Sinh mổ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Sinh mổ

18/04/2015 10:39 AM
414

Tiến trình sinh nở thông thường đã được trình bày trong các phần trước. Tuy nhiên, một vài yếu tố có thể gây ra rắc rối khi sinh và rất có thể cần đến các tiến trình đặc biệt. Có thể yếu tố gây biến chứng không thể dự đoán trước được và bác sĩ phải dùng kềm hoặc giác hút. Đa thai và ngôi mông cũng là những trường hợp đặc biệt nhưng những trường hợp này thường được chẩn đoán rõ trước lúc sinh.

I. SINH ĐƯỢC TRỢ GIÚP

Đôi khi, chuyển dạ và sinh nở không diễn tiến một cách êm xuôi như ta mong đợi, do đó bác sĩ sẽ hỗ trợ để hoàn tất việc sinh qua đường âm đạo. Cặp thai có thể dùng để bảo vệ đầu thai nhi hoặc giác hút được sử dụng để đẩy nhanh tiến độ của bé qua đường sinh.

1. Sinh hút

Dụng cụ hút thai nhi là một dụng cụ thay thế nhẹ nhàng hơn cho kềm. Nó được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu hơn là ở Mỹ. Dụng cụ này gồm có một đĩa bằng kim loại hay một cái tách hình phễu làm bằng chất tổng hợp, được bác sĩ đặt vào chỏm đầu thai nhi. Sử dụng một dụng cụ bơm để tạo ra một khoảng chân không làm cho cái dĩa hoặc các phễu đó dính chặt vào đầu bé. Dụng cụ này sau đó trở thành tay nắm để bác sĩ có thể vừa xoay đầu bé vừa hút bé ra. Mặc dù trên đầu bé sẽ còn một vết bầm nhưng dụng cụ này rất tiện lợi.

2. Đa thai

Việc sinh đôi luôn luôn được bác sĩ xúc tiến như thể đỡ hai bé riêng biệt; nếu có một bé sinh qua đường âm đạo thì bé kia chưa hẳn cũng sinh như thế. Bạn nên đến bệnh viện để sinh trong trường hợp việc xổ thai diễn ra không bình thường. Tuy nhiên, thông thường nhất là cả hai bé đều nằm quay đầu xuống dưới. Bé thứ nhì thường ra sau bé thứ nhất 8 đến 10 phút. Bác sĩ có thể đề nghị gây tê ngoài màng cứng bởi vì các cơn chuyển dạ song thai có thể kéo dài thời gian hoặc sinh bé thứ hai có thể phải thực hiện bằng cách chọc màng ối và xoay thai.

Trong vài năm gần đây, việc sinh song thai an toàn hơn trước rất nhiều bởi vì tư thế chính xác và tình trạng của thai nhi thứ hai có thể xác định rõ qua siêu âm và máy theo dõi thai nhi. Nếu bào thai có từ ba bé trở lên, hầu như người mẹ phải qua giải phẫu. Cũng có một số bác sĩ sẽ đỡ cả ba qua đường âm đạo nếu có đầy kinh nghiệm trong tiến trình này.

3. Ngôi mông

Nếu con của bạn ở ngôi mông và bác sĩ quyết định cho sinh mà không cần can thiệp phẫu thuật, bé sẽ được đỡ phần mông ra trước. Không nên coi ngôi mông là bất thường mà nên nghĩ rằng đó là một biến thể của ca sinh bình thường - theo thống kê, có bốn trong số 100trẻ ra đời trong tư thế ngược như vậy.

Sinh ngôi mông, thường phần mông của bé ra trước, sau đó là 2 chân. Trước khi phần đầu của bé lọt ra, hầu như chắc chắn là phải cắt tầng sinh môn, bởi vì đầu bé là phần lớn nhất của cơ thể, và mông của bé đã không làm đường sinh căng đủ cho đầu xổ ra.

Khi phần thân của bé xổ, trọng lượng cơ thể sẽ kéo phần đầu bé xuống âm đạo của ngời mẹ. Thân bé sẽ được nâng lên trên và hơi lùi về phía sau một chút, và rồi chỉ cần một cơn rặn của người mẹ cũng đủ để bé xổ ra ngoài. Bác sĩ có thể dùng kềm để bảo vệ đầu của bé. Hiện nay một thủ thuật khá phổ biến là gây tê ngoài màng cứng khi đỡ sinh ngôi mông, để ngăn ngừa sản phụ rặn khi cổ tử cung chưa giãn nở hoàn toàn, nhưng cũng có nghĩa là nếu cần giải phẫu, thì việc này sẽ được các bác sĩ thực hiện một cách nhanh chóng và đơn giản mà không cần dùng thêm thuốc tê.

4. Dụng cụ giác hút

Bởi vì dụng cụ này chiếm ít chỗ trong âm đạo, dễ sử dụng, nên có nhiều tiện ích hơn sử dụng cụ kềm.

Nó có thể được đặt vào nơi thấp nhất của phần đầu thai nhi.

Hình dáng đầu thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng mà chỉ hơi bầm, vết bầm này sẽ biến mất trong một tuần hoặc hai tuần sau khi bé ra đời.

Không nhất thiết phải cắt tầng sinh môn.

II. ĐIỀU GÌ XẢY RA CHO BẠN

Một cuộc sinh mổ thường chiếm từ 45 đến 60 phút, nhưng bé sẽ được đỡ ra khỏi bụng mẹ từ 5 đến 10 phút đầu của cuộc giải phẫu, thời gian còn lại dành cho việc khâu vết mổ.

Sự chuẩn bị: Trước khi ca mổ bắt đầu, lông âm hộ của bạn sẽ được cạo sạch, bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng và đặt đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch suốt ca mổ. Sau đó bác sĩ dùng một cái ống thông nhỏ, dẻo để thông tiểu. Trước mặt bạn là một tấm màn nhỏ để bạn không phải thấy ca mổ.

Phần bụng của bạn được lau sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu thời gian là một yếu tố quyết định, trong trường hợp suy thai, thì bạn sẽ được gây mê hoàn toàn ngay cả khi bạn đã được gây tê ngoài màng cứng.

Ca mổ: Bác sĩ sẽ rạch một đường ngắn nằm ngang, song song với ngấn bụng dưới của bạn, sau đó bác sĩ sẽ hút hết nước ối và rồi bé được nhẹ nhàng lấy ra. Sau đó dây rốn được cắt, lá nhau được lấy ra và rồi vùng bụng của bạn và tử cung được khâu lại thật gọn gàng.

III. SINH MỔ

Khi sinh bình thường qua đường âm đạo được đánh giá giá là nguy hiểm hoặc thậm chí không thể thực hiện được, thì bé sẽ được đỡ bằng cách giải phẫu. Vùng bụng và vùng tử dung của bạn sẽ được bác sĩ rạch các đường nhỏ nằm ngang để đỡ bé ra. Ngay nay bác sĩ không còn rạch dọc theo kiểu cũ nữa để tránh nguy cơrách trong lần chuyển dạtiếp theo, số các trẻ sơ sinh được đỡ đẻ qua giải phẫu đã gia tăng nhanh chóng, ở Mỹ hiện thời có từ 15% đến 20% các trường hợp sinh mổ. Điều này một phần là vì các bác sĩ lo lắng sẽ bị kiện tụng nếu như sinh khó gây ra các biến chứng mà lẽ ra đ ã có thể tránh nếu mổ, một phần là vì mổ quá an toàn đến độ còn ít nguy cơ hơn cả hình thức sinh nở khác.

Thông thường, yêu cầu sinh mổ đã được biết trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu, như thế bạn, chồng bạn và bác sĩ sản khoa đều có thì giờ để thảo luận và phác hoạ kế hoạch trước. Việc giải phẫu đã được lên kế hoạchtrước (và sản phụ được tham khảo ý kiến khi chọn lựa) trái hẳn với một ca mổ khẩn cấp, nghĩa là thấy cần thiết khi cơn chuyển dạ đã xảy ra.

1. Sinh mổ có kế hoạch

Các lý do thường gặp nhất: đầu thai quá to không lọt qua được khung chậu:ngôi mông, ngôi ngang, nhau tiền đạo, và khi sản phụ mắc các chứng bệnh như tiểu đường hoặc bệnh nổi mụn rộng ở bộ phận sinh dục (herpers simplex 2). Giải phẫu còn có thể được tiến hành nếu trước đây bạn đã sinh mổ, do sự vết sẹo củ lần mổ trước bị bung ra trong cơn chuyển dạ. Nhưng kinh nghiệm đã cho thấy điều này không xảy ra với vết rạch mổ nằm ngang. Do đó các bệnh viện thường cho phép được bắt đầu theo cách sinh qua đường âm đạo, gọi là “sinh thử” và nếu như không có gì trụctrặc thì sẽ tiếp tục sinh theo cách bình thường.

Các ca mổ thường được tiến hành sau khi gây tê ngoài màng cứng, vốn có nhiều lợi điểm hơn gây mê toàn thân. Con bạn sẽ được an toàn hơn, bạn sẽ không bị nôn mửa và bởi vì bạn vẫn tỉnh táo trong khi giải phẫu nên bạn có thể ôm con khi bé vừa mới lọt lòng. Hơn nữa, chồng bạn cũng có thể ở bên cạnh bạn trong suốt ca mổ giống như khi bạn sinh bình thường qua đường âm đạo.

Khi đã được mổ xong, bạn có thể cảm thấy chán nản hoặc tiếc nuối đã không sinh qua ngã âm đạo. Những cảm nghĩ như vậy hoàn toàn tự nhiên và điều tốt nhất cho bạn là hãy nói cho chồng bạn nghe về các cảm nhận đó. Việc này sẽ có lợi, anh ấy có thể mô tả lại việc sinh nở từng chi tiết và điều này sẽ giúp bạn hình dung ra và chấp nhận sự thật.

Lẽ đương nhiên, bạn nên tự chuẩn bị trước đối với kiểu sinh nở này. Bạn và chồng nên hỏi bác sĩ trình tự của ca mổ và hỏi xem chồng bạn có được phép có mặt trong khi giải phẫu hay không? Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể xem băng ghi hình để biết những gì sắp diễn ra cho bạn không? Nếu được, bạn hãy trao đổi thêm với những người trước đây đã từng sinh mổ, họ có thể cung cấp cho bạn những thông tin có ích và bạn sẽ thật sự được an lòng.

2. Sinh mổ khẩn cấp

Phương pháp này thường cần đến khi có biến chứng xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ, ví dụ sa dây cuống rốn, xuất huyết nhau, suy thai hoặc chuyển dạ không thể tiếp tục tiến triển. Cuộc giải phẫu tiến hành sau khi người mẹ được gây tê ngoài màng cứng. Bệnh viện có thể không cho phép người chồng có mặt tại ca mổ.

3. Sau khi sinh mổ

Cũng như trong bất kỳ cuộc giải phẫu lớn nào, sau khi mổ người bệnh cần có thời gian để bình phục, nhưng ngay sau khi sinh bnạ sẽ được bác sĩ khuyến khích đứng dậy và đi lại vài giờ đồng hồ sau đó để kích thích tuần hoàn máu. Bạn sẽ được bác sĩ cấp thuốc giảm đau nếu cần và sẽ tháo băng sau 3 đến 4 ngày. Các vết khâu bên trong bằng loại chỉ tự tiêu, còn các vết khâu bên ngoài sau một tuần sẽ được cắt chỉ.

IV. ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI BÉ KHI SINH MỔ

1. Sinh mổ không đi qua đường sinh của mẹ vừa có lợi vừa bất lợi

Các bé đi qua đường sinh của mẹ, có hình dáng như hơi bị ép lúc ban đầu sau khi xoay mình để tuột xuốn đường sinh, còn bế sinh mổ thì có vẻ trơn láng hơn và đầu tròn trĩnh. Nhưng thông thường các trẻ sinh mổ lại cần nhiều thời gian hơn để thích ứng với thế giới bên ngoài, bởi vì bé đột ngột ra khỏi lòng mẹ, không có khoảng thời gian vượt qua đường sinh là thời gian bé nhả nước ối xâm nhập vào hai lá phổi ra và kích thích sự tuần hoàn máu.

2. Sinh mổ khẩn cấp

Khoảng từ 15 đến 20% trẻ sơ sinh ra đời thông qua giải phẫu. Sinh mổ có thể được lên kế hoạch trước (sinh mổ theo kế hoạch) hoặc có thể là mổ khẩn cấp, bởi vì cần thiết cho bé ra nhanh vì lý do nào đó. Lan mừng là chị được tìm hiểu trước về sinh mổ.

V. THÔNG TIN

Lan lấy làm ngạc nhiên lúc tôi cho chị biết tin rằng những trường hợp sinh mổ vẫn xảyra thường xuyên. Các lớp học tiền sản mà chị đang học đã không đề cập về đề tài này kỹ cho lắm, do đó chị và chồng chị đã quyết định tự tìm hiểu càng nhiều càng tốt về việc giải phẫu lúc sinh. Họ thích được nắm kỹ thông tin về bất kỳ điều gì họ dự định làm, ví dụ như đi du lịch ra nước ngoài hoặc sinh em bé. Họ đã đến tham vấn các chuyên viên y tế, đọc nhiều sách và xem băng video nói về các kiểu sinh nở, kể cả các ca sinh mổ.

1. Một sự khẩn cấp ngoài dự kiến

Nước ối của Lan đã vỡ khi chị mới tới nữa giai đoạn đầu chuyển dạ, lúc đó cổ tử cung của chị chỉ mở 4 cm. Theo thông lệ, mọi sản phụ sẽ được khám trong. Ngay lúc màng ối của chị bị vỡ, nữ hộ sinh liền khám cho Lan. Cô phát hiện sợi dây cuống rốn sa xuống - một vòng dây rốn tuột qua cổ tử cung đi xuống âm đạo trước cả thai nhi - đây là một tình huống cực kỳ nguy hiểm, bởi vì đầu của thai nhi đè lên phần cổ tử cung chưa được mở, phần dây rốn này càng lúc càng bị đè chặt, chặn lượng máu và luôn cả nguồn dưỡng khí cung cấp cho thai nhi. Lúc người nữ hộ sinh đụng vào dây rốn, cô cảm thấy nó đang rung nhè nhẹ. Việc này có nghĩa là bé vẫn đang nhận đủ lượng máu. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, thiết bị doptone theo dõi cho thấy nhịp tim của bé bắt đầu yếu đi và có dấu hiệu thai đang suy. Bác sĩ nói với Lan rằng bé cần được sinh mổ.

2. Tránh nguy cơ

Lúc phòng mổ đã sẵn sàng, Lan được bác sĩ yêu cầu nằm đưa hai bàn chân đặt vào hai bàn đạp để đứa bé sẽ lùi trở lại trong vùng chậu làm giảm bớt lực đè lên dây rốn. Cùng lúc ấy, người nữ hộ sinh đưa 3 ngón tay vào âm đạo đẩy phần đầu của bé lên khỏi cổ tử cung. Rất may, Lan đã được chỉ định gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ, do vậy chị đã không cần gây mê toàn thân hoặc hút bao tử để ngừa hít chất ói vào phổi. Có điều lợi cho chị là chị sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình giải phẫu.

3. Cuộc giải phẫu

Lan đã chọn một bệnh viện đặc biệt cho mình bởi vì ở đây người ta cho phép và khích lệ người cha tham gia và các ca sinh của bà mẹ. Chị vui vì chồng chị đã có thể chứng kiến ca phẫu thuật của mình, bởi vì điều ấy có nghĩa rằng ngay cả khi chị không thể nhìn thấy được con mình đang được sinh ra sao, thì ít ra chồng chị cũng sẽ được chứng kiến.

Bác sĩ phẫu thuật rạch một đường cắt chuẩn nằm ngang trên bụng chị, mà qua đó bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đỡ bé ra. Ngay lúc đầu của bé xổ, chuyên viên gây mê tiêm cho chị một mũi để tạo nên các cơn co thắt tử cung làm cho lá nhau tách khỏi vách tử cung được dễ hơn, và bé sẽ xổ ra qua vết rạch trên bụng mẹ.

Trong khi Lan đang được các y tá khâu vết rạch lại, đứa bé được chuyền qua chồng chị để anh có thể bế con trước khi đưa sang phía mẹ để chị nhìn con lần đầu tiên trong đời. Mặc dù Lan thất vọng vì đã không được sinh qua đường âm đạo, nhưng cả chị và chồng cũng vẫn chia sẻ quá trình sinh bé vào những phút giây đầu tiên sau khi bé chào đời.

Sau ca mổ, Lan được chuyển qua khu hậu phẫu cùng với bé, nơi ấy chị có thể tập trung cho bé bú và tìm hiểu con mình.

4. Bình phục sau khi sinh mổ

Lan nhận thấy rằng việc phục hồi sức khoẻ về trạng thái bình thường là điều khó nhất. Tôi đã đề nghị chị tham gia vào nhóm “tự giúp lấy mình” dành cho các bà mẹ sau ca mổ, nơi đó chị sẽ nhận được các lời khuyên có ích về cách sử dụng thời gian hậu phẫu. Lan cũng lo lắng không biết đứa con kế tiếp của chị có phải sinh mổ không? Tôi cam đoan với chị là hầu hết các bà mẹ đều sinh bình thường sau khi sinh mổ, trừ khi họ có lý do khác cần phải sinh mổ lần nữa.

Nghỉ ngơi và hồi phục

Lan đã trải qua phẫu thuật vùng bụng, do đó chị cần có nhiều thời gian và cần nghỉ ngơi nhiều để vết sẹo lành lại. Khi chỉ khâu đã được tháo bỏ, 5 ngày sau ca mổ, chị được báo cho biết vết sẹo sẽ lành lại trong 3 tuần và sau 6 tháng sẽ mờ đi. Lan ngạc nhiên khi nhận thấy âm đạo bị chảy máu, cũng giống như lần chị sinh đứa con đầu tiên (lần đó chị sinh thường qua âm đạo), điều đó chỉ bình thường thôi.

Cho bé bú sữa mẹ

Tôi có nói với Lan là nếu chị ngồi cho bé bú, điều quan trọng là chị phải ngồi thẳng lưng. Vách bụng của chị mềm, vì thế chị nên dùng gối để kê bé ngang tầm vú của chị. Chị cũng thấy dễ chịu khi nằm nghiêng cho bé bú, tay chồng đầu lên, bé nằm trên gối sát vào mẹ sinh.

Di chuyển qua lại

Lan cảm thấy khó khăn khi đứng lên vì bụng bị đau, nhưng tôi đã khuyên chị nên cố gắng đứng lên cho thật thẳng người ngay lúc bước xuống giường, đặt hai bàn tay vào vết mổ để giữ lấy nó bất cứ lúc nào chị cười hay ho. Tôi khuyến cáo chị rằng càng cố gắng di chuyển nhiều chừng nào thì vết mổ của chị càng chóng lành bấy nhiêu. Sau khi rút chỉ ở vết mổ, chị được phép về nhà, nhưng bác sĩ vẫn khuyên chị nên nghỉ ngơi và cẩn thận mỗi khi nâng vật gì lên, kể cả việc ôm con lên nựng nó hoặc xách đồ khi đi mua sắm. Chị cũng không được lái xe và không tập các bài thể dục căng kéo cơ, tối thiểu trong 6 tuần lễ.

5. Em bé của Lan

Cách thức của bé Lan chào đời rất khác với cách một em bé sinh thường.

Một khi đường rạch ở tử cung được thực hiện, bác sĩ luồn bàn tay dưới đầu của bé và đặt kềm (kẹp forceps).

Đầu của bé từ từ được kềm kéo ra ngoài.

Vai củabé cẩn thận đỡ bằng bay qua chỗ mổ.

Cơ thể của bé nhẹ nhàng đựơc kéo ra - bây giờ bé đã lọt lòng mẹ.

Bé được bế ngược đầu xuống khi miệng và khí quản của bé được hút sạch chất nhầy bằng một miếng gạc mềm nỗi với một cái ống hút.

Bé bắt đầu hít hơi thở đầu đời.

Dây rốn của bé được kẹp lại và cắt đi.

Bé được bác sĩ kiểm tra để bảo đảm toàn bộ các cơ quan đang hoạt động tốt.

Ngay lúc bé đã hô hấp một cách bình thường, bé được trao qua tay người cha để người cha vuốt ve.

6. Phản ứng của người chồng

Đối với người cha, cái chết của đứa con cũng đau đớn như đối với người mẹ. Tuy nhiên, anh sẽ biểu lộ nỗi đau của mình rất khác biệt và điều này có thể dẫn tới sự căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng.

Nếu một người cha tỏ ra đau đớn một cách khác hơn người mẹ thì điều này không có nghĩa là nỗi đau của anh ấy ít hơn của vợ. Một số đàn ông cảm thấy mình nên che giấu nỗi buồn và làm vơi nỗi đau mà họ đang cảm nhận. May thay, tất cả chúng ta đều biết nếu biểu lộ cảm nhận ra ngoài thì tốt hơn là cố đè nén chúng và cánh đàn ông nên được khích lệ để bộc lộ tất cả các cảm nhận của họ, nhất là đối với người vợ.

Các tổ chức hỗ trợ dành cho các ông bố và bà mẹ mất con có thể tạo cơ hội cho các người cha này được liên hệ với những người đàn ông đã từng bị mất con trong cùng một tình trạng. Bằng cách giao tiếp với người cùng cảnh ngộ, người cha có thể biểu lộ niềm đau, sự tức giận cùng với tất cả sự xúc động khác trong lòng theo bất kỳ cách nào cũng đều thích hợp. Điều quan trọng là anh ấy có thể biểu lộ niềm đau theo cách riêng của mình.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em sanh mo duoc 3thang ruoi, be bu me nen khoe. Va em co kinh lai khi duoc 2thang, khj het sach kinh thi em di dat vong co anh huong gi khong.? Va thang sau van co kinh deu lai, khi dat vong duoc thoi gian khi co kinh lai thi co ra dich vang, xin cho em biet lieu vong khong chiu tu cung hay sao
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Bạn nên đi khám phụ khoa siêu âm xem việc đặt vòng tránh thai có bình thường không
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý