Trẻ em bị dị ứng nổi mề đay nên xử trí thế nào

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trẻ em bị dị ứng nổi mề đay nên xử trí thế nào

18/04/2015 07:49 PM
57,361

Bệnh dị ứng, nổi mề đay rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo y học hiện đại, mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng: như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng...) tác động vào cơ thể.

 

Trẻ bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao?

Với làn da mỏng manh và vô cùng nhạy cảm, trẻ nhỏ rất bị dị ứng, mẩn ngứa thậm chí nổi mề đay. Vậy khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay bố mẹ cần phải làm gì?

Không giống như người lớn, ngoài việc bị ngứa ngáy khó chịu, trẻ bị nổi mề đay, dị ứng còn dẫn đến trình trạng bỏ ăn, hay cáu gắt và quấy khóc lâu dần sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể trạng cũng như tâm lí của trẻ. Tuy nhiên, việc chữa trị mề đay ở trẻ cũng cần được lưu ý hơn do sức đề kháng và cơ thể của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện. Nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn rất dễ gây ra cho trẻ những tổn thương đáng tiếc.

tre-bi-di-ung-noi-me-day-phai-lam-sao

Trẻ bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao

Muốn chữa khỏi bất cứ căn bệnh nào cho con bố mẹ cũng cần bình tĩnh, trước hết phải theo dõi  tình trạng bệnh tình của con như thế nào sau đó cố gắng tìm ra thủ phạm gây bệnh. Trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa trên da có thể là do:

- Không hợp với một loại thức ăn nào đó hoặc trong sữa mẹ có lẫn thành phần dị ứng. Mẹ cần nhớ lại đã ăn món gì mà loại bỏ chúng ra  khỏi thực đơn.

- Trẻ  bị dị ứng thời tiết, phát ban, nổi mẩn đỏ mỗi khi trời trở lạnh.

-  Di truyền từ người thân (cần xác định bố mẹ hay trong hị hàng thân thuộc có ai bị bệnh này không).

- Trẻ em tiếp xúc với vật có chứa chất gây dị ứng va quẹt vào da. Nên quan sát những vật dụng bé hay tiếp xúc như đồ chơi, thú nhồi bông, xe đẩy,….

- Trẻ em bị côn trùng chích, cắn. Hầu hết những động vật nhỏ trong nhà sẽ gây nên những nốt sưng phù ở vết cắn, nhưng bé nào có làn da mẫn cảm hoặc nọc độc côn trùng khá mạnh thì hoàn toàn có thể bị nổi mề đay, dị ứng da.

Bố mẹ giúp con khắc phục khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay như thế nào?

Khi thấy trẻ có biểu hiện như nổi mẩn ngứa khắp người, có những mảng da màu hồng hoặc trắng nổi lộm cộm, trẻ ngứa ngáy, gào khóc và có thể kèm theo sốt, nôn ói bố mẹ cần nhớ thực hiện những điều sau:

- Loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây hại cho con. Nếu đã xác định được trẻ bị nổi mề đay do thức ăn thì phải kích thích gây nôn để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nếu do va quẹt thì phải loại bỏ vật dụng đó (lúc đứa con đi khám cần mang vật đó theo để bác sĩ có thể xác định thành phần gây dị ứng).

- Cần tránh cho bé ăn những thức ăn như sữa đặc có đường, trứng tươi, bơ sữa, hải sản,… Bên cạnh đó cần hạn chế lượng muối trong thức ăn của trẻ.

- Phải giữ sạch cơ thể của trẻ để tránh bị viêm nhiễm trên da nặng thêm do vi khuẩn. Trong khi tắm, mẹ chỉ nên rưới nước, thoa nhẹ lên chỗ bị tổn thương, tránh xát mạnh tay.

- Lưu ý khi tắm rửa cho trẻ cần dùng nước ấm pha ở nhiệt đọ vừa đủ, nước nóng sẽ gây khô toác da. Nên mua xà phòng chuyên dùng cho bệnh mề đay để sử dụng, các loại bình thường có tính sát khuẩn quá cao, không phù hợp với làn da bị nổi mẩn, sưng vù vì mề đay.

- Chất liệu quần áo cũng nên được chú ý, những loại vải có chất mềm, khô thoáng và đặc biệt phải rộng rãi là lí  tưởng nhất cho trẻ bị nổi mề đay dị ứng.

- Mẹ cần cắt ngắn móng tay cho con, cố gắng ngăn cản con dùng ta gãi mỗi khi bị ngứa. Mẹo nhỏ cho các mẹ là đeo bọc tay cho con để hạn chế tình trạng này.

 - Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, cần thêm khoáng chất và vitamin với mục đích nâng cao đề kháng ở trẻ. Có như vậy trẻ mới đủ sức để đẩy lùi triệu chứng mề đay, mẩn ngứa.

Những món ăn sau đây mẹ có thể nấu cho con để trị nổi mề đay cho trẻ.

-Nấu cháo đậu xanh chúng với bách hợp cho trẻ ăn khi còn ấm (mỗi nguyên liệu cần 30g)

-Nấu cháo chung với bột thuốc ý dĩ nhân và mã thầy (30g cho mỗi vị thuốc

-Ép lấy nước cà chua cho trẻ uống. Hoặc có thể thay bằng hỗn hợp ước trái cây hay uống nước trà xanh.

-Xay nhuyễn quả mướp, cho thêm chút muối và nức vào nấu chín rồi đút cho trẻ ăn.

Thông thường, với những biện pháp sơ cứu và chữa bệnh ở trên trẻ sẽ giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, nổi mề đay nhưng quan sát mà thấy bệnh của trẻ không hề thuyên giảm, trở nặng hoặc bị nhiều lần nữa thì bố mẹ cần nhanh chân đưa con đi khám để tránh nổi mề đay diễn biến thành mạn tính.

 

Nổi mề đay ở trẻ em nên điều trị như thế nào

Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay do thời tiết thay đổi, dị ứng thuốc cơ địa trẻ nhạy cảm. Khi trẻ bị nổi mề đay bạn sẽ thấy trên da trẻ xuất hiện những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên da, kích thước và số lượng thay đổi. Nổi mề đay có thể ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Bé bị nổi mề đay khắp người khiến các mẹ phải đau đầu tìm cách chữa trị nổi mề đay sao cho vừa an toàn, lại vừa hiệu quả không làm tổn hại đến cơ thể yếu ớt của trẻ.

nổi mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ em rất có thể ở một vùng hoặc toàn thân

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em có 2 dạng, bé bị dị ứng nổi mề đay cấp tính mẹ sẽ thấy trẻ có một số biểu hiện như sốt nổi mề đay, da sẩn, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn ngứa có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ sau đó tự lặn hoặc cũng có thể xuất hiện thành từng đợt kế tiếp nhau. Đặc biệt nổi mề đay ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ khó thở, quặn bụng, trẻ khóc nhiều.

Còn khi bé bị nổi mề đay mãn tính tức là hiện tượng nổi mề đay kéo dài hơn 8 tuần, có thể ngắt quãng hoặc liên tiếp nhiều ngày, với nhiều dạng khác nhau. Nổi mề đay ở trẻ em với một số biểu hiện bất thường các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện da liễu hoặc địa chỉ phòng khám da liễu uy tín để được khám và chữa trị.  Không tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống cho trẻ nổi mề đay bởi có thể dẫn đến phản tác dụng, khiến mề đay trầm trọng hơn. Không thoa dầu gió lên da bé để bớt ngứa, dầu nóng có thể gây bỏng da ở trẻ. Không áp dụng những bài thuốc  dân gian khi trẻ sơ sinh bị nổi mề đay bởi chúng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ em

Trẻ bị nổi mề đay là do cơ địa trẻ sức đề kháng yếu, nên dễ bị vi khuẩn, virus, các vật thể lạ xâm nhập qua da hoặc qua đường hô hấpgây bệnh

Do trẻ ăn uống dị ứng với một số thực phẩm như hải sản, các loại thịt khiến trẻ bị nổi mề đay

Khi trẻ uống thuốc có một số thành phần mà mẫn cảm với cơ thể cũng dẫn đến dị ứng thuốc, khiến da trẻ mẩn đỏ, ngứa.

Do tiếp xúc với một số loại côn trùng, vi khuẩn gây nên

Do di truyền từ bố mẹ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu thì ở những trẻ có bố mẹ bị nổi mề đay thì sẽ có nguy cơ nổi mề đay cao hơn so với trẻ thông thường.

Nổi mề đay ở trẻ là do mắc một số bệnh hệ thống như Luput ban đỏ, u ác tính, bệnh cường tuyến giáp. Có những trường hợp trẻ mắc bệnh mề đay không rõ nguyên nhân.

nổi mề đay ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em điều trị thế nào?

Điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ em cần xác định được nguyên nhân nổi mề đay. Phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân các chuyên gia da liễu sẽ tìm cách chữa nổi mề đay ở trẻ phù hợp nhất.

Mẹ nên xác định vì sao có hiện tượng nổi mề đay ở trẻ nhỏ

Nhiều bà mẹ trẻ băn khoăn không biết nên làm gì khi trẻ bị nổi mề đay. Các mẹ hãy làm theo cách sau: Trong khoảng 24 -36 giờ, trẻ có sự thay đổi nào khi ăn uống và sinh hoạt hay không.  Bởi một số nguyên nhân gây dị ứng như thức ăn, nhiệt độ thay đổi. Khi bạn đang cho con bú thì hãy chú ý những món ăn lại mà bản thân đã ăn trong thời gian qua chẳng hạn như sữa dê, sữa đậu nành hay đậu, rất có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa khiến trẻ bị dị ứng. Tìm đến bác sĩ da liễu tư vấn xem chúng có phải là nguyên nhân hay không.

Khi trẻ em bị nổi mề đay sẽ thấy hiện tượng ngứa ngáy nóng rát, quấy khóc. Với trẻ bị nổi mề đay khắp người sẽ  bắt mẹ gãi, tuy nhiên bạn không nên gãi cho trẻ sẽ gây tổn thương da, xước da, tình trạng này kéo dài có thể gây bội nhiễm.

Trẻ sẽ bị dị ứng ngứa nổi mề đay phát ban: Khi da trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, kéo dài trong khoảng nửa giờ.  xúc lạnh, thường kéo dài nửa giờ. Da tay của trẻ nổi mẩn đỏ, khi cầm vào đồ vật lạnh, sưng môi khi ăn đồ ăn lạnh.

Cơ thể trẻ xuất hiện những  nốt sẩn: nốt sẩn xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, có thể sẩn toàn thân, tròn hoặc không đều, kích thước khác nhau có thể dao động từ vài mm đến vài cm, vùng trung tâm có màu trắng, bên ngoài vết sẩn có màu hồng, khi mẹ ấn vào trẻ có cảm giác căng tức. Những mảng phù lớn này sau một thời gian ngắn sẽ lặn mất mà không để lại tổn thương trên da nếu bạn không gãi cho trẻ.

Cách ly dị nguyên với trẻ, giảm thiểu những kích ứng thêm

Khi đã xác được nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay, các mẹ cần cách ly ngay.  Với những vùng da bị nổi mề đay, không được thoa hóa chất cho dù bình thường bạn vẫn dùng lotion, xà phòng, nước xả vải… sẽ khiến cho tình trạng nổi mề đay nặng hơn.

Khi bé bị nổi mề đay do côn trùng xắn thì nên giặt giũ sạch ga giường, khăn mặt của trẻ. Không cho trẻ dùng tay gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị mề đay, điều này không giảm ngứa mà ngược lại khiến da bị tổn thương, trầy xước. Điều này giống như khi cách phòng bệnh mụn cơm

Cách chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ em

Thuốc kháng histamin H1

Thuốc kháng histamin là loại thuốc chữa dị ứng  để điều trị hiện tượng nổi mề đay ở trẻ em khá hiệu quả.  Thuốc làm việc bằng cách ngăn chặn một loại tế bào nhất định (gọi là các thụ thể H1), để phản ứng dị ứng không thể xảy ra. Một số thuốc kháng histamin H1 gồm có thuốc dạng uống diphenhydramine hay thuốc bôi như hydroxyzine. Đúng liều chuẩn của  diphenhydramine ở trẻ em từ 2- 11 tuổi là 1-2 mg / kg, cho trẻ uống mỗi lần 6 giờ khi cần thiết (liều lượng an toàn tối đa mỗi liều là 50mg, và tổng số 300mg mỗi ngày). Ở trẻ em trên 12 tuổi, cho bé uống với liều lượng 25 – 50mg, mỗi lần uống cách nhau 2 – 4 giờ.

Thuốc kháng histamin cho hiệu quả nhanh và chúng đều có tác dụng an thần với trẻ, khi đi vào cơ thể trẻ. Khi bé bị nổi mề đay kéo dài khoảng vài ngày, thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai. Có thể kể đến như loratidine (Claritin) và Cetirizine (Zyrtec). Một liều điển hình của loratidine ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi là 5mg, uống mỗi ngày  1 lần. Với trẻ trên 6 tuổi thì liều lượng đầy đủ là 10mg, cho trẻ em bị nổi mề đay uống mỗi ngày 1 lần.

nổi mề đay ở trẻ em

Sử dụng thuốc trị nổi mề đay ở trẻ các mẹ cần cẩn thận

Thuốc kháng histamin H2

Sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của thụ thể H2. Nhưng thuốc kháng histamin H2 không dùng đơn lẻ mà thường kết hợp với  thuốc kháng histamin H1 sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Corticosteroids

Thuốc Corticosteroids như prednisone được chỉ định điều trị nổi mề đay ở trẻ nhỏ khi sử dụng những phương pháp trên không có tác dụng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc trị nổi mề đay ở trẻ thì các mẹ nên cẩn thận, tuân theo sự chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có tác động đến tăng trưởng giảm hình thành xương, giảm bài tiết hormone tăng trưởng.

Mẹ cần làm gì để phòng bệnh nổi mề đay ở trẻ em không tái phát

Các mẹ thường đặt câu hỏi vậy trẻ bị nổi mề đay làm sao hết? Thì nên thực hiện như sau với những mẹ đang cho con bú thì nên kiêng một số thức ăn có thể gây nên dị ứng ở trẻ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa.  Nếu trẻ nổi mề đay thì nên ăn nhạt như vậy sẽ không tích lũy nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật  vì chúng có thể làm tăng thêm axit béo không bão hòa, để giảm mẩn ngứa. Đối phó với tình trạng nổi mề đay.

Hiện tượng nổi mề đay ở trẻ  khiến trẻ ngứa ngáy, nóng ran khó chịu, quấy khóc. Do vậy cần phòng trị bệnh.  khiến trẻ không thể ăn ngủ ngon, vui được. Bởi vậy nếu không có cách chữa trị kịp thời và phòng chống bệnh sẽ gây ra những hậu quả rất lớn có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.

Không cho trẻ ăn những thức ăn có thể gây dị ứng, hãy tránh xa một số chất kích thích.

Mẹ có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm theo tỉ lệ 1:2, để thoa lên da hoặc tắm cho trẻ.

Cho trẻ mặc quần áo cotton, thoáng mát

Giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, để hạn chế sự xâm nhập của một số loại kí sinh trùng.

 

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con toi 4 tuoi hay bi di ung noi me day, nen dung thuoc gi ?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
thư bác sỹ: con toi 4 tuổi cư chiều tối bi nổi mẩm ngứa và đau bụng còn lôn mửa đi khám bác sỹ bảo bị dị ứng, khám tại bvte hải phòng. sin hỏi bác sỹ lên uống thuốc gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Nếu đã đi khám bác sĩ tại sao con bạn không được kê đơn nhỉ? Bạn nên đem kết quả khám xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định điều trị cho bé
Tre 4tuoi bi di ung thoi tiet ngoai uong thuoc khang histamin va thuoc boi co can uong them canxi
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Con em được 28 tháng, từ lúc 16 tháng đến giờ hầu như cháu bị ngứaNổi những cục màu hồng bằng đàu ngón tay rất ngứa. E đa cho con đi Khám và xn máu o viện nhi HN cháu bị dị ứng cơ địa và cho đơn. CháuUog và bôi thuốc khỏi nhưng một tháng sau lại tái phát e lại dùng đơn cũNhug lần này k khỏiNhưng nếu e dùng thuốc xanhmethylen bôi vào thì đỡ ngứa hơn và chỉSau 2 ngày là khỏi, tuy nhiên cái này nhin thấy ai cũng sợ thành ra cháu Dám đi đâu, nhìn con cứ chơi một mình e thương quá, bs giúp e với. E cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
con em 6 tháng tuổi, cháu đi ngoài có những con nhỏ, mảnh cuộn thành từng bối nhỏ như hạt đỗ xanh, không biết cháu bị làm sao. Xin bác sĩ tư vấn giúp và cách điều trị. Xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Xin chao Bac Si! Con em duoc 39thang tuoi, chau hay bi ngua sau do noi nhu say vay do va co mu trang li ti nua. Khoang hon thang nay chau bi noi Nhu mun boc tren mat. Em cho be Di kham o bv Nhi dong 2, bs Noi be bi Di ung va noi nhot o mat do co dia. Bs co cho thuoc uong khang Sinh cefixem 100 va boi xanh Milan. Be uong may ngay het nhung cu bi tai phat. Bs oi phai lam sao de be het Han a? Nhin be mat may day seo ma em xot qua!Em cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Chào chị! Trong trường hợp dùng thuốc không khỏi chị lại tiếp tục đi khám và dùng thuốc khác, vì chị chỉ miêu tả mà bên mình không được nhìn tận nơi nên không dám chắc chắc 100% tên thuốc cho chị, vì có thể có thuocs dị ứng với bé.Tái khám và nếu rõ hiện trạng nhé. Chúc bé mau khỏe
con trai tôi thườngsoocaats ứng nổi mề đay sau khi dùng một số loại thuôc tây ( nhất là nhóm thuốc kháng sinh) có khi dùng thuốc thảo dược ( thuốc Ho) cũng bị dị ứng. Hiện đã khám tai các cơ sở y tế địa phương nhưng vẫn không xác định được nguyên nhân. Hiện gia dình chua biêt cho chau đi kham và chũa tại bênh viên nào ở tuyên trung ương de khỏi bệnh cho chau.Xin các bạn ai có kinh nghiệm xin mách dùm gia đình.
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Chào chị! Có thể bé bị dị ứng với tất cả các loại thuốc kháng sinh, chị có thể đưa bé đi khám ở viện nhi hoặc viện da liễu trung ương nhé.mong bé mau khỏi
con enm duoc 14 thang tuoi an phai cây Kim Phát tài, em phai xử trí thế nao
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Đưa ngay đến bác sĩ đi
Thưa bác sĩ: bé nhà em sáng ngủ dậy thấy nổi mẩn giống nhu bị muỗi cắn nhưng nó to hơn nhiều. lúc đầu nổi ở hai chân em có bôi dầu trẻ em cho cháu. sau đó có bôi mỡ tra mắt tê ra.trưa lại thấy có đỡ hơn nhưng lại chuyển lên nổi ở tay,người và mặt. Như vậy không biết có phải là nổi mề đay không? và phải chữa trị như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
tốt nhất bạn ko nên bôi tetra vì sẽ lam cho răng bé sau nay bị xám màu do tetra gán vào sung va rang sẽ lam xám rang vinh viên. con benh nay ban nen dua bé đén bv gap bac si thi tot hon
Thua bac sy ca nha em hom qua bi man ngua khap nguoi nhat la 2 dua be, bieu hien la nhieu not sung nho roi lai lan luc sau lai ngua cho khac va em co nhin thay 1 con sau rom. Em xin bac sy cho em biet em phai lam gío va cho con em uong loai thuoc gi cho diu con ngua a. Em xin cam on bac sy rat nhieu a.
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Chào bạn! Chắc có lẽ câu trả lời lúc này không còn tác dụng nữa rồi,.Tuy nhiên khi bị nhặm do sâu róm thì nên rửa bằng nước pha muối. Còn có thể giã lá chàm (hay lá xuyên tâm liên, lá bỏng) rồi chế bằng nước nguội để uống. Bã lá đem xoa vào chỗ ngứa. Cũng có thể nhai vừng sống rồi xoa vào các chỗ đó.Chúc gia đình vui khỏe
Con Còng ăn gì
Con Còng ăn gì
thua bac si con em 1tuoi uong ampixilin bi di ung xu li thi nao? can uong gi ?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
thưa bác sĩ, em trai của cháu bị nổi những mẫn đỏ ngứa ở cổ giống như mề đay. cháu muốn hỏi bác sĩ liệu phải làm như thế nào để điều trị tại nhà, em trai cháu có thể tắm bằng cây thuốc nam không và có thể tắm bằng loại cây nào ạ. cháu xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Chào bs: Con e được hơn 6 tháng sáng ngay ngủ dậy thì bị nổi may đay giống như kiến cắn vậy. Nổi cả người nhưng it. Xin hỏi bs cách chửa trị thế nào ạ. Thanks bs
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bạn phải cho bé đi khám cụ thể mới biết là bé bị dị ứng thông thường hay viêm da cơ địa hoặc một nguyên nhân nào khác. Với những biểu hiện trên chưa khẳng định được bé bị gì bạn nhé!
các chị ơi co ai biêt nhờ dúp em với:Con em được 20 tháng tuổi chau không ăn món gì lạ cả, không biết là bị dị ứng hay nổi mày đay, cháu nổi ở 1 bên má và từ rốn xuống chân, đỏ như dát muỗi cắn sờ vào thây hơi nóng không biết như vậy có phải là may đay không các mẹ, và phải dùng thuốc gì, có mẹ nào biết nhờ giúp em với em em lo qua các chị a. rất mông được sự giúp đỡ em cảm ơn các mẹ.
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
con tôi 9 tháng tuổi ban đêm ngủ nổi mề đay khắp người . vậy cho hỏi ai có bí quyết gì chỉ dùm.cam ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Bạn đưa con đi khám bệnh ở bv dai học y dược tp hcm ở quận 5,khám bên khoa,di ứng va miễn dịch,con mình cách day mấy hôm cũng bị y vay,chữa ở bv nhi đồng mà ko khỏi,nghe moi nguời chi qua bv này bsi cho toa thuốc 14 ngày ,ve uống một ngay la khỏi hẳn ko còn nổi may day va ngứa nữa,đến ngay 6/4này đi tái khám lai day
cho e hoi co kem nao giup be do ngua hon ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
tôi có 1 cháu trai hơn 3 tuổi con tôi cũng bị nổi nốt dị ứng khắp người kể cả mặt và nốt lấm tấm như dôm và rất ngứa. tôi cho cháu đi khám thì bác sĩ nói là bị dị ứng do nhiễm trùng mà k biết có đúng k?tôi cho cháu uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà k thấy đỡ.không biết ai có con đã từng bị như vậy k chỉ giúp mình với chứ không cứ nhìn con gãi khổ sở mà thương con quá.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
toi co chau 3 tuoi bi di ung do uong thuoc tay giun toan than man ngua cu keu dau bung roi buon non. thua bac si toi phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con tôi nay 57 tháng, thỉnh thoảng cháu chơi hoặc ngủ bị đổ mồ hôi nhiều là cháu bị ngứa khắp người. Đôi khi da cháu tiếp xúc hoặc va quẹt nhẹ là bị xưng phồng lên gần giống vất muỗi cắn xưng; hoặc có những khi cháu tiếp xúc môi trường có bụi bẩn là da cháu bị xưng và ngứa. Mỗi lần bị như vậy tôi hay tắm, rửa nước cho sạch mồ hôi, bụi bẩn là cháu bớt ngứa. Có những đêm đang ngủ cháu bị ngứa khắp người làm cháu ngủ k ngon giấc. Mong có sự chia sẽ kinh nghiệm giúp con tôi chữa khỏi bệnh này, tôi xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý