Giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

18/04/2015 06:12 PM
6,312

Quan tâm đến con ngay từ trong bụng me cho thấy việc làm như thế nào để giúp con thông minh ngay từ trong bào thai đang là vấn đề được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều cha mẹ chưa thể tìm được câu trả lời cho mình.

Boăn khoăn cách giúp con thông minh
Đến với chương trình tư vấn, bạn Thanh Lam, 24 tuổi hỏi bác sĩ: Em đang mang thai tuần thứ 13. Em cũng đã nghe nói về thai giáo nhiều lần và cũng có tìm hiểu qua một số nguồn biết cách giúp bé trở nên thông minh hơn ngay từ trong bụng mẹ như cho bé nghe nhạc cổ điển, trò chuyện với bé để bé cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ... Vậy thai giáo trong từng giai đoạn phát triển thai nhi như thế nào cho đúng?

Giai đoạn thai kỳ là cơ hội vàng để kích thích trẻ thông minh hơn

Có khá nhiều thắc mắc, bạn Đinh Thị Hồng Thúy, 26 tuổi, Yên Bái, Vũng Tàu hỏi: Em mang thai được 12 tuần, em nên ăn những thực phẩm gì sẽ giúp bé thông minh? Em có nghe nói, cho bé nghe nhạc trong quá trình mang thai rất tốt cho sự phát triển trí não của bé, nhưng nên nghe loại nhạc gì và nghe như thế nào là đúng? Có thể cho bé nghe loa ngoài được không hay nhất thiết phải dùng tai phone úp lên b���ng mẹ bé mới nghe được ạ?
Theo Tiến sĩ Lê Thị Thu Hà, Phó khoa sản A Bệnh viện Từ Dũ: “Để cho bé khỏe mạnh thông minh, các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe bản thân tốt, nên khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết. Em nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Song song, mẹ nên cho bé nghe nhạc từ sau tuần lễ thứ 18 sẽ kích thích phát triển trí não của trẻ. Mẹ nên chọn những loại nhạc có âm hưởng êm dịu du dương, những bài hát ru, những câu hò, dòng nhạc đồng quê. Ngay cả những tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót, những câu chuyện kể cũng có tác động tích cực đến nhân cách bé sau này. Em có thể cho bé nghe nhạc từ đĩa hát để cả gia đình cùng nghe với âm lượng vừa phải. Nếu ở phòng làm việc, để tránh ảnh hưởng đến mọi người em có thể mang đai chuyên dụng nghe nhạc dành cho bà bầu.
Bố mẹ thường xuyên âu yếm vuốt ve và nói chuyện với bé cũng giúp bé phát triển về chỉ số thông minh cũng như chỉ số cảm xúc về sau.
Ngoài ra, tinh thần người mẹ thoải mái, gia đình hạnh phúc và tràn đầy niềm vui và tiếng cười góp phần không nhỏ đến phát triển trí não của trẻ.”
Dinh dưỡng cũng được quan tâm không kém

Chế độ dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ thông minh hơn ngay từ trong bụng mẹ

Không chỉ quan tâm đến các tác động từ bên ngoài, các bậc cha mẹ cũng có hàng loạt câu hỏi tập trung vào yếu tố dinh dưỡng giúp bé có thể thông minh gởi về cho bác sĩ Đào Thị Yến Phi,Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM. Như bạn Nguyễn Thị Như Ngọc, 35 tuổi, Hoàng Hoa Thám, Tân Bình thắc mắc: Tôi đọc báo thấy nói nhiều đến DHA, vậy DHA có vai trò thế nào đến trí thông minh của trẻ sau này? Và bổ sung DHA trong giai đoạn nào được xem là quan trọng và ảnh hưởng tốt nhất đến sự phát triển trí não của trẻ?
Còn bạn Nguyễn Uyển Chi, 28 tuổi, Hà Nội lại mong muốn bác sĩ tư vấn những cách để làm bé phát triển linh hoạt trong bụng mẹ (như tập thể dục, dinh dưỡng, thực phẩm, nghe nhạc, cách cải thiện tinh thần...)
Trong khi đó, khá lo lắng cho tương lai của con bạn Nguyễn Phi Khanh, 34 tuổi hỏi bác sĩ, Ở Việt Nam hiện nay có Trung tâm nào để tư vấn về chế độ dinh dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến Mẹ và Bé không (trong suốt quá trình mang thai cũng như nuôi dưỡng bé khi sinh ra)?
Trả lời cho câu hỏi của các độc giả bác sĩ Đào Thị Yến Phi cho biết, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Có thể tóm tắt một số yếu tố chính yếu sau:
- Dinh dưỡng: Chú trọng đầy đủ chất béo để phát triển hệ thần kinh để chuẩn bị cho trí thông minh của trẻ sau này, canxi để phát triển chiều cao, vitamin và chất khoáng để phát triển các cơ quan. Một số các chất dinh dưỡng được khuyến cáo cụ thể trong thai kỳ là: thực phẩm giàu đạm = 150-200g/ngày, rau xanh = 300g/ngày, trái cây tươi = 250g/ngày, sữa = 2-3 ly/ngày, canxi = 1000mg/ngày, axit Folic = 600mcg/ngày, cholin = 450mg/ngày, sắt = 60mg/ngày, vitamin D = 400mg/ngày... Đặc biệt là DHA = 200mg/ngày.
DHA là một chất béo tham gia vào cấu trúc của tế bào thần kinh và thị giác nên nhu cầu thường rất cao trong giai đoạn bộ não của bé đang được hình thành như trong thai kỳ hoặc 2 năm đầu sau sinh. Việc bổ sung DHA trong giai đoạn thai kỳ và cho trẻ dưới 2 tuổi đã được chứng minh rằng có thể giúp gia tăng chỉ số IQ cho trẻ. DHA vốn có nhiều trong trứng, sữa, cá biển béo... Tuy nhiên trong các trường hợp nhu cầu tăng cao như ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ dưới 2 tuổi thì rất khó cung cấp đủ DHA qua chế độ ăn thông thường, vì vậy cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA qua khẩu phần ăn hàng ngày cho các đối tượng trên.
Các thực phẩm cần hạn chế trong thai kỳ: cà phê, trà đặc, nước tăng lực, thuốc lá (kể cả hút thuốc thụ động, tức là chỉ hít khói thuốc do người khác hút). Tuyệt đối không sử dụng bất cứ thức uống có cồn trong thai kỳ.
- Duy trì cuộc sống tinh thần lạc quan, vui vẻ, ít các kích xúc về tinh thần như giận dữ, cáu bẳn, lo lắng... tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, đi bộ nhiều, tránh ngồi một chỗ lâu.
- Cẩn thận trong sinh hoạt: mang giày thấp, quần áo rộng rãi thoáng mát, hạn chế đi xa trong thai kỳ.
- Đi khám thai định kỳ và theo dõi thật sát sự phát triển của thai.


Sau nhiều cuộc nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, ngay từ thời điểm mang thai, bạn đã có thể bắt đầu giao tiếp và kích thích trí thông minh của bé.

Khoảng thời gian trong bụng mẹ chính là thế giới đầu tiên của trẻ, những trải nghiệm khi nằm trong bào thai sẽ mang đến cho bé những nhận thức đầu tiên về cuộc sống quanh mình. Điều này có nghĩa là khoảng thời gian trước khi sinh là thời điểm lý tưởng để thiết lập những cấu trúc cơ bản của não bộ và xây dựng nền tảng bước đầu cho những tiềm năng khác trong tương lai.

Ngoài ra, các nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng chỉ ra rằng các hành động kích thích từ bên ngoài như vuốt ve qua bụng, chạm vào những vật mềm mại, âm nhạc du dương, ánh sáng và độ rung cũng có thể mang lại nhiều cảm giác thú vị cho bé.

Người mẹ tham gia một cách tích cực vào việc giao tiếp và kích thích trí thông minh của em bé ngay từ lúc mang thai sẽ tạo ra một “trường học” ngay trong bụng mẹ và có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển trí thông minh của bé ngay sau khi ra đời.

Đối với những em bé còn nằm trong bụng mẹ, mỗi phút lại có những tế bào não mới được hình thành. Sự kích thích của người mẹ có vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển này. Chẳng hạn, em bé sẽ học được cách thở, cách chuyển động, cách mở mắt, nhắm mắt, tiếp nhận những cảm xúc và chính điều này hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển toàn diện của các bộ phận trong cơ thể bé. Mọi sự kích thích về xúc giác hay thích giác của người mẹ đều là những sự chuẩn bị cần thiết cho sự ra đời của em bé sau này.


Sau đây là một vài gợi ý mà bạn có thể thực hiện trong thời gian mang thai để giao tiếp và kích thích trí thông minh của em bé từ trong bụng:

• Trò chuyện

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là bạn hãy bắt đầu giao tiếp với con mình ngay từ khi bé còn đang nằm trong bụng. Hãy trò chuyện với bé giống như trò chuyện với một người có thể lắng nghe và hiểu được những gì bạn nói. Hãy băt đầu bằng những câu chuyện, những bài hát hay bất kỳ âm thanh sống động nào của cuộc sống. Các chuyên gia cho biết, những lời trò chuyện của người mẹ sẽ giúp bé cảm nhận được giọng nói quen thuộc và bước đầu làm quen với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

• Nghĩ về bé

Đây là một liệu pháp rất kỳ diệu. Dù bạn chưa được nhìn thấy con mình nhưng hãy cố tưởng tượng và suy nghĩ về bé với một tình yêu thương cùng sự vỗ về âu yếm nhất. Các nhà khoa học cho biết, em bé trong bụng có thể cảm nhận được những tình cảm này và nhờ đó, bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ổn định hơn.

• Trang bị cho bé những “kinh nghiệm cuộc sống” từ trước lúc chào đời

Những việc làm hằng ngày, những điều mà bạn trải nghiệm trong thời gian mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Đừng quên chia sẻ với bé những việc xảy ra trong ngày, bạn đã làm được những gì, có những điều gì thú vị và bạn đã rút ra được những bài học gì. Nhiều người cho rằng điều này sẽ không hơi cường điệu nhưng sự thật lại hoàn toàn khác, em bé của bạn sẽ “tích luỹ” được những vốn sống hữu ích từ mẹ và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống của mình sau khi ra đời.


• Quan tâm đến bé

Hầu như mọi bà mẹ đều thường xuyên thể hiện sự quan tâm của mình bằng cách vuốt ve, vỗ nhẹ hoặc khẽ chạm vào bụng mình như một cách tiếp xúc với em bé. Có thể đây chỉ là một hành động vô thức nhưng lại chính là một cách tiếp xúc hiệu quả về mặt thể chất và là cách giao tiếp hiệu quả với em bé trong bụng. Có nhiều cách khác nhau để bạn cho em bé thấy rằng bạn luôn quan tâm đến sự hiện hữu của bé, bên cạnh việc cho bé nghe nhạc, vuốt ve hay nói chuyện, bạn có thể cho em bé trong bụng đắm mình trong vòi sen, kết hợp với bàn tay nhẹ nhàng xoa đều quanh bụng… những cách thư giãn như thế này không chỉ tốt cho bạn mà còn có tác dụng tích cực đối với em bé.

• Thư giãn và tránh stress

Sự căng thẳng của người mẹ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Trong khoảng thời gian này, em bé hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ không chỉ về thể chất mà còn về tâm lý, tình cảm. Khi nằm trong bụng, tâm lý, tình cảm cảm của bé cũng mỏng manh như thể chất của bé. Vì vậy, dù thế nào, bạn cũng nên kiểm soát cảm xúc và giữ một trạng thái tâm lý cân bằng, thoải mái nhất, điều nàu sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển về thể chất, tình cảm và tâm lý của em bé sau này.

Điều cuối cùng là bạn hãy kiên nhẫn vì có thể cần một thời gian để em bé làm quen với những kích thích của bạn và chính bạn cũng cần thời gian để hình thành thói quen tiếp xúc, trò chuyện với con hằng ngày. Một khi bạn đã quen với việc này và tiến hành một cách đều đặn, chắc chăn nó sẽ có tác động rất tích cực đến trí tuệ, cảm xúc và thể chất của em bé trong bụng.


Ngày càng nhiều bà mẹ quan tâm đến phát triển trí não cho con, song không phải ai cũng biết thời kỳ thai nhi rất quan trọng. Khoa học đã chứng minh, não bé bắt đầu phát triển khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ, sau đó tiếp tục hoàn thiện dần. Các nghiên cứu chỉ ra, thời gian não của bé phát triển nhanh nhất là 3 tháng cuối thai kỳ và 6 tháng đầu sau khi sinh. Trong đó, khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ là lúc não trẻ lớn rất nhanh về kích thước để đạt 25% trọng lượng não người trưởng thành.

Bác sĩ Lê Thị Yến Phi - Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM.

Để não bé phát triển tốt nhất ở giai đoạn này, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng bên cạnh yếu tố di truyền. Gần đây, người ta cũng thấy rằng kích thích từ môi trường bên ngoài thông qua mẹ trong thời gian mang thai (thai giáo) cũng có ảnh hưởng đến bé. Như vậy, ngoài di truyền là yếu tố không thể thay đổi được, thì mẹ có thể thông qua dinh dưỡng và thai giáo để tăng cường hoặc góp phần cải thiện tiềm năng thông minh của bé ngay từ đầu.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng không hợp lý ở mẹ khi mang bầu dẫn tới tình trạng dinh dưỡng kém ở trẻ, sẽ là nguy cơ rối loạn chức năng não của thai nhi.

Theo số liệu thu thập từ nhiều bệnh viện, nếu trong 3 tháng đầu thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì bé có thể bị suy chức năng não hoặc dị tật ống thần kinh. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, nếu thai nhi tiếp tục suy dinh dưỡng, trẻ sẽ có cân nặng lúc sinh thấp và thể tích não nhỏ. Mẹ bổ sung những dưỡng chất hợp lý, không chỉ đảm bảo sự phát triển bình thường, mà còn là cơ hội giúp bé phát triển trí não ngay từ đầu.





Nghe những bản nhạc du dương là một cách giúp tăng IQ cho trẻ, tuy nhiên còn có rất nhiều việc bạn có thể làm để nâng cao chỉ số IQ của bé ngay từ lúc còn trong bụng mẹ.
Trí thông minh không hoàn toàn được định trước bởi tính di truyền, chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ của mẹ và thậm chí cả tinh thần của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trí não của thai nhi. Để trí não bé có được những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, mẹ hãy ghi nhớ và thực hiện 8 điều cực kỳ đơn giản dưới đây nhé.
Dùng đủ colin (choline)

Chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành mã ngư - là một phần của não trước, nằm bên trong thùy thái dương - có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn. Thai phụ cần khoảng 450mg colin mỗi ngày - việc rất dễ thực hiện vì có rất nhiều loại thực phẩm giàu colin như trứng, thịt bò và các loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa nữa.

Vận động

Một khảo sát gần đây của Đại học Case Western Reserve, của 20 phụ nữ tập thể dục điều độ trong thời kỳ mang thai và 20 phụ nữ tập không thường xuyên hoặc hoàn toàn không vận động cho thấy đến độ tuổi mẫu giáo, các bé có mẹ tập thể dục phát triển tốt hơn về ngôn ngữ và trí thông minh tổng quát.



Tăng cân vừa đủ

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chỉ số IQ của các bé có mẹ tăng 10 - 13kg trong thai kỳ thường cao hơn các bé có mẹ tăng cân nhiều hơn hoặc ít hơn. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của sự ảnh hưởng này có thể là do số cân của mẹ tăng khi mang thai có ảnh hưởng đến trọng lượng của thai nhi, và trọng lượng của thai nhi thì có tương quan với kích thước não bộ và chỉ số IQ. Dù sự khác biệt có thể không quá lớn - chỉ khoảng 1 điểm IQ/0,5kg chênh lệch của trọng lượng lúc bé chào đời (thường là từ khoảng 2,5kg - 4kg) - yếu tố này cũng khiến mẹ quan tâm hơn một chút đến lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lý và sự tăng cân trong thai kỳ.

Thăm khám bác sỹ nha khoa

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng phụ nữ bị nha chu trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng gấp 7 lần khả năng sinh non hoặc sinh bé nhẹ cân. Và các bé này thường có nguy cơ bị chậm phát triển cao hơn các bé sơ sinh khoẻ mạnh khác. Triệu chứng viêm nướu thường sẽ kích thích cơ thể tiết ra các acid béo không bão hoà, có khả năng kích thích quá trình sinh nở. Và cách duy nhất để phòng tránh nha chu là đánh răng thường xuyên, sử dụng chỉ nha hoa và khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng.

Uống vitamin dành cho mẹ bầu

Sự phát triển trí não cũng như sức khỏe của em bé phụ thuộc rất nhiều vào các chất dinh dưỡng mẹ nhận được trong thai kỳ. Chẳng hạn, sự thiếu hụt vitamin B12 hay chất Sắt về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự thông minh của bé. Để đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho bé, mẹ nên uống sữa dành cho phụ nữ mang thai, có chế độ dinh dưỡng đa dạng đồng thời uống bổ sung vitamin và chất sắt theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Chăm sóc bản thân

Mỗi người đều có thể có những ngày không suôn sẻ, nhưng nếu bạn cứ thường xuyên bị đè nặng bởi trách nhiệm, công việc, và những bộn bề lo toan, bạn sẽ rất dễ bị stress. Và stress trong thời kỳ mang thai có thể hạn chế lượng máu đưa xuống tử cung và làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của bé con.

Cho bé bú sữa mẹ

Các chuyên gia tin rằng sữa mẹ là thực phẩm bổ não tuyệt vời nhất. Nghiên cứu gần đây của Đại học Kentucky, Mỹ cho thấy chỉ số IQ của những bé được bú sữa mẹ thường cao hơn 3 điểm so với các bé được nuôi bằng sữa ngoài. Và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu thì lợi ích càng nhiều.

"Không" với trầm cảm

Phòng tránh trầm cảm sau sinh thật sự rất quan trọng. Một cuộc khảo sát 1.200 gia đình gần đây cho thấy kết quả các bé có mẹ bị căng thẳng trong 3 năm đầu đời của bé có sự phát triển về ngôn ngữ chậm hơn so với các bé có mẹ không bị stress. Cho nên nếu mẹ có những triệu chứng của stress như mất ngủ, kém tập trung, cảm giác chán nản... thì hãy tìm lời khuyên của các bác sỹ để giải toả và giảm thiểu những triệu chứng này nhé.


Ăn để con thông minh ngay từ trong bụng

6 thực phẩm sau được coi là có chứa nhiều omega3 nhất mà mẹ bầu không thể bỏ qua.

Các mẹ có biết rằng, omega3 đóng rất nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Trong đó, hai dạng omega3 quan trọng nhất là DHA và EPA. DHA là một thành phần quan trọng của tế bào và màng tế bào, cần thiết cho sự phát triển của bé, đặc biệt với não và mắt. EPA giúp chuyển tải hài hòa những tín hiệu giữa thần kinh và não, có chức năng điều chỉnh tâm trạng.

Omega3 giữ vai trò quan trọng, giúp phát triển trí não cho bào thai nên các mẹ bầu có thể bổ sung chất quan trọng này để giúp con thông minh ngay từ trong bụng.
Dưới đây là 6 thực phẩm được coi là có chứa nhiều omega3 nhất mà mẹ bầu không thể bỏ qua:

1. Bí ngòi

Bí ngòi được các nhà dinh dưỡng học cho vào “sách đỏ” vì giá trị dinh dưỡng cao và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bí ngòi chứa khoảng 150mg omega3 trong một bữa. Với bí ngòi, bạn có thể dùng để luộc, hấp, nấu canh, xào tôm hoặc làm xốt cho món mỳ Ý...

2. Hạt bí ngô (bí đỏ)

Hạt bí ngô có thể là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít kalo cho bà bầu. 30g hạt bí có xấp xỉ 100mg omega3, cùng nhiều chất quan trọng khác như kẽm và sắt.

3. Đậu phụ

Món tưởng chừng như đơn giản này lại có công dụng thật tuyệt vời đấy. Trong 100g đậu phụ có thể chứa tới 400mg omega3, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về chất béo đặc biệt này mỗi ngày. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn protein và canxi tuyệt vời.

4. Cá tuyết

100g cá tuyết có tới 300mg omega3, không những thế cá tuyết còn chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp. Vì vậy mẹ bầu không thể bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn của mình.

Tuy nhiên, để an toàn phụ nữ mang thai và sau sinh chỉ nên ăn khoảng 100 - 120g cá tuyết mỗi tuần.

5. Súp lơ trắng

Một bữa ăn súp lơ trắng, bạn sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 200mg omega3.

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của súp lơ gồm có protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, và nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%); natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%).

6. Bắp cải

Cải bắp tốt cho bà bầu và cả phụ nữ sau sinh vì giàu chất xơ, vitamin A, C, đặc biệt là omega 3. Bắp cải là thực phẩm phổ biến, dễ kiếm, dễ chế biến, vì vậy các mẹ đừng quên thêm bắp cải vào thực đơn hàng ngày.

Để em bé có khởi đầu tốt nhất, cha mẹ nên biết cách chăm sóc từ khi còn là bào thai.

Để bé thông minh từ trong bụng mẹ

Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian mang thai có thể giúp em bé của bạn thông minh hơn.

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những việc bạn làm trong thời gian mang thai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất mà còn cả trí não của bé nữa. Vì vậy, các mẹ bầu nên lựa chọn những cách chăm con có lợi cho bé sau này.


Hãy đi bộ


Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian mang thai có thể giúp em bé của bạn thông minh hơn. Một nghiên cứu ở Mỹ mới đây khẳng định, những bà mẹ chăm chỉ tập thể dục khi mang thai sẽ đẻ ra những em bé nhanh nhạy và có phản ứng với xã hội nhanh hơn. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là chị em bầu nên chăm chỉ luyện tập thể thao nhưng cần lưu ý là tập luyện nhẹ nhàng. Những môn thể thao được khuyến khích cho bà bầu là đi bộ, yoga và bơi lội. Hãy nhớ rằng bạn cần tập đều đặn 30 phút mỗi ngày và ít nhất 3 lần/tuần. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này để chọn được môn thể thao phù hợp nhất.


Đừng căng thẳng


Tâm lý căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến   không chỉ mẹ bầu mà ngay cả thai nhi. Chính vì vậy trong thời gian mang thai, chị em không nên làm việc quá sức và tạo áp lực cho bản thân. Để giảm căng thẳng, hãy nghe nhạc cổ điển hoặc làm bất cứ việc gì bạn yêu thích. Bạn cũng nên trao đổi trực tiếp với ông xã để tạo mối quan hệ hòa thuận trong gia đình. Nếu bạn đang cảm thấy quá mệt mỏi, hãy giành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và nên nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh. Hãy nghĩ về con yêu để sống yêu đời bạn nhé!


 

Ăn socola


Một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã chứng minh rằng,   ăn socola trong thời gian mang thai sẽ sinh ra những em bé hay cười, hạnh phúc và linh hoạt hơn. Theo các chuyên gia, chocolate có tác dụng cải thiện tâm trạng mẹ bầu cũng như thai nhi, vậy có lý do gì để chúng ta không ăn chocolate phải không? Tuy nhiên, bạn nên ăn ở mức độ vừa phải thôi nhé.


Bổ sung đủ axit folic


Bổ sung đủ 400mcg axit folic mỗi ngày cho đến hết tuần 12 của thai kỳ sẽ giúp bảo vệ em bé của bạn khỏi các khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung 10 mcg vitamin D mỗi ngày khi mang thai. Vitamin D thường được bổ sung qua ánh nắng mặt trời. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ở trong nhà thì nên dành chút thời gian tắm nắng mỗi buổi sáng để bổ sung nguồn vitamin này nhé.


Uống sữa


Uống sữa đều đặn trong thời gian mang thai và cho con bú giúp bảo vệ em bé của bạn tránh mắc phải các bệnh như hen suyễn, eczema và các bệnh dị ứng khác. Vì vậy, chị em nên uống đều đặn 2 ly sữa bầu hoặc có thể thay thế bằng sữa tươi, sữa đậu nành.

Để bé thông minh từ trong bụng mẹ - 2
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi. (ảnh minh họa)


Đừng bỏ qua trứng


Ăn trứng trong thời gian   có thể cải thiện được trí nhớ của bé và giúp chống ung thư vú cho người mẹ. Dưỡng chất choline được tìm thấy trong trứng giúp não trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ. Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt tuy nhiên, theo khuyến cáo mẹ bầu nên ăn trứng đã được nấu chín và chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần.


Ăn táo


Bạn có biết rằng, táo giúp hạ thấp aussi, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra, táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thai nhi hoàn hảo. Một lợi ích nữa là rất nhiều chị em bầu chia sẻ rằng ăn táo xanh giúp giảm cảm giác nôn ói và buồn nôn.


Thưởng thức cá


Sử dụng dầu cá thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Thời gian này rất quan trọng cho
sự phát triển của mắt và não bộ vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua những loại dầu cá có lợi như dầu cá hồi, cá ngừ tươi, cá trích, cá thu và cá mòi. Bạn cũng có thể thay đổi thực đơn với 1-2 bữa ăn với cá mỗi tuần, tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều vì trong một số loại cá có chứa thành phần thủy ngân. Cá còn dồi dào omega-3 – rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.


(ST).


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
o thang thu 5 em be quay mat vao va lay tay tre mat.thi co bi j ko
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý