Ăn chay có uống sữa và ăn trứng (Lacto Ovovegetarian), nhưng không ăn thịt cá, gà vịt và những loại hải sản khác.
Ăn chay có uống sữa (Lactovegetarian), nhưng không ăn trứng, thịt cá, gà vịt và những loại hải sản khác.
Ăn chay hoàn toàn (Strict Vegetarian / Vegan), không ăn tất cả thực phẩm do súc vật sản xuất.
Vậy thế nào là chế độ ăn chay lành mạnh với trẻ?
FDA khuyến cáo trẻ nhỏ mặc dù có thể áp dụng chế độ ăn chay nhưng vẫn phải đảm bảo có sự “góp mặt” của những loại vi chất quý gia protein, calo, vitamin… và những dưỡng chất khác cần thiết cho sự phát triển.
Calo: Cơ thể trẻ sẽ thu nạp vào cơ thể một lượng calo ít hơn so với chế độ ăn uống thông thường. Trong khi với trẻ nhỏ calo lại là thành phần rất cần thiết để giúp cơ thể của bé phát triển toàn diện nhất. Với trẻ ăn chay vẫn cần bổ sung một lượng nhỏ calo có nguồn gốc từ động vật như thịt heo, thịt bò, thịt gà….
Vitamin B12: Là loại vitamin mà cơ thể chỉ có thể hấp thụ từ những sản phẩm chế biến từ động vật.
Vitamin B12 tập trung chủ yếu trong các loại thực phẩm như sữa đậu nành hoặc nước ép trái cây tươi. Mỗi ngày trẻ cần từ 3 micrograms vitamin B12 trở lên.
Vitamin D: Là loại vitamin giúp phát triển xương và có lợi cho sức khỏe răng miệng. Chính vì thế, trong chế độ ăn chay của trẻ nếu thiếu vắng loại vi chất này sẽ gây nên hệ lụy xấu với sức khỏe.
Vitamin D tập trung nhiều trong sữa, các thực phẩm chế biến từ sữa, lòng đỏ trứng gà, cá hoặc ánh nắng sớm ban mai. Mỗi ngày trẻ nên hình thành thói quen phơi nắng dưới ánh nắng ban mai từ 15 – 20 phút mỗi ngày.
Sắt: Lượng sắt có chứa dồi dào trong các loại rau xanh và các loại đậu… Ngoài ra một số loại rau khác cũng có chứa vi chất sắt, vì thế các bậc cha mẹ nên ưu tiên bổ sung đa dạng các loại rau xanh và trái cây vào trong chế độ ăn uống của bé.
Canxi: Cũng có vai trò tương tự như vitamin D, giúp củng cố sức khỏe của bộ xương. Nhiều loại rau có chứa canxi là bông cải xanh, khoai lang, rau có lá màu xanh sẫm, sữa đậu nành hoặc nước cam.
Protein: Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn chay của con bạn có chứa một lượng dồi dào protein và cách amino axit để có tác dụng tăng cường thể lực cho bé. Nó tập trung nhiều trong ngũ cốc, đậu, các loại hạt, rau xanh và trái cây. Lượng protein cơ thể bé cần mỗi ngày có thể là:
2 Thìa bơ đậu phộng; 1/3 ly sữa; 2 thìa sữa bột không béo; 1/3 cốc sữa chua; ½ quả trứng hoặc 1 lòng trắng trứng; 1 Thìa bơ cứng.
Kẽm: Là một vi chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt ở trẻ em, kẽm giúp tăng trưởng chiều cao, giúp tăng khả năng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng; Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, gạo cẩm, rau bina, các loại đậu.
Lưu ý: Khi mới cho bé bắt đầu chế độ ăn chay thì nên bắt đầu dần dần, từ từ để bé kịp thích nghi với những thay đổi. Không nên vội vàng hoặc đường đột thay đổi khẩu phần ăn của trẻ sẽ khiến cho bé bị sốc.
Có thể tìm thấy tất cả những chất bổ dưỡng cần thiết ở trong cách ăn chay có uống sữa và ăn trứng. Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn dinh dưỡng phong phú cho cơ thể bé cần phải biết cách đa dạng hóa cũng như phối kết hợp các loại thực phẩm thay vì ăn rập khuôn vừa gây nên cảm giác nhàm chán vừa gây thiếu chất.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng không nên ăn chay trường mà chỉ nên ăn chay 2 - 5 ngày trong tuần. Những đối tượng không thích hợp với chế độ ăn chay là người mắc các bệnh nhiễm trùng, phụ nữ đang có thai và trong thời kỳ cho con bú, bệnh nhân mắc các bệnh về thận.