Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng máu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng máu

18/04/2015 07:52 PM
450

Nhiễm trùng huyết sơ sinh là bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan kèm du khuẩn huyết, xảy ra trong tháng đầu sau sinh. Tác nhân gây nhiễm trùng huyết nguyên phát thường là: Streptococcus nhóm B, E.coli, Listeria Vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thay đổi theo từng đơn vị chăm sóc trẻ, thường là: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Klebsiella,
 

NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH

I. ĐỊNH NGHĨA:

Nhiễm trùng huyết sơ sinh là bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan kèm du

khuẩn huyết, xảy ra trong tháng đầu sau sinh.

Tác nhân gây nhiễm trùng huyết nguyên phát thường là: Streptococcus

nhóm B, E.coli, Listeria

Vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thay đổi theo từng đơn vị chăm sóc

trẻ, thường là: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Klebsiella,E.coli.

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Công việc chẩn đoán:

a) Hỏi – Khai thác tiền sử sản khoa:

• Sinh non, sinh nhẹ cân.

• Vỡ ối sớm ≥ 24 giờ, nước ối đục, hôi.

• Sinh khó, sinh ngạt (Apgar 1phút < 5, 5 phút < 7đ).

• Mẹ có sốt hay nhiễm trùngtrước, trong và sau sinh.

• Có hồi sức lúc sinh hoặc dùng các thủ thuật xâm lấn.

b) Khám: tìm các dấu hiệu của nhiễm trùng:

b.1. Tổng quát: bú kém, sốt  ≥ 38 C hoặc hạ thân nhiệt < 36,5 C.

b.2. Các cơ quan:

• Thần kinh: Lừ đừ, hôn mê hay tăng kích thích, co giật, giảm phản xạ

nguyên phát, giảm hay tăng trương lực cơ, thóp phồng, dấu thần kinh

khu trú.

• Tiêu hóa: nôn ói, tiêu chảy, chướng bụng, xuất huyết tiêu hóa, gan

lách to.

• Hô hấp : tím tái, cơn ngưng thở > 20 giây hoặc ngưng thở > 20 giây

kèm nhịp tim chậm, thở nhanh>60 lần/phút, thở co lõm .

• Tim mạch : nhịp tim nhanh hay chậm, hạ huyết áp, da xanh, lạnh, nổi

bông.

• Da niêm: vàng da, xuất huyết da niêm, rốn mủ, mủ da, cứng bì.

b.3. Tìm dấu hiệu nặng của nhiễm trùng:

• Cứng bì.

• Sốc: mạch nhẹ, da nổi bông, thời gian phục hồi màu da > 3 giây.

b.4. Tìm ổ nhiễm trùng: nhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, viêm tĩnh

mạch nơi tiêm chích, viêm phổi do giúp thở, nhiễm trùng tiểu do đặt

sond tiểu.

c) Đề nghị xét nghiệm:

• Phết máu ngoại biên.

• CRP.

• Cấy máu.

• Cấy nước tiểu.

• Cấy dịch cơ thể: phân, mủ da, dịch khớp khi cần.

• Chọc dò tủy sống là động tác bắt buộc để loại trừ viêm màng não mủ

đi kèm khi có triệu chứng thần kinh

• Ion đồ, đường huyết, bilirubin (nếu có vàng da)

• Khí máu động mạch (nhiễm trùng huyết nặng, suy hô hấp)

• Đông máu toàn bộ (nhiễm trùng huyết nặng, có biểu hiện xuất huyết)

2.Chẩn đoán xác định: cấy máu (+).

3.Chẩn đoán có thể: khi chưa có kết quả cấy máu,

• Lâm sàng: triệu chứng nhiều cơ quan + ổ nhiểm trùng +Cận lâm sàng

gợi ý nhiễm trùng huyết:

• Công thức máu: phải có ít nhất 3 tiêu chuẩn sau:

- Bạch cầu giảm < 5.000/mm3 hoặc tăng > 25.000/mm3.

- Tỷ lệ :

bạch cầu hạt non

bạch cầu hạt trưởng thành 0,3.

- Có không bào, hạt độc, thể Dohl.

- Tiểu cầu đếm <150.000 / mm3

• CRP > 10 mg / L.

4.Chẩn đoán phân biệt: các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu .Chẩn đoán phân biệt gồm có các bệnh lí gây suy hô hấp, bệnh lí tim mạch, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh về máu, bệnh lí hệ thần kinh trung ương.

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Nguyên tắc điều trị:

• Dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Thường các

kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng được phối hợp với nhau hoặc

chọn kháng sinh dựa vào loại vi trùng trẻ có thể bị nhiễm, sự nhạy

cảm của vi trùng, khả năng đạt được nồng độ diệt khuẩn tại vị trí

nhiễm trùng, tác dụng phụ, sự non kém của chức năng gan, thận.

• Đủ liều, đủ thời gian.

• Phối hợp vơí điều trị nâng đỡ và điều trị các biến chứng.

1. Điều trị ban đầu:

a) Bệnh nhi chưa được điều trị kháng sinh: Phối hợp:

• Ampicilline + Gentamycin.

• Hoặc Ampicilline + Cefotaxim.

• Hoặc Ampicilline + Cefotaxim + Gentamycin: khi có một trong các

dấu hiệu sau:

- Nhiễm trùng huyết trước 7 ngày tuổi.

- Bệnh có dấu hiệu nặng, nguy kịch ngay từ đầu.

- Nhiễm trùng huyết + viêm màng não mủ.

•Nếu có sốc hoặc nghi tụ cầu: Cefotaxime + Oxacillin  Gentamycin

b) Bệnh nhi đã được điều trị ở tuyến trước với những kháng sinh như trênnhưng không cải thiện hoặc nghi nhiễm trùng bệnh viện:

• Ciprofloxacin / Pefloxacin / CefepimAmikacin nếu nghi nhiễm

trùng huyết Gr(-)

• Oxacillin / Vancomycine  Amikacin nếu nghi nhiễm trùng huyết tụ

cầu, hoặc:

• Vancomycine + Ciprofloxacin Amikacin nếu chưa rõ tác nhân.

(Ưu tiên chọn kháng sinh đầu, nếu kháng sinh đầu đã dùng thì chọn

kháng sinh kế tiếp. Ví dụ: Ciprofloxacin / Cefepim: chọn Ciprofloxacin,

nếu đã dùng chọn Cefepim ).

3. Điều trị tiếp tục: dựa vào kết quả cấy máu và diễn tiến lâm sàng.

• Thời gian điều trị kháng sinh: 10 – 14 ngày.

• Thời gian điều trị kéo dài hơn (3-4 tuần) khi:

- Nhiễm trùng huyết gram âm.

- Có viêm màng não mủ đi kèm.

• Thời gian sử dụng Aminoglycoside không quá 5-7 ngày.

4. Điều trị nâng đỡ và điều trị các biến chứng:

• Sốc nhiễm trùng, đông máu nội mạch lan tỏa (Xem bài sốc nhiễm

trùng, DIC)

• Cung cấp năng lượng (Xem bài nuôi ăn qua tĩnh mạch, qua sonde dạ

dày)

• Hỗ trợ hô hấp (Xem bài suy hô hấp).

Nếu có giảm bạch cầu nặng: truyền bạch cầu hạt hoặc thay máu nếu

có thể.

Nhiễm trùng máu: Triệu chứng điển hình:

- Đau các chi (đặc biệt đau chân)

- Bàn chân và bàn tay lạnh

- Phát ban bắt đầu như các nốt nhỏ như đinh ghim, sau phát triển nhanh chóng thành các vết thâm tím

Các triệu chứng khác có thể gồm: khó nhấc mình, sốt, ói mửa và tiêu chảy, lơ mơ và buồn ngủ, khó thở, thay đổi màu da.

Các bậc cha mẹ nên đưa bé đến ngay các bác sĩ gần nhất để được chẩn đoán nếu thấy lo ngại.

Hỏi:Em muốn hỏi bệnh nhiễm trùng máu có mức độ nguy hiểm như thế nào và có thuốc đặc trị không? (Lê Văn Thắng - Hưng Yên)

Đáp:Nhiễm trùng máu là một trong những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu bởi các vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng...). Biểu hiện của bệnh là một loạt các triệu chứng như: sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt là khi chúng giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện rõ nhất là tụt H.A, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rồi loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng vì vậy mà có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.

- Nguyên nhân của nhiễm trùng máu phần lớn do các vi khuẩn Gram âm gây ra, tụ cầu, phế cầu và các vi khuẩn Gram dương khác thì ít gặp hơn. Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, suy gan thận và các tạng khác.
 
- Điều trị: Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh. Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để làm kháng sinh đồ chọn ra kháng sinh phù hợp song không phải chờ kết quả của kháng sinh đồ mới điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy bệnh phẩm.

Nhìn chung với sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới, có tác dụng rộng và phương tiện hồi sức tốt, chẩn đoán kịp thời, hiện nay bệnh nhiễm trùng máu đã giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể.

Câu hỏi:

Xin bác sĩ vui long giải thích dùm, cháu của tôi được 6 tháng, bé bị sốt và đến khám thì bệnh viện nói là bị nhiễm trùng máu và cho nhập viện. Tôi rất mong được tìm hiểu xem bệnh nhiễm trùng máu có nguy hiểm gì không ? Có điều trị được không ? thời gian điềutrị khoảng bao lâuthì khỏi bệnh ? Xin cám ơn bác sĩ.

Người hỏi :Nguyễn Thị Thu Hương

Trả lời:

Theo như trình bày của chị, cháu chị 6 tuổi bị sốt và đến khám được bệnh viện trả lời là “ nhiễm trùng máu”. Thông thường cháu đã được làm xét nghiệm cơ bản (công thức máu± CRP) và kết quả có tình trạng phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng viêm nhiễm (bạch hầu tăng cao, CRP tăng…) nên chẩn đoán ban đầu của bác sĩ là nhiễm trùng máu. Cháu sẽ được nhập viện và làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định nơi bị nhiễm trùng ( họng, tai, đường tiêu, tiểu…) và tùy nguyên nhân nhiễm trùng là gì và khả năng đáp ứng với điều trị với kháng sinh mà thời gian điều trị khác nhau.

Thông thường thời gian điều trị khoảng 7-14 ngày nếu đáp ứng tốt, cháu có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số ít bé không đáp ứng phải được tấm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Đối với cháu của chị, chị nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị để biết về tình hình bệnh và tiên lượng của cháu.

Thân ái chào chị.

Nhiễm trùng máu là một trong những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu bởi các vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng...).

Triệu chứng

Biểu hiện của bệnh là một loạt các triệu chứng như: sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt là khi chúng giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện rõ nhất là tụt H.A, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rồi loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng vì vậy mà có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của nhiễm trùng máu phần lớn do các vi khuẩn Gram âm gây ra, tụ cầu, phế cầu và các vi khuẩn Gram dương khác thì ít gặp hơn. Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, suy gan thận và các tạng khác.

Bé 3 tuổi bị nhiễm trùng máu
Bé 3 tuổi bị nhiễm trùng máu

Điều Trị
 
Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh. Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để làm kháng sinh đồ chọn ra kháng sinh phù hợp song không phải chờ kết quả của kháng sinh đồ mới điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy bệnh phẩm.

Nhìn chung với sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới, có tác dụng rộng và phương tiện hồi sức tốt, chẩn đoán kịp thời, hiện nay bệnh nhiễm trùng máu đã giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể.

Các loại hoa màu tím kiêu sa

Ý nghĩa các loài hoa

Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể

Mẫu hoa cưới độc đáo

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hoa cưới bằng hoa rum đẹp

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Ý nghĩa của hoa lavender

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan chuông

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thủy tiên

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Làm tóc xoăn tự nhiên bằng giấy

Làm tóc xoăn tự nhiên không cần uốn

Cách làm tóc mái phồng cực đẹp

Chữa thâm quầng mắt bằng tự nhiên

Mặt nạ trị thâm quầng mắt từ thiên nhiên

Mặt nạ trị tàn nhang hiệu quả nhất

Mặt nạ trị nám bằng trái cây

Ý nghĩa của biển số xe

Tự may váy cho bé cực yêu

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa hồng trong tình yêu

Ý nghĩa số điện thoại của bạn

Ý nghĩa của Gangnam style

Ý nghĩa của ngày 20 tháng 11

Tự chế kem dưỡng da mùa đông

Tự chế kem dưỡng da ban đêm cực hiệu quả

Tự chế kem dưỡng vùng mắt

Tự chế sữa rửa mặt cho da nhờn

Tự chế sữa rửa mặt cho da mụn

Cách làm lông mi cong tự nhiên

Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng

(ST).

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
mẹ tôi đi kiểm sức khỏe để mổ mắt thì phát hiện bị nhiễm trùng máu, nhưng bác sỹ vẫn tiến hành mổ, xin hỏi bác sĩ bị bệnh nhiễm trùng máu mổ mắt thì có bị ảnh hưởng gì không?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Nếu bác sĩ đã kiểm tra và chỉ định mổ như vậy thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Nhiễm trùng máu là một bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là không có biện pháp điều trị. Chúc mẹ bạn mau khỏe
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý