Đái tháo đường

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Đái tháo đường

18/04/2015 10:39 AM
179

 Đây là tình trạng thiếu hụt nội tiết tố insulin. Những người bệnh không tự sản xuất được insulin và phải lệ thuộc vào insulin tiêm được xếp vào nhóm đái tháo đường loại I. Các phụ nữ trên 40 tuổi thường bị ảnh hưởng bởi tiểu đường loại II, ở loại này cơ thể họ vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ số lượng. Loại tiểu đường này bộc phát chậm và có thể được phát hiện khi khám sức khoẻ thường quy.

Insulin, được tuyến tuỵ sản xuất, điều hoà việc sử dụng hiệu quả chất đường trong cơ thể. Insulin bị hụt làm cho mức đường trong máu tăng lên đột ngột và bạn bắt đầu thải đường vào nước tiểu thay vì sử dụng nó như nguồn năng lượng hoặc tích trữ nó trong cơ thể. Việc bạn không thể sử dụng năng lượng dễ có nhất của mình đã gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể và bạn có thể bị các triệu chứng như: mỏi mệt, sụt cân, rất khát nước, cần đi tiểu nhiều, mắt mờ, ngứa ngáy hoặc nổi mẩn đỏ ở âm hộ.

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Một số phụ nữ có thể mắc phải một dạng đái tháo đường nhẹ, có hoặc không có triệu chứng, mặc dù bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

Tổn thương phía sau mắt và nhìn không rõ.

Rất khát nước.

Mỏi mệt.

Sụt cân.

Đi tiểu thường xuyên.

Ngứa ở âm hộ và nhiễm trùng âm đạo.

Cảm giác kiến bò ở bàn tay, bàn chân.

Các yếu tố nguy cơ

Béo phì có liên quan với đái tháo đường. Nếu bạn dư cân và hay dùng nhiều chất đường thì lượng đường trong máu bạn sẽ cao, tuyến tuỵ của bạn có thể không đủ khả năng đối phó. Giảm cân và thay đổi chế độ ăn uống sẽ có ích cho bạn. Các yếu tố nguy cơ khác là di truyền (1/3 số lượng bệnh nhân đái tháo đường có tiền sử gia đình về bệnh này) và tuổi tác cao.

Chuẩn đoán

Bác sĩ sẽ xét nghiệm nước tiểu để tìm chất đường glucose và một số chất được gọi là ketone (một sản phẩm phụ của việc tiêu thụ chất mỡ). Bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu máu của bạn sau khi bạn đã nhịn ăn uống vài giờ đồng hồ. Nếu cả nước tiểu lẫn máu của bạn được phát hiện có chứa chất đường và ketone ở mức cao đáng kể, điều đó có nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường.

Điều trị

Những trường hợp đái tháo đường loại II trầm trọng cần các loại thuốc hạ đường huyết để làm giảm bớt chất đường trong máu. Các mũi tiêm có insulin không thật cần thiết bởi vì chúng chỉ được cấp cho những người đái tháo đường loại I mà thôi.

Các biến chứng có thể phát sinh từ bệnh đái tháo đường nặng gồm có tổn thương võng mạc mắt, mô thần kinh, thận, xơ cứng động mạch, cao huyết áp và hoại thư.

Cả đái tháo đường lẫn liệu pháp nội tiết tố thay thế bị chống chỉ định tương đối khi có bệnh đái tháo đường. Tuy vậy, nếu tình trạng bệnh đái tháo đường của bạn ổn định, nếu bạn xét nghiệm nước tiểu thường xuyên và nếu bạn thường đi khám bác sĩ thì bạn có thể được an toàn, nhất là khi bạn dùng loại thuốc dán trên da với liều lượng rất thấp.

Tự đương đầu với bệnh đái tháo đường

Theo dõi lượng đường đưa vào cơ thể bạn rất quan trọng. Lượng đường trong máu quá cao (đường huyết cao) gia tăng tốc độ các triệu chứng của bệnh, ngược lại lượng đường trong máu quá thấp (đường huyết thấp) sẽ làm cho bạn hay bị chóng mặt, yếu ớt hoặc nhầm lẫn và dẫn đến hôn mê.

Bạn có thể theo dõi mức dường của mình bằng que thử: nhúng que vào mẫu nước tiểu, sau đó rút ra so sánh sự đổi màu với các màu trên biểu đồ.

Bác sĩ sẽ cố vấn cho bạn về cách chế ngự bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn kiêng, nhưng tốt nhất bạn nên tránh dùng tất cả các loại đường. Hãy ăn từng lượng nhỏ chất bột, các bữa ăn cách đều nhau để mức đường không bị dao động quá nhiều, ngoài ra bạn nên ăn nhiều chất xơ. Trong các trường hợp đái tháo đường nhẹ do béo phì gây ra, chỉ cần cắt giảm lượng đường và cố gắng giảm cân sẽ cải thiện rất nhiều căn bệnh bởi vì tuyến tuỵ của vạn sẽ sản xuất đủ insulin để đối phó khi bạn đã bớt mập.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý