Nguyên tắc sử dụng kháng sinh - loại thuốc được coi là con dao hai lưỡi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh - loại thuốc được coi là con dao hai lưỡi

18/04/2015 06:20 PM
5,852

Kháng sinh là những chất hóa dược được dùng để phòng trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở động vật nuôi. Tác động của kháng sinh có thể diệt khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn; tác dụng lên vi khuẩn ở mức độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình vi khuẩn phát triển.



Tùy thuộc vào khả năng tác động của một kháng sinh đối với vi khuẩn gram âm, gram dương hay cả hai mà người ta phân loại kháng sinh có phổ tác động hẹp hay rộng. Hiện nay các kháng sinh thuộc thế hệ mới thường có phổ rộng rất tiện lợi cho việc điều trị.

Để việc dùng kháng sinh có hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh cần đảm bảo các nguyên tắc quy định, an toàn, hợp lý và có kiểm soát tốt nhằm hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh hay các phản ứng có hại khác, các nguyên tắc đó là:

i/ Không sử dụng kháng sinh trong các bệnh không phải do nhiễm khuẩn;

ii/ Chọn đúng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh hợp lý cần phải dựa vào chẩn đoán lâm sàng và kết quả xét nghiệm vi sinh để định rõ bản chất của vi khuẩn gây bệnh là gram âm hay gram dương và tính nhạy cảm của nó với kháng sinh chọn dùng. Ví dụ bệnh viêm ruột tiêu chảy do E.coli có thể chọn Colistin, viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn gram dương thì chọn Spiramycin, nhưng nếu có kết hợp viêm phổi do vi khuẩn gram âm thì có thể dùng thêm Ciprofloxacin.

Thông thường khi mới điều trị nên chọn các kháng sinh có phổ tác dụng hẹp, hạn chế sử dụng các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, nhất là trong các ca bệnh nhiễm trùng nhẹ. Những kháng sinh này thường được chỉ định điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn có khả năng đe dọa tính mạng và chưa có kết quả kháng sinh đồ.

Kháng sinh phổ rộng không nên sử dụng theo kinh nghiệm và bừa bãi trong các loại nhiễm khuẩn. Người ta đã chứng minh rằng thói quen sử dụng kháng sinh phổ rộng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ có thể làm tăng thêm tỷ lệ nhiễm khuẩn và tỷ lệ vi khuẩn đề kháng, gây khó khăn cho việc điều trị;

iii/ Can thiệp nhanh ngay sau khi đã chẩn đoán bệnh, trước khi vi khuẩn làm giảm sức đề kháng của cơ thể;

iv/ Dùng đúng liều và giữ liệu trình đủ thời gian, thường từ 3-5 ngày. Tuy nhiên thời gian điều trị bằng kháng sinh phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh, cơ địa con vật và loại kháng sinh, cũng như chất lượng kháng sinh dùng. Có một số kháng sinh có tác động dài nên chỉ cần 1 liều là duy trì nồng độ trong 24-48 giờ. Về nguyên tắc khoảng thời gian dùng kháng sinh càng ngắn càng tốt, nhưng phải đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh, do đó thường phải dùng thêm 2-3 ngày sau khi hết triệu chứng nhiễm khuẩn.

v/ Không dùng quá liều chỉ định vì các kháng sinh thường có một số phản ứng phụ đối với những cơ địa hay bị dị ứng;

vi/ Trong một số trường hợp cần nâng cao hiệu quả điều trị, người ta có thể phối hợp kháng sinh trên nguyên tắc: Không nên phối hợp quá 2 loại kháng sinh; chỉ được phối hợp các kháng sinh cùng nhóm và thường kết hợp một kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và một nhóm có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Điều trị bằng kháng sinh sẽ có hiệu quả cao khi kết hợp với thuốc chống viêm, cũng như một số thuốc làm tăng cường sức đề kháng của con vật;

vii/ Sau 3-5 ngày điều trị, nếu bệnh không thuyên giảm có thể là kháng sinh sử dụng chưa đúng hoặc nguyên nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn. Phải ngưng hoàn toàn kháng sinh này và bắt đầu một liệu pháp điều trị đúng hơn.

Tóm lại, kháng sinh là một vũ khí quan trọng để phòng và trị bệnh gây ra do vi khuẩn ở gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện, không có sự kiểm soát tốt, đặc biệt việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn không hợp lý hay tự điều trị mà không có tư vấn của cán bộ thú y sẽ mang lại nhiều hậu quả khó lường...

Thuốc nói chung cần phải sử dụng an toàn và hiệu qủa. Riêng với kháng sinh là thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi vì nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn. Thứ nhất chính thuốc kháng sinh sẽ gây tai biến cho cơ thể ta như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng. Tác hại thứ hai nghiêm trong hơn nhiều là nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Hiện nay các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất tốt rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng.

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xáx định được có nhiễm khuẩn hay không?

2. Phải chọn đúng loại kháng sinh Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh

4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.

5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm

Bảo đảm được những điều trình bày ở trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ.

Kháng sinh là các thuốc được sử dụng để điều trị các trượng hợp bị nhiễm khuẩn gây ra do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và vi rút. Kháng sinh đầu tiên được nhà bác học Fleming tìm ra vào năm 1945 là loại penicilline, từ đó nhiều loại kháng sinh khác đã ra đời giúp cho con người giải quyết được các bệnh nhiễm trùng mà trước đây tỷ lệ được chữa khỏi bệnh rất ít. Nhiều bệnh đã chiếm tỷ lệ tử vong cao và đã từng gây đại dịch cho loài người như lao, thương hàn, tả... Ngày nay, các nhà khoa học đã phát minh ra được những loại thuốc kháng sinh nên nhiều loại bệnh nhiễm trùng đã được điều trị khỏi.

Mặc dù bệnh nhiễm khuẩn không còn đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người nhiều như trước kia do nền khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, tiện nghi sinh hoạt ngày càng nhiều... Tuy nhiên ở các nước nghèo và trong những nhóm dân cư nhất định như người già, trẻ em thì bệnh nhiễm khuẩn vẫn còn là vấn đề lớn. Hơn nữa, ở các nước phát triển, do đại dịch HIV/AIDS (bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải) nên nhiều bệnh nhiễm khuẩn đang có xu hướng quay trở lại và kháng sinh lại trở thành một vũ khí cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ở Việt Nam, việc lạm dụng kháng sinh phổ biến nhiều hơn ở các nước phát triển vì người dân chưa hiểu biết đầy đủ, có thói quen tự ý mua kháng sinh điều trị mà không đi khám bác sĩ và do việc kiểm soát bán thuốc theo đơn chưa được hiệu quả. Nhiều người quan niệm rằng kháng sinh có thể chữa khỏi mọi bệnh tật, hoặc cứ sốt là dùng kháng sinh. Đó là những quan niệm sai lầm, dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi và mang lại hậu quả vi khuẩn kháng kháng sinh. Khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn thực sự, nếu có chỉ định dùng thuốc kháng sinh thì sẽ gặp nhiều khó khăn do kháng thuốc.

Tác dụng diệt vi khuẩn và cơ chế kháng kháng sinh của vi khuẩn

Các loại kháng sinh có thể diệt được vi khuẩn nhờ những tác dụng chính như ức chế tổng hợp màng tế bào của vi khuẩn, kích hoạt các men phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn, cản trở tổng hợp protein và chuyển hóa acid nucleic của vi khuẩn

Khả năng diệt khuẩn và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có liên quan trực tiếp đến nồng độ kháng sinh ở trong máu hoặc trong ổ nhiễm khuẩn.Do đó việc sử dụng kháng sinh phải đúng liều lượng và đúng thời gian cho liệu trình điều trị và phải dựa vào kháng sinh đồ để biết tình trạng nhạy cảm hoặc kháng thuốc của từng loại vi khuẩn đang gây bệnh.Như vậy bán thuốc kháng sinh nhất thiết phải có đơn thuốc của bác sĩ.

Vi khuẩn sau khi tiếp xúc với một loại kháng sinh, một số bị tiêu diệt, một số có thể thay đổi trong quá trình đấu tranh sinh tồn để trở nên kháng kháng sinh đó. Sau khi có sự đề kháng xuất hiện, nó sẽ lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác, tạo nên một quần thể kháng kháng sinh và từ đó việc dùng kháng sinh trong những lần sau có thể không có kết quả hoặc ít hiệu quả.

Vi khuẩn tạo ra sự đề kháng bằng cách làm cho kháng sinh không thấm vào màng để diệt vi khuẩn, làm cho kháng sinh không tiếp xúc được với vi khuẩn để tác động, tạo ra các chất làm mất tác động của kháng sinh và tạo ra các chất phá hủy cấu trúc hóa học của kháng sinh.

Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn một phần là do tự nhiên quá trình đấu tranh để sinh tồn của vi khuẩn, một phần là do sử dụng kháng sinh không đúng cách. Trong thực tế điều trị hiện nay, có một số nguyên nhân gây nên sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn như:

- Dùng thuốc kháng sinh không đủ thời gian, không đủ liều lượng làm cho vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết và biến đổi để trở nên kháng thuốc.

- Việc lạm dụng thuốc kháng sinh thành thói quen và phổ biến như không có bệnh nhiễm khuẩn cũng dùng kháng sinh làm cho các vi khuẩn có lợi cho cơ thể bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh kháng lại với kháng sinh.

- Dùng thuốc kháng sinh không đúng loại như khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này lại dùng loại kháng sinh khác, làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt mà còn biến đổi để kháng lại với kháng sinh.

 

 Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

Nguyên tắc quan trọng nhất trong sử dụng kháng sinh là theo đúng chỉ định của bác sĩ, chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, lựa chọn và phối hợp các kháng sinh hợp lý... Ngoài ra cũng nên lưu ý một số nguyên tắc lớn đối với bệnh nhân khi dùng kháng sinh như:

+ Thời điểm uống thuốc

- Để thuốc kháng sinh có tác dụng tối đa, nên uống thuốc vào lúc đói như uống thuốc xa bữa ăn, trừ một số kháng sinh có tác dụng không mong muốn đường tiêu hóa thì mới uống vào lúc no. Một số bệnh nhân uống thuốc pefloxacin có thể bị cảm giác cồn cào trong bụng, vì vậy có thể uống thuốc vào lúc no.

- Thường các loại thuốc kháng sinh được uống 2 lần trong ngày, cách nhau khoảng 12 giờ, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định uống kháng sinh 1 lần trong ngày như kháng sinh chống lao, chỉ uống 1 lần vào buổi sáng.

+ Liều lượng và thời gian dùng thuốc

- Liều lượng thuốc hàng ngày phải được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng hay giảm liều, nhất là giảm liều sẽ làm cho kháng sinh tác dụng không đầy đủ và gây nên kháng thuốc. Trường hợp tương đối khá phổ biến là bệnh nhân dùng thuốc một vài ngày, mặc dù chưa hết liều nhưng thấy bệnh đỡ nên tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc. Điều này có thể sẽ làm bệnh nặng lên trong đợt điều trị đó và gây kháng thuốc trong tương lai.

- Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh cũng phải đảm bảo đúng quy định. Thông thường kháng sinh được dùng từ 7 đến 10 ngày. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định dùng trong 5 ngày; cá biệt chỉ có loại dùng trong 3 ngày như thuốc azithromycin chỉ dùng trong 3 ngày là đủ liều. Cũng có những trường hợp kháng sinh được dùng nhiều ngày hơn để điều trị tỉnh trạng nhiễm trùng huyết, bệnh lao, bệnh thương hàn, bệnh giang mai…

+ Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc

Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh thường gặp là:

- Tiêu chảy là phản ứng hay gặp nhất do khi uống kháng sinh thì các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa cũng bị tiêu diệt làm cho rối loạn tiêu hóa và thường biểu hiện bằng tiêu chảy. Tiêu chảy do dùng kháng sinh thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày sau khi uống thuốc và chỉ ở mức độ nhẹ, tự hết sau khi uống hết liều thuốc nên không cần điều trị.

 

 Cẩn thận dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em

- Buồn nôn, đau bụng… có thể xảy ra với nhóm thuốc tetraxyclin, nhóm quinolon,…

- Sạm da có thể xảy ra với nhóm thuốc quinolon và bệnh nhân được khuyên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian uống thuốc.

- Đau đầu, mất ngủ, bồn chồn hay xảy ra với nhóm thuốc quinolon.

- Cảm giác có vị kim loại ở trong miệng hay xảy ra với thuốc metronidazol.

Trước khi dùng một loại kháng sinh nào đó, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Khi có tác dụng không mong muốn, nên thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn cách xử trí.

+ Theo dõi các phản ứng dị ứng của thuốc

- Phản ứng dị ứng quan trọng và nguy hiểm nhất là sốc phản vệ thường xảy ra với nhóm thuốc betalactam. Phản ứng được biểu hiện bằng dấu hiệu tím tái, đau bụng dữ dội, khó thở, da nổi vân tím. Bệnh nhân nhanh chóng bị rơi vào tình trạng trụy tim mạch và tử vong nếu không được điều trị tích cực tại bệnh viện.Cách phòng tránh hiệu quả nhất là hỏi tiền sử dị ứng thuốc trước đây của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thuốc nào của nhóm thuốc betalactam thì không được dùng thuốc của nhóm này.

- Các phản ứng dị ứng khác cũng giống như các phản ứng dị ứng thông thường, được biểu hiện bằng triệu chứng sốt, nổi sẩn đỏ ngoài da, viêm da cấp tính như hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Lyell; phù Quinck, ngứa mắt, khó thở, lên cơn hen suyễn... Cách xử trí là ngừng ngay thuốc đang dùng và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

+ Theo dõi các biến chứng hay tai biến do độc tính của thuốc kháng sinh

Khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, người bệnh có thể bị các biến chứng hay tai biến do độc tính của thuốc, vì vậy cần theo dõi để cung cấp thông tin cho bác sĩ xử trí như:

- Tổn thương thần kinh thính giác do dùng thuốc streptomycine hoặc một số thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid;

- Tổn thương thần kinh thị giác do sử dụng cloramphenicol kéo dài;

- Viêm đa rễ thần kinh do sử dụng rimifon kéo dài

- Nhiễm độc thận làm viêm thận kẽ, suy thận... khi dùng thuốc gentamycine, vancomycine, colistin, amphotericin B, rifampicin…

- Tổn thương gan có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tetracycline, rifampicin, rimifon, amphotericin B…

- Tai biến về máu như thiếu máu huyết tán, giảm bạch cầu-tiểu cầu, suy tủy khi dùng các loại kháng sinh như sulfamid, streptomycin, cloramphenicol liều cao…

Một trong những cách để làm hạn chế các tai biến do độc tính của thuốc kháng sinh là chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ.

Khuyến cáo cần thiết

Để kháng sinh thực sự là loại thuốc phát huy được tác dụng, hiệu quả trong điều trị các trường hợp bệnh nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh cần phải bảo đảm các nguyên tắc quy định, sự hiệu quả, an toàn và hợp lý... để khắc phục tình trạng kháng kháng sinh khá phổ biến hiện nay do sự lạm dụng quá mức của người bệnh, kể cả bác sĩ, nhân viên y tế và nhân viên nhà thuốc. Khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn mà không còn hoặc không có thuốc kháng sinh để chữa sẽ gây nên những hệ lụy tai hại có thể không lường trước được. Vì vậy cộng đồng người dân và ngay cả thầy thuốc nên cần quan tâm đến vấn đề nầy ngay từ bây giờ mặc dù đã quá trễ.


Trên phạm vi toàn cầu, bệnh nhiễm khuẩn là căn nguyên hàng đầu gây tử vong và từ khi phát hiện kháng sinh đầu tiên, trên 100 tác nhân đã được đưa vào sử dụng trị liệu. Tuy nhiên, các tác nhân này chỉ đại diện cho khoảng 10 loại kháng sinh chính và là các biến đổi về cấu trúc hóa học của các kháng sinh đã có từ trước  nên chúng dễ bị đề kháng chéo.

Tình hình đề kháng kháng sinh đã được báo động trên khắp thế giới; đề kháng kháng sinh xảy ra rất thường ở bệnh viện, và cũng có ở cộng đồng. Theo một điều tra, có từ 20-50% kháng sinh sử dụng ở người không chắc chắn có hiệu quả điều trị và tất nhiên, việc sử dụng không hiệu quả còn có thể kèm theo các tác dụng không mong muốn của kháng sinh. Ở Việt Nam, thị trường thuốc rất phong phú nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, tình trạng đề kháng kháng sinh gia tăng còn do việc dùng kháng sinh không qua kê đơn và không đúng cách. Vì vậy, song song với việc cải thiện hệ thống quản lý phân phối kháng sinh, kiểm soát và hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thú y, việc phòng chống nhiễm trùng,vệ sinh cơ sở điều trị thì sự hiểu biết, nắm vững các nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý là vấn đề vô cùng thiết thực đối với đội ngũ điều trị, trong đó có vai trò rất  quan trọng của người dược sĩ. Các kiến thức này sẽ giúp người Dược sĩ hoạt động ngoài cộng đồng cũng như ở bệnh viện góp phần vào việc nâng cao hiệu quả điều trị, tính an toàn và tiết kiệm trong sử dụng kháng sinh.

 
  1. Nguyên tắc  sử dụng kháng sinh  hợp lý - an toàn
  Các nguyên tắc chính nhằm sử dụng hợp lý - an toàn kháng sinh là :
  + Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm trùng.
  + Phải chọn đúng kháng sinh và đường cho thuốc thích hợp .
  + Phải sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian qui định .
  + Phải biết các nguyên tắc chủ yếu về phối hợp kháng sinh .
 
  1.1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi  có nhiễm khuẩn :

Mỗi nhóm kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định và hầu hết không có hiệu quả đối với các tác nhân gây bệnh khác như : virus, ký sinh  trùng, nấm,….Do đó, chỉ nên chỉ định sử dụng kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn .

Việc sử dụng kháng sinh khi không có nhiễm trùng vừa dẫn đến thất bại trong trị liệu, gây tốn kém, vừa có thể mang lại các tác dụng có hại cho người bệnh. Về mặt vi sinh học việc dùng bừa bãi kháng sinh còn có thể góp phần làm tăng các chủng đề kháng thuốc. Để quyết định việc sử dụng kháng sinh cần tiến hành :

a/ Thăm khám lâm sàng: là bước quan trọng nhất và cần thực hiện trong mọi trường hợp, bao gồm việc lấy thân nhiệt, thăm khám và phỏng vấn bệnh nhân.

Sốt là dấu hiệu điển hình khi có nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nhiễm virus cũng gây sốt và sốt còn là triệu chứng do phản ứng thuốc, do bệnh lupus ban đỏ cấp tính, bệnh bạch cầu …..Do đó, việc thăm khám, phỏng vấn bệnh nhân và kinh nghiệm của người thầy thuốc là những yếu tố giúp ích rất  nhiều cho việc chẩn đoán tác nhân gây bệnh dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của  bệnh .

b/ Các xét nghiệm lâm sàng: bao gồm xét nghiệm công thức máu, X-quang và đo các chỉ số sinh hóa, sẽ góp phần khẳng định sự chẩn đoán của người thầy thuốc.

c/ Tìm vi khuẩn gây bệnh : là phương pháp chính xác nhất để xác định nguyên nhân gây bệnh .Tuy nhiên, việc phân lập vi khuẩn gây bệnh đòi hỏi thời gian và phương tiện tốn kém nên không nhất thiết phải thực hiện ngay từ đầu. Việc xác định vi khuẩn gây bệnh đặc biệt cần thiết trong các trường hợp nhiễm trùng nặng như: nhiễm trùng máu, viêm màng não, nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện, nhiễm trùng ở người bị suy giảm miễn dịch hoặc khi mà việc thăm khám lâm sàng không tìm thấy các dấu hiệu đặc trưng của  bệnh .

1.2. Phải chọn đúng kháng sinh và  đường cho thuốc thích hợp :

A. CHỌN LỰA KHÁNG SINH

Việc chọn lựa kháng sinh trong điều trị dựa trên 3 yếu tố chính: là vị trí nhiễm  trùng, phổ tác dụng của kháng sinh và cơ địa bệnh nhân.

a/  Chọn lựa kháng sinh dựa vào vị trí nhiễm trùng :
Trong  thực tế lâm sàng, rất nhiều trường hợp phải bắt đầu ngay kháng sinh trị liệu do mức độ nhiễm trùng nặng khômg thể chờ đợi kết quả xét nghiệm vi trùng học. Khi  đó, dựa vào vị trí ổ nhiễm trùng, có thể suy đoán ra loại vi khuẩn gây bệnh và  từ đó chọn kháng sinh thích hợp.

Khi lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm trùng cần lưu ý đến khả năng xâm nhập của  kháng sinh vào ổ nhiễm trùng .

Thí dụ :
  - Muốn điều trị viêm xương-khớp, cần chọn kháng sinh có khả năng xâm nhập tốt vào mô xương như : Quinolon II, rifampicin,  Lincosamid, ac.fusidic, fosfomycin .

- Điều trị viêm màng não: chọn kháng sinh có khả năng thấm tốt vào dịnh não tủy như : Quinolon II, Cephalosporin III, fosfomycin  .

- Nhiễm trùng do vi khuẩn nội bào: Quinolon II,  Macrolid, Cyclin, Lincosamid, Phenicol .

- Nhiễm trùng tuyến tiền liệt: Quinolon II,  Macrolid, Cotrimoxazol, Phenicol,…

b/ Chọn lựa kháng sinh dựa trên phổ tác dụng :

Khi đã dự đoán hay biết được loại vi khuẩn gây bệnh nhưng chưa hay không thực hiện được kháng sinh đồ thì việc chọn kháng sinh sử dụng có thể dựa trên phổ tác dụng lý thuyết của kháng sinh. Khi lựa chọn, cần lưu ý đến mức độ nhạy cảm của vi khuẩn  gây bệnh đối với kháng sinh ở địa phương, cơ sở trị liệu để phòng ngừa khả năng  đề kháng thuốc, nghĩa là phải kết hợp khả năng tác động trên lý thuyết với hiệu  lực trong thực tế của kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh.

Đối với một loại kháng sinh, có thể phân loại vi khuẩn theo mức độ nhạy cảm đối với kháng sinh này :
  - Loại vi khuẩn thông thường nhạy cảm ->Ký hiệu  S .
  - Loại vi khuẩn đề kháng -> Ký hiệu R.
  - Loại vi khuẩn tương đối còn nhạy cảm -> Ký  hiệu MS.
  - Loại vi khuẩn có mức nhạy cảm khó dự đoán ->  Ký hiệu IS.

Các bài viết khác

Các bài thuốc dân gian chữa ho

Chữa ho cho trẻ sơ sinh

Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho em hỏi cái đề này thì phải làm như thế nào:Phân tích các nguyên tắc sử dụng kháng sinh.
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Đây đâu phải diễn đàn y khoa cho sinh viên hỏi bài vở nhỉ!
cho em hỏi:nguyên tắc sử dụng kháng sinh và sulfamid giống và khác ở điểm nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
cho em hoi: Khang sinh co tac dung trong vong tu 4 - 6 gio la khang sinh gif
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
ks nhóm quinolon mà là diclofenac á.. quinolon thường có đuôi xacin và có dạng đường tiểu như acid nalixilid thui b
Có rất nhiều loại kháng sinh có tác dụng như vậy, ví dụ như Kháng sinh nhóm quinolon: Diclofenac
em mới cho bé uống azithromycin 1 gói.nhưng thấy bé không có vẻ ho nặng tói mức phải dùng thuốc này.em dùng lại k cho uống nữa. liệu có ảnh hưởng gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý