Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chúng tôi ly hôn đã 7 năm, toà quy định: mỗi tháng chồng tôi trợ cấp nuôi con 1 triệu đồng/tháng. Chồng tôi có công việc thu nhập tốt tại 1 tổng cty, hiện đang là đảng viên.Nay tôi muốn đòi khoản tiền trợ cấp nuôi con. Quý báo tư vấn giúp tôi thủ tục để đòi được khoản tiền đó. Trong trường hợp tôi nhờ sự trợ giúp của cơ quan nơi chồng cũ tôi công tác, cơ quan từ chối đó là việc gia đình. Cty từ chối có đúng quy định không?
Có nghĩa là chồng chị 7 năm không trợ cấp nuôi con 1 đồng nào phải không? Bạn có thể mở hồ sơ đòi tiền cấp dưỡng con cái bằng cách đi tới Tòa án Gia đình và Di chúc ở địa phương bạn (your local Probate and Family Court). Hỏi người thư ký về các mẫu đơn và điền chúng. Bạn không cần có một luật sư để mở hồ sơ đòi tiền cấp dưỡng con cái.
Theo Điều 60 luật hiện hành quy định: “Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”. Tuy nhiên, quy định này rất khó đi vào thực tiễn trong các trường hợp ly hôn, mỗi người có mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống khác nhau. “Để đảm bảo nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cho những người con có cha mẹ ly hôn được phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần thì pháp luật cần quy định cụ thể hơn về mức cấp dưỡng” - UBND thành phố Cần Thơ góp ý cho việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình.
Theo đề xuất của cơ quan này, nên quy định mức cấp dưỡng tính trên phần trăm thu nhập của người phải cấp dưỡng hoặc lấy mức tiền lương tối thiểu vào từng thời điểm làm định khung, để quy định mức cấp dưỡng. Dù người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là người làm công ăn lương thì con của họ cũng cần phải được đảm bảo mức sống tối thiểu. Khi có sự thay đổi về mức lương, cơ quan thi hành án căn cứ vào đó áp dụng. Như thế sẽ có thể bảo đảm quyền lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn…
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, quyền nhận cấp dưỡng là quyền của người con khi cha mẹ ly hôn nên người trực tiếp nuôi dưỡng không có quyền từ chối cấp dưỡng. Việc từ chối cấp dưỡng sẽ dẫn tới quyền lợi chính đáng của người con không được đảm bảo. Vì vậy, Luật sửa đổi cũng cần quy định về vấn đề này.