Các loại trà tốt cho sức khỏe

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các loại trà tốt cho sức khỏe

18/04/2015 05:39 PM
1,365
Trà là thứ thức uống vừa cực kỳ dễ chịu lại có tính trị liệu, có thể dùng để điều trị một số bệnh. Có rất nhiều loại khác nhau, và mỗi loại lại có những công dụng khác nhau.

Mời các bạn tham khảo 8 loại trà khác nhau và những tác dụng chữa bệnh của chúng dưới đây:

1. Trà xanh

Trà xanh đang ngày càng trở thành thứ đồ uống phổ biến, đặc biệt nó có tác dụng tăng năng lượng và giảm cân. Loại trà là này rất tốt cho sức khỏe, bởi quy trình chế biến và pha trà không làm mất đi các chất enzim. Nó cũng được coi là chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.





2. Trà đen

Chè đen có lẽ là loại trà phổ biến nhất, và có rất nhiều loại. Tuy nhiên, các loại trà đen đều có nhiều điểm chung. Các loại trà rất tốt cho hệ miễn dịch và có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường.




3. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một lựa chọn phổ biến và nổi tiếng là tốt. Nó là một trong những loại trà thảo dược được dùng rộng rãi. Trà hoa cúc có tính dịu, có thể giúp làm dịu căng thẳng và lo lắng khi bạn đang căng thẳng, bởi vì nó thực sự hoạt động như một loại thuốc an thần tự nhiên. Tức là nó cũng có tác dụng với chứng mất ngủ và bồn chồn.




4. Trà gừng

Không phải ai cũng thích trà gừng, bởi nhiều người không thích mùi và vị của nó. Tuy nhiên, loại trà này rất hữu ích với những vấn đề tiêu hóa. Nó có thể làm dịu đi những cơn đau dạ dày một cách siêu nhanh. Đồng thời nó còn làm giảm các cơn đau trong chu kì nguyệt san hàng tháng của chị em.




5. Trà nữ lang (Valerian)

Trà nữ nang là một loại trà thảo dược. Nó có tác dụng như một loại thuốc an thần tự nhiên, và kết quả là đem lại năng lượng cho người uống. Nếu bạn đang căng thẳng, mất ngủ, cảm thấy lo lắng, hoặc thậm chí bị đau đầu, loại trà này có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những khó chịu đó. Tuy nhiên, khác với trà hoa cúc, nó sẽ không làm cho bạn cảm thấy chán hoặc buồn ngủ.




6. Trà sâm

Loại trà này rất thơm, nhờ các loại tinh dầu ở nồng độ cao có trong trà. Cũng có thể coi loại trà này có những vị thuốc. Trà sâm không những tốt cho hệ miễn dịch mà nó còn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, ở một khía cạnh nào đó, người ta đánh giá trà sâm có tác dụng chống ung thư và tăng khả năng tình dục.




7. Trà bách xù (Juniper)

Trà bách xù là một loại trà thảo dược hữu ích. Cụ thể, nếu bạn dễ bị đầy hơi, chẳng hạn như khi bạn đang thời kỳ kinh nguyệt của mình, thì loại trà này có thể giúp bạn dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể thường xuyên dùng loại trà này để ngăn ngừa khả năng bị viêm bàng quang, mà là cực kỳ hữu ích.




8. Trà bồ công anh

Bồ công anh có tác dụng y tế, tốt cho khỏe mạnh, và hữu ích hơn nhiều so với những gì hầu hết mọi người vẫn nghĩ. Thực tế là các hoa bồ công anh có chứa canxi và kali nên trà bồ công anh cũng rất hữu ích. Nó giúp cho hệ tiêu hóa. Và đặc biệt, nếu bạn đã ăn một bữa ăn thật “nặng nề” thì bạn nên uống trà bồ công anh, bạn sẽ thấy tốt hơn rất nhiều.




Cách đây gần 2000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc giúp con người khoẻ và trẻ hơn. Ngày Tết hãy cùng bạn bè nhâm nhi bên tách trà nóng, vừa có ý nghĩa gắn chặt tình cảm, thư giãn vừa có thể phòng ngừa và chữa bệnh.

1. Trà gừng

Lấy ít lá chè, vài lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Ngoài ra, trà gừng còn có tác dụng chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng. Theo Đông y, gừng tươi có vị cay, tình ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị.

2. Trà lá sen



Lá sen khô 60g, lá chè 60g tán thành bột, pha nước sôi lấy nước uống hằng ngày. Tác dụng giả nhiệt, làm mát lá lách, tiêu thấp, giảm mỡ, giảm béo, hay chóng mặt, nhức đầu, mạch căng, hay gặp ở người bị mỡ máu cao.

3. Trà muối

Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm... Về mùa hè, chúng ta nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào kinh: thận, tâm và tỳ. Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.

4. Trà hoa cúc

Tuỳ lượng, tuỳ thích, chúng ta có thể lấy lá chè xanh với hoa cúc trắng hãm nước sôi uống nguội. Tác dụng của trà hoa cúc bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.

5. Trà mật ong

Cho lá chè vào túi vải hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Trà có tác dụng chữa viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.

6. Trà vỏ chanh

Uống trà nóng với vài lát vỏ chanh có tác dụng giảm nguy cơ bị ung thư da.

7. Trà vỏ quýt

Lấy vỏ quýt đem sấy khô, khi muốn uống thì hãm cùng với trà. Do vỏ quýt có chứa nhiều Vitamin C nên loại trà này có tác dụng chữa ho đờm, giả độc do ăn tôm cá



Cách pha trà tốt cho sức khỏe

Muốn uống được một ly trà ngon ngoài trà ngon, nước tinh khiết, cần nắm vững kỹ thuật pha trà. Như thế sẽ có trà ngon lại tốt cho sức khỏe.

Tùy từng loại trà có những cách pha chế khác nhau để có hương vị riêng
Tùy từng loại trà có những cách pha chế khác nhau để có hương vị riêng.

Trà xanh - pha liền uống liền

Trà xanh có công dụng bảo vệ sức khỏe, chống ô xy hóa, tẩy trừ gốc tự do, chống lão hóa, chống vi-rút… là bởi vì trong lá trà xanh có nhiều chất Polyphenols. Nếu pha trà xanh với nhiệt độ nước sôi quá cao hoặc thời gian quá dài, chất polyphenols sẽ bị phá hủy, nước trà sẽ chuyển thành màu vàng và hương thơm của trà cũng sẽ bốc hơi bay đi.

Thông thường, nước pha trà có nhiệt độ khoảng 80oC là tốt nhất, thời gian pha tốt nhất từ 2-3 phút, pha liền uống liền. Tỉ lệ giữa trà và nước cũng phải thích hợp với tỉ lệ 1:50, thường dùng 3g trà để pha với 150ml nước, nước trà sau khi pha là màu xanh trong giữa nhạt và đậm. Trà vàng và trà trắng cũng pha theo phương pháp tương tự.

Trà hồng- pha lâu càng có lợi cho sức khỏe

Khác với trà xanh, dùng nước sôi ở nhiệt độ cao pha trà hồng thì mới có thể thúc đẩy làm cho chất bảo vệ sức khỏe Flavonoids trong trà hồng được tan ra hết trong nước, như thế làm cho vị trà càng ngọt và hương thơm của trà càng nồng, đồng thời còn phát huy được hết các chức năng bảo vệ sức khỏe của trà hồng.

Vì vậy, khi pha trà hồng tốt nhất nên dùng nước sôi, pha và ngâm trà càng lâu càng tốt, thông thường khoảng 5 phút là tốt nhất. Lượng nước để pha trà hồng tương đương như trà xanh.

Trà Ô long- cho nhiều lá trà

Khi pha trà Ô long thì cũng pha bằng nước thật sôi, tuy nhiên dung lượng trà phải nhiều, thông thường là khoảng 10g, pha lên có dung tích giống như trà chiếm đầy ấm. Trà ô long có thể pha và rót khoảng 5-6 lần nước, thời gian từ ngắn đến dài, khoảng từ 2 phút đến 5 phút là tốt nhất.

Trà đen - trọng tâm ở trà đặc

Trà Phổ Nhĩ (một loại trà rất tốt cho sức khỏe, đặc sản của tỉnh Vân Nam- Trung Quốc)

là một loại trà đen phổ biến, thuộc loại trà lên men sau, nguyên liệu thô, dày. Đặc trưng của trà đen ở chỗ “càng để lâu càng cũ, càng thơm” , cho nên phải pha bằng nước thật sôi mới có thể làm cho thành phần trong trà chiết xuất ra hết.

Lần đầu tiên pha trà đen cần phải nhanh chóng rửa trà trong vòng 10 giây, tức là rửa trà trước sau đó mới cho trà vào cốc, rót nước sôi vào, chờ một lúc rót nước trà ra, sau đó lại rót thêm nước sôi vào, đậy nắp lại, như thế mới có thể lọc được những tạp chất trong trà và làm cho hương thơm càng nồng.

Thời gian pha trà rót thêm nước ở lần sau thường là khoàng 5 phút.


6 loại trà cực tốt cho sức khỏe



Trà là loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới, chỉ xếp sau nước- với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là 6 lựa chọn hàng đầu dành cho các bạn.

1. Trà đen:

Đây là loại trà phổ biến nhất chiếm 75% lượng tiêu thụ trên toàn thế giới. Giống như nhiều loại trà ở đây, chúng được làm từ những lá trà  Camellia sinensis, và phải trải qua một quá trình: thu hoạch, lên men, sấy khô và nghiền nát. Trà đen có vị hơi đắng và chứa hàm lượng cà phê in cao nhất: khoảng 40 mg/tách.

(Với cà phê thì khoảng 50- 100 mg/tách).

- Lợi ích về sức khỏe: trà đen có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa có tên là  theaflavins và thearubigins- có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol. Các nhà nghiên cứu còn cho biết: những người hàng ngày có uống từ 3 tách trà đen trở lên sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ đến 21%.

2. Trà xanh:

Trà xanh có vị ngọt hơn trà đen. Lá của chúng đươc phơi khô và xử lí nhiệt độ ngay sau khi hái mà không có quá trình lên men. Chúng có chứa khoảng 25 mg cà phê in/tách.

- Lợi ích về sức khỏe: trà xanh có chứa chất chống oxy hóa có tên là catechin- giúp con người có thể tránh được từ căn bệnh ung thư đến tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy mỗi ngày đều đặn uống trà xanh sẽ giúp làm giảm nguy cơ tim mạch đến 10%.

3. Trà Ô-long:

Trà Ô long cũng giống như trà đen nhưng thời gian lên men có ngắn hơn, do đó hương vị của chúng cũng đậm đà hơn. Một tách trà Ô-long có chứa khoảng 30 mg cà phê in.

- Lợi ích về sức khỏe: loại trà này có thể giúp làm giảm cân. Theo chuyên gian dinh dưỡng Baer thì “trà Ô-long kích hoạt một loại enzyme có tác dụng hòa tan các chất béo trung tính, một dạng được tích trữ trong các tế bào chất béo”.

Một nghiên cứu cũng đã chứng minh” những người phụ nữ có uống trà Ô-long sẽ đốt được lượng calo nhiều hơn trong khoảng 2 tiếng so với những phụ nữ chỉ uống nước.





4. Trà trắng:

Lá trà được thu hoạch ngay khi còn non nên trà trắng có hương vị nhẹ hơn so với các loại trà khác. Chúng chứa khoảng 15 mg cà phê in/tách. Loại trà này cũng chứa thành phần chất chống oxy hóa cao hơn so với trà túi- do lá của chúng không bị chế biến nhiều.

- Lợi ích về sức khỏe: trà trắng cũng là loại mang đến nhiều giá trị sức khỏe khác. Joe Simrany- chủ tịch Hiệp hội trà Hoa Kỳ cho biết: chúng có khả năng giúp con người đối phó với căn bệnh tim mạch và ung thư. Chúng cũng rất tốt cho những người bị tiểu đường.

Ngoài ra một số nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy: việc tiêu thụ trà trắng đã giúp cải thiện sự dung nạp gluco và giảm nồng độ cholesterol xấu bên trong cơ thể.

5. Trà ướp hương:

Là loại trà được ướp thêm các loại hương bổ sung như: quế, cam, nhài, oải hương, sen…Phổ biến trong các loại trà đen, xanh và trắng.

- Lợi ích về sức khỏe: loại trà này cũng có những lợi ích về sức khỏe so với loại không được ướp hương.

Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý là không nên dùng loại có chứa đường đóng trong chai. Có một số loại hàm lượng chất chống oxy hóa khá thấp nên có khi bạn phải uống với một số lượng lớn.

6. Trà thảo dược:

Về mặt kỉ thuật thì trà thảo được không còn là trà nữa, bởi chúng là sự kết hợp của trái cây khô, hoa và thảo dược. Loại trà này không chứa cà phê in.

Bạn nên tránh các loại trà thảo dược có chức năng giảm cân, bởi chúng có chứa thành phần nhuận tràng rất nguy hiểm

- Lợi ích về sức khỏe: mặc dù các công trình nghiên cứu về loại trà này không nhiều bằng các loại trà truyền thống, tuy nhiên cũng có một công trình được đăng tải trên tờ Journal of Nutrition cho thấy: việc uống 3 tách trà dâm bụt mỗi ngày sẽ giúp làm hạ huyết áp, trà hoa cúc giúp tăng cường giấc ngủ và trà bạc hà giúp ổn định bao tử.


Không chỉ là đồ uống giải nhiệt, nâng cao hương vị cuộc sống, trà xanh còn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác nhau tạo thành những bài thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Dưới đây là một số loại trà thuốc vừa đơn giản, dễ chế biến nhưng lại có công hiệu đáng ngạc nhiên.

1. Trà giấm

Cách làm: Lấy 5g lá chè xanh rửa sạch, sau đó cho vào hãm cùng 1ml giấm ăn khoảng 5 phút, uống nóng sau bữa ăn.

Công dụng: điều hòa dạ dày, tránh gây ợ chua khó chịu, trị kiết lị, máu đóng cục, đau răng, và có tác dụng giảm đau hiệu quả.

2. Trà đường

Cách làm: Lấy 2g lá chè xanh, 10g đường đỏ hãm ấm trà khoảng 5 phút, uống sau bữa ăn.

Công dụng: Bổ khí, trị tiêu hóa kém, khó đại tiện, lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.


Chữa bệnh bằng các loại trà - Tin180.com (Ảnh 1)
Trà chanh mật ong

3. Trà muối

Cách làm: Lấy 3g lá chè tươi (hoặc lá trà khô), 1g muối ăn hãm trong nước sôi khoảng 7 phút, uống sau mỗi bữa ăn.

Công dụng: Tiêu viêm, sáng mắt, thanh nhiệt, tốt cho cổ họng, trị ho nhẹ, vết thương nhiễm trùng, đau họng, viêm chân răng, đau mắt đỏ…

Nên thường xuyên uống loại trà này về mùa hè để đề phòng chứng rối loạn điện giải vì mất nước do ra mồ hôi quá nhiều. Những đối tượng như dân văn phòng, người huyết áp cao, ít ra mồ hôi nên hạn chế dùng loại trà thuốc này.

4. Trà mật ong

Cách làm: Lấy 3g lá chè, 5ml mật ong cho vào nước nóng hãm khoảng 5 phút, uống nóng ngay sau bữa ăn.

Công dụng: Giải nhiệt, dưỡng huyết, nhuận phổi lợi thận, trị chứng suy nhược thần kinh, suy giảm chức năng dạ dày, viêm lợi, viêm chân răng.

5. Trà sữa

Cách làm: Sau khi hãm ấm trà nóng, cho thêm chút sữa tươi, tỷ lệ 2 trà, 1 sữa rồi uống nóng. Cho thêm chút đường trắng thì càng tốt.

Công dụng: bổ tỳ, lợi vị, mắt sáng, thích hợp cho những người có thể chất yếu, tiêu hóa không tốt, mắc các bệnh mãn tính khó chữa.


Chữa bệnh bằng các loại trà - Tin180.com (Ảnh 2)



6. Trà hoa cúc

Cách làm: Lấy 2g lá trà, 2g hoa cúc trắng hãm với nước sôi, uống nguội.

Công dụng: Bổ gan, sáng mắt, thanh nhiệt giải độc, chống lão hóa, tăng huyết áp, chữa đau đầu, ho và đau họng hiệu quả.

7. Trà táo đỏ

Cách làm: Cho 5g lá chè hãm cùng với khoảng 10 quả táo đỏ trong vòng 7 phút, uống nóng sau bữa ăn.

Công dụng: Bổ tỳ, lợi khí, trị chứng đi tiểu nhiều ban đêm, không có cảm giác thèm ăn, ăn kém, khó chịu trong người.


Chữa bệnh bằng các loại trà - Tin180.com (Ảnh 3)


8. Trà vỏ quýt

Cách làm: Vỏ quýt thái lát mỏng phơi khô. Lấy 3-6g vỏ quýt khô, 5g lá trà xanh hãm nước nóng khoảng 20 phút, có thể uống khi nào tùy thích hoặc uống thay nước.

Công dụng: Nhuận phổi, tiêu đờn, trị ho, viêm họng hiệu quả.

9. Trà tỏi

Cách làm: Lấy 1 củ tỏi giã nhuyễn, 60g trà hãm với nước sôi để uống cả ngày, uống liên tục trong 7 ngày liên tiếp sẽ thấy ngay hiệu quả.

Công dụng: Chữa bệnh ly amip mãn tính, sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc, long đờm, ho lâu ngày, đau rát cổ họng.

10. Trà hành

Cách làm: Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ và 2-3 nhánh hành tươi cho vào đun sôi, uống nóng.

Công dụng: Chữa cảm cúm hiệu quả. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Có tác dụng làm thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt và bổ ngũ tạng.


Ngoài chè xanh, có những loại chè khác cũng rất có lợi cho sức khỏe. Hãy tham khảo một số loại chè chúng tôi giới thiệu dưới đây:

Thảo quyết minh

Thuốc đông y vị thảo quyết minh có tác dụng kiện vị lợi tiểu, giúp chữa cao huyết áp, đi táo thường xuyên, rất thích hợp cho người có tuổi vừa bị cao huyết áp vừa bị táo bón.

Đồng thời, nó còn có các tác dụng với bệnh về mắt như ra gió chảy nước mắt, đau mắt đỏ sưng. Nếu dùng thảo quyết minh lâu ngày có thể làm sáng mắt.

Cách dùng như sau: Lấy 20g thảo quyết minh cho vào cốc uống chè, pha như pha chè, để 20 phút sau thì uống, uống hết lại cho thêm nước sôi, uống không hết vẫn có thể để sang ngày thứ hai cho nước nóng vào uống tiếp.

Chè cúc trắng

Hoa cúc trắng có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chống chóng mặt, cơ thể giảm được huyết áp.

Cách dùng: Lấy 1-2 bông hoa cúc trắng khô nguyên vẹn cho vào cốc thủy tinh, cho nước sôi vào, pha với một ít đường để uống.

Nếu hàng ngày dùng hoa cúc trắng, ngâm hoa 6-7g, pha nước sôi, chữa được cao huyết áp. Uống khoảng 3-7 ngày, các chứng mất ngủ, đau đầu, chóng mặt sẽ giảm nhẹ, huyết áp cũng giảm xuống mức bình thường.



 



Vỏ lạc và lá lạc

Rửa sạch vỏ lạc, sắc lấy nước đặc uống thay chè, có tác dụng rất tốt đối với người bệnh vành tim, xơ cứng động mạch, cao huyết áp và giúp giảm lượng choresterol trong máu. Hàng ngày, dùng lá lạc tươi 30g (lá khô dùng 15g), sắc nước thay chè sẽ rất tốt.

Lá cây hồng

Lá cây hồng có nhiều vitamin C, carôtin, vitamin P và coolin, đặc biệt có một loại chất có tác dụng chống vi khuẩn, giải độc. Dùng lá cây hồng pha với nước uống cũng có tác dụng với những người bị huyết áp cao, xơ cứng động mạch, lợi tiểu, giảm bớt chứng tay chân tê cứng, kích thích ăn uống, giúp ngủ ngon, ngăn chặn sự phát triển của các hắc tố giúp chống nám mặt.

Vỏ quýt

Trong vỏ quýt có chứa nhiều vitamin C. Đem vỏ quýt sấy khô, đem pha như pha trà, không những bổ sung vitamin C cho cơ thể mà còn có thể chữa ho đờm, giải độc do ăn cá tôm. Trong dân gian thường dùng vỏ quýt, gừng tươi, đường phen pha với nước nóng chữa ho do cảm phong hàn.

Vỏ đỗ răng ngựa hoặc đậu tằm

Dùng vỏ đỗ răng ngựa hoặc đậu tằm ngâm thuốc nóng uống thay trà chữa bệnh phù (thủy thũng), lợi tiểu; rang vàng, ngâm nước nóng, uống có thể kích thích tiêu hóa, kiện vị giải khát.



 



Tâm hạt sen

Tâm hạt sen có tác dụng trợ tim, giảm huyết áp, người bị bệnh cao huyết áp hàng ngày dùng một ít tâm hạt sen ngâm nước nóng uống sẽ có tác dụng ổn định huyết áp.



(ST).
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý