Tìm hiểu về bệnh gout

seminoon seminoon @seminoon

Tìm hiểu về bệnh gout

18/04/2015 07:42 PM
209

Trước đây người Việt Nam chỉ ăn nhiều cơm rau, ít thịt cá (chính chế độ dinh dưỡng như vậy lại là rất hợp lý), nhưng hiện nay, chúng ta có điều kiện để chọn thực phẩm chứa nhiều năng lượng hơn dưới dạng gluxit, prôtit... Sự dư thừa năng lượng dạng này khiến những bệnh "no đủ" như bệnh gút ngày càng trở nên phổ biến.

Bệnh gút (tiếng Anh: gout; tiếng Pháp: goutte hay podagre; tiếng Đức: gicht) đã được biết đến từ lâu ở châu Âu. Ngay ở Trung Quốc, bệnh này cũng được biết đến với cái tên thống phong . Còn ở châu Á, nhất là Việt Nam chúng ta, không có thói quen ăn nhiều thịt như châu Âu nên bệnh này không phổ biến, nên cũng ít người biết đến nó chăng? Trong khi đó, ngay từ thế kỷ 17, ở Đức đã xuất bản một cuốn sách của D.P. Mertz (nay đã được tái bản và bổ sung đến lần thứ 6) viết về bệnh gút.

Đặc trưng của bệnh gút

Bệnh gút có hai dạng đặc trưng: cấp tính và mãn tính. Ở dạng cấp tính, người bệnh đột ngột nhận thấy cơn đau ghê gớm ở khớp, đặc trưng nhất là khớp ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở các chi khác, hay các khớp khác: đầu gối, chân, tay, thậm chí vai hay cổ.

Bệnh gút hình thành do một sự rối loạn về chuyển hóa chất, nguyên nhân là nồng độ axít uric

quá cao trong máu và các chất dịch khác trong cơ thể. Xét về nguyên nhân, bệnh gút hoàn toàn tương tự với bệnh tiểu đường. Nguyên nhân gây hyperuricaemia (tăng axít uric huyết) là do thận gia tăng tạo thành axít uric hay giảm quá trình thải nó. Khi nồng độ axít uric trong các dịch cơ thể vượt quá một trị số nhất định, các tinh thể axít uric sẽ được tạo thành ở các khớp, gây ra viêm khớp cấp tính (đau đớn cực độ) và về lâu về dài gây ra tổn thương mãn tính vì các tinh thể axít uric còn tập trung lại ở các sụn, khớp và xương, ở các hoạt dịch nang, gân, mô liên kết và thận. Hậu quả của việc tạo thành tinh thể axít uric là gút cấp tính ở khớp và sỏi thận gút.

Nam giới ở tuổi trưởng thành dễ mắc bệnh gút, đặc biệt tuổi càng cao càng dễ mắc hơn: 3% nam giới trên 65 tuổi mắc bệnh gút. Phụ nữ chỉ sau khi mãn kinh mới bắt đầu có thể mắc bệnh và tỷ lệ không đáng kể so với nam: 5% vậy có thể nói đó là bệnh của nam giới.

Bệnh thường mang tính di truyền, nếu trong nhà có người bị thì đàn ông nên chú ý ngay. Nên phân biệt giữa dạng tăng axít uric huyết nguyên phát và thứ phát. Thứ phát là do các bệnh khác gây ra, chẳng hạn bởi các bệnh về đường huyết hay thận, còn nguyên phát là do sai sót di truyền về chuyển hóa chất.

Cũng nên lưu ý rằng thời điểm phát sinh và mức độ bộc lộ bệnh gút phụ thuộc chủ yếu vào chế độ ăn uống. Cả tăng axít uric huyết nguyên phát và thứ phát đều dẫn tới gút.

Trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh gút thì từ nhiều năm trước đã có gia tăng rõ rệt nồng độ axít uric trong máu.

Trong giai đoạn đầu này của bệnh gút, bệnh nhân chưa có cảm giác đau đớn gì, tuy nhiên đã có nhiều tinh thể axít uric kết tinh trong các mô và dẫn tới những sự hủy hoại sớm trong cơ thể (khớp và xương, thận...). Tuy nhiên trong phần lớn trường hợp, dấu hiệu đầu tiên vẫn là viêm cấp tính ở một khớp và gây đau đớn vô cùng. Nhưng khi cơn đau gút cấp tính này đi qua (sau một vài ngày), khớp lại hoạt động bình thường và chịu được tải trọng, tuy nhiên sau vài lần đau cùng ở một khớp và với thời gian, khớp đó sẽ hỏng, khi đó sẽ là bệnh gút khớp mãn tính.

Sự kết tinh axít uric ở xương làm giảm chức năng đệm đỡ của xương và gây biến dạng xương, được gọi là tophi (nổi u mụn). Kết tinh axít uric ở trong mô dưới da gọi là tophi da, mà dạng đặc biệt là ở vành tai. Lâu dài dẫn tới việc tinh thể axít uric đâm qua da và dẫn tới u gút.

Kết tinh axít uric trong thận dẫn tới viêm thận mãn tính, còn gọi là gút thận, hậu quả thường là cao huyết áp dẫn tới xơ cứng động mạch. Sỏi thận bởi tinh thể axít uric gây cơn đau thận dữ dội, gây ra nhiễm trùng niệu đạo. Nếu một viên sỏi chặn đường niệu đạo, nước tiểu không thoát đi được gây hỏng thận. Những cơn đau thận bởi sỏi thận cũng báo hiệu cơn đau gút cấp tính.

Nếu bệnh nhân gút không được điều trị sớm, tỷ lệ dẫn tới nhồi máu cơ tim ở nhóm này cao hơn nhóm người thường rất nhiều. Cơn đau gút và cơn đau thận gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân, đồng thời những hậu quả ẩn của sự gia tăng nồng độ axít uric trong dịch cơ thể còn nguy hiểm hơn nhiều bởi chúng gây ra sự biến dạng xương mãn tính, gút thận và dẫn tới xơ cứng động mạch.

Các bệnh nhân béo phì, tiểu đường hay bị bệnh trao đổi mỡ cũng dễ bị tăng nồng độ axít uric huyết và có nguy cơ mắc bệnh gút. Nguyên nhân của bệnh gút nguyên phát là do sai lệch trao đổi chất bẩm sinh, hậu quả của sai lệch này càng được khuếch đại bởi chế độ dinh dưỡng sai, đặc biệt là ăn quá nhiều chất có purin và uống rượu.

Cơn đau gút cấp tính thường xuất hiện sau bữa tiệc rượu, nhưng có khi xuất hiện ngay cả khi ăn kiêng hoàn toàn. Làm việc quá sức, tai nạn, mổ xẻ gây nguy cơ cơn gút cấp tính. Uống quá ít nước, đặc biệt vào mùa hè ra nhiều mồ hôi, gây gia tăng nồng độ axít uric, nguy cơ kết tủa tinh thể axít uric và gút thận, sỏi thận. Vậy người bị bệnh gút nhất thiết phải uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày).

Axít uric thuộc nhóm các chất có chứa nhân purin, đó là những hợp chất hai vòng chứa carbon và nitơ. Chất purin đơn giản nhất có công thức C5H4N4 còn chất purin thường gặp nhất trong cơ thể sống là adeninvà guanin. Các purin là nhân cơ bản cho các tế bào của người, động và thực vật. Khi các tế bào cũ trong cơ thể liên tục chết đi và thay bằng tế bào mới, các purin được giải phóng thành axít uric. Ở người, axít uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất, được thận thải ra trong nước tiểu.

Axít uric tạo bởi purin có sẵn trong cơ thể, còn gọi là nội sinh, đạt lượng 300-400mg/ngày. Thêm vào đó, khi ăn thêm các tế bào động và thực vật chứa trong thực phẩm tức là thêm một lượng purin, cơ thể còn tạo thêm một lượng axít uric nữa, gọi là ngoại sinh. Cả axít uric nội lẫn ngoại sinh đều sẽ được thận thải ra ngoài, lượng nội sinh tương đối ổn định, nhưng lượng ngoại sinh sẽ do chế độ ăn uống chi phối.

Nồng độ axít uric trong dịch cơ thể đơn giản và dễ lấy nhất là máu, ở người khỏe mạnh là dưới 6,5mg/100ml. Nếu ở người khỏe, do ăn nhiều chất chứa purin, lượng axít uric ngoại sinh là lớn hơn thì sẽ bị cơ thể người khỏe thải ra ngoài mà không gây nguy hại tới việc hình thành bệnh gút. Nhưng ở người có xu hướng bị bệnh gút nguyên phát, khả năng thận thải axít uric ra ngoài đã bị suy giảm.

Như vậy, với sự tạo thêm axít uric ngoại sinh (hãn hữu cũng có khi do axít uric nội sinh), nồng độ axít uric trong dịch cơ thể gia tăng. Hậu quả là kết tinh axít uric trong mô, khớp và nước tiểu. Lượng axít uric kết tủa này trong cơ thể người bị bệnh gút cao hơn lượng axít uric trong cơ thế người khỏe nhiều.

Chế độ dinh dưỡng với người bệnh

- Tránh những thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật (tim, gan, bầu dục, lòng...) hay hải sản. Ngoài ra nên ăn bù prôtít bằng các sản phẩm của sữa. Chú ý là các loại rau quả như đậu, măng tây, rau cải bó xôi... cũng chứa nhiều purin chẳng kém thịt.

- Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng dự tạo axidt uric trong gan và ngăn cản thận thải axít uric.

- Tránh ăn cho đến khi đạt thể trọng lý tưởng: Khi ăn nên thay số lượng bằng chất lượng. Giảm trọng không chỉ giảm lượng axít uric mà nói chung cũng tác động tốt đến cơ thể. Nhưng trái lại không được giảm trọng đột ngột, nhất là nhịn ăn vì khi đó cũng ngăn cản thận thải axít uric.

Nguyên tắc quan trọng nhất ở đây là không phải cấm ăn thịt cũng như uống rượu mà phải điều độ. Tránh ăn nhiều quá hoặc nhịn đói, cũng như phải uống nhiều nước. Chẳng hạn một miếng thịt 200g đã chứa 300mg axít uric, đó là lượng axít uric mà một người bị bệnh gút cả ngày được tiếp nhận. Vậy bữa thịt đó, anh ta chỉ được ăn 100g mà thôi, vì các loại rau quả ăn kèm cũng chứa axlt uric.

Một số điều cần lưu ý:

- Cà-phê, chè, ca-cao và sôcôla không hề bị cấm vì các loại purin chứa trong đó không bị chuyển thành axít uric, tuy nhiên nên lưu ý rằng sôcôla rất dễ gây béo vì chứa nhiều năng lượng.

- Giữa "thịt trắng" và "thịt đỏ" không có khác biệt đáng kể về lượng purin.

- Ngoài lượng cồn có hại ra, bia còn chứa những loại purin chuyển thành axít uric nên người bị bệnh gút chỉ được uống hãn hữu.

- Fructose trong đường có thể gia tăng lượng axít uric trong cơ thể, nhưng dùng đường lượng nhỏ là được.

- Ăn chậm và trước khi ăn uống một cốc đầy nước!

- Hằng ngày cố gắng giữ mức ăn ở 1.000 kcal, chỉ có như vậy mới giảm cân được, hàng tuần nên cân để kiểm tra!

- Khi đang điều trị mà vẫn lên cơn đau gút, bệnh nhân nhất thiết phải ăn ít đi, phải uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng, chè và nước quả. Đặc biệt trước khi đi ngủ phải uống đủ nước.

1. Bệnh gout và cách phòng tránh





Bệnh gút (gout) được coi là bệnh của xã hội văn minh, liên quan đến lối sống hiện đại - ăn uống quá độ và thiếu vận động... Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh này.

Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Các tinh thể urat lắng đọng ở khớp và các tổ chức xung quanh khớp gây nên phản ứng viêm. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.

Bệnh xảy ra vào ban đêm, biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp, thường nhất là khớp bàn ngón chân cái. Việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn để sử dụng cho đúng. Bệnh có thể tạm ổn nếu điều trị đúng cách.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gút:

- Ăn uống điều độ, không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối. Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh ga tô có kem. Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải. Có thể ăn các loại thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ.

- Không uống rượu, hạn chế uống bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.

- Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Bánh mì, trứng, đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành, tỏi... trừ cà chua) bệnh nhân gút đều có thể sử dụng.

- Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và có tính kiềm có tác dụng thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể cũng rất tốt cho bệnh nhân gút (có thể uống 1-3 cốc/ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh).

- Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, tập luyện các bài tập rèn sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giảm cân và điều hòa các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên cần nghỉ tập trong giai đoạn tái phát của bệnh.


Bệnh Gout , dân gian gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này có thể thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bảo hòa ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng ngoài các mô, khớp, thận gay nên các triệu chứng của bệnh Gout trên lâm sàng. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt ở những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm.

                                                         *

                     

                                                                  (Ảnh internet)

                                                                            *

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh Gout

*-  Viêm một khớp cấp (thường ở ngón chân cái) được gọi là cơn Gout cấp

*-  Có các khoảng hoàn toàn khỏi giữa các đợt viêm khớp cấp

*-  Xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai.

*-  Có sỏi thận (sỏi urate), suy thận mãn.

Ở giai đoạn đầu, bệnh Gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc trưng, đa số dể nhận biết nếu được chú ý từ đầu:

*-  Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp

*-  Thường bắt đầu vào cuối những năm 30 tuổi và đầu những năm 40 tuổi của cuộc đời, tuổi bắt đầu làm nên  của những người đàn ông thành đạt.

*-  Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Hiện tượng viêm thường không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3-7 ngày. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, nôn ói...).

*-  Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh.

*-  Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp ở cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm khớp cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dần gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...

                                                                             *

                         

                                                                        (Ảnh internet)

Các yếu tố nguy cơ của bệnh Gout

Nguyên nhân dẫn đến lượng acid uric tăng:

Tăng acid uric máu được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh Gout. Lượng acid uric máu càng cao, càng nhiều khả năng trở thành bệnh Gout.

Ăn nhiều thức ăn có chứa chất purine như :

*- Các loại thịt đỏ (chó, bò, trâu...)

*- Phủ tạng động vật (gan, bầu dục...)

*- Một số cá (cá mòi, cá hồi, cá trích...)

*- Tôm, cua ,ốc...

Một số bệnh lý về việc sử dụng một số thuốc như:

*- Nhóm cortison

*- Aspirin liều thấp,  các thuốc có chứa salisylat, và cyclosporine (thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mãnh ghép)

*- Pyrazinamid, thuốc lợi tiểu

*- Hóa trị liệu trong một số bệnh nhân ung thư làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purine vào máu.

*- Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gout như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch do xơ vữa... cũng làm tăng acid uric máu. 

Trên nhóm người có tăng acid uric máu, việc ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân Gout, làm nhanh tái phát các cơn Gout, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành Gout mãn tính.

Uống nhiều rượu

Việc uống nhiều rượu, rượu mạnh sẽ không những góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng động tại tổ chức, gây cơn Gout cấp, gây sỏi thận... Uống nhiều rượu còn ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày... tới các bệnh lý đi kèm như: tim mạch, huyết áp, rối loạn lipid máu.

Béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu

Các yếu tố này vừa là yếu tố nguy cơ, vừa là các bệnh lý thường đi kèm với bệnh Gout. Nếu không được kiểm soát tốt, các yếu tố này gây ảnh hưởng xấu tới bệnh và ngược lại, nếu các yếu tố này được điều chỉnh tốt sẽ góp phần làm bệnh Gout dể điều trị hơn.

Gen di truyền:  1/4 số bệnh nhân bị bệnh Gout có tiền sử gia đình bị bệnh này.

Tuổi và giới: Nam giới có tần suất bệnh cao hơn phụ nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị Gout từ 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70 tuổi.

                                                                  *

                     

                               Hãy kết hợp nhiều rau xanh và hoa quả để đẩy lùi bệnh Gout

                         

                                 Sữa chua lại là thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh Gout

                                                                          (Ảnh internet)

Người bệnh Gout nên thực hiện như sau:

*-  Nên ăn thức ăn có hàm lượng purin thấp như: trứng, sữa, pho mát tươi, bánh mì, bột ngũ cốc, rau cần, bông cải, khoai tây, bí đỏ, đậu tương...

*-  Hạn chế ăn đồ hải sản như: cá biển, tôm, cua, ốc, hến...

*- Tuyệt đối không uống rượu, bia, đồ uống có các chất kích thích khác.

*-  Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

*- Cần giảm các đồ uống có tính chua như nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ lắng đọng acid uric ở khớp.

*-  Ăn mỗi ngày 1 hủ sữa chua tốt cho việc phòng ngừa và chữa bệnh Gout. Dùng 1 hộp sữa chua/1 ngày là thích hợp. Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh Gout và không làm ảnh hưởng đến tình trạng lắng đọng của acid uric. 

*-  Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước khoáng không gas có độ kiềm cao vì 2 loại nước này giúp kềm-hóa nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể và làm giảm nguy cơ sỏi thận.

*-  Cần vận động thường xuyên, vừa sức. Không luyện tập quá nhiều làm đau các khớp chân tay trở nên trầm trọng.

*-  Tắm biển là liệu pháp tốt nhất cho bệnh nhân Gout, vì nước biển có khả năng chống lại các hiện tượng cứng khớp, teo cơ.

*-  Tránh dầm mưa lạnh hay tắm đột ngột.

*-  Hạn chế căng thẳng, bực tức. Giữ tình thần luôn thoải mái và không nên thức khuya.

*-  Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay vào nước ấm từ 20-30 phút. Phương pháp này giúp làm mềm và thư giãn các khớp, có thể hạn chế được các cơn đau cấp tính do bệnh gây ra., từ đó làm hạn chế biến dạng khớp

*- Sau cùng là tuân thủ chế độ thuốc men như:

     - nên uống thuốc điều đặn theo chỉ định của bác sĩ

    - Không nên lạm dụng hay tùy ý sử dụng các thuốc giảm đau khi có hiện tượng sưng đau các khớp. Chỉ dùng thuốc giảm đau, kháng viêm khi có các cơn đau viêm khớp./

Mẹo chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm

Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng

Bí quyết làm đẹp da toàn thân hiệu quả

Bí quyết làm đẹp da dân gian

Cách tính tuổi kim lâu theo phong thủy

Cách tính tuổi thai nhi chính xác giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trong thời kì bầu bí

Sá sùng xào su hào món ngon bổ dưỡng cho quý ông

Các cung theo ngày sinh

Văn hóa truyền thống của Nhật Bản

Khi trẻ sơ sinh bị trớ nhiều các mẹ nên chú ý

Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào

Tự làm kính thiên văn đơn giản

Tự làm kính 3D thưởng thức không khí rạp chiếu phim tại gia

Tự làm móc treo quần áo

Các cách tránh thai hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Phá thai bằng thuốc có an toàn không?

Tự nhuộm highlight cho tóc cực xinh, cực mode, lại tiết kiệm

Cách làm chạo tôm ngon

Nghệ thuật gấp giấy Origami hoa

Cách trị mụn trên lưng hiệu quả, tuyệt đối an toàn

Làm thế nào để học giỏi

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh

Cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhất

Cách làm bánh phở cuốn cực ngon

Cách sử dụng la bàn trong phong thủy

Bí quyết làm đẹp da mặt đơn giản

Bí quyết làm đẹp da mùa đông

Bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái hậu

Bí quyết làm đẹp của Hồ Ngọc Hà

Bí quyết làm đẹp của người xưa

Bí quyết làm đẹp của người Trung Quốc

Bí quyết làm đẹp của Giáng My hoa hậu đền Hùng

Bí quyết làm đẹp của Minh Hằng

Cách làm mồi câu cá

Cách nấu chè đậu ván

Các kiểu tóc ngang vai đẹp

Cách nấu chè đậu xanh ngon ơi là ngon

Cách làm tinh dầu sả sảng khoái

Cách thắt bím tóc xương cá cực đẹp

Trang phục truyền thống của người Việt

Cách làm tinh dầu bưởi giúp bạn thêm thư thái

Cách xả stress giúp bạn vui sống thả ga

Những câu nói hay về cuộc sống

Những câu nói hay về tình yêu

Những câu nói hay về tình bạn

Những câu nói hay về tình cảm gia đình

Cách nấu cháo ếch Singapore thơm lừng

Cách nấu cháo cá chép ngon bổ

Cách làm gỏi đu đủ tôm thịt

Cách nấu cháo cá ngon, không bị tanh

Cách nấu cháo lươn cho bé với rau gì để đảm bảo an toàn

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý