Chăm sóc cá bẩy màu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chăm sóc cá bẩy màu

18/04/2015 06:12 PM
1,955

Chăm sóc cá bảy màu như thế nào. Những điều cần biết khi bạn chuẩn bị nuôi cá bảy màu.



Cách chăm sóc cá bảy màu:


Có nhiều loài cá đẻ con không những không chăm sóc con mà còn ăn con của mình, điều này thường thấy ở một số giống cá bảy màu. Do đó nhiều người nuôi thấy cá đẻ nhiều nhưng không thấy cá con lớn lên.





 Theo hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư TP.HCM, nuôi cá bảy màu sinh sản cần chú ý: giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi, sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế "điểm an toàn" cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi.

Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 - 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ.

Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ "trôi giạt" vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 - 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá con do môi trường sống thay đổi đột ngột.

Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy... Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 10% giữa môi trường cũ và mới. Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ sung đầy đủ thức ăn, đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động... đều là những biện pháp giảm hao hụt cá bảy màu mới sinh.


Cá 7 màu rất dễ nuôi và sinh sản rất nhanh. Một cá 7 màu mái sinh sản được từ 20 đến 85 cá con. Nếu chăm sóc tốt, bầy cá con của bạn sẽ lớn lên vuông tròn và lên màu sau 4 tuần tuổi. Số cá con sinh ra tăng lên theo độ tuổi cá mẹ và trong điều kiện được cá trống “chăm sóc” đầy đủ. Tỉ lệ tốt nhất để ép 1 cá mái là 3 cá trống.

Một số lưu ý cần có khi nuôi 7 màu:

1. Đừng thay toàn bộ nước:

Bảy màu sống khoẻ trong môi trường nước cũ (nhưng không phải nước quá bị ô nhiễm). Hãy giữ cho nước sạch. Nếu bạn là người siêng năng, có thể thay nước mỗi tuần 1 lần. Rút bớt 1/3 -> 1/2 lượng nước cũ và thay nước mới vào. Nên pha thêm tí xíu muối vào trong nước để khử trùng và tăng đề kháng cho cá.

2. Giữ nước sạch:


Phần lớn trường hợp, cá 7 màu chết do nước nhiễm bẩn (sinh ra các loại bệnh dẫn đến chết hàng loạt). Nước nhiễm bẩn có thể vì nhiều lý do, nhưng phổ biến vẫn là do người nuôi cho quá thừa thức ăn mỗi lần chăm cá. Khi phát hiện cá chết, nên vớt ra ngay để hạn chế ô nhiễm, hay bệnh phát tán nếu có mầm bệnh.

3. Cho cá ăn:

Thức ăn cho cá hoàn toàn đơn giản, không quá cầu kỳ. Ngày nay, thức ăn phổ biến mà các tay chơi 7 màu dùng là trùng chỉ. Nếu quá bận bịu có thể mua hủ thức ăn dạng hạt viên nhỏ, đóng hộp sẳn cho ăn hàng ngày. Kẹt lắm thì cho chúng ăn cơm trắng hay bột bánh mì cũng được.

4. Trang trí bể cá:

Cá cũng thích không gian sống đẹp đẽ, gần thiên nhiên. Vì vậy, thả rong, bèo vào hồ cũng là một ý tưởng hay. Hồ cũng đẹp mà cá cũng vui. Rong bèo không những làm đẹp hồ, mà còn lọc nước, cung cấp oxi trong nước, cùng với rêu là thức ăn giàu chất xơ cho các chú cá đáng yêu.

5. Cá sinh sản:


Cá mái sinh sản nhiều, nhưng luôn là yếu tố thú vị cho những người nuôi. Có bao giờ bạn nghĩ, cá con lớn lên sẽ có bao nhiêu cá trống, bao nhiêu cá mái trong bầy. Rồi chúng có màu gì. Thậm chí nghĩ đến hồ cá nhiều sắc màu do bầy cá con mang lại cũng thấy vui vui.

Cá mái khi gần sinh sản có biểu hiện uống mình, đuôi xòe to, cuốn đuôi cong lên. Nhìn ngang khi thả trong bể kiếng, có thể thấy sát vây hậu môn, có 1 phần hơi nhô ra. Cá mẹ đặc biệt thích lẩn vào rong, núp dưới tán bèo, nghiêng mình vào rễ bèo, thân rong và cho ra đời cá chú cá đáng yêu.

Lời khuyên là khi cá mái đẻ, nên được nuôi riêng để tránh hao hụt cá con do các con trưởng thành khác trong bầy nhầm tưởng mồi mà ăn mất. Khi cá mái đẻ cũng không cần cá trống cạnh bên. Cá mái 7 màu sinh con trực tiếp chứ không chờ trứng nở như một số loài khác (cá lia thia, cá sặc, …)

Cá con sau khi sinh ra chừng 1 giờ đã có thể bơi lội khoẻ khoắn. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng với dáng vóc nhỏ (cỡ hạt tấm), mảnh, xám nhạt, bơi thoăn thoắt trong hồ.

6. Chăm sóc cá con:

Cá con sau một ngày từ lúc được sinh ra có thể tự đi kiếm ăn. Chúng phát triển khá nhanh, đặc biệt trong môi trường đủ ánh sáng, nhiều rong bèo, rêu mịn. Sang ngày thứ hai, bạn có thể cho chúng ăn bo bo để thúc lớn. Sang một tuần, có thể tham gia ăn trùn chỉ được rồi.


Mặc dù việc điều trị các căn bệnh cho cá và tránh các nguyên nhân gây tử vong là điều nên làm nhưng trong thực tế lại không đơn giản như vậy.

Nếu một chú cá Guppy bị mắc kẹt trong máy lọc và bị phân hủy thì sớm muộn các chú cá Guppy còn lại trong hồ sẽ biểu hiện tình trạng kiệt sức do số mầm bệnh trong hồ làm đảo lộn khả năng cân bằng giữa bệnh tật và tình trạng khỏe mạnh.

Người nuôi có thể tránh những cái chết hàng loạt bằng cách loại bỏ những chú cá Guppy lai cùng dòng có tình trạng sức khỏe yếu ớt và mắc bệnh khi chúng còn nhỏ.

Trong quyển hướng dẫn này, chúng tôi sẽ mô tả các điều kiện dẫn dến bệnh tật và làm cách nào để điều chỉnh lại các điều kiện đó, cách phát hiện bệnh trước khi chúng tàn phá hồ cá và cách điều trị chúng khi xuất hiện.

Quyển hướng dẫn này do Philip Shaddock thực hiện. Rất vui lòng nhận các đóng góp từ độc giả để hoàn thiện hơn các phiên bản sau này của quyển sách. Xin gửi các bài bình luận và lời đề nghị trên diễn đàn IGEES hoặc trên trang facebook của IGEES. Chúng tôi rất mong muốn nhận được các lời chia sẻ từ các bạn.


1) Nguyên Nhân Gây Bệnh

Các mầm bệnh đều hiện diện trong mọi hệ thống sinh thái và là cuộc chiến lâu đời nhất vẫn luôn tiếp tục giữa các kẻ thù siêu nhỏ và các loài động vật bậc cao cho tới ngày nay. Thật ra hệ thống miễn dịch của chúng ta luôn kích thích sự hiện diện của các mầm bệnh và nếu chúng ta tồn tại trong một môi trường vô trùng hoàn toàn thì ngay khi chúng ta rời bỏ điều kiện môi trường đó thì sẽ cực kỳ dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh.

Một số người nghĩ rằng hồ cá thủy tinh được vệ sinh sạch sẽ và có hệ thống sinh thái khép kín cùng với hệ thống lọc vệ sinh sẽ không có bệnh tật, nhưng đây lại là một khái niệm sai lầm. Để hiểu thêm điều này, đầu tiên chúng ta nên biết rằng hồ cá vốn dĩ là một bất lợi đối với môi trường nuôi dưỡng trong sinh thái tự nhiên. Số lượng cá sinh sống trong hồ luôn nhiều hơn mật độ cá trong tự nhiên và tổng số cá sinh sống trong hồ lại phụ thuộc vào việc bạn cho ăn như thế nào và hệ thống vệ sinh trong hồ hoạt động ra sao.

Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng đều hiện diện trong mọi hồ cá thậm chí ở nơi sạch sẽ nhất, chúng có thể tồn tại trong lớp vảy của cá Guppy hay trong hệ thống ruột tiêu hóa, hoặc bám vào tay hay lưới vợt của người nuôi. Một số loại thức ăn tươi và đông lạnh (chẳng hạn như trùn đỏ) cũng có thể làm gia tăng rủi ro mang đến các mầm bệnh, vốn dĩ những loài cá Guppy vẫn chưa thể miễn nhiễm khỏi chúng. Thậm chí ngay ở các loại thức ăn khô mà bạn vẫn hay rắc trên bề mặt nước vẫn có thể chứa các mầm bệnh và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.

Do đó, Chương Trình Quản Lý Bệnh của cá Guppy sẽ không liệt kê việc điều trị các căn bệnh mà đầu tiên sẽ đề cập việc ngăn ngừa mầm bệnh. Còn khi nếu cá đã mắc bệnh thì xem như đã quá trễ để có thể điều trị. Cơ sở quan trọng của bất kỳ chương trình nào giúp mang lại sức khỏe cho cá Guppy là cách quản lý chất lượng nguồn nước, cẩn thận cho các chú Guppy làm quen với hồ mới, điều kiện vệ sinh riêng và cung cấp các nguồn thức ăn dinh dưỡng một cách khôn ngoan.

Không có bất kỳ viên đạn thần dược nào giúp ngăn ngừa bệnh tật. Một vài người tìm cách sử dụng công nghệ tiệt khuẩn như hệ thống tiệt khuẩn bằng tia tử ngoại nhưng hầu hết đều không hoàn toàn thành công. Việc sử dụng thuốc hay các chất hóa học để ngăn ngừa bệnh tật thường gây tác động bất lợi tới chu kỳ sinh học, dễ dẫn đến cá bị ngộ độc chất Nitrát và Amoniac.

Một khi cá Guppy xuất hiện các triệu chứng căn bệnh thì người nuôi thường điều trị bằng cách sử dụng thuốc hay các chất hóa học vốn dĩ là các biện pháp nhất thời trong khi cá Guppy lại dùng chính hệ thống miễn dịch để loại bỏ các căn bệnh, các loài cá hay sinh vật thủy sinh khác thì lại bị suy giảm do sự thay đổi của môi trường. Người nuôi thường nghiên cứu kỹ các loại thuốc để điều trị và tìm cách loại bỏ các căn bệnh nhưng chính điều này lại làm đảo lộn chu kỳ sinh học và môi trường sống của Guppy, tạo điều kiện bùng phát các căn bệnh mới. Cứ như một cái vòng luẩn quẩn.


Nếu người nuôi có bất kỳ cơ hội nào để điều trị bệnh cho Guppy thì nên thực hiện trong khoảng thời gian từ 2 tới 3 ngày đầu tiên kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. Phải cố gắng siết chặt các mầm bệnh vì đôi khi có thể chữa trị hiệu quả cho Guppy nếu bạn biết nắm bắt căn bệnh một cách nhanh chóng. Sau 3 ngày, nếu việc điều trị căn bệnh không có tiến triển khả quan thì người nuôi có lẽ nên thực hiện những cái chết êm ái cho những cư dân trong hồ và tẩy rửa hồ cá.

Để phát hiện sớm các căn bệnh, người nuôi cần kiểm tra cá khi cho ăn hoặc khi vệ sinh hồ. Sau đó, người nuôi liệt kê một số triệu chứng chung. Tuy nhiên, nếu người nuôi giữ được những chú cá Guppy sống càng lâu thì càng dễ dàng phát hiện và chuẩn đoán chính xác các mầm bệnh. Chẳng hạn như điều kiện môi trường sống trong hồ (nước đục) có thể giúp bạn biết trước các rủi ro.


Cá Guppy bị Stress

Người nuôi Guppy có nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Vài căn bệnh có các triệu chứng rõ ràng cho nên người nuôi có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các căn bệnh lại không như thế, tức các triệu chứng rất khó nhận biết. Chẳng hạn như một chú cá Guppy bị trương phình thường gặp các vấn đề về bệnh táo bón. Theo tiến sĩ Jim Alderson, bác sĩ thú y và là nhà vô địch nuôi Guppy, thì ông đề xuất một loại thuốc từ hoa quả để điều trị hiệu quả Guppy vốn đã thực hiện thành công khi chữa trị cho ngựa. Lợi ích của thuốc chế biến từ hoa quả là nó cho phép các chuẩn đoán bệnh của người nuôi có thể có nhiều chỗ sai sót. Thậm chí khi người nuôi có chuẩn đoán đúng đi nữa thì một số chủng vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng thuốc.

Một số Guppy có thể bị chết do các điều kiện bẩm sinh trong hồ. Người nuôi thỉnh thoảng tìm thấy các xác cá Guppy nhưng lại không biết nguyên nhân gây ra. Việc mất 1 hay 2 Guppy trong căn phòng có 60 hồ cá thì không cần quá bận tâm. Bệnh tật là chuyện thường gặp của người nuôi Guppy nên cho dù người nuôi quản lý và chăm sóc hồ cẩn thận thế nào đi nữa mà nguồn thức ăn bị nhiễm bệnh thì người nuôi cũng không cần quá ngạc nhiên tại sao cá lại mắc bệnh. Trong chương này, chúng tôi sẽ cảnh báo người nuôi một số triệu chứng bệnh của cá, cung cấp các kết luận chuẩn đoán nguyên nhân gây ra và đề xuất các cách điều trị. Tuy nhiên, nếu người nuôi gặp các rắc rối kinh niên đối với bệnh của Guppy thì việc đầu tiên cần tìm hiểu là kiểm tra chất lượng nguồn nước. Và mối nghi ngờ hàng đầu nữa là nên xem lại nguồn thức ăn của cá.


Sức Đề Kháng Của Guppy

Theo các giai thoại thì cá Guppy ngày nay có sức đề kháng khá kém so với nhiều thập kỷ trước. Có ba nhân tố chính làm suy sụp sức đề kháng của Guppy trong hơn một thập kỷ qua.

Một là việc giao phối cận huyết quá nhiều. Những chú cá Guppy được chọn để lai tạo thường chỉ được đánh giá qua diện mạo bên ngoài và không có khả năng chống lại bệnh tật. Trong thế giới tự nhiên, những chú cá Guppy hoang dã yếu ớt và dễ mắc bệnh sẽ nhanh chóng trở thành mồi ngon cho các loài sinh vật khác. Chính vì điều đó mà chúng hiếm khi sống đủ lâu trong môi trường tự nhiên để đóng góp cho nguồn tổ hợp Gen quý giá. Vì vậy, người nuôi Guppy thường sử dụng các loại thuốc để chữa trị cho các chú cá Guppy dễ mắc bệnh nhưng vốn được đánh giá cao, cho phép chúng có thể tồn tại đến thế hệ sau.

Một nhân tố thứ hai nữa làm giảm mạnh sức đề kháng của Guppy là việc quá tin tưởng cách sử dụng thuốc để giải quyết các căn bệnh của Guppy. Đối với con người cũng thế. Chúng ta thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc để chữa trị và ngăn ngừa các căn bệnh. Và chính điều này dẫn đến một trong các hậu quả mới của việc lạm dụng thuốc quá liều là các thể vi khuẩn và ký sinh trùng cực kỳ độc hại và có khả năng kháng thuốc ra đời.

Nhân tố thứ ba là việc toàn cầu hóa sở thích nuôi lai tạo Guppy và vận chuyển Guppy bằng đường hàng không. Những chú cá Guppy từ những vùng xa xôi vốn mang trong mình các loài virút và vi khuẩn lại được các người nuôi Guppy gây giống và lai tạo mà không hề biết rằng chúng không có khả năng phát triển hệ thống miễn dịch và sức đề kháng đối với các mầm bệnh. Rất nhiều các căn bệnh cực kỳ độc hại mà người nuôi thường thấy hiện nay đến từ các vùng nhiệt đới với các chủng vi khuẩn, virút và ký sinh trùng ở xứ bản địa.

Việc giữ cá Guppy được khỏe mạnh là một bước quan trọng của những người nuôi Guppy mới bắt đầu. Thậm chí những người vốn đã thành công trong việc nuôi dưỡng và lai tạo các loài cá khác đều có thể thấy rằng việc gia tăng chế độ dinh dưỡng cho Guppy là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Việc cố gắng gia tăng kích thước của Guppy bằng cách cho ăn vượt quá khả năng tiêu hóa và nhu cầu phát triển của chúng lại vô tình để tồn động chất thải vào hồ cá làm ô nhiễm nguồn nước và trở thành môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh bộc phát. Việc xử lý chất thải sẽ là vấn đề chính yếu quyết định số phận của Guppy. Và hậu quả nếu xử lý kém là cá Guppy sẽ bị các tác động mạnh gây sốc, biến dạng hoặc tử vong. Vì vậy các chú cá Guppy cần được chăm sóc đặc biệt và thường xuyên. 

Hệ Thống Miễn Dịch Của Guppy

Cá Guppy có khả năng miễn dịch tự nhiên chống lại một số căn bệnh.

1. Hệ thống viêm nhiễm thông thường bảo vệ cơ thể Guppy chống lại các mầm bệnh vi khuẩn, virút và ký sinh trùng thông qua một phản ứng tế bào có thể nhận biết qua các vùng phồng lên màu đỏ. Những mầm bệnh sẽ được bao quanh và bị cách ly. Mang cá là khu vực quan trọng dễ bị nhiễm bệnh và thường cung cấp manh mối cho phép nhận biết cá Guppy bị stress nhờ xuất hiện hiện tượng sưng tấy ở vùng mang.

2. Kháng thể là một loại phản ứng giáo dục để chống lại các sự xâm nhập của protein hoặc mầm bệnh. Khi cá Guppy lần đầu tiếp xúc, nó tiết ra các phân tử đặc biệt để chống lại những kẻ xâm nhập. Nó lưu giữ các kháng thể và huy động chúng trong suốt quá trình xâm nhập tiếp theo. Đây là lý do quan trọng tại sao không được phép tạo ra các điều kiện tiệt khuẩn cho Guppy. Vì vậy mà chúng cần có sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh nhưng ở mức thấp để chúng có thể tiết ra các kháng thể. 


3. Cá bảy màu có một lớp chất nhờn trên cơ thể dùng để cung cấp lớp ngoài cùng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lây bệnh. Nó bao gồm lysozymes (enzyme) và miễn dịch globulin (kháng thể) có tác dụng tiêu diệt những mầm bệnh xâm nhập. Ngoài ra, nó cũng thực hiện chức năng thẩm thấu, nó giúp duy trì hệ thống cân bằng điện giải thông thường (natri, kali, clorua). Các lớp chất nhờn cũng giúp cá bảy màu trơn trong khi bơi. Các sản phẩm như Kordon của PolyAqua, hoặc các sản phẩm khác có tác dụng kích thích hoặc bảo vệ lớp chất nhờn của cá, có giá trị nâng cao sự bảo vệ tự nhiên của lớp chất nhờn này.

4. Vảy và da hoạt động như một rào cản đối với môi trường , có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Các dược phẩm sản cho cá cảnh chứa Melafix là sự bổ sung đáng giá cho tủ thuốc cá bảy màu vì nó giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương bên ngoài, nơi cung cấp hệ thống ngăn chặn tác nhân gây bệnh.Một hệ thống miễn dịch không có ở cá bảy màu là khả năng đối mặt với những điều kiện gây hại hệ thống miễn dịch của nó, chẳng hạn như mức độ chất độc cao trong nước.

Cá bảy màu bị stress

Khi cá bảy màu khỏe mạnh, giống như những người khỏe mạnh, dễ bị virus và các bệnh truyền nhiễm mà họ không có khả năng miễn dịch, hầu hết các căn bệnh gián tiếp gây ra bởi căng thẳng. Căng thẳng dẫn đến sự suy yếu các hệ thống miễn dịch bệnh tật thông thường của guppy. Căng thẳng có thể được định nghĩa là một trạng thái sinh lý mà cá biểu hiện chuẩn bị chống lại tình huống đe dọa. Tình huống đe dọa có thể là các chất độc, âm thanh lớn, hoặc mật độ mầm bệnh cao của trong hồ cá. Hệ thống sản xuất hormone giúp cá bảy màu chống lại tình huống đe dọa, nhưng nó không có nơi nào để chạy. 
Điều gì xảy ra khi cá bảy màu bị căng thẳng? 

1. Các tuyến trên thận bắt đầu bơm hormone để tạo điều kiện tăng lượng đường trong máu. Đường được chuyển hóa để tạo ra năng lượng dự trữ cho hành động bất ngờ.

2. Hồng cầu dự trữ được đẩy vào trong dòng máu.

3. Hô hấp tăng, huyết áp tăng.

4. Sự trao đổi chất khoáng phá vỡ mối quan hệ thông thường giữa cơ thể và môi trường. Việc gián đoạn trong thẩm thấu làm cho cá bảy màu hấp thụ nhiều nước hơn -> sự hydrat hóa cao -> cố gắng để bù đắp.

5. Phản ứng kích thích bị chặn bởi hormone của các tuyến thượng thận tạo ra, làm giảm phòng thủ của cá bảy màu với các mầm bệnh. Cá bảy màu có thể không biểu hiện căng thẳng ngay lập tức, vì nó dựa trên năng lượng dự trữ để duy trì trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, các nguồn dự trữ sớm cạn kiệt nhanh chóng và cá bảy màu bắt đầu công khai dấu hiệu lâm nguy. Đây là lý do tại sao cá bảy màu nên được giảm stress nhanh nhất có thể. Cá không cân đối với môi trường của nó và không thể duy trì chức năng sinh lý bình thường.

Hiệu chỉnh hững điều kiện căng thẳng

Hầu hết tất cả các bệnh của cá bảy màu đều có thể ngăn ngừa, ngay cả những bệnh truyền nhiễm tấn công những con khỏe mạnh. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét các điều kiện phổ biến nhất mà con cá bảy màu tiếp xúc với bệnh.

Các nguyên nhân gây căng thẳng đặc trưng cho cá bảy màu bao gồm:

Thay đổi đột ngột điều kiện nước

Cá bảy màu thích nghi với nhiều điều kiện nước, bao gồm cả thông số như độ pH và GH, cũng như điều kiện nước không thuận cho các loài khác, chẳng hạn như các chất ô nhiễm hữu cơ cao. Tuy nhiên, khi điều kiện không được lý tưởng, khả năng kháng bệnh của cá bảy màu được hạ xuống và bất kỳ thay đổi đột ngột có thể nhanh chóng mang về một dịch bệnh. Thay đổi điều kiện nước phải được thực hiện rất chậm. Cá bảy màu đến từ các điều kiện nước khá khác biệt so với điều kiện địa phương của bạn nên được giữ trong điều kiện nước ban đầu của nó và dần dần thích nghi với các điều kiện nước mới trong quá trình một tháng. Điều này đặc biệt đúng khi điều chỉnh giá trị xuống, chẳng hạn như pH 7,9 xuống pH 7,2. Nói chung, việc thay đổi điều kiện trở về giá trị mà cá bảy màu thích nghi được có thể được thực hiện nhanh hơn so với thay đổi giá trị khác các giá trị đó.

Thay đổi nước quá mức luôn luôn mang lại căng thẳng cho cá. Theo quy định, thay nước nên bị giới hạn 30%/ngày, một hoặc hai lần một tuần. Thay 10% nước một ngày sẽ không làm hại con cá bảy màu. Nước thay thế nên giống với các thông số của các nước hiện có. Nước từ vòi nước phải được điều hòa, thông khí trong một ngày.

Tác nhân gây stress sinh học


Cả sinh vật gây bệnh và không gây bệnh đều có thể gây căng thẳng sinh học. Theo thời gian, cá bảy màu trong bể của bạn được tạo khả năng miễn dịch tự nhiên đối với các tác nhân gây bệnh mà từng có trong các bể. Cho cá bảy màu mới vào bể cá nhà bạn cũng tức là mang tác nhân gây bệnh mới, và các phiên bản mới của các tác nhân gây bệnh hiện có.

Những thành viên mới được cho vào bể cá cần được cách ly nghiêm ngặt. Đặt chúng trong bể, và tránh bàn tay của bạn ướt nước chứa trong bể mới. Việc vệ sinh bể cần được tiến hành với các thiết bị riêng biệt và bạn nên rửa tay trước khi làm sạch các bể khác. Một số ký sinh trùng, vi rút hoặc vi khuẩn có thể lây lan trong một giọt nước. 

Khi cho cá vào bể, chúng ta tuân theo một quy trình chuẩn cho việc làm quen của cá với bể mới của nó, sẽ được mô tả ở phần sau của tài liệu này. Nếu điều kiện nước trong bể nhà bạn khác với điều kiện nước cũ của cá thì dẫn đến nguy cơ là cá sẽ bị căng thẳng liên tục trong tháng đầu tiên. Nó sẽ dễ bị vi khuẩn hoặc ký sinh trùng mà theo cùng nó, hoặc vi khuẩn hoặc ký sinh trùng từ bể cá của bạn hoặc trong thực phẩm mà bạn cho cá ăn. Cho cá ăn ít và thường xuyên, thay đổi thêm nước để đảm bảo nó có cơ hội sống sót trong thời kỳ nó phải thích ứng với các thông số nước của bạn. 

Thời hạn cách ly nên là một tháng. 

Tác nhân gây bệnh hiện diện trong mỗi hồ cá. Khi nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ tăng cao, các tác nhân gây bệnh được nuôi và nhân lên. Cuối cùng chúng trở nên quá nhiều, có thể vượt qua sự kháng bệnh tự nhiên của cá bảy màu.

Tác nhân gây stress hóa học 

Ô nhiễm hóa học có thể hoặc là giết chết ngay tức thì cá của bạn khi cá trong giai đoạn thích nghi, hoặc dần dần làm giảm khả năng chống lại bệnh. Bao gồm trong tài liệu này là giới thiệu các bài thuốc được thiết kế giúp chữa trị cho cá bảy màu. Chúng tôi đưa phần này vào đây bởi vì chúng thường tác hại lớp chất nhờn của cá bảy màu, loại bỏ lớp đầu tiên của cá chống lại bệnh tật. Đây là lý do tại sao thuốc nên được sử dụng ít và chỉ như là một phương sách cuối cùng. Việc tập trung là phòng bệnh hơn là chữa bệnh.

Các loại hoá chất nhân tạo rất khó phát hiện vì chúng có thể do không khí hoặc trong nước với nồng độ cao. Chúng có thể đến từ những vật dụng mới mà bạn đã cài đặt trong bể của bạn hoặc hệ thống nước. Nếu bạn sử dụng nước giếng, các chất gây ô nhiễm có thể đến từ ruộng của một nông dân ở gần đó. Đột ngột và tử vong không rõ nguyên nhân thường gây ra bởi các tác nhân hóa học. Thuốc xịt côn trùng hoặc chất làm sạch ammonia là các ví dụ của các yếu tố gây stress hóa học. 

Không bao giờ cho các vật hoặc các chất lỏng mà bạn không biết rõ thành phần vào hệ thống nước của bạn. Ví dụ, đá có thể chứa các khoáng chất hòa tan hoặc các kim loại từng bước làm tăng mức độc hại. Rửa tay kỹ trước khi cho hoặc làm sạch các bể chứa. Để một bể chứa nước và cho thông khí khoảng 24 giờ trước khi cho cá vào. Điều này đảm bảo rằng các loại khí dễ bay hơi ra khỏi nước trước khi cá bảy màu được đặt trong đó. 

Chúng tôi sử dụng chất xử lý nước, mặc dù nó không phải là cần thiết, ví dụ như khử clo trong nước có ngậm khí 24 giờ. Tại sao chúng ta lại để nguy hiểm cho sức khoẻ của cá bảy màu trong khi chỉ tốn một ít tiền.


Theo những bằng chứng, cá bảy màu hiện nay rất ít hơn cứng hơn so với nhiều thập kỷ trước đây.

Có ba yếu tố chính mà tài khoản cho sự suy giảm trong sức chịu đựng của cá bảy màu trong thế kỷ qua.

Một là tăng cường giao phối cận huyết. Các cá bảy màu được lựa chọn để làm giống được đánh giá về hình thức trực quan của họ và không khả năng kháng bệnh. Trong thế giới tự nhiên, yếu và dễ bị bệnh cá bảy màu tự nhiên nhanh chóng được tiêu thụ bởi động vật săn mồi. Họ hiếm khi sống đủ lâu để đóng góp vào gen. Guppy người nuôi không theo cuốn sách của mẹ thiên nhiên ở đây. Thường thì họ dựng lên con cá bảy màu của họ được đánh giá cao nhưng dễ bị bệnh bằng thuốc, cho phép "họ để vượt qua sự yếu đuối của mình về thế hệ tiếp theo.

Một yếu tố thứ hai góp phần vào sự suy giảm sức chịu đựng của cá bảy màu là sự phụ thuộc vào thuốc để giải quyết các vấn đề sức khỏe cá. một vấn đề của nó trong sức khỏe con người là tốt. Chúng tôi đang nghiện ma túy, thích việc chữa bệnh chế độ lao động của công tác phòng chống. Một trong những kết quả của sự phụ thuộc vào thuốc là hình thức mới và độc lực của vi khuẩn và ký sinh trùng kháng thuốc.

Một yếu tố thứ ba đã được toàn cầu hoá của các sở thích cá và vận tải của cá bảy màu của hãng hàng không. Đến từ những nơi xa xôi là cá với vi rút và vi khuẩn mà con cá bảy màu địa phương đã phát triển không có phòng thủ chống lại. Nhiều người trong số các bệnh nguy hiểm nhất cá bảy màu nổi bật ngày hôm nay đến từ các vùng nhiệt đới với giống bản địa của các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. cá bảy màu của chúng tôi thường không có miễn dịch đối với các bệnh này.

Giữ cá bảy màu lành mạnh là một thử nghiệm nghiêm trọng giải quyết ban đầu của một nhà tạo giống mới làm quen. Thậm chí ai đó những người đã thành công trong lai tạo và nuôi cá khác có thể thấy rằng cá bảy màu hiển thị nâng cao về chế độ ăn giàu rất khó khăn. Đưa kích thước trên cá bảy màu của thức ăn họ vượt quá phạm chính dưỡng của họ ", và nhu cầu tăng trưởng đặt thải vào hồ Kế hoạch xử lý chất thải cuối cùng sẽ xác định số phận của những con cá bảy màu.. Các kết quả tiêu cực là còi cọc, biến dạng hoặc cá bảy màu chết. Fancy cá bảy màu cần chăm sóc thường xuyên và chuyên sâu.
Hệ thống phòng bệnh

cá bảy màu này có một số phòng vệ tự nhiên chống lại bệnh tật.

1. Hệ thống viêm thông thường bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập (vi khuẩn, virus và ký sinh trùng) thông qua một phản ứng của tế bào được đánh dấu bởi sưng đỏ hoặc mất chức năng xâm lược, được bao quanh và cô lập-Các mang được một trang web quan trọng của nhiễm trùng và thường cung cấp một đầu mối rằng cá bảy màu của bạn bị căng thẳng khi chúng xuất hiện viêm.

2. Kháng thể là một loại phản ứng với protein học hoặc tác nhân gây bệnh xâm nhập • Khi cá bảy màu là lần đầu tiên tiếp xúc với cuộc xâm lược một • nó tạo ra các phân tử đặc biệt để chống lại những kẻ xâm lược • Nó chứa các kháng thể này và huy động họ trong cuộc xâm lược tiếp theo • Đây là lý do tại sao điều quan trọng là không tạo điều kiện vô trùng cho cá bảy màu • Họ đòi hỏi phải có sự hiện diện ở mức thấp của Gens patho để kích thích sản xuất các kháng thể.

3. cá bảy màu này có một lớp chất nhầy trên cơ thể của nó cung cấp một lớp phòng vệ đầu tiên chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập Nó chứa lysozymes (enzyme) và globulin miễn dịch (kháng thể) mà có thể giết chết các mầm bệnh xâm nhập. Nó cũng thực hiện một chức năng trong osmoregulation. Nó giúp duy trì sự cân bằng chất điện phân thông thường (natri kali, clorua). Các lớp chất nhờn cũng cung cấp cá bảy màu với dầu bôi trơn trong khi nó bơi-Các sản phẩm như của Kordon PolyAqua hoặc các sản phẩm kích thích hoặc chất nhờn bảo vệ lông của cá, có giá trị trong việc tăng cường các protectiveness chất nhờn tự nhiên của bộ lông của cá bảy màu.

4. Guppy quy mô và hành động da như một rào cản đối với môi trường và bảo vệ chống lại cuộc xâm lược của các mầm bệnh • Các Aquarium Melafix sản phẩm Dược phẩm là một bổ sung valu-thể các tủ thuốc cá bảy màu vì nó giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương bề ngoài cung cấp một mở cửa cho các tác nhân gây bệnh • Một hệ thống phòng thủ mà không có sẵn để cá bảy màu là khả năng chạy trốn điều kiện thỏa hiệp hệ thống phòng thủ của nó, chẳng hạn như mức độ cao của chất độc trong nước.

Stress Guppy

Trong khi cá b���y màu khỏe mạnh, giống như những người khỏe mạnh, dễ bị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và vụ mà họ không có khả năng miễn dịch, hầu hết các bệnh khác là gián tiếp gây ra bởi căng thẳng. Căng thẳng dẫn đến một suy của các hệ thống phòng thủ của guppy bình thường bệnh tật. Stress có thể được định nghĩa là một trạng thái sinh lý cá có hiệu trong khi nó chuẩn bị cho chuyến bay từ một tình huống đe dọa. Tình hình đe dọa có thể được các độc tố trong nước, âm thanh lớn, hoặc mật độ cao của các mầm bệnh trong hồ. Hệ thống adrenaline chuẩn bị các cá bảy màu cho các chuyến bay từ tình hình đe dọa. Nhưng nó đã không nơi nào để chạy.

Hãy nhìn vào những gì xảy ra khi cá bảy màu được nhấn mạnh:

1. Các tuyến thượng thận bắt đầu bơm hormone để tạo điều kiện tăng lượng đường trong máu. Đường được chuyển hóa để tạo ra một dự trữ năng lượng cho hành động bất ngờ.


Chăm sóc các cảnh

Nuôi cá cảnh theo phong thủy

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý