Vai trò của chồng

seminoon seminoon @seminoon

Vai trò của chồng

18/04/2015 10:39 AM
174

I. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CHỒNG

Trong suốt cơn chuyển dạ, người phụ nữ càng cảm thấy được dễ chịu và thoải mái bao nhiêu thì khả năng đương đầu với cơn đau sẽ nâng lên bấy nhiêu. Sự hỗ trợ thân yêu từ người đưa đi sinh sẽ mang lại cảm giác an toàn cho sản phụ. Người bạn đời tất nhiên là thích hợp nhất trong vai trò giúp đỡ sản phụ vì anh ấy gân gũi mật thiết trong suốt thai kỳ của vợ và rất muốn được dự phần trong giờ phút bé được sinh ra. Phần lớn các bệnh viện đều đón chào những người cha, bạn bè hoặc bà con gần xa đến để trợ giúp cho người mẹ.

II. HIỂU ĐƯỢC VAI TRÒ CỦA CHÍNH MÌNH

Giống như các ông chồng khác, bạn có thể sẽ hồi hộp. Bạn có thể thấy bồn chồn, lo lắng hoặc lóng ngóng không giúp đỡ cho vợ được như ý muốn. Bạn phải tự chuẩn bị cho chính mìnhthôi. Điều quan trọng là phải hiểu biết càng nhiều càng tốt để có thể đáp ứng một cách hiệu quả những nhu cầu thuộc về tinh thần cũng như thể lý của vợ trong lúc chuyển dạ. Tại các lớp dạy tiền sản sẽ có hình ảnh diễn tả lúc chuyển dạ cùng tác dụng của các cơn co thắt, và bạn sẽ được chỉ dạy các kỹ thuật để giúp cho vợ được thư giãn.

Nếu vợ định sinh ở bệnh viện, bạn nên đến tham quan các phòng sinh và phòng nằm lúc chuyển dạ ở bệnh viện và hãy tự giới thiệu với các nhân viên ở đó, bạn sẽ không cảm thấy mình là kẻ ngoài cuộc khi đưa vợ đi sinh. Còn nếu vợ bạn sẽ sinh tại nhà, hãy nắm chắc con đường dẫn đến bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp và hãy hiểu ra những gì người khác đang mong đợi nơi bạn. Lòng tin sẽ tạo nên một bầu không khí êm ả hơn.

III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHỤ GIÚP VỢ TRONG SUỐT CƠN CHUYỂN DẠ?

Bạn có thể đóng một vai trò rất chủ động suốt thời gian chuyển dạ và sinh nở của vợ, và đôi lúc sự hiện diện của bạn là tất cả những gì sản phụ cần đến. Nếu nắm chắc kế hoạch sinh của vợ cùng những thay đổi nếu có. Bạn cần biết vợ muốn gì để quan tâm và chăm sóc chu đáo.

1. Hãy sử dụng trực giác của mình

Bạn cần phán xét được tình hình trong khi quan sát những tâm trạng khác nhau của vợ và cần đáp ứng ngay. Cô ấy rất có thể muốn được yên tĩnh khi đang bị đau bụng, không muốn bị đụng chạm vào người. Hoặc giả cô ấy có thể cần được khích lệ bằng một lời nói hay một việc làm nào đó cho quên đi cơn đau.

2. Hãy hỗ trợ về mặt tinh thần

Cần duy trì sự âu yếm càng nhiều càng tốt, như dùng lời lẽ yêu thương, cử chỉ từ tốn và điềm tĩnh. Hãy tỏ ra tích cực: đưa ra lời khen tặng chứ không bao giờ có ý phê bình. Nếu vợ muốn nghe giọng nói của bạn, hãy luôn luôn tìm cách nói chuyện (thai tiến triển thế nào rồi, em chịu đựng giỏi ra làm sao, em có thể tự thư giãn như thế nào, những người khác như nữ hộ sinh hay y tá sẽ làm những gì để giúp cho em và điều gì sẽ sớm xảy ra). Cũng cần giúp cô ấy hiểu đã đạt được những gì, vì cô ấy dễ lo lắng không biết sẽ còn phải chịu đựng bao lâu nữa. Hãy từ từ mát xa và vuốt ve vợ, nhưng nếu cô ấy chỉ muốn nắm lấy bàn tay của bạn, bạn có thể cổ vũ bằng nét mặt và luôn nhìn vào mắt vợ mình. Đôi khi đơn thuần tình yêu trong đôi mắt người chồng cũng có thể giúp cho người vợ chịu đựng được cơn đau.

3. Chiến đấu với sự mệt mỏi

Trước cơn chuyển dạ, hãy khuyên vợ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, nhất là nếu hình như vợ mình đã tốn nhiều sức dọn dẹp phòng em bé, nhà cửa suốt thời kỳ lót ổ. Nếu chuyển dạ dài và mệt mỏi, hãy giúp vợ thư giãn giữa các con co thắt để giữ sức cho giai đoạn kế tiếp. Nếu cô ấy muốn ăn, cứ cho ăn càng nhiều chất bổ dưỡng càng tốt.

4. Hãy giúp vợ đương đầu với cơn đau

Thật khổ tâm khi thấy người mình đang săn sóc trong cơn đau đớn, nhưng hãy cố gắng không được biểu lộ sự lo lắng của mình - điều này sẽ làm cô ấy mất hết can đảm. Mặt khác, đừng nghi ngờ sự đau đớn của cô ấy. Hãy nhìn nhận điều ấy một cách tích cực, nói rằng mỗi cơn đau sẽ cho bé ra đời sớm hơn một chút và nên tìm cách để xoa dịu cô ấy. Đừng để cô ấy thấy ngượng khi than đau – hãy khuyến khích cô ấy bộc lộ thoải mái. Một phụ nữ trong cơn chuyển dạ đừng bao giờ nên xấu hổ về nhu cầu được giảm đau.

Nếu cô ấy thật lo âu trong suốt cơn co thắt, hãy cố gắng xoa dịu những sự sợ hãi của cô ấy bằng cách cùng bàn xem cô đã cảm nhận ra sao trước khi cơn co thắt kế tiếp xảy ra. Hãy cố gắng đừng buồn bực nếu cô ấy trở nên nóng giận và cáu gắt, điều này thường xảy ra khi cơn đau có cường độ mạnh.

5. Hãy giúp cô ấy thở

Rất có thể bạn đã thực tập các phương pháp người mẹ nên chọn trong các lớp học tiền sản, nhưng bạn hãy để cô ấy tuân theo nhịp điệu của riêng mình. Nếu cô ấy tỏ ra mất tự chủ, hãy lại gần bên từ từ hướng dẫn cô ấy làm theo cách đã sắp đặt cho đến khi đủ tự tin để tiếp tục một mình. Hãy chuẩn bị để thích ứng – có rất ít người theo được một cách chính xác những gì họ đã thực tập trong các lớp học tiền sản.

6. Tạo sự dễ chịu

Chính bạn là nguồn hỗ trợ to lớn giúp cho vợ giảm khó chịu. Hãy đề nghị các tư thế nằm ngồi khác nhau, dùng nệm, mền để đỡ lấy cô ấy hoặc để cô ấy tựa vào người của bạn và vuốt ve an ủi vợ. Bạn hãy để ý các dấu hiệu căng thẳng trên cổ, vai, trán và hãy xoa nhè nhẹ vào những nơi ấy. Mát xa cũng làm giảm căng thẳng và nếu cô ấy đang dùng các kỹ thuật xoa bóp mà cô đang nhớ lại thì bạn hãy thư thả nói chuyện để cô ấy thực hiện đầy đủ. Bạn cũng có thể lau tay và mặt cho vợ để dễ chịu. Cho cô ấy ngậm cục nước đá. Đi vớ hoặc đắp chân khi khi cô ấy lạnh. Và khi cơn chuyển dạ bắt đầu, tuy cô ấy không muốn nói nhiều, nhưng bạn phải giao tiếp được bằng cử chỉ hay ánh mắt.

IV. NGƯỜI CHỒNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ VỢ CÁCH NÀO?

Người đưa bạn đi sinh có thể làm được nhiều việc để giúp bạn trong cơn chuyển dạ, không chỉ cho bạn được dễ chịu và an tâm mà còn liên lạc với nhân viên bệnh viện thay cho bạn. Hãy nhớ kỹ rằng mặc dù bộ đồng phục và thiết bị của bệnh viện có thể làm bạn sợ, nhưng đội ngũ y tế ở đó sẽ hỗ trợ cả hai bạn.

Người đưa bạn đi sinh có thể:

Trả lời các câu hỏi giùm bạn (nếu được cho phép) và điều này làm bạn không bị mất tập trung vào việc sinh nở.

Giúp đỡ bạn thay đổi tư thế nằm, ngồi theo ý bạn để giảm đau.

Vuốt ve hoặc xoa bóp cho bạn cảm thấy dễ chịu.

Đổi thay không gian trong phòng (như vặn đèn cho bớt sáng, đổi loại nhạc khác).

Yêu cầu người khác dạt bớt ra khi họ tụ lại dông quá chung quanh bạn.

Là một người mà bạn có thể tin cậy để thay mặt bạn tiếp xúc với nhân viên bệnh viện và sẽ thay thế cho bạn quyết định những việc liên quan đến giảm đau – có hay không, khi nào, nhiều hay ít. Nếu có thể, người đó sẽ khích lệ bạn ra nơi thoáng mát để hít thở không khí trong lành độ 15, 20 phút trước khi tiến hành bởi vì mọi việc có thể thay đổi rất nhanh, có khi bạn cũng không cần giảm đau nữa.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
xin hỏi: vai trò sinh nở của người nữ không chỉ sinh nở thể lý nhưng là tinh thần phát sinh thực tại mới
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
quan niệm về nữ tính trong văn hóa việt nam
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý