Chau moi de duoc 24h nhung cho chau an chau cu bi non oi ra het

Chau moi de duoc 24h nhung cho chau an chau cu bi non oi ra het

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chau moi de duoc 24h nhung cho chau an chau cu bi non oi ra het
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Một số nguyên nhân nôn trớ bệnh lý thường gặp: Trẻ nôn do hẹp phì đại môn vị: Ở một số trẻ, thường gặp ở bé trai, dưới tác dụng của nội tiết tố của mẹ làm phì đại môn vị của bé. Thức ăn vận chuyển từ dạ dày vào ruột khó khăn do môn vị hẹp - phì đại. Trẻ nôn sau mỗi bữa ăn. Dinh dưỡng không đủ cho trẻ bị nôn nên trẻ không tăng cân. Hẹp do phì đại môn vị phải điều trị bằng ngoại khoa. Phẫu thuật đơn giản với mục đích làm giãn môn vị để thức ăn từ dạ dày vào ruột dễ dàng. Trẻ nôn do co thắt môn vị: Môn vị bị co thắt, bị hẹp lại cũng giống như hẹp- phì đại môn vị. Nhưng nếu như không bị thần kinh co thắt thì môn vị trở lại bình thường cho nên trường hợp này không phải sau bữa ăn nào cũng bị nôn như hẹp - phì đại môn vị. Để xử lý trường hợp này bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc (Motillium) trước bữa ăn 10 -15 phút giúp trẻ đỡ nôn. Trẻ nôn do bị dị tật đường tiêu hóa: - Tắc thực quản bẩm sinh: Dị tật này xảy ra vào cuối tuần lễ thứ 2 đến tuần thứ 6 của thời kỳ phôi thai. Do áp lực đè vào thực quản, làm thực quản teo gián đoạn, thành dây xơ. Sau đẻ trẻ luôn tiết dịch, sùi bọt ở miệng. Vừa bú vào trẻ nôn ra. Nếu có rò khí thực quản thì trẻ tím tái, khó thở dữ dội sau bữa ăn đầu tiên. Nếu ta thăm dò xông Nelaton số 8 qua miệng, xông bị vướng, không vào sâu được. Nếu tiếp tục đẩy xông vào thì xông sẽ quay đầu trở ra miệng. Xquang có chuẩn bị sẽ xác định chẩn đoán. Trẻ phải được gửi ngay đến khoa ngoại để phẫu thuật cấp cứu. Trước và trong vận chuyển cần chú ý hút dịch ở miệng trẻ thường xuyên. Cho thở ôxy nếu trẻ tím tái. - Tắc ruột bẩm sinh: Dù tắc ruột ở vị trí cao hay thấp cũng đều có triệu chứng nôn. Nếu tắc tá tràng thì bụng không chướng. Nhưng nếu tắc ruột thấp thì ngoài triệu chứng nôn ra ta còn thấy bụng trẻ chướng căng tuần hoàn bàng hệ rõ. Không có phân su (ngay cả khi thăm dò trực tràng bằng xông Nelaton). - Không có lỗ hậu môn hoặc hậu môn màng: Cũng có bệnh cảnh lâm sàng như tắc ruột thấp: nôn, bụng chướng, không đi ngoài phân su... Tất cả các trường hợp dị tật đường tiêu hóa phải giải quyết bằng phẫu thuật cấp cứu càng sớm càng tốt. Trẻ nôn do nhiễm khuẩn nặng: Trẻ bị nhiễm khuẩn khi còn trong tử cung như nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não bẩm sinh v.v... cũng làm trẻ nôn nhiều. Trẻ phải được điều trị tích cực trong bệnh viện. Trẻ nôn do chấn thương sọ não, xuất huyết não: Thường gặp ở những trẻ đẻ khó, những trẻ non tháng suy hô hấp, thiếu ôxy não,.v.v... Tóm lại: Nôn là một triệu chứng gặp ở rất nhiều bệnh ở trẻ mới đẻ, vì vậy cần phải chẩn đoán đúng để giải quyết chính xác và kịp thời mang lại cuộc sống bình yên cho trẻ.
Để khắc phục hiện tượng này tốt nhất là cho trẻ bú trực tiếp vú mẹ. Trẻ ngậm sâu vào vú mẹ, mút được nhiều sữa. Nếu vì lý do nào đó không thể bú mẹ được phải nuôi nhân tạo thì khi cho trẻ bú phải nghiêng chai sữa để sữa ngập hết lỗ thông của núm vú, trẻ sẽ không mút nhiều khí. Sau khi trẻ bú xong nên giữ trẻ ở tư thế đó khoảng 5-10 phút rồi từ từ nâng cao đầu trẻ lên. Bế bé áp vào ngực mẹ. Một tay đỡ mông bé, tay kia xoa nhẹ vào lưng bé từ dưới lên trên để em bé ợ hơi. Sau đó đặt trẻ nằm đầu hơi cao, mặt nghiêng về một bên để phòng khi trẻ trớ không bị sặc vào đường thở. Nôn do tâm vị chưa đóng kín: Do đặc điểm về sinh lý và giải phẫu ở trẻ mới đẻ là lớp cơ vùng tâm vị mỏng, chưa phát triển đầy đủ nên lỗ tâm vị chưa đóng kín sau bữa ăn, trong khi đó môn vị co bóp mạnh, sữa dễ bị đẩy ra ngoài dạ dày. Tình trạng nôn sẽ giảm dần. Sau 3-4 tháng tuổi sẽ khỏi hẳn vì cơ vùng tâm vị phát triển, đóng kín lỗ tâm vị. Trên đây là những nguyên nhân nôn trớ thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục. Tuy nhiên nếu đã xử trí như trên mà không có kết quả thì phải nghĩ tới nôn trớ do bệnh lý cần phải đưa trẻ đi khám ở chuyên khoa nhi.
Nôn trớ nước ối và dịch bẩn: Phần lớn trẻ mới đẻ trong những giờ đầu hay nôn trớ nước trong hoặc dịch có màu nâu sẫm. Đó là nước ối, dịch bẩn mà trẻ nuốt phải trong lúc chuyển dạ. Trong trường hợp này không cần phải điều trị. Chỉ cần cho trẻ nằm nghiêng đầu hơi cao để dịch trớ theo mép miệng ra ngoài mà không bị sặc vào đường hô hấp. Dùng gạc hoặc khăn sô sạch lau miệng cho trẻ. Trẻ nôn đến khi không còn dịch bẩn trong dạ dày trẻ sẽ ổn định trở lại. Cứ cho trẻ bú mẹ bình thường, đừng bỏ bữa của trẻ. Trẻ nôn do ăn quá nhiều: Dung tích dạ dày của trẻ mới đẻ còn rất bé, do vậy trong ngày đầu nhu cầu mỗi bữa ăn khoảng 10ml-15ml sữa, mỗi ngày ăn khoảng 6-7 bữa. Dạ dày của bé giãn nở từ từ, những ngày tiếp theo, mỗi ngày, mỗi bữa tăng thêm 10ml. Đến cuối tuần lễ đầu mỗi bữa trẻ có thể ăn được 70-80ml. Tuy nhiên có một số trẻ háu ăn, trong ngày đầu, gia đình người thân thấy trẻ bú tốt, pha thêm sữa ngoài cho bé bú thỏa sức tới 40-50ml. Hậu quả là dạ dày căng đầy, không chứa nổi. Sau bữa ăn 3-5 phút trẻ nôn vọt có khi sặc lên mũi hít vào phổi, nguy hiểm đến tính mạng. Nôn do ăn quá nhiều hay gặp ở những trẻ bú chai, ăn sữa hộp. Các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ phải có kiến thức nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Phải biết nhu cầu lượng sữa mỗi bữa phù hợp với ngày tuổi và cân nặng của trẻ. Cho trẻ ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất là nên cho trẻ bú trực tiếp vú mẹ. Lượng sữa của mẹ trong 1-2 ngày đầu sau đẻ không quá nhiều so với nhu cầu của trẻ. Trẻ nôn trớ do mút nhiều khí trong khi bú: Trẻ nôn do mút nhiều khí trong khi bú thường gặp ở trẻ bú chai. Khi cho bú sữa không ngập hết lỗ thông ở núm vú cao su nên trẻ mút nhiều khí vào trong dạ dày. Khi thay đổi tư thế của trẻ một cách đột ngột từ nằm ngang sang thẳng đứng, không khí đi từ dưới lên sẽ đẩy sữa ra khỏi dạ dày.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý