Tác dụng của cây đinh lăng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng của cây đinh lăng

18/04/2015 08:48 PM
19,607

Đinh lăng hay còn gọi là cây Gỏi cá, có tên khoa học: Polyscias fruticosa L. Harms, họ Ngũ gia bì (ARLIACEAE). Đinh lăng là cây gỗ nhỏ, cao 0,8 - 1,5m, không lông, không gai. Lá kép 3 lần lông chim, dài 20 - 40cm. Lá chét có cuống nhỏ mảnh khảnh dài 3 - 15mm, dạng màng, khía răng không đều, phần nhiều khía hay chia thuỳ, có mũi nhọn, dài 3 - 10cm, rộng 0,6 - 4cm. Hoa nhỏ thành cờ, tán ngắn dài 7 - 18cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng khoảng 3 - 4mm, dày 1mm, đội các vòi còn lại. Cây ra hoa tháng 4 - 7.
 

Trong rễ có glucozit, alcaloit, saponin triterpen, flavonoit tanin và 13 loại axit amin trong đó có lyzin, xystein, methionin là những axit amin không thể thay thế được. Vitamin B1 trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn.
 
Qua nghiên cứu và thử nghiệm, Viện Y học quân sự đã tìm được  từ cây Đinh lăng những tính chất của Nhân sâm: Rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon, tăng khả năng lao động, lên cân và chống độc.
 
Rễ Đinh lăng được thu hái vào mùa thu, đông ở những cây đã trồng từ 3 năm trở lên, rễ mềm có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ. Thái nhỏ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng để nguyên hoặc tẩm rượu Gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% Mật ong, sao thơm. Dược liệu có vị ngọt, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc. Được dùng dưới những dạng sau:
 
Thuốc ngâm rượu: Rễ Đinh lăng khô, không sao tẩm 100g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30 – 35 độ trong 7 - 10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 6 - 10ml, uống trước bữa ăn nửa giờ.
 
Thuốc bột và thuốc viên: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm 100g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 0,5 - 1g hoặc trộn bột với Mật ong vừa đủ, làm thành viên, mỗi viên 0,25 - 0,5g. Ngày uống 2 - 4 viên, chia làm 2 lần.
 
Thuốc hãm: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm 5 - 10g, hãm với nước sôi như hãm chè, uống làm nhiều lần trong ngày.
 
Viện Y học quân sự đã dùng viên bột rễ Đinh lăng cho bộ đội tập luyện hành quân. Kết quả cho thấy khả năng chịu đựng và sức dẻo dai của họ được tăng lên rõ rệt. Các nhà khoa học Việt Nam và Nga cũng nhận thấy rễ Đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập.
 
Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, Hải Thượng Lãn Ông đã dùng rễ Đinh lăng sao vàng, sắc cho phụ nữ uống sau khi đẻ để chống bệnh đau dạ con và làm tăng tiết sữa.
 
Dùng rễ Đinh lăng liều cao sẽ thấy hiện tượng say, mệt mỏi. Lá Đinh lăng được dùng theo kinh nghiệm dân gian để tránh bệnh kinh giật cho trẻ em. Lấy cả lá non và lá già phi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân và cành Đinh lăng sắc uống với liều 20 - 30g, chữa đau lưng, mỏi gối tê thấp. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ cây Xấu hổ, Cúc tần, Bưởi bung, Cam thảo dây.
 
Đinh lăng còn được dùng chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ. Phối hợp với Sữa ong chúa là thuốc bổ rất tốt.
Chú ý: Tránh nhầm với cây Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Bailey, Đinh lăng lá to hay Đinh lăng lá ráng (Polysciasfilicifolia (Merr) Baill, Đinh lăng trổ hay Đinh lăng viền bạc (Polyscias guilfoylei Baill), Đinh lăng đĩa (Nothopanax scutellarius (Burm.f.) Merr., Đinh lăng răng (Polyscias serrata Bail) và loài Polyscias sambucifolia (Sieber) Harms. Những loài này không dùng làm thuốc.

Do có những tính chất như nhân sâm nhưng lại là loại cây dễ trồng, dễ tìm, người dân có thể dễ dàng có được và sử dụng nên Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây Đinh lăng là “cây Sâm của người nghèo”. Xin giới thiệu những bài thuốc từ cây Đinh lăng do bác sĩ chuyên khoa I Lương Tấn Thông (Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Bình Dương) cung cấp.

Thân cây Đinh lăng sần sùi nhanh lớn, lá quăn răng cưa mọc thành chùm xẻ lông chim rất đẹp. Hoa Đinh lăng tinh khiết, giản dị nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 7. Đinh Lăng là loại cây thảo tái sinh, dễ trồng, dễ uốn tỉa, thường trồng nơi đất ráo thoáng, màu xốp, đào hố to và sâu hạ cây trồng cho nảy nhiều gốc to. Cây Đinh lăng được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh và làm thuốc. Lá Đinh lăng hương thơm nhẹ, vị đậm hơi đắng, bùi, tính mát. Do tính chất này nên dân gian thường dùng làm rau gia vị. Lá Đinh lăng thường ăn kèm với lá mơ tam thể, rau diếp cá trong các món nem chua, tái dê, gỏi cá (nên còn gọi là cây gỏi cá). Từ đầu thập niên 60 thế kỉ trước, người ta đã biết tác dụng của cây Đinh lăng, tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L) họ ngũ gia bì (Araliaceae).

Tính chất và tác dụng: Rễ Đinh lăng vị ngọt có tác dụng bởi bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng tuyến sữa, tiêu thực, tiêu viêm, tiêu sưng, tăng lực, tăng sức khỏe dẻo dai, hồi phục cơ thể sau suy kiệt, ăn ngủ tốt.

Củ cây Đinh lăng (sâm ta) giữ tươi được lâu năm.
Cách dùng: Rễ Đinh lăng làm sạch tẩm nước gừng, sấy khô, sau đó tẩm mật sao, thường dùng sao vàng tán bột hoặc ngâm rượu uống bồi bổ sức khỏe, trị suy nhược cơ thể, mất ngủ hay quên, người mỏi mệt, không thích hoạt động. Rễ hoặc lá Đinh lăng sắc cho phụ nữ sau sinh hoặc có thể thái lá tươi nấu canh, nấu cháo ăn tác dụng bồi bổ tăng sữa.

Liều dùng: Ngày 8 đến 12 gam rễ khô.

Bài thuốc chữa mệt mỏi, biếng hoạt động (Theo chuyên đề hướng dẫn và sử dụng thuốc Nam của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương): Dùng rễ Đinh lăng thái mỏng, phơi khô 0,50 gam, thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc thông tia sữa, vú bị căng: Dùng rễ Đinh lăng 30 - 40 gam thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Một số kinh nghiệm sử dụng Đinh lăng:

1. Chữa nhiệt độc, lở ngứa, mụn nhọt: Dùng lá Đinh lăng 40 - 60 gam sắc uống.

2. Chữa đau đầu: thân lá Đinh lăng và Bạch chỉ sắc uống hằng ngày.

3. Lá Đinh lăng tươi giã đắp chín mé sưng, đau.

4. Chữa phong thấp đau, nhức mỏi: Cây Đinh lăng (cả lá thân rễ), cây lá lốt, ké đầu ngựa lượng bằng nhau 30-40 gam dạng thuốc sắc uống

Đặc điểm phân bố của cây đinh lăng: Loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao 0.8-1.0m. Lá kép 3 lằn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống lá dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt. Đinh lăng là cây được trồng phổ biến khắp nước ta.

Cách trồng cây đinh lăng: Cây đinh lăng được trồng bằng thân.

Bộ phận cây đinh lăng dùng, chế biến: Dùng toàn bộ rễ hoặc vỏ rễ của cây đã trồng trên 3 năm. Còn dùng thân, cành và lá. Thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hoặc phơi khô. Khi dùng tẩm nước gừng sao có mùi thơm.

Công dụng, chủ trị của cây đinh lăng:

-Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.

-Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.

-Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng:

Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Chú ý: có 2 loại đinh lăng lá nhỏ và lá to, tác dụng như nhau.

Đơn thuốc có thành phần là cây đinh lăng:

-Mệt mỏi, không muốn hoạt động: Rễ củ Đinh lăng thái mỏng 15g, đun sôi 15 phút với 300ml nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.

-Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40 g lá tươi giã nát, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

-Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

-Chữa viêm gan mạn tính: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

-Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng: Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

-Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng

Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích"). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Chữa tắc tia sữa

Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng

Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Ho suyễn lâu năm

Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Phong thấp, thấp khớp

Rễ đinh lăng 12g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 08g; Vỏ quít, quế chi 04g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống).

Đổ 600ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng

Chữa tắc tia sữa bằng đinh lăng

Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau ăn được ưa thích đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

Đinh lăng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Ảnh minh họa: IE
Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Dưới đây là một số bài thuốc có thể tự làm để chữa bệnh từ đinh lăng.

Bồi bổ cho sản phụ: Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150 - 200g, nấu sôi khoảng 200 ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích"). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 - 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Chữa tắc tia sữa: Phụ nữ đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Lương y Phó Hữu Đức

- Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: lá Đinh lăng khô 10gr sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.

- Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức chân tay, phong thấp: 20-30gr thân cành sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp chung với Lá lốt, Cúc tần, Bưởi bung, rễ Mắc cở, mỗi loại 10gr, sắc trong 600ml, cô còn khoảng 300ml uống 2-3 lần trong ngày, uống vài lần là bớt đau. Hoặc bài thuốc gồm rễ Đinh lăng 12g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8gr, Vỏ quít, Quế chi 4gr, cho vào 600ml nước sắc còn 250ml, khi sắp nhắc khỏi bếp thì hãy cho vị Quế chi vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

- Phụ nữ tắc tia sữa: Rễ Đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. Nếu không có rễ, có thể lấy lá tươi băm nhỏ, thêm 1 bong bóng heo, một ít gạo nếp ngon nấu nhừ thành cháo sau đó cho lá Đinh lăng vào khi nào lá chín mềm, nêm tí muối cho vừa thì múc ra ăn mỗi ngày 2-3 lần, giúp sữa tiết ra nhiều hơn.

- Ho suyễn lâu năm: lấy rễ Đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, Tang bạch bì, Nghệ vàng, Tần dày lá tất cả đều 8gr, Xương bồ 6gr, Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

- Bồi bổ và thanh lọc cơ thể: Lá Đinh lăng tươi từ 150-200gr, nấu sôi với khoảng 1000ml nước. Sau khi sôi khoảng 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, có thể đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lấy nước thứ hai. Uống trong ngày thay nước. Cách dùng này thuận tiện vì lá tươi thu hái quanh năm, còn rễ thì sau nhiều năm mới thu hoạch được, nên có thể dùng lá thay rễ cũng đảm bảo được tác dụng tốt cho cơ thể.:

Dạng dùng và cách dùng:

- Dạng rượu để bồi bổ cơ thể: Rễ Đinh lăng khô khoảng 100-150gr tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu ngon có độ cồn từ 35-400 trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Có thể pha thêm một ít mật ong, hoặc bột phấn hoa khi uống rất tốt cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút. Khi ngâm rượu còn có thể phối hợp chung các vị thuốc bổ khí huyết như Bạch truật, Bạch thược, Thục địa, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, các vị thuốc bổ thận như Đỗ trọng, Câu kỷ, sẽ giúp khí huyết lưu thông, ăn ngon, ngủ yên, tăng cường sinh lực.

- Dạng thuốc bột và thuốc viên: Rễ Đinh lăng đã tẩm mật sao vàng (150gr) tán nhỏ, rây mịn, bảo quản trong lọ kín, ngày uống 0,5 đến 1gr với nước ấm. Hoặc trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25-0,50gr. Ngày uống 2-4 viên chia làm 2 lần, trước bữa ăn độ 30 phút.

- Dạng thuốc hãm hoặc thuốc sắc: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm thái nhỏ, đóng trong lọ kín để dành, mỗi ngày 10-15gr cho vào bình hãm với nước sôi như hãm trà, uống nhiều lần trong ngày.

Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp xum xuê và quanh năm xanh tốt. Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên còn gọi là cây gỏi cá.

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L...) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên) nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.

Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.

Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.

Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.

Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.

Thực hư về công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng

Rễ đinh lăng được thu hái  ở những cây đã có từ 4 - 5 tuổi trở lên. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để giữ mùi thơm.

Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành đinh lăng sắc uống chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây.

 

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị liệu các bệnh chứng trong đó có đinh lăng.

* Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.

* Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

* Bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể): Chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ đinh lăng khô thái lát 150g, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 - 40 độ, trong 7 - 10 ngày liền (hằng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5 - 10ml.

* Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

* Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30 - 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 - 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2 - 3 ngày.

Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Mô tả

Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi "thuốc bắc". Lá tươi không có mùi thơm này.

Dược tính và công dụng

Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.

Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:

Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.

Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.

Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.

Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.

Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

Một vài đơn thuốc có sử dụng Đinh lăng

Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng

Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích"). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Chữa tắc tia sữa

Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng

Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Ho suyễn lâu năm

Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Phong thấp, thấp khớp

Rễ đinh lăng 12g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 08g; Vỏ quít, quế chi 04g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống).

Đổ 600ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

Thu mua từ chuối hột đến gốc đinh lăng

Gần đây ở các vùng nông thôn của Thái Bình người ta rộ lên tin đồn thu mua các loại cây cảnh, cây dược liệu trong đó có đinh lăng để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhiều năm về trước, đinh lăng được người dân trồng ở những bụi cây với mục đích vừa lấy lá ăn, vừa làm dậu nên loài cây này trở thành thông dụng nhưng gần đây người ta không còn trồng nhiều loại cây dược liệu này. Một vài hộ gia đình trồng với mục đích để lấy lá ăn.

Ông Bùi Xuân Ba một người dân sống tại xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình cho biết từ cuối năm ngoái trào lưu đi thu mua cây cảnh, cây dược liệu để bán sang Trung Quốc diễn ra tại nhiều khu vực trong tỉnh khiến cho người dân gặp nhiều xáo trộn. Từ những năm trước, hạt gấc, chuối hột của người dân đều được gom lại bán sang Trung Quốc.

Gia đình ông có một gốc đinh lăng trồng ở trước nhà để lấy lá ăn. Trước đó, thi thoảng cũng có lái buôn đến hỏi mua. Ban đầu người ta trả 200 nghìn đồng nhưng lần cao điểm nhất người mua đã trả 1,2 triệu đồng. Khóm đinh lăng này được chia làm 3 gốc lớn và đã có củ nên giá trị càng rất lớn. 


Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc điện thoại trao đổi với một người đàn ông tên Tiến D. sinh năm 1958, trú tại Khoái Châu, Hưng Yên. Ông D. là một tiểu thương chuyên thu mua cây đinh lăng để bán sang Trung Quốc.  Đinh lăng được mua lẻ theo kg với giá 12 nghìn đồng/kg. Ông D. dự tính một gốc đinh lăng có tuổi thọ trên 10 năm, thân cao tầm 1,5 mét có giá khoảng trên 1 triệu đồng/khóm.

Ông D. thu mua theo hình thức có nhiều lái buôn nhỏ đặt ở các vùng như Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương… để mua lẻ từng bụi và gom đến khi được khoảng gần chục tấn ông sẽ cho xe chở ra biên giới xuất sang Trung Quốc. Thông thường, ông D. mua với số lượng lớn trên 1 tấn trở lên. Gia đình có cây bán lẻ phải tìm đến người mua lẻ.

Trung Quốc đang tận thu nguồn dược liệu


Là người có nhiều năm nghiên cứu về cây đinh lăng, Tiến Sĩ Nguyễn Duy Thuần – Phó viện trưởng Viện Dược Liệu Trung Ương cho biết cây đinh lăng có tác dụng tăng cường sinh lực. Loài cây này thuộc họ sâm nên tác dụng của nó như cây sâm.

Củ đinh lăng có giá trị rất quý, giúp chữa mệt mỏi, căng thẳng. Ở Việt Nam, một số công ty được đã có những vườn dược liệu quý trong đó có cả cây đinh lăng.

Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao đinh lăng có tác dụng, tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới. Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.

Về việc Trung Quốc thu mua cây đinh lăng Tiến sĩ Thuần cho biết cũng như các loại cây dược liệu khác Trung Quốc đều thu mua ở Việt Nam. Đặc biệt, có nhiều loài dược liệu ở vùng núi phía bắc nước ta đang bị Trung Quốc mua tận diệt. “Họ mua về làm gì thì mình không biết, chỉ có thể đoán họ sẽ bào chế ra các hoạt chất để bán lại” – Tiến sĩ Thuần chia sẻ.

Theo đánh giá của PGS, TS Lê Thanh Bình, Viện Công nghệ Sinh Học Việt Nam việc thu mua cây đinh lăng của Trung Quốc ở một số vùng nông thôn của Việt Nam không phải lạ. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một vùng nào chuyên trồng cây đinh lăng. Người dân chỉ trồng nhỏ lẻ nên việc thu mua này không rầm rộ mà chỉ tận thu.

Về phần mình, ông Bình nhận định hiện nay người dân Trung Quốc sợ thực phẩm của chính họ vì có chứa quá nhiều hóa chất nên sinh ra tâm lý sinh ngoại. Các sản phẩm nông sản, dược liệu mua từ Việt Nam với giá rất rẻ nhưng khi về Trung Quốc các sản phẩm này trở thành cao cấp vì “sạch”. Nhiều kiểm nghiệm cho thấy, các loại dược liệu ở Việt Nam không có chất bảo  như lưu huỳnh nên bán ở Trung Quốc với giá rất cao.

Ông Bình chỉ băn khoăn, khi có người hỏi mua nhiều, người dân lại đổ xô đi trồng đinh lăng để bán. Một nghịch lý, khi người dân trồng nhiều cây đinh lăng người ta lại không mua sẽ rơi vào cảnh chặt bỏ cây.

Một vị bác sĩ trong trường Học viện Y học Cổ truyền Trung ương cho rằng việc thu mua cây đinh lăng của Trung Quốc có thể họ tìm ra được nhiều công dụng của cây này hơn mình. Trên thực tế, có nhiều dược liệu chúng ta không sử dụng hết công dụng của nó nên đành bỏ phí trong khi Đông y Việt Nam bắt nguồn từ Đông Y Trung Quốc. Bản thân ông từng là sang Trung Quốc để tham gia các khóa học về Đông y, ông nhận thấy họ không truyền hết bài học cho mình, cái mình học được chỉ bằng 1/3 cái họ có.

Ý nghĩa các loài hoa

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hướng dẫn trồng hoa thiên lý

Cách làm tinh dầu dừa an toàn

Tác dụng của cây lược vàng

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Tác dụng của nha đam (lô hội)

Tác dụng của rau ngót

Công dụng của nhựa cây mướp

Làm đẹp từ cây lô hội

Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe

Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của chuối

Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?

Hoàn ngọc-cây thuốc quý

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
xin được hỏi: hoa và quả Đinh lăng dùng được không? chữa bệnh gì? cách dùng ? xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Cây Đinh Lăng chỉ dùng được lá, thân và rễ thôi.chứ hoa và quả chẳng có tác dụng gì cả
Tác dụng của chuối hột?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
tôi bị bệnh đau dạ dày vậy toi dùng đinh lăng được không
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
được chứ sao không.Đinh lăng cũng có tác dụng với bệnh dạ dày mà
tôi bị hở van tim 2 lá nhẹ, nhịp nhanh,hay đau ngực trái. uống cây đinh lăng có được không a
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Loại thuốc có chứa đinh lăng và cao bạch quả
xin cho hoi dùng lá đinh lăng đun nước rửa mặt co chữa được nám và tàng nhang không
Uong trong bao nhieu ngay moi co tax dung
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý