Tìm hiểu về bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tìm hiểu về bệnh viêm nhiễm phụ khoa

18/04/2015 07:45 PM
555

Nhiều phụ nữ có thói quen tắm bồn thường ngâm cả người trong bồn tắm, hoặc vệ sinh vùng kín thường ngâm trong nước. Như vậy, vô tình những vi khuẩn vốn sẵn có ở hậu môn được dịp lan vào nước và tấn công vùng kín.


Những thói quen gây viêm nhiễm phụ khoa




Viêm nhiễm phụ khoa, căn bệnh làm khổ 70-80% phụ nữ ở cả mọi lứa tuổi. Trong cuộc đời của mộ tngười ít nhất bị một lần, nhẹ thì ngứa ngáy, nặng hơn là những bệnh lây qua đường tình dục. Câu hỏi đặt ra: bệnh phụ khoa “ hà rầm” như thế , liệu có nên bắt ông chồng “chay tịnh” trong lúc cảm thấy bất ổn nơi “vùng chiến lược” hay cứ “làm đại” thì về lâu dài có sao không?


Vì sao viêm?



Bình thường, dịch âm đạo chứa một thảm vi khuẩn có lợi. Nếu lấy dịch đếm, chúng ta thấy từ 108 - 1.012 vi khuẩn/ml, trong đó trực khuẩn doderlein chiếm 60 - 88%, còn lại là các cầu khuẩn. Chúng sinh nở và tạo ra pH âm đạo acid, khiến các vi khuẩn “ngoại bang” không thể có cơ may xâm nhập vào được. Tuy nhiên, môi trường âm đạo là một cân bằng “động” luôn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, âm đạo ngắn và rộng nên viêm nhiễm rất dễ xảy ra. Có bà mẹ thắc mắc “con gái tui chưa có gia đình tại sao lại có huyết trắng xanh và hôi”. Nên hiểu rằng, vách ngăn với bên trong là màng trinh còn đó nhưng bà lại không biết là đường ra của máu kinh vẫn thông. Chỉ cần vệ sinh kinh nguyệt không tốt, nguồn nước không sạch, băng vệ sinh không vô trùng thì con gái cũng bị viêm âm đạo. Mầm bệnh thì đủ cả: quần lót ẩm ướt là môi trường thích hợp cho nấm phát triển, dùng chung chậu giặt hoặc giặt chung quần áo với mẹ trong khi mẹ bị viêm, quần lót phơi ở nơi không có nắng. Mùa hè, nhiều gia đình cho con ra hồ bơi vừa rèn luyện thân thể, vừa chống nóng. Nước hồ bơi không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, người mắc bệnh phụ khoa cũng nhảy xuống hồ thì chả khác gì gieo rắc mầm bệnh… Tất cả đều có thể lây nhiễm dễ dàng.
Các chị có chồng, âm đạo trước đây “hé” thì nay như “cửa mở toang” ra. Nếu không giữ vệ sinh khi “làm chuyện ấy” thì rất dễ bị viêm nhiễm. Ngoài viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, chị nào bị ông chồng đào hoa còn rước bệnh từ người tình, từ “gà” ở ngoài đường về thì kể như “lãnh” cả tập đoàn vi khuẩn, siêu vi, lúc nào cũng gặp bác sĩ phụ khoa. Các chị ở nông thôn làm việc đồng áng, mồ hôi nhiều cũng góp phần làm cho “tam giác mật” ẩm ướt, rất dễ nhiễm bệnh. Đã vậy, họ thường ngại đi khám, để đến khi chịu hết nổi mới đến bác sĩ, viêm loét cổ tử cung lâu ngày có khi xù xì như bông cải được chẩn đoán là ung thư khiến cả nhà tá hỏa. Có người được ông chồng “tặng” cho cả viêm gan B, C lẫn HIV là những siêu vi của thế kỷ, kể như cuộc đời mờ mịt.
Vậy thì bị bệnh phụ khoa có nên quan hệ?
Khi có huyết trắng, được xét nghiệm là nấm, là vi khuẩn lậu, là viêm gan B, C thì phải chữa cả cặp chứ ta thường chỉ chú ý chữa cho phụ nữ. Có chị bị nấm chữa 5 năm không hết vì ông chồng “là nhà kho” giữ bào tử nấm, mỗi lần quan hệ, anh lại chuyển giao cho vợ. Vậy, cùng chữa bệnh – cùng kiêng cữ là tốt nhất. Hãy coi viêm nhiễm phụ khoa là “bệnh của chúng mình”, chữa dứt ngay từ khi mới có những dấu hiệu bất ổn thì sẽ không chịu gánh nặng viêm nhiễm sau này. Tim phổi, gan, thận của hai vợ chồng là “của riêng” chứ “tam giác mật” là “của chung” đã tự nguyện đem góp vào “hợp tác xã” thì cả hai đều có nghĩa vụ chăm sóc. Bảo dưỡng tốt để “máy chạy tốt”, không chỉ là giữ gìn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mà các anh nên hiểu đó cũng là quyền lợi của các anh nữa.

Sự tiết dịch trong âm đạo giữ cho âm đạo ẩm ướt, làm sạch và tạo môi trường để không bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh. Dịch tiết bình thường có màu trong suốt gần như không có mùi. Nhưng khi sự tiết dịch của bạn thay đổi rõ rệt về màu sắc, tính chất hoặc có mùi như: dịch đặc, hôi và nhiều, thường có màu trắng sữa, vàng hoặc xanh, có bọt hay không phụ thuộc tác nhân gây bệnh. Đây là dấu hiệu biểu hiện vùng kín của bạn đã bị viêm nhiễm mà nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng.

Khi sự tiết dịch âm đạo có biểu hiện khác thường (lúc này mới gọi là khí hư) bạn cần nhận biết một cách nghiêm túc dấu hiệu của nó và tìm phương pháp điều trị kịp thời để có một môi trường âm đạo khoẻ mạnh!

Khí hư (bạch đới, huyết trắng) là triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, có thể do viêm nhiễm thông thường, cũng có thể do thương tổn ung thư.


Quá dễ để viêm

Bình thường, dịch âm đạo chứa một thảm vi khuẩn có lợi. Nếu lấy dịch đếm, chúng ta thấy từ 108 đến 1.012 vi khuẩn/ ml, trong đó trực khuẩn Doderlin chiếm 60 - 88%, còn lại là các cầu khuẩn. Chúng sinh nở và tạo ra pH âm đạo axít khiến các vi khuẩn “ngoại bang” không thể có cơ may xâm nhập vào được. Tuy nhiên, môi trường âm đạo là một cân bằng “động” luôn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, âm đạo ngắn và rộng, nên viêm nhiễm phụ khoa rất dễ xảy ra.


Có bà mẹ thắc mắc: “Con gái tôi chưa có gia đình, tại sao lại có huyết trắng xanh và hôi?”. Bà hiểu rằng vách ngăn với bên trong là màng trinh còn đó, nhưng bà lại không biết là đường ra của máu kinh vẫn thông. Chỉ cần vệ sinh kinh nguyệt không tốt, nguồn nước không sạch, băng vệ sinh không vô trùng thì con gái cũng bị viêm âm đạo.

Mầm bệnh thì đủ cả: Quần lót ẩm ướt là môi trường thích hợp cho nấm phát triển, dùng chung chậu giặt, hoặc giặt chung quần áo với mẹ trong khi mẹ bị viêm, quần lót phơi ở nơi không có nắng. Mùa hè nhiều gia đình cho con ra hồ bơi vừa rèn luyện thân thể, vừa chống nóng. Nước hồ bơi không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, người mắc bệnh phụ khoa cũng nhảy xuống hồ thì chả khác gì gieo rắc mầm bệnh...

Tất cả đều có thể lây nhiễm dễ dàng. Các chị có chồng, âm đạo trước đây hé thì nay như cửa mở toang ra. Nếu không giữ vệ sinh khi “làm chuyện ấy” thì rất dễ bị viêm nhiễm. Không chỉ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, chị nào gặp ông chồng đào hoa, có khả năng rước bệnh từ người tình, từ “gà” ở ngoài đường về thì kể như “lãnh” cả tập đoàn vi khuẩn, siêu vi, lúc nào cũng phải gặp bác sĩ phụ khoa. Các chị ở nông thôn làm việc đồng áng, mồ hôi nhiều cũng góp phần làm cho “tam giác mật” ẩm ướt, rất dễ nhiễm bệnh.

Đã vậy họ thường ngại đi khám, để đến khi chịu hết nổi mới đến bác sĩ, viêm loét cổ tử cung lâu ngày có khi xù xì như bông cải, được chẩn đoán là ung thư khiến cả nhà tá hỏa. Có người được ông chồng “tặng” cho cả viêm gan B, C, lẫn HIV là những siêu vi của thế kỷ, kể như cuộc đời mờ mịt!



Cần phân biệt khí hư với dịch tiết âm đạo thông thường:


Dịch tiết âm đạo

Khí hư

- Màu trắng, trong- Dai, có thể kéo dài thành sợi- Không có mùi- Xuất hiện vào ngày phóng noãn và trước khi có kinh

- Màu vàng đục hay xanh- Không dai, không kéo được thành sợi- Có mùi hôi- Có trong suốt chu kì kinh nguyệt

Như vậy, trước khi chẩn đoán là ra khí hư, cần phải phân biệt với dịch tiết âm đạo thông thường mà bất cứ một người phụ nữ nào cũng có vào giữa kì kinh, nhiều hay ít tùy thuộc hoạt động của hoocmon estrogen buồng trứng.

Khí hư thường có 3 loại, nảy sinh từ các nguyên nhân khác nhau:

- Khí hư trong: màu trắng, loãng, hơi dính, khác với chất nhầy sinh lý vì ra suốt chu kì kinh. Nguyên nhân: có thể do u xơ tử cung, polip buồng cổ tử cung.

- Khí hư đặc: màu trắng và đặc như bột. Thường do nhiễm nấm Candida.

- Khí hư xanh: màu xanh vàng, có bọt, mùi hôi. Do nhiễm kí sinh trùng roi (Trichomonas), đôi khi cả các vi khuẩn gây bệnh khác.

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Do đặc điểm của môi trường âm đạo ẩm ướt, thói quen mặc quần áo bó sát, vệ sinh kém, nạo hút thai và các thủ thuật phụ khoa không an toàn, quan hệ tình dục không an toàn …là những tác nhân khiến cho âm đạo rất dễ bị tổn thương và gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Mặc dù bệnh không khó chữa trị hay gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung rất cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc lứa đôi.

Tùy vị trí viêm nhiễm phụ khoa, có thể phân ra thành các bệnh viêm phụ khoa sau:

- Viêm âm đạo (viêm nhiễm ở âm hộ, âm đạo)

- Viêm tử cung (viêm nhiễm ở cổ tử cung, tử cung, đặc biệt thường gặp nhất là viêm lộ tuyến cổ tử cung)

- Viêm phần phụ (viêm nhiễm xảy ra ở vòi trứng, buồng trứng và dây chằng quanh tử cung vòi trứng)

- Viêm đường tiết niệu (xảy ra ở đường tiết niệu)

Vì vậy khi bắt đầu có biểu hiện viêm nhiễm như ra nhiều khí hư, khí hư có màu sắc, mùi bất thường, ngứa rát, đau tức bụng dưới, đau khi giao hợp, ra máu bất thường ở giữa kỳ kinh nguyệt, tiểu buốt, tiểu giắt…cần tìm ra và điều trị tận gốc ổ viêm nhiễm để bảo vệ sức khoẻ sinh sản của chính mình.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa có thể bằng thuốc đặt hoặc thuốc uống tùy theo bệnh lý (cấp tính hay mãn tính, mức độ nặng nhẹ, nơi bị viêm nhiễm), nguyên nhân gây bệnh, đối tượng bị bệnh,…

Thuốc đặt chủ yếu được dùng để điều trị tại chỗ bệnh lý viêm âm đạo cấp tính hoặc đợt cấp của viêm âm đạo mạn tính.

Chăm sóc, vệ sinh vùng kín hàng ngày không chỉ giúp loại bỏ chất bẩn, phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà còn giúp chị em phụ nữ thêm tự tin và hấp dẫn hơn. Nhưng, vệ sinh không đúng cách có thể gây hại. Dưới đây là những sai lầm trong thói quen chăm sóc, vệ sinh vùng kín có thể gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa:

- Rửa bằng sữa tắm, xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh. Đây là một sai lầm thường gặp, nhất là trong mùa hè. Những sản phẩm này có tính sát khuẩn cao, có chất kiềm, sẽ làm thay đổi pH và gây mất cân bằng sinh lý âm đạo, phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên, khiến vùng kín dễ bị viêm nhiễm.

- Ngâm vùng kín trong chậu nước. Nhiều phụ nữ có thói quen tắm bồn thường ngâm cả người trong bồn tắm, hoặc vệ sinh vùng kín thường ngâm trong nước. Như vậy, vô tình, những vi khuẩn vốn sẵn có ở hậu môn được dịp lan vào nước và tấn công lại vùng kín.

- Rửa xối bằng vòi nước mạnh thẳng vào sâuvùng kín. Dùng vòi xịt hoặc vòi hoa sen tia nước nhẹ rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín sẽ rất sạch. Nhưng nếu dùng vòi nước mạnh xối thẳng vào vùng kín lại rất hại, việc này sẽ khiến các vi khuẩn có lợi bị đánh bật ra khỏi môi trường âm đạo, làm cho vùng nhạy cảm của bạn lại càng có nguy cơ dễ viêm nhiễm hơn do không được bảo vệ.

- Tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của thầy thuốc: Rất nhiều phụ nữ băn khoăn, thắc mắc tại sao mình vệ sinh vùng kín rất kỹ, dùng đúng loại dung dịch vệ sinh phù hợp mà vẫn bị viêm. Các bác sĩ đã tìm hiểu cụ thể cách thức vệ sinh vùng kín thì được biết nhiều phụ nữ đã sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, thậm chí cả các chất sát khuẩn mạnh để thụt rửa âm đạo. Việc làm này gây mất cân bằng hệ sinh lý vùng kín, thay đổi pH âm đạo tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng sinh gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

- Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp. Trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, mỗi loại có công dụng, chức năng khác nhau. Với loại chứa thành phần là các chất kháng sinh, kháng khuẩn thường dùng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp viêm nhiễm và không được dùng để vệ sinh vùng kín hàng ngày do tác dụng diệt các vi khuẩn có lợi ở âm đạo, gây mất cân bằng sinh lý âm đạo. Ngày nay, xu hướng chung là thường sử dụng các sản phẩm rửa phụ khoa hàng ngày có

nguồn gốc từ thảo dược, muối. Sản phẩm này không chỉ giúp làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi vùng kín, ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa, mà quan trọng hơn, các sản phẩm này an toàn khi dùng hàng ngày, phù hợp với sinh lý vùng kín.


Nên làm gì khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa


Theo một nghiên cứu gần đây của PGS-TS Lê Thị Oanh (Bộ môn Vi sinh - Trường Đại học Y Hà Nội), tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản lên tới 42%-64%. Hàng năm có tới hàng chục nghìn lượt XX đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong đó 80% có dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa. 

Đây là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khoẻ hàng ngày mà đặc biệt là sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn biến mãn tính, để lại di chứng như: viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung… với người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non.

“Làm thế nào để biết mình đã bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa?” và “Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, XX cần phải làm gì?” là những thắc mắc thầm kín hàng ngày rất cần lời giải đáp đấy! 

Dấu hiệu nhận biết khi bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa:


- Ra khí hư nhiều, bất thường.


- Ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo.


- Cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp.


Khi có dấu hiệu bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần theo những chỉ dẫn sau:


- Đến ngay bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa phụ sản để khám và điều trị kịp thời.


- Điều trị cho XX và XY đầy đủ về thời gian và thuốc theo đơn của bác sĩ. 


- Giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch. Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp, an toàn.


- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh. 


- Nên tắm bằng vòi sen và tránh ngâm mình lâu trong nước. 


- Tránh mặc quần chật, nên mặc đồ thoáng, nhẹ nhất là trong thời tiết nóng ẩm. Nên sử dụng
đồ lót chất liệu cotton…

 
Phòng bệnh:




“Phòng bệnh giúp giảm nguy cơ mắc và tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa là cách tốt nhất giúp tiết kiệm tiền bạc, bảo vệ sức khỏe và duy trì hạnh phúc":

* Thực hành tình dục an toàn tránh mắc hoặc tái mắc phải bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Nên sử dụng
bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục vì bao cao su vừa có tác dung tránh thai, vừa ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vệ sinh tốt cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.



Làm gì khi có dấu hiệu bị viêm nhiễm phụ khoa?




* Các XX đang dùng kháng sinh, đang mang thai, dùng viên thuốc tránh thai kết hợp... là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sống cộng sinh ở âm đạo dễ phát triển quá mức gây bệnh. Do vậy, các đối tượng trên phải tự giảm thiểu các nguy cơ: uống nhiều nước, không mặc đồ nilon, bó sát gây nóng, ẩm vùng kín (dùng chất liệu cotton là tốt nhất).

* Thực hiện vệ sinh cá nhân để giảm đi khả năng bị nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới nghĩa là:

- Vệ sinh âm hộ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, lau khô bằng khăn sạch, nhớ phải lau từ trước ra sau (hậu môn là cuối cùng). Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm, từ 4 đến 6 giờ phải thay một lần.

- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, để rửa vùng kín.

- Không nên dùng
xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh... để vệ sinh vùng kín.

- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ điều trị.

* Lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày phải đảm bảo các yêu cầu: An toàn khi sử dụng hàng ngày; Làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tăng cường cơ chế bảo vệ tự nhiên; Khử mùi hôi vùng kín; Dưỡng da, tái tạo da, giúp da và niêm mạc vùng kín luôn tươi nhuận; Tạo cảm giác thoải mái, tự tin cho XX.

Trong cuộc đời chị em nào cũng ít nhất bị một lần, nhẹ thì ngứa ngáy, nặng hơn là những bệnh lây qua đường tình dục.


Không thể chữa bệnh bằng bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ giống như bạn “tẩy trang” da mặt, làm sao giải quyết tận gốc ổ nhiễm khuẩn! Vậy mà nhiều chị cứ “bé cái lầm” để rồi bệnh vẫn hoàn bệnh. Lại nữa, khi có huyết trắng, được xét nghiệm là nấm, là vi khuẩn lậu, là viêm gan B, C thì phải chữa cả cặp, chứ ta thường chỉ chú ý chữa cho phụ nữ. Có chị bị nấm chữa 5 năm không hết, vì ông chồng “là nhà kho” giữ bào tử nấm, mỗi lần quan hệ anh lại chuyển giao cho vợ.

Có chị “đang tự nhiên” bỗng bị sở hữu bệnh sùi mào gà. Kiểm tra ông chồng thấy “vô can”, chị đâu biết rằng anh đã đốt bằng laser để xóa dấu vết. Khi chị thắc mắc thì anh làm bộ ngơ ngác: “Chắc tại em giữ vệ sinh không tốt...”. Phụ nữ nào cũng tin là chồng luôn luôn đúng, trừ khi vớ được quả tang. Những “món” vi khuẩn này hoàn toàn không sợ nước rửa vệ sinh phụ nữ. Vì thế các chị chả nên chủ quan.

Hãy cùng chữa, cùng kiêng

Cùng chữa bệnh và cùng kiêng cữ là tốt nhất. Hãy coi viêm nhiễm phụ khoa là “bệnh của chúng mình”, chữa dứt ngay từ khi mới có những dấu hiệu bất ổn thì sẽ không chịu gánh nặng viêm nhiễm sau này. Tim phổi, gan, thận của hai vợ chồng là “của riêng” chứ “tam giác mật” là “của chung”. Đã tự nguyện đem góp vào “hợp tác xã” thì cả hai đều có nghĩa vụ chăm sóc.

Chuẩn bị kiến thức khi mang thai
Tiêm phòng khi mang thai
Bệnh gây vô sinh ở phụ nữ
Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Triệu chứng của bệnh nấm âm đạo
Chữa bệnh cho phụ nữ

(st)

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cho e hoi e bi ra khi hu nhiu e di sieu am bs bao viem fan fu cho e thuoc dat e ve dat nhug ko kieg quan he bay e thay khi hu ra it dac quanh dinh vao quan khi kho trog nhu vun cam.vay e da bi viem nag dug ko va chi uog thuoc lieu co chua dc ko.xin cho e loi khuyen e cam on.
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
em nam nay 23 tuoi da lap gia dinh gan day khi hu em xuat hien nhieu thoi gian dau co ngua nhung gan day da het thi khi hu chuyen sang mau vang nhat co mui hoi.cho hoi em bi gj va phai dung nhung loai thuoc nao?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Chào bạn! Những dấu hiệu bạn nói cho thấy bạn có dấu hiệu của viêm nhiễm âm đạo ở gia đoạn nhẹ.Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, luôn để khô ráo, mặc chất liệu cotton, không mặc chật chội, quan hệ vợ chồng cũng nên sạch sẽ.Sữa chua cũng có tác dụng chữa viêm nhiễm âm đạo ở giai đoạn nhẹ,bạn có thể ăn hoặc bôi trực tiếp vào vùng kín.Nhớ là phải vệ sinh sạch sẽ thấy biểu hiện lạ khác là đi bác sĩ ngay néh
Nam nay e 27 tuoi co gia dinh va 2con e di kham BS noi e bi viêm mang tu cung vay e phai diêu tri thể theo nao? E dang nuoi con nho vay co chua dc k? Giup e voi
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Không phải lo lắng quá. Đi khám bác sĩ rồi thì nhờ người ta tư vấn luôn cho chứ. Đầu người bị bệnh phụ khoa, bây giờ khoa học hiện đại chữa tốt mà. Mẹ nó yên tâm nhé!
Cho e hoi e bi viem mang tu cung vay lam the nao de chua khoi,dut diem e dang nuoi con nho vay co chua dc k?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Mẹ nó đi khám rồi xin ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị trực tiếp xem thế nào nhé. Bây giờ thế này biết đường nào mà lần
E cam thay ngua va khi hu mau vang nau e khong biet minh co bi viem nhiem phu khoa khong mong bac si cho e loi khuyen
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Muốn biết mình có bị viêm nhiễm phụ khoa không chỉ có cách đi khám thôi bạn nhé. Khôn nên ngần ngại vì điều này là cần thiết với mọi phụ nữ ngay cả những người khỏe mạnh. Chúc bạn luôn vui khỏe!
mình bị viêm nhưng chưa khỏi. k biết có ảnh hưởng gì đến việc có con sau này không. mình bị cũng khá lâu rồi.
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Cho Em hoi e bi viem lo tuyen co tu cung da dieu tri 5 dot dat thuoc va da dot dien 2 lan Nhung van bi viem ko tuyen nhe va viem am dao. Truong hop cua Em la viem nhiem nang Phai khong ak. Em dag dat thuoc va van thay ra khi hu cho e hoi e co nen tiep tuc dat thuoc nua k ak va nen dieu tri the nao de Khoi benh.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý