Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm

18/04/2015 04:29 PM
1,417
Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm như thế nào? Những điều nên và không nên trong ngày đầu tiên đi làm.



10 bước chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm:


 


Nếu bạn còn chưa chắc chắn mình phải làm gì và không nên làm gì, hãy xem 10 bước sau để có ngày đầu tiên làm việc thành công.

10, Hãy ngủ đủ giấc trước khi đến công ty

Mẹ của bạn đã đúng khi bảo bạn ngủ sớm vào đêm hôm trước. Bạn sẽ muốn đầu óc mình tỉnh táo và minh mẫn khi gặp hàng tá người mới, tiếp thu những thông tin về công việc, hay đặt password cho máy tính và cả việc tìm đường đến WC nữa!

Nhưng có một điều mẹ bạn không biết đó là một đêm ngủ đủ giấc không thể bù lại cho 3 (hoặc nhiều hơn) tháng thức đêm và ngủ ngày. Bạn cần phải huấn luyện lại cơ thể mình, ngủ và thức hợp lý trong khoảng hai tuần trước khi đi làm để đồng hồ sinh học thay đổi theo lịch sinh hoạt mới.

9, Kiểm tra đường đi đến cơ quan

Bất kể bạn đi xe máy, xe đạp, xe buýt hay đi bộ đến chỗ làm, hãy thử đi đến cơ quan trước ngày “quan trọng”. Một khi bạn đã ước tính được khoảng thời gian chính xác để đến công ty, hãy cộng thêm 15 phút tắc đường vào đó cho chắc ăn. Đến sớm không bao giờ có hại, nhưng đến muộn vì tắc đường luôn là lý do không thể chấp nhận được.

8, Ăn sáng đầy đủ


Mỗi nơi đều có qui định ăn trưa khác nhau. Có nơi bạn sẽ được ăn trưa thoải mái tự do, nhưng cũng có những nơi bạn phải vừa ăn vừa làm việc. Bạn cũng có thể phải ăn trưa với sếp ngay trong ngày đầu tiên, nhưng ai biết bạn sẽ phải nhịn đói hay không? Cách tốt nhất khi bạn chưa biết về qui đinh ăn trưa là ăn sáng đầy đủ để có năng lượng làm việc cho cả ngày.

7, Tìm hiểu về công ty

Một cách chắc chắn để gây ấn tượng với sếp là thể hiện sự hiểu biết rõ ràng về công ty. Điều này rất dễ dàng với internet. Bạn nên truy cập vào trang web của công ty cũng như của đối tác, và đọc những thông tin mới nhất.

Bạn không cần phải thể hiện hiểu biết về các thông tin đó một cách tùy tiện, tránh phát ngôn lung tung trước mặt cấp trên. Nếu sếp bạn là một nhân vật nổi tiếng, hãy tìm hiểu về sếp, nhưng chỉ nên dừng ở những thông tin liên quan đến công việc. Tự dưng hỏi chuyện sếp về đời tư cá nhân sẽ khiến bạn trông giống như một kẻ bám đuôi kỳ cục.

6, Ăn mặc đúng cách

Mỗi văn phòng đều có một qui định về cách ăn mặc riêng. Hãy chú ý cách mọi người ăn mặc khi bạn đi phỏng vấn. Để cho chắc, bạn có thể hỏi nhân viên quản lý nhân sự của công ty, song cũng không nên quá nghiêm túc hơn mức cần thiết.

5, Ghi chép

Ngày đầu tiên là một cơn lốc của gặp gỡ, giới thiệu và hướng dẫn. Bạn có thể gặp vài ba người tên giống nhau, nhận được một quyển thông tin dày như từ điển hay học về 30 cách chữa máy photo khi bị kẹt giấy. Vậy nên hãy ghi chép lại và bạn sẽ không phải hối hận về sau. Tên và vị trí là những thứ quan trọng nhất, vì mọi người sẽ nghĩ họ đủ quan trọng để bạn nhớ tên. Bạn có thể ghi chép các thông tin vào chiếc smartphone của mình, hoặc ghi vào một cuốn sổ nhỏ (cách tốt nhất).

4, Đừng (vội) là chính mình

Tự kiểm soát là thứ bạn cần nhớ. Đối với những người năng nổ nhiệt tình và hay to mồm, hãy kín tiếng một chút. Bạn không muốn bị người khác kỳ thị phải không? Ngược lại, nếu bạn trầm tính và thích yên lặng, hãy cố gắng tỏ ra hoạt bát và cười nhiều. Bạn cũng đừng nên đùa quá lố. Kể cả khi một người khác đầu trò, đừng vội tham gia vì bạn chưa biết nên dừng lại ở đâu, đặc biệt khi có mặt sếp ở đó. Cuối cùng, dù cho bạn làm gì thì cũng không được than vãn về công việc như thể nó không xứng với bạn. Một khi bạn chứng minh được khả năng của mình, mọi người sẽ cho bạn thử sức với những việc thú vị hơn.

3, Muốn biết phải hỏi

Không có câu hỏi nào là ngu cả. Tôi đùa đấy. Nhưng bạn nên hỏi kỹ mọi thứ nếu không muốn phá hỏng việc được giao ngay trong ngày đầu tiên. Khi nhận việc từ sếp, hãy cố gắng nắm hết các chi tiết ngay trong buổi họp đầu tiên đó. Bạn sẽ không bị coi là ếch đâu, điều đó sẽ thể hiện sự chú ý và cẩn thận. Trong quá trình làm việc và gặp vấn đề nan giải, đừng ngại bước vào văn phòng và hỏi sếp. Nhưng đừng làm điều đó 5 phút một lần vì sếp sẽ thấy khó chịu. Nếu bạn rảnh rỗi vì xong việc sớm, đừng lên facebook mà hãy hỏi xem có việc gì mình có thể giúp đươc không. Bên cạnh việc tạo ấn tượng tốt, bạn sẽ có thể được mời đi ăn trưa nữa đấy.

2, Im lặng là vàng

Đây là cách tốt nhất để có được sự tin tưởng của mọi người. Hãy thể hiện sự tôn trọng bằng việc lắng nghe ý kiến của họ. Kể cả khi bạn có một ý tưởng tuyệt vời, hãy giữ cho mình và đợi đến khi bạn thành “ma cũ” hãy nói.

1, Hướng đến sự thống nhất

Sếp không biết đọc ý nghĩ và bạn cũng vậy. Sự giao tiếp rõ ràng là chìa khóa dẫn đến mối quan hệ công việc thành công, vì vậy nếu bạn thấy thoải mái, hãy có một buổi gặp một-một với sếp để nói về cách giao tiếp và quản lý công việc. Một số người thích bạn báo cáo tất cả mọi thứ, trong khi những người khác chỉ cần nghe những tin quan trọng. Hiểu được cách giao tiếp của sếp sẽ giúp bạn tránh được những lỗi không đáng có trong tuần đầu tiên, đồng thời tạo dựng nền móng cho một mối quan hệ tốt đẹp.


Làm gì trong ngày đầu tiên đi làm?

Vấn đề về trang phục: nên hay không mặc âu phục

Nhớ lại ngày đầu tiên bước chân vào công ty, Thanh ăn mặc hết sức giản dị không khác biệt mấy so với ngày thường, bởi anh cho rằng chuyên môn mới là điều quan trọng, bởi qua thời gian thực tập trước tại công ty anh phát hiện mọi người đều rất tự nhiên trong cách ăn mặc.

Kết quả khi đến báo cáo anh phát hiện anh bạn cùng vào làm với mìnhmặc âu phục, trông rất khác, tôi còn cười đùa với anh ta nhưng thực tế bản thân lại cảm thấy mình hơi thất vọng.

Đến phòng hành chính tập trung, khi thấy đa số đều ăn mặc giống mình, Thanh cảm thấy yên tâm phần nào, trong bụng cười anh bạn trời nóng nực mà mặc thế kia thì đúng là chịu tội!

Nhưng người phụ trách tập huấn của công ty có vẻ không đồng quan điểm, ngược lại anh ta tỏ ra khá hài lòng với anh bạn kia. Phân công anh làm tổ trưởng, sau hơn 20 ngày tập huấn, anh giúp người phụ trách được nhiều việc và nhận được sự khen ngợi hết mực. Sau này khi đi nhận lương, không cần biết tôi ở bộ phận nào, chỉ cần nói vào cùng đợt với anh bạn kia người ta đều hiểu.

Nhắc nhở: Ngày đầu tiên tốt nhất hãy mặc âu phục, dù người khác thế nào bạn cần bày tỏ rõ thái độ của mình, trang phục chỉnh tề vượt lên trên sự biểu đạt của ngôn ngữ.

Nếu tự cho mình là sinh viên, đừng mong người khác coi bạn là “ đồng nghiệp

Tôi có thói quen, gặp người có kinh nghiệm luôn coi là thầy mình, thời gian thực tập và khi đi làm cũng vậy, kết quả trong ngày đầu đi làm, trưởng phòng gọi tôi yêu cầu đọc rõ nội quy của công ty, chỉ khi người có độ tuổi lớn hơn để buổi đạt sự kính trọng mới gọi là thầy, còn đồng nghiệp hãy gọi tên, đến giờ tôi mới hiểu sự thiếu xót của mình!

Dù hiểu rõ nhưng thói quen không dễ thay đổi, ngay cả khi sếp tổng đến mọi người nhanh miệng chào hỏi, tôi vẫn không nói lên lời.

Mọi người nói tôi còn trẻ con quá, nhưng không có ý trách móc, và không coi tôi là người cùng tầng lớp một cách rõ rệt. Cộng thêm gương mặt non , vóc người nhỏ nhắn của mình, nhiều khách hàng còn tưởng tôi là thực tập sinh. Bởi vậy đồng nghiệp rất quan tâm, chăm sóc tôi nhưng bản thân tôi lại không cảm thấy hài lòng, vì sự chăm sóc này cho thấy tôi có thể mất đi cơ hội độc lập và gánh vác trách nhiệm trong công việc, cơ hội làm việc không có liệu tôi có khả năng thể hiện năng lực của mình?

Nhắc nhở: Hãy điều chỉnh lại tâm lý của bạn, có thể tự tập luyện trước. Và chuyển đến đồng nghiệp thông điệp: bạn là người cùng hợp tác và làm việc với mọi người, bao hàm cả văn hóa doanh nghiệp, giao tiếp, xưng hô trong công ty cần tuân theo qui tắc chung, học hỏi đồng nghiệp cũ nhưng vẫn độc lập trong công việc. Đặc biệt khi bạn đã từng thực tập ở công ty, khi làm việc chính thức hãy có sự phân biệt rõ ràng để mọi người và bản thân bạn biết.

Cho mọi người biết bạn là ai!

Thực tế đôi khi cái tên của bạn lại trở thành lời bàn ra tán vào của đồng nghiệp, thậm chí bị cười nhạo, nếu sự nghiệp của bạn bắt đầu trong tình huống này, bạn cần xử trí ra sao?

Dù bạn ra sức biện minh đều vô nghĩa bởi dường như ấn tượng ban đầu đều khó bị thay đổi.

Nhắc nhở: Khi giới thiệu tên với mọi người hãy coi đó là thương hiệu để quảng cáo chính bạn, tên bạn là độc nhất vô nhị và quan trọng hơn để mọi người biết đến bạn. Nếu đồng nghiệp mơ hồ về chính tên bạn thì liệu họ có quan tâm đến bạn, và bạn sẽ mất đi thương hiệu của riêng mình!

Trong lần đầu gặp gỡ, thực chất đối phương muốn làm quen với bạn, khi người khác có ý muốn này hãy cho họ nhớ rõ bạn là ai là giúp họ nhớ tên bạn một cách dễ dàng.

Cho thấy bạn được đào tạo bài bản

Hồi ức về ngày đầu đi làm còn khá rõ không tâm trí Lan. Chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên, cô đến công ty từ rất sớm. Ngày đầu tiên công việc không có nhiều, chủ yếu được phân công xem tài liệu, làm quen với môi trường làm việc và cùng đồng nghiệp đi họp. Mọi công việc cấp trên giao đều được cô hoàn thành ngay sau đó. Dù thời gian rãnh rỗi khá nhiều nhưng cô không dám lên mạng hoặc gọi điện thoại.

Lúc đó có đồng nghiệp từ bộ phận khác đền photo tài liệu, cô vui vẻ yêu cầu anh ta đăng ký, anh ta có vẻ không hài lòng, nhưng theo qui định công tybuộc cô phải làm vậy. Vì tài liệu khá nhiều, anh ta bắt đầu nói chuyện với cô. Co trả lời với thái độ hòa nhã và theo đúng quan điểm cá nhân, cho anh biết mình cần thực hiện mọi việc theo qui định tronggiờ làm việc.

Sau này cô mới biết, người đồng nghiệp ấy chính là sếp tổng của công ty, hôm đó máy photo bị hỏng, anh ta mới tự mình đi in tài liệu.

Điều này có lợi gì? Thực tế, sếp không trực tiếp nói với cô hành động của mình là rất tốt, nhưng qua thái độ, Lan biết sếp khá hài lòng với cách làm của cô. Điều này giúp cô yên tâm làm việc.

Nhắc nhở: Ngay từ đầu bạn cần có ý thức xây đựng sự nghiệp cho chính mình. Mục tiêu lớn là: không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng tố chất chuyên nghiệp.

Kết luận : Ngay từ ngày đầu làm việc hãy lắng nghe lời khuyên từ bạn bè và đồng nghiệp có kinh nghiệm đi trước, điều này rất hữu ích cho công việc của bạn:

-Ngày đầu đi làm, tốt nhất tìm được bản đồ cơ cấu và thông tin làm việc của công ty, như vậy bạn có thể dễ dàng nắm được tên đồng nghiệp dù họ ở bộ phận nào hay phương diện nào đôi lúc bạn cũng cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ họ.

-Chớ nên đến muốn ngay ngày đầu tiên và không nên sớm rời khỏi văn phòng dù bạn không cần phải làm gì.

-Mỉm cười và chào hỏi mỗi đồng nghiệp, ngay cả bảo vệ.

-Chú trọng làm việc và tiết kiệm lời.

-Không nên thể hiện quá tích cực, nếu không đồng nghiệp sẽ thấy rất khó xử.

-Bắt đầu từ công việc nhỏ nhất và kiên nhẫn làm việc.


Nếu bạn còn chưa chắc chắn mình phải làm gì và không nên làm gì, hãy xem 10 bước sau để có ngày đầu tiên làm việc thành công.

10, Hãy ngủ đủ giấc trước khi đến công ty

Mẹ của bạn đã đúng khi bảo bạn ngủ sớm vào đêm hôm trước. Bạn sẽ muốn đầu óc mình tỉnh táo và minh mẫn khi gặp hàng tá người mới, tiếp thu những thông tin về công việc, hay đặt password cho máy tính và cả việc tìm đường đến WC nữa!

Nhưng có một điều mẹ bạn không biết đó là một đêm ngủ đủ giấc không thể bù lại cho 3 (hoặc nhiều hơn) tháng thức đêm và ngủ ngày. Bạn cần phải huấn luyện lại cơ thể mình, ngủ và thức hợp lý trong khoảng hai tuần trước khi đi làm để đồng hồ sinh học thay đổi theo lịch sinh hoạt mới.

9, Kiểm tra đường đi đến cơ quan

Bất kể bạn đi xe máy, xe đạp, xe buýt hay đi bộ đến chỗ làm, hãy thử đi đến cơ quan trước ngày “quan trọng”. Một khi bạn đã ước tính được khoảng thời gian chính xác để đến công ty, hãy cộng thêm 15 phút tắc đường vào đó cho chắc ăn. Đến sớm không bao giờ có hại, nhưng đến muộn vì tắc đường luôn là lý do không thể chấp nhận được.

8, Ăn sáng đầy đủ


Mỗi nơi đều có qui định ăn trưa khác nhau. Có nơi bạn sẽ được ăn trưa thoải mái tự do, nhưng cũng có những nơi bạn phải vừa ăn vừa làm việc. Bạn cũng có thể phải ăn trưa với sếp ngay trong ngày đầu tiên, nhưng ai biết bạn sẽ phải nhịn đói hay không? Cách tốt nhất khi bạn chưa biết về qui đinh ăn trưa là ăn sáng đầy đủ để có năng lượng làm việc cho cả ngày.

7, Tìm hiểu về công ty

Một cách chắc chắn để gây ấn tượng với sếp là thể hiện sự hiểu biết rõ ràng về công ty. Điều này rất dễ dàng với internet. Bạn nên truy cập vào trang web của công ty cũng như của đối tác, và đọc những thông tin mới nhất.

Bạn không cần phải thể hiện hiểu biết về các thông tin đó một cách tùy tiện, tránh phát ngôn lung tung trước mặt cấp trên. Nếu sếp bạn là một nhân vật nổi tiếng, hãy tìm hiểu về sếp, nhưng chỉ nên dừng ở những thông tin liên quan đến công việc. Tự dưng hỏi chuyện sếp về đời tư cá nhân sẽ khiến bạn trông giống như một kẻ bám đuôi kỳ cục.

6, Ăn mặc đúng cách

Mỗi văn phòng đều có một qui định về cách ăn mặc riêng. Hãy chú ý cách mọi người ăn mặc khi bạn đi phỏng vấn. Để cho chắc, bạn có thể hỏi nhân viên quản lý nhân sự của công ty, song cũng không nên quá nghiêm túc hơn mức cần thiết.

5, Ghi chép

Ngày đầu tiên là một cơn lốc của gặp gỡ, giới thiệu và hướng dẫn. Bạn có thể gặp vài ba người tên giống nhau, nhận được một quyển thông tin dày như từ điển hay học về 30 cách chữa máy photo khi bị kẹt giấy. Vậy nên hãy ghi chép lại và bạn sẽ không phải hối hận về sau. Tên và vị trí là những thứ quan trọng nhất, vì mọi người sẽ nghĩ họ đủ quan trọng để bạn nhớ tên. Bạn có thể ghi chép các thông tin vào chiếc smartphone của mình, hoặc ghi vào một cuốn sổ nhỏ (cách tốt nhất).

4, Đừng (vội) là chính mình

Tự kiểm soát là thứ bạn cần nhớ. Đối với những người năng nổ nhiệt tình và hay to mồm, hãy kín tiếng một chút. Bạn không muốn bị người khác kỳ thị phải không? Ngược lại, nếu bạn trầm tính và thích yên lặng, hãy cố gắng tỏ ra hoạt bát và cười nhiều. Bạn cũng đừng nên đùa quá lố. Kể cả khi một người khác đầu trò, đừng vội tham gia vì bạn chưa biết nên dừng lại ở đâu, đặc biệt khi có mặt sếp ở đó. Cuối cùng, dù cho bạn làm gì thì cũng không được than vãn về công việc như thể nó không xứng với bạn. Một khi bạn chứng minh được khả năng của mình, mọi người sẽ cho bạn thử sức với những việc thú vị hơn.

3, Muốn biết phải hỏi

Không có câu hỏi nào là ngu cả. Tôi đùa đấy. Nhưng bạn nên hỏi kỹ mọi thứ nếu không muốn phá hỏng việc được giao ngay trong ngày đầu tiên. Khi nhận việc từ sếp, hãy cố gắng nắm hết các chi tiết ngay trong buổi họp đầu tiên đó. Bạn sẽ không bị coi là ếch đâu, điều đó sẽ thể hiện sự chú ý và cẩn thận. Trong quá trình làm việc và gặp vấn đề nan giải, đừng ngại bước vào văn phòng và hỏi sếp. Nhưng đừng làm điều đó 5 phút một lần vì sếp sẽ thấy khó chịu. Nếu bạn rảnh rỗi vì xong việc sớm, đừng lên facebook mà hãy hỏi xem có việc gì mình có thể giúp đươc không. Bên cạnh việc tạo ấn tượng tốt, bạn sẽ có thể được mời đi ăn trưa nữa đấy.

2, Im lặng là vàng

Đây là cách tốt nhất để có được sự tin tưởng của mọi người. Hãy thể hiện sự tôn trọng bằng việc lắng nghe ý kiến của họ. Kể cả khi bạn có một ý tưởng tuyệt vời, hãy giữ cho mình và đợi đến khi bạn thành “ma cũ” hãy nói.

1, Hướng đến sự thống nhất

Sếp không biết đọc ý nghĩ và bạn cũng vậy. Sự giao tiếp rõ ràng là chìa khóa dẫn đến mối quan hệ công việc thành công, vì vậy nếu bạn thấy thoải mái, hãy có một buổi gặp một-một với sếp để nói về cách giao tiếp và quản lý công việc. Một số người thích bạn báo cáo tất cả mọi thứ, trong khi những người khác chỉ cần nghe những tin quan trọng. Hiểu được cách giao tiếp của sếp sẽ giúp bạn tránh được những lỗi không đáng có trong tuần đầu tiên, đồng thời tạo dựng nền móng cho một mối quan hệ tốt đẹp.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý