Giao tiếp với đồng nghiệp như thế nào

seminoon seminoon @seminoon

Giao tiếp với đồng nghiệp như thế nào

18/04/2015 04:07 PM
1,148


Trong môi trường công sở đâu phải ai cũng giống ai, người khó tính, người bộp chộp, người nóng nảy, người hay tự ái,? Bạn phải biết tính từng người để lựa cách cư xử sao cho hợp lý và thuận hoà.





Ứng xử với "lão làng" nơi công sở

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày bạn phải đối diện với những đồng nghiệp lớn tuổi nhưng không mấy thân thiện? Cư xử thế nào cho đúng?

Làm việc trong môi trường có nhiều người lớn tuổi không phải chuyện dễ. Bạn có thể được họ cưng chiều hoặc bị "khủng bố" đến điêu đứng. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào cách ứng xử của bạn với các bậc tiền bối.

"Nắn gân" đồng nghiệp lớn tuổi

Sự chênh lệch về tuổi tác kéo theo những khác biệt về suy nghĩ, cách làm việc. Đó chính là những bất lợi thường gặp khi bạn làm việc chung với họ.

Tuy nhiên, hiểu rõ tính tình của các tiền bối là một phần quan trọng, giúp bạn dễ dàng dung hòa với họ hơn.

Dễ bị tổn thương: Chỉ cần một lời nói vô tình của bạn, các đồng nghiệp lớn tuổi cũng có thể bị tổn thương. Cảm giác đó không dễ chịu chút nào. Do đó, bạn cần cẩn thận hơn trong lời ăn, tiếng nói của mình.

Kỹ tính: Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi vì tính tỉ mỉ đến vụn vặt trong tác phong làm việc của họ. Có bao giờ bạn nghĩ rằng sự thận trọng này là một đức tính đáng học hỏi? Nó giúp bạn giảm thiểu sai sót trong công việc và ngày càng hoàn thiện mình hơn.

Ngán ngẩm công nghệ mới: Máy móc vi tính hiện đại của công ty sẽ khiến những đồng nghiệp thuộc hàng U-50 cảm thấy chật vật để thích ứng.

Vì thế, bạn đừng ngạc nhiên khi họ từ chối sử dụng những tiện ích do công nghệ mới đem lại. Hãy tận tình hướng dẫn họ, bạn sẽ được đền ơn.

Không chịu thừa nhận sai sót: Khó chịu nhất là người lớn tuổi ít khi chịu thừa nhận sai sót của mình. Điều này góp phần cản trở tiến trình công việc. Vì thế, bạn hãy bình tĩnh để có thời gian tìm căn nguyên rõ ràng.

Bệnh hay quên: Lắm lúc bạn phải bực mình vì sự đãng trí của các đồng nghiệp này. Đôi khi, họ khiến bạn phải làm lại rất nhiều lần cùng một công việc.

Học cách sống chung với "gừng cay"

Cách tốt nhất để dung hòa hai thế hệ già, trẻ trong công ty là tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái, hòa đồng. "Dĩ hòa vi quý" sẽ trở thành kim chỉ nam cho bạn khi làm việc cùng với các bậc cô, chú.

Bạn và các đồng nghiệp trẻ khác không nên tạo khoảng cách giữa hai thế hệ. Hãy hạn chế gọi đồng nghiệp lớn tuổi một cách thiếu tôn trọng như: "Bà già ơi!" hay "Bố già ơi!".

Một khi quan tâm tận tình đến họ, bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui bất ngờ. Đó chính là những kinh nghiệm sống đầy bổ ích mà các bậc lão tướng sẵn sàng chia sẻ

Coi trọng người chung quanh

Hãy tôn trọng quan điểm của đồng nghiệp. Khả năng thừa nhận ý kiến riêng của mỗi người là rất quan trọng trong việc giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Nếu quyền này không được coi trọng, ban đầu trong quan hệ giữa mọi người sẽ chỉ có sự bất đồng ý kiến, còn sau đó bạn sẽ “chuyển sang ý kiến cá nhân”, và điều này hoàn toàn có thể sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc. Khả năng tìm được sự nhượng bộ và lắng nghe người khác là một phẩm chất rất quan trọng.

Cởi mở

Những người cởi mở gây được sự thiện cảm của những người chung quanh. Nếu bạn là người khép kín, chỉ có một số ít người có thể quan hệ tốt với bạn. Những người còn lại có thể nghĩ rằng bạn là người khó chơi. Người sống khép kín thường giữ tình cảm và cảm xúc của mình trong lòng. Không có gì ngạc nhiên nếu những người chung quanh cũng đối xử với người khép kín theo cách tương tự.

Biết cách nói chuyện đúng

Nếu bạn có thể nói về một chủ đề gây cuốn hút đối với người đối thoại, thì điều đó cho phép bạn gây được thiện cảm với họ. Tính vui vẻ, khả năng bàn luận các vấn đề khác nhau cũng là cần thiết. Lúc nào cũng nói về công việc là chuyện không nên. Tốt hơn nếu phối hợp được các câu chuyện về nghề nghiệp với các vấn đề riêng.

Ðối thoại

Cần biết cách đối thoại. Nếu như bạn tham gia một cuộc họp, tại đó đang thảo luận về vấn đề nào đó, thì việc không ngắt lời người đang nói được coi là một biểu hiện có văn hóa.

Hãy tự giải phóng

Trong lĩnh vực nghề nghiệp, người ta có thể kính trọng đồng nghiệp như một chuyên gia, nhưng đồng thời trong mối quan hệ đồng nghiệp người ta lại lảng tránh, vì người đó cư xử một cách gò bó. Lại có những người không được kính trọng lắm, nhưng họ không dễ giận, vui vẻ, thích hội hè. Họ thậm chí có thể vô trách nhiệm, nhưng trong tập thể người ta dễ tha thứ cho họ. Phương án lý tưởng là trung gian "vàng" giữa hai loại người này.

Nói xin lỗi khi cần thiết

Nếu như bạn vô tình gây khó khăn cho công việc của phòng và tất cả phải chịu hậu quả do sai lầm của bạn, thì đừng đổ lỗi cho người khác. Ðơn giản là hãy công nhận sai sót của mình và xin lỗi. Hãy giải thích rằng tất cả chúng ta là con người và có quyền sai sót. Nếu như bạn tỏ ra chưa đủ hiểu biết, hãy nói rằng nhất định bạn sẽ nâng cao trình độ chuyên môn của mình và đề nghị các đồng nghiệp giúp đỡ bạn trong việc đó. Tất cả sẽ hiểu là bạn quý trọng ý kiến của tập thể, bạn thấy được ý kiến đó có ý nghĩa đối với bạn.

Những điều nên tránh khi giao tiếp với đồng nghiệp:

Bạn đưa ra lời khuyên như một nhà tâm lí

Có thể bạn là một chuyên gia tâm lí khi còn là sinh viên nhưng "chức danh" đó không còn phù hợp khi ở công sở. Nếu đồng nghiệp xin ý kiến của bạn và bạn liên tục đưa ra những lời khuyên không liên quan, thậm chí còn mang tính chất dạy bảo, mọi người sẽ coi bạn là "kẻ dở hơi" và dần xa lánh.


Bạn lưu luyến "những ngày xưa cũ"

Bạn chuyển qua nơi làm việc mới, nhưng cứ liên tục than phiền rằng trước kia mình không thực hiện công việc theo cách hiện tại, hoặc cứ kể lể sếp cũ, đồng nghiệp cũ cư xử với bạn tốt ra sao... mọi người sẽ dần mất cảm tình với bạn. Tệ hơn nữa, sếp mới có thể nghĩ rằng bạn không thích làm việc với anh/chị ta và sẽ "mời" bạn ra đi.


Bạn hay chen ngang câu chuyện của đồng nghiệp

Đồng nghiệp sẽ cảm thấy khó chịu nếu họ chưa kết thúc câu chuyện của mình, bạn đã chen vào: "Câu chuyện của tôi còn hay hơn". Cho dù câu chuyện của đồng nghiệp không thú vị, hãy tôn trọng họ bằng cách lắng nghe.


Bạn "nghiện" nước hoa


Dùng quá nhiều nước hoa sẽ khiến đồng nghiệp không thích gần gũi với bạn, chưa kể một số người bị dị ứng sẽ đau đầu, chóng mặt mỗi lần bạn bước qua. Do đó hãy dùng nước hoa "đúng nơi, đúng chỗ", chẳng hạn như khi đi dự tiệc, thay vì dùng khi đi làm.

Đồng nghiệp sẽ cảm thấy khó chịu nếu họ chưa kết thúc câu chuyện của mình, bạn đã chen vào... (Ảnh minh hoạ)


Bạn không chuyên nghiệp khi gửi email

Bạn cho rằng viết toàn bộ nội dung của email vào phần chủ đề sẽ giúp người nhận tiết kiệm thời gian vì không phải mở thư ra. Điều đó không đúng bởi người nhận sẽ cảm thấy khó chịu vì phải liên tục kéo chuột xuống để đọc. Thêm nữa, người ta thường chỉ lướt qua phần chủ đề để xác định độ khẩn cấp của thư, sau đó mới đọc tiếp vào phần nội dung. Nếu thấy phần chủ đề dài trong khi nội dung thư trống rỗng, chắc chắn người đọc sẽ thấy lúng túng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên viết hồi âm email quá ngắn gọn, bởi ít ai có cảm tình với email chỉ vỏn vẹn một chữ "Không", "Ok", "Uh"...

Bạn mong ngóng tới lúc tan giờ làm

Việc mong tiếng chuông báo hết giờ làm để ra về là điều bình thường. Tuy nhiên nó sẽ trở nên bất thường nếu bạn tỏ ra sốt ruột một cách thái quá như đứng ngồi không yên, than vãn liên tục, thậm chí còn biểu hiện sự chán nản khi làm việc. Hành động như vậy sẽ khiến mọi người đặt ra nghi vấn về tình yêu công việc của bạn.

Bạn thường xuyên tổ chức liên hoan với đồng nghiệp

Liên hoan với đồng nghiệp có thể là một cách thư giãn mang lại hiệu quả tốt, nhưng khi số bữa tiệc nhiều hơn cả số ngày làm việc trong tuần, mọi người sẽ thấy phiền toái bởi ngoài công việc, ai cũng có cuộc sống riêng và họ không muốn các buổi tiệc tùng ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt của họ. Do đó, hãy chỉ tổ chức liên hoan trong những trường hợp đặc biệt và khi mọi người thoải mái về thời gian.

Tránh khoe khoang chuyện nhà

Bạn đang ngất ngây trong hạnh phúc vì có một ông chồng tuyệt vời, kiếm ra tiền và đã “chắc ăn” vì vừa sinh quý tử. Bạn đến cơ quan và ầm ĩ khoe khoang về chuyện đó. Bạn quên mất rằng cô đồng nghiệp cưới chồng đã 5 năm mà chưa có con, chị trưởng phòng vừa ly hôn, anh cùng phòng đã có 3 con gái,…

Chuyện nhà dù có hay đến mấy thì cũng chỉ nên “thưởng thức” ở nhà thôi, hạn chế khoe khoang ở cơ quan kẻo chạm đến lòng tự ái của đồng nghiệp.

Đừng tìm mọi cách để “kiếm công” với sếp

Bạn phát hiện sai sót trong công việc đồng nghiệp vừa làm, bạn mách ngay lỗi đó với sếp, ngay trước mặt những đồng nghiệp khác. Thật không có hành động nào tệ hơn thế. Không những bạn đã làm cho đồng nghiệp tự ái mà bạn còn đang đánh mất sự yêu quý của những người khác, thậm chí cả của sếp. Rõ ràng không ai thích kẻ hay hớt lẻo.





(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
xay dung quy dinh giao tiep dua tren tieu chi lay benh nhan / khach hang lam trung tam. 1 doi voi dong nghiep. 2 doi voi khach hang
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý