Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con cháu hiện nay được 6 tháng rưỡi, từ lúc sinh ra đến nay chân cháu hay bắt chéo với nhau, bàn chân phải có lúc hướng vào trong (hai chân hơi cong). cháu xin hỏi như vậy có sao không? cháu phải làm thế nào để khắc phục tình trạng trên
Chân vòng kiềng, hình dung nôm na là hai gối và xường đùi cong, làm bé khi đứng hai gối không sát vào nhau. Mọi người vẫn gọi là chân cong. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên lo lắng khi chân của bé cong từ trên đùi xuống bàn chân. Còn bé bị cong cẳng chân thì chưa thể gọi là chân vòng kiềng. Đó chỉ là tình trạng phát triển tự nhiên trong quá trình hình thành xương.
Chân vòng kiềng thường gặp ở trẻ nhỏ và trong nhiều trường hợp nó tự hết khi trẻ lớn lên, ta cần phân biệt cong sinh lý (đa số) hay cong bệnh lý (ít gặp). Chỉ khi nào cong nặng và bất thường vượt các chỉ số cho phép thì mới dùng chữ chân vòng kiềng. Đây là biến dạng theo mặt phẳng ngang và thường có kèm theo biến dạng xoay xương chày.
Chân vòng kiềng hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Khi nào bé biết điệu, biết ý thức về vóc dáng, chân vòng kiềng mới tác động đến tâm lý của bé.
Phát triển bình thường ở trẻ em:
* < 1 tuổi: gốivẹotrong 100-150.
* 1-2 tuổi: giảm dần và đến 2 tuổi thì chân thẳng.
* 2-4 tuổi: gối vẹo ngoài dần đến 100, sau đó giảm dần.
* 7-13 tuổi: gối ổn định dần, có thể vẹo ngoài 50 .
Đo khoảng cách giữa hai lồi cầu đùi sau khi áp nhẹ hai mắc cá trong, giới hạn là 10 cm.
Bạn thử các chỉ số trên nhé.