Vì sao trẻ chậm mọc răng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Vì sao trẻ chậm mọc răng

18/04/2015 07:07 PM
823

Trẻ 8-9 tháng mới mọc răng nhưng nếu vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do sinh lý. Ngược lại, chậm mọc răng và kết hợp thêm các dấu hiệu như chậm lên cân, chiều cao, hay các triệu chứng còi xương thì là do còi xương.

Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi, và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng hai đến hai tuổi rưỡi.

Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng, hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Những vấn đề này có thể hoàn toàn là sinh lý, nếu như trẻ vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần.

Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu vitamin D... để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa.

Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ... Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.

Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể.

Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:

- Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.

- Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.

- Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.

- Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.

Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương. Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo... Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.

Khoảng 6 tháng tuổi, bé sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Giai đoạn 2 đến 2 tuổi rưỡi, bé có thể mọc được 20 chiếc răng.

Bác sĩ có thể dựa vào số lượng răng để theo dõi sự phát triển thể chất ở bé. Số răng của bé có liên quan đến số tháng tuổi (bình thường, số răng của bé bằng số tháng tuổi trừ đi 4). Tuy nhiên, nếu bé 8-9 tháng tuổi mới mọc răng nhưng thể chất và tinh thần vẫn phát triển tốt thì không có vấn đề gì đáng lo ngại.

Cũng có trường hợp, bé 18 tháng tuổi mới mọc răng (tức là chậm hơn mức bình thường hơn 1 năm). Nguyên nhân của trường hợp này là do sinh lý.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác trì hoãn việc mọc răng ở bé bao gồm.
1. Bé bị thiếu canxi

Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân là do người mẹ ăn uống kiêng kem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).
+ Bé hấp thụ quá nhiều photpho cũng có nguy cơ thiếu canxi. Bởi vì khi ấy sự hấp thụ canxi tự nhiên trong cơ thể bé sẽ bị sụt giảm.
2. Bé bị còi xương

Tình trạng này có liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D ở bé. Thức ăn và ánh nắng mặt trời là 2 nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể. Trong đó, các loại thịt, cá, trứng, sữa thường dồi dào vitamin D hơn các loại rau, củ. Người mẹ cũng nên lưu ý rằng vì vitamin D là loại vitamin có khả năng tan trong dầu nên nếu chế độ ăn của bé không đủ chất béo thì vitamin D cũng khó hấp thụ.

Các triệu chứng còi xương khác ở bé như thường xuyên quấy khóc khi ngủ; bé đổ mồ hôi trộm; lồng ngực lép, thóp rộng…. Để tránh nguy cơ bé chậm mọc răng do còi xương, bạn nên lưu ý một số điểm sau.

+ Trong giai đoạn có thai và cho con bú, người mẹ nên ăn uống đa dạng và đủ chất. Tuyệt đối không nên ăn kiêng.

+ Bạn có thể bắt đầu cho bé một tháng tuổi tắm nắng. Mỗi ngày khoảng 15-20 phút trước 9h sáng. Nên duy trì hoạt động tắm nắng cho bé liên tục hàng ngày.

+ Nên chú ý cung cấp đầy đủ chất đạm và chất béo trong quá trình ăn dặm của bé. Bạn nên nêm thêm dầu ăn trong bát bột (hoặc cháo) cho bé.

3. Bé bị suy dinh dưỡng

Nếu trong vòng vài tháng liên tục bé không tăng cân, có khả năng bé bị suy dinh dưỡng. Thực đơn cho bé ăn dặm nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.

Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé thay vì ép bé ăn. Có thể tăng khẩu phần ăn cho bé nhưng nên từ từ. Mỗi tuần, bạn cho bé ăn nhiều hơn một chút.

Bé 8-12 tháng tuổi có thể ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Bạn nên nấu kèm cháo với thịt (hoặc tôm, cua, cá, lươn), các loại rau (bồ ngót, rau dền…) để thay đổi khẩu vị cho bé. Mỗi tuần, bạn nên cho bé ăn thêm 2-3 bữa carrot hoặc bí đỏ. Nấu bữa nào, bạn nên cho bé ăn dứt điểm bữa đó; tránh hâm lại đồ ăn cho bé.

Để tránh nguy cơ bé chậm mọc răng do suy dinh dưỡng, bạn nên chú ý một số điểm sau.

+ Lượng sữa cần thiết cho bé là khoảng 500-800ml mỗi ngày. Bạn cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phômai.

+ Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi: Bạn có thể ép lấy nước cho bé uống hoặc xay cả bã và cho bé dùng.

+ Ngủ đủ giấc và khuyến khích bé vận động cũng là biện pháp kích thích bé ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng.

+ Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu, tránh ăn vặt.

Lưu ý: Việc bổ sung vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết nhưng bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý cho bé dùng vitamin vì bé có thể bị ngộ độc do uống vitamin quá liều hoặc trong thời gian dài.

Ở mỗi trẻ, tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn. Số răng của trẻ thông thường bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Bình thường, khi trẻ được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc và khi tròn 3 tuổi thì trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới).

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trẻ được 9 tháng tuổi mà chưa mọc răng nào nhưng vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do sinh lý. Nếu trẻ chậm mọc răng kết hợp với một số biểu hiện khác như chậm phát triển chiều cao, cân nặng, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm ban đêm, thóp rộng, lồng ngực lép… thường là do trẻ bị còi xương.

Biện pháp khắc phục là gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo... Với những thông tin bạn viết trong thư thì chúng tôi chưa khẳng định được con bạn có bị còi xương hay không, riêng việc cháu mọc răng chậm hơn một vài tháng so với trẻ bình thường thì cũng chưa có gì đáng ngại, tuy nhiên giới hạn mọc răng đầu tiên là 12 tháng tuổi.

Vì vậy, nếu đến thời điểm 1 năm mà cháu chưa mọc răng đầu tiên thì nên đưa cháu đến chuyên khoa răng hàm mặt để được bác sĩ thăm khám và theo dõi.

Thông thường, những chiếc răng sữa của bé bắt đầu nhú vào khoảng tháng thứ 6, thứ 7 và thay răng khi được 6 hoặc 7 tuổi. Nhưng quy trình này không phải lúc nào cũng đúng với tất cả các bé khiến nhiều bà mẹ hết sức lo lắng.

Do đâu, bé nhà bạn mọc răng chậm, ở cả giai đoạn răng sữa và hàm răng vĩnh viễn sau này?

1. Di truyền

Nguyên nhân chủ yếu trong việc bé chậm mọc răng là do yếu tố di truyền trong gia đình, dòng tộc. Nếu trong gia đình bạn có người từng chậm mọc răng, thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bé đang nhận di truyền từ các thế hệ đi trước đó thôi.

Do đâu bé chậm mọc răng? - 1

Tìm hiểu kỹ các nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng để giúp bé có một hàm răng chắc khỏe.

2. Thời điểm sinh

Thời điểm sinh và môi trường sống của bé cũng quyết định thời điểm bé nhú chiếc răng đầu tiên. Em bé sinh đủ tháng hoặc quá ngày tháng sẽ có răng sớm hơn so với bé sinh thiếu tháng. Ví dụ, một em bé sinh non khi được 32 tuần (8 tháng) sẽ có răng muộn hơn khoảng 4 tuần so với các bé sinh vào thời điểm đã được 9 tháng 10 ngày. Những em bé sinh ra nhỏ bé, thiếu cân cũng sẽ mọc răng chậm hơn các bé bình thường.

3. Những căn bệnh

Hội chứng Down, tuyến yên hoạt động không bình thường, lớp phôi ngoài có những biến chứng... đều là những yếu tố dẫn đến việc bé mọc răng chậm. Tuy nhiên, những vấn đề này cần phải kiểm tra kỹ mới xác định được đúng nguyên nhân.

4. Những tổn thương bên ngoài và bệnh truyền nhiễm

Nếu răng bé có hiện tượng mọc không đều, chiếc cao chiếc thấp, phần nhiều là do răng đã chịu những ngoại lực tác động, dẫn đến các dây chằng hỗ trợ răng bị hỏng. Nếu nhìn từ bên ngoài, các bà mẹ có thể ngộ nhận hàm răng sữa của bé mọc cái nhanh cái chậm, nhưng thực tế, răng bé đã mọc đầy đủ, có điều cái nhô lên, chiếc nhún xuống. Điều này sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này.

Nếu răng sữa của bé bị hỏng, gãy và phải nhổ trước khi nó tự lung lay đúng theo quy luật tự nhiên, lợi sẽ tự động sản sinh một mô liên kết che lấp vị trị lỗ hổng do chiếc răng sữa bị gãy tạo ra. Mô này sẽ ngăn cản sự thay răng của bé, là một trong những nguyên nhân bé thay răng chậm.

Cách muối cà xổi ngon trong tích tắc

Cách làm cua rang muối ớt ngon ngây ngất

Cách uống rượu vang đúng cách

Cách làm yaourt tại nhà giúp bạn ăn thả ga

Cách làm đèn trời thả chơi

Cách làm sữa chua mít hương vị hấp dẫn không thể chối từ

Cách làm sạch dạ dày lợn để món khoái khẩu của gia đình bạn trở nên an toàn hơn

Cách xào rau muống ngon hấp dẫn cả gia đình

Cách làm quẩy nóng khỏi cần mua ngoài hàng

Cách làm bánh macaron của người Pháp

Cách làm mắm kho quẹt ngon đúng vị

Cách làm bánh khọt miền Nam

Cách làm bánh đúc truyền thống

Cách làm bánh da lợn thơm ngon

Cách làm bánh quai vạc chiên

Cách làm bánh quy bơ

Cách làm bánh quy bằng lò vi sóng

Cách làm bánh quy socola hấp dẫn cả nhà

Cách làm bánh quy mặn

Cách làm bánh quy hạnh nhân

Cách làm bánh wagashi đến từ xứ sở hoa anh đào

Cách làm bánh waffle xốp mềm, thơm ngon

Cách làm bánh cay thơm ngon đặc sản Sài Gòn

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con nhà mình 6 tuổi rụng 2 chiếc răng cửa hàm trên mà 10 tháng chưa mọc liệu có ảnh hưởng gì không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
bé nhà em lúc sinh nặng 4kg.bây giờ là gằn 14.5 tháng nặng 9.3kg,cao 73cm.đã biết đi,biết nói nhưng chỉ mọc được 2 răng cưa ở hàm dưới.răng bé mọc lúc 11 tháng nhưng bây giờ chưa mọc thêm răng nào nữa.em muốn hỏi bé nhà em sao chậm mọc răng vậy?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Về răng, thông thường trẻ từ 6-12 tháng mọc 8 răng cửa (4 trên, 4 dưới), thường răng mọc đầu tiên là 2 răng cửa hàm dưới. 12-18 tháng mọc thêm 4 răng tiền hàm. Các bệnh suy dinh dưỡng còi xương có thể làm cho răng mọc chậm.
con nhà mình đến tháng 9 này là tròn 7 tuổi, cháu thay rụng 6 cái răng(3 trên,3 dưới)4 tháng rồi vẫn chưa mọc. xin hỏi có ảnh hưởng gì không?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
khong vi day la chau 7 tuoi do anh huong den nhung cai rang bi gay nen can phai an it khong nen an qua nhieu se lam cho chiec rang bi gay ko moc nhanh duoc
Con nha minh tai sao luc 5 tuoi da thay rang roi ma bay gio 11 tuoi thay rang lai la sao vay
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Đây hoàn toàn là do vấn đề sinh lý, nếu trẻ phát triển thể chất bình thường thì không có gì đáng lo ngại cả
Bé nhà e được 18 tháng cân năng 13kg, lúc 10 tháng cháu đã mọc răng nhưng đến giờ cung chỉ co 6 răng trước, không mọc them được cái nào nũa, e rất lo lắng không biết con mình có thiếu gì không?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Be nha em duoc 9 thang roi ma van chua moc rang lieu con em co bi thieu can xi ko ah,nhung chau van phat trien the chat va tinh than binh thuong.chau ham an,ham choi,tang can deu.xin hoi bac sy giai dapp giup em va huong cho be phuong phap moc rang
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý