình huống xã hội mới. Tuy nhiên, ngay cả những em đó cũng cho thấy tính nhút nhát chỉ thể hiện trong một số loại cuộc gặp gỡ xã hội. Các nhà nghiên cứu cho rằng có nguyên nhân về giáo dục và bản tính tự nhiên trong những khác biệt cá nhân đó.

Một vài khía cạnh của tính nhút nhát đã được nghiên cứu. Nền văn hoá và môi trường gia đình tạo ra các mô hình hành vi xã hội. Trẻ em Trung Quốc ngàynaydè dặt trong lời nói hơn so với người da trắng, và trẻ em Thụy Điển cảm thấy lo lắng về mặt xã hội hơn trẻ em Mỹ. Một số cha mẹ cho rằng con họ nhút nhát đã khuyến khích các em đoán trước những thứ các em tự hoàn thành. Người lớn có thể không chú ý đến trẻ em nhút nhát để khuyến khích trẻ tham gia các tương tác xã hội, như vậy sẽ càng làm cho những hành động e thẹn của các em nhiều hơn.



Sự nhút nhát ở trẻ, ngoài nguyên nhân do bố mẹ bảo bọc quá kỹ thì còn một nguyên nhân khác là do bẩm sinh (Ảnh minh họa).



Có nhiều bằng chứng ngày càng rõ về di truyền và tính khí cơ sở cho một vài biến thể của tính nhút nhát có thiên hướng. Thực tế, di truyền đóng vai trò lớn hơn so với bất kỳ đặc điểm tính cách nào khác trong tính nhút nhát. Các nghiên cứu về con nuôi cho thấy tính nhút nhát ở các em là con nuôi giống với của mẹ ruột của mình. Từ 2 đến 5 tuổi, những trẻ rụt rè nhất tiếp tục có hành vi dè dặt kín đáo hơn đối với các bạn cùng độ tuổi và người lạ. Những mô hình thụ động hoặc hạn chế về mặt xã hội rất phù hợp trong các nghiên cứu theo chiều dọc về phát triển nhân cách.

Mặc dù có những dấu hiệu này thì hầu hết các nhà nghiên cứu nhấn mạnh ảnh hưởng về mặt di truyền chiếm tỷ lệ nhỏ trong tính nhút nhát và có những thay đổi. Trẻ em là con nuôi có vài tác phong xã hội của cha mẹ nuôi, và trẻ mới tập đi khá rụt rè cảm thấy dễ chịu hơn nhờ những nỗ lực của cha mẹ.


Làm gì để giúp trẻ bớt nhút nhát.

Tính nhút nhát là cảm xúc phổ biến nhưng ít được hiểu rõ. Mọi người cảm thấy mâu thuẫn hoặc tự ý thức trong các tình huống xã hội mới. Tuy nhiên, nhiều khi tính nhút nhát gây trở ngại cho sự phát triển xã hội và hạn chế việc học hỏi ở trẻ. Bài viết này mô tả nhiều kiểu và các biểu hiện của tính nhút nhát, xem xét các nghiên cứu căn nguyên phát sinh, tính khí, và môi trường ảnh hưởng đến tính nhút nhát, phân biệt nhút nhát thông thường và nhút nhát có vấn đề và gợi ý vài cách giúp đỡ trẻ nhút nhát.


Trợ giúp bé nhút nhát

Chưa đủ trưởng thành để hòa nhập xã hội, sợ bị cha mẹ bỏ rơi, cảm giác lo lắng với người lạ… là những yếu tố khiến bé tạm thời co mình trong "vỏ ốc"


Bạn thử kiểm tra xem mức độ nhátở bé thế nào? Những tình huống nào khiến bé căng thẳng? Bé có liên tục khóc lóckhi xa mẹ không? Bé có khả năng hòa nhập với một nhóm bạn cùng tuổi mà không cầncha mẹ? Bé có bám chặt lấy mẹ khi đi mua sắm hoặc khi tiếp xúc với người lạ?Những cử chỉ này ở bé không được cải thiện theo thời gian thì mức độ nhút nhát ởbé càng cao.

Bình thường, nhiều bé dè dặttrong những hoàn cảnh nhất định: Bé chọn cách im lặng khi người lạ hỏi chuyện;Bé sợ hãi khi ở chỗ đông người… Sự nhạy cảm của phụ huynh đóng vai trò quyếtđịnh hỗ trợ bé.

Những gợi ý để giúp bé đỡ nhát:

Tránh mỉa mai bé

Trước hết, cần tôn trọng bản tính rụt rè ở bé. Không được so bì bé nhát với anh(chị) hoặc bạn chơi hướng ngoại của bé. Hiểu cảm giác của bé bằng việc độngviên: “Mẹ biết con lo lắng khi đi dự tiệc sinh nhật”. Sau đó, gợi ý cho bé nhữngviệc bé nên làm để được thoải mái. Chia sẻ kinh nghiệm từ chính tuổi thơ của bạncũng giúp ích nhiều cho con.

Không che chở con quá mức

Một người mẹ của cô con gái 10 tuổi chia sẻ: “Khi con tôi còn nhỏ, tôi luôn bảobọc con, nhất là ở sân chơi. Tôi theo con từng bước, khi bé trèo lên cầu trượt,nói chuyện với những bạn chơi khác… Tôi luôn dạy con phải làm thế nọ, nói thếkia. Sự can thiệp quá mức của tôi chỉ củng cố cho tính nhút nhát ở bé.

Sau này, tôi mới rút ra bài học.Cứ để bé tự do khám phá, kể cả trong những tình huống thử thách, căng thẳng. Bạnchỉ nên động viên tinh thần cho con. Những việc khác, cần để bé tự giải quyết”.

Giúp bé kết bạn

Trợ giúp bé nhút nhát


Bản thân bé nhát không hề ngại được tham gia chơi với bạn bè. Tuy nhiên, sẽ dễdàng hơn cho bé khi bắt đầu với một nhóm nhỏ. Trước khi cho con chơi cùng mộtnhóm bạn ngoài sân chơi, có thể mời 1-2 bạn về nhà. Có 1-2 người bạn thân manglại cho bé cảm giác an toàn.

Nếu bé khó khăn khi làm quen, bạncó thể tổ chức trò chơi cho các bé. Nhưng nhớ là bạn chỉ sắp xếp chứ không épbuộc bé phải chơi. Cứ để bé được níu lấy mẹ nếu bé muốn nhưng tránh chăm chúthoặc nói chuyện với bé quá nhiều. Cần để bé có cơ hội vui vẻ để vượt qua cơnnhút nhát.

Những bé nhát có xu hướng thoảimái hơn khi vui chơi với các em bé. Không có gì là xấu nếu bạn để con chơi cùngnhững bé ít tuổi hơn. Ngoài ra, những bé trai nhút nhát lại thích chơi với bégái hơn.

Nói chuyện với giáo viên của bé

Không có sự tương quan nào giữa tính nhút nhát và trí thông minh của bé. Tuynhiên, một số nghiên cứu cho biết, những bé e dè ít có khả năng tiến xa trongcuộc sống và có khuynh hướng ít chú tâm đến lời nói của giáo viên. Vì thế, nóichuyện với giáo viên của bé là điều cần thiết.

Nếu là lần đầu bé đi mẫu giáo,cần hỏi giáo viên của bé để xem có hoạt động nào bé không thích tham gia. Tiếpđến là tìm hướng khắc phục; chẳng hạn, nếu một hoạt động mới có một người bạnthân của bé tham gia thì bé cũng bị lôi cuốn.

Thực hành lòng dũng cảm

Cách để bé nhát sôi nổi và quyết đoán hơn là thông qua thực hành. Cha mẹ có thểtự tạo vài cơ hội thách thức cho con. Cho bé vài nhiệm vụ, như gọi điện cho ôngbà (người thân), gọi món khi ăn hàng hoặc nói trước những người bạn khác… Nhắcvới bé rằng, bạn rất vui khi bé làm thế.

Làm gương cho con

Bằng cách quan sát cha mẹ và những người xung quanh, bé dần hoàn thiện kỹ năngxã hội, như cách chào hỏi, bắt chuyện hoặc bày tỏ cảm xúc. Nhưng với bé nhútnhát thì cha mẹ cần hỗ trợ nhiều hơn. Thử để bé có nhiều cơ hội được nhìn thấycha mẹ giao tiếp với người xung quanh một cách thoải mái.

Quan trọng hơn, khi bé nói chuyệnvới bạn, bạn cần lắng nghe và phản ứng lại với bất kỳ lời nói nào của con. Điềunày khiến bé có cảm giác hứng thú; đồng thời, còn dạy bé cách lắng nghe ngườikhác.

Dạy bé luôn bình tĩnh

Bình tĩnh là thứ mà bé nhút nhát cần. Khi thấy con lo lắng, bạn có thể hướng dẫnbé nhắm mắt lại, thở sâu và thư giãn. Tiếp theo, khi cơn sợ hãi đã lắng xuống,bạn cần nói rõ với bé về tình huống sợ hãi như đi tiêm, đi khám bệnh…


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con tôi vừa tròn 4 tuổi và không thực sự có biểu hiện là người nhút nhát. Do nhận thức của cháu rất tốt nên cô giáo cho cháu sang học cùng các anh chị lớp 5 tuổi. Nhưng sang môi trường mới bé không thể nói chuyện nhiều với các anh chị và có biểu hiện ít tập trung học. Giờ giải lao thì chỉ chơi một mình. Về nhà tôi hỏi thì cháu cũng kể là: các anh chị không chơi với con. Tôi phải làm hế nào để cháu có thể hòa nhập hơn với lớp học mới này.
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Chị nên cho cháu sống với đúng độ tuổi của mình. Cho bé học lớp lớn là phản khoa học
con toi 6tuoi o lop chau co rat it ban .toi rat thuong con toi phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý