Tiêm phòng trước khi có bầu nên hay không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tiêm phòng trước khi có bầu nên hay không?

18/04/2015 10:19 PM
1,549

Không tiêm phòng khi có bầu, khi có bệnh sẽ lây sang con và rất nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra?

Các bác sĩ sản khoa khuyên chị em phụ nữ nên tiêm ngừa trước khi mang thai để đảm bảo bé sinh ra an toàn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, những phụ nữ không tiêm ngừa cũng không nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng bất lợi tới thai nhi.



Tiêm ngừa tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM
Tiêm ngừa tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM



Chị T.T.Vân (Q.3, TP.HCM) lấy chồng được hai tháng. Nghe bạn bè tư vấn, chị đến Viện Pasteur tiêm ngừa trước khi có thai. Sau khi yêu cầu chị làm xét nghiệm máu kiểm tra virut siêu vi B, virut rubella, bác sĩ tại đây cho chị tiêm ngừa cúm, thủy đậu và rubella, dặn một tháng sau là có thể có thai. Tuy nhiên gặp lại bạn thân, cô ấy bảo bác sĩ sản khoa khuyên tốt nhất sau sáu tháng hãy có thai.


Nỗi lo mang tên... tiêm ngừa


Giật mình, chị lên mạng tìm hiểu và phát hoảng trước những thông tin tư vấn không giống nhau của các bác sĩ: người nói ba tháng, người bảo sáu tháng.

Một trường hợp khác cho biết sau khi tiêm ngừa rubella vài ngày, chị phát hiện mình mang thai. Đi khám tư, bác sĩ khuyên bỏ thai. Chị làm theo, nhưng sau đó lo lắng không biết mình có thể mang thai nữa không do chị đã lớn tuổi.

Không như hai trường hợp trên, Ngọc Anh (Q.12, TP.HCM) kể: một mặt do chồng hối thúc, một mặt do “lời phán” của mẹ và chị gái “tao có tiêm gì đâu mà vẫn đẻ con khỏe re”, chị không đi tiêm ngừa. Tuy nhiên sau khi mang thai, qua bạn bè và mạng Internet, chị được biết nếu mắc bệnh rubella trong thời gian mang thai sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, trong khi bệnh rubella ngày càng phổ biến và không có cách nào hữu hiệu để “né”. Lo lắng, chị không dám tới chỗ có đám đông, luôn đeo khẩu trang y tế khi đi ra ngoài.

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM), tiêm ngừa trước khi mang thai giúp phòng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng trên thai như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu... Nếu mắc những bệnh này trong thời gian mang thai, người mẹ dễ có nguy cơ sẩy thai, thai lưu, thai suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh.

Đặc biệt, nếu nhiễm rubella trong ba tháng đầu thai kỳ, khả năng 90% thai nhi bị hội chứng rubella bẩm sinh gồm các dị tật bẩm sinh như: đục thủy tinh thể, điếc, các vấn đề liên quan đến tim mạch, gan lách to, viêm màng não..., trong đó điếc bẩm sinh không thể chẩn đoán được trước khi sinh. Nếu người mẹ nhiễm rubella ở khoảng tuần lễ 16 của thai kỳ thì xác suất ảnh hưởng lên thai nhi giảm còn 20%, nếu nhiễm sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ thì yên tâm vì rất hiếm gặp dị tật trong giai đoạn này.

Chuẩn bị tốt, mẹ con đều an toàn

Sau khi chích ngừa bao lâu thì được có thai? ThS.BS Nguyễn Hồng Hoa (giảng viên bộ môn sản Đại học Y dược TP.HCM) cho biết một tháng sau khi chích ngừa đã có thể mang thai. Riêng với rubella, lúc đầu các chuyên gia y tế khuyến cáo nên đợi ba tháng sau khi chích ngừa, tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có thể mang thai an toàn sau khi chích ngừa một tháng.

Đối với viêm gan siêu vi B (gồm ba mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là ba tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Tuy nhiên, nếu có thai trong thời gian đang chích ngừa cũng không ảnh hưởng gì, người mẹ có thể chích tiếp hoặc đợi sau khi sinh tiêm mũi nhắc lại.

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, về lý thuyết, nguy cơ gây dị tật cho thai nhi sau tiêm ngừa là 1,6%, tuy nhiên thực tế vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về dị tật bẩm sinh do thuốc tiêm ngừa gây ra. Vì vậy những trường hợp phát hiện có thai ít lâu sau khi tiêm ngừa vẫn không được khuyên bỏ thai do có nguy cơ bị nhiễm trùng lòng tử cung, thủng tử cung, băng huyết, vô kinh do dính buồng tử cung... Riêng trường hợp tiêm ngừa rubella, cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nên giữ hay bỏ thai.

Đối với những người đã mang thai mà chưa tiêm ngừa, TS.BS Lê Thị Thu Hà khuyên đừng nên lo lắng, vì lo lắng cũng ảnh hưởng đến thai kỳ. Điều quan trọng là cần giữ vệ sinh cơ thể tốt, tránh nơi đông người, tránh vào vùng đang có dịch bệnh, ăn uống bồi dưỡng đầy đủ chất, ưu tiên các chất có vitamin C, uống nhiều nước...

Còn bác sĩ Phạm Thị Hải Châu (Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM) lưu ý chị em tránh lao lực mệt nhọc, tránh để bị nhiễm lạnh, nên mang khẩu trang trong khi tiếp xúc với những người nghi ngờ hoặc đang mắc các bệnh nhiễm siêu vi, khử trùng mũi họng với nước muối sinh lý...

“Tốt nhất chị em phụ nữ nên có sự chuẩn bị ít nhất ba tháng trước khi mang thai, gồm cả kiến thức - tâm lý, dinh dưỡng, đi khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn chích ngừa và uống axit folic để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi” - ThS.BS Nguyễn Hồng Hoa khuyên.


Theo thống kê của Bộ Y tế, trong số 100 phụ nữ mang thai có tới 4 trường hợp sinh con dị tật. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên đi khám thai và tiêm phòng trước khi mang thai.

Sinh con dị tật là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy phụ nữ cần tiêm phòng những bệnh gì và những điều gì cần lưu ý trước và sau khi tiêm để việc phòng bệnh đạt hiệu quả tốt nhất?

Nhiều em bé vừa chào đời đã phải mang trong mình dị tật mà nguyên nhân có thể là do mẹ bị cúm hoặc Rubella trong thời gian mang thai vì trước khi mang thai, mẹ của các em không tiêm phòng.

Cũng có những em bé được sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường mà trước khi mang thai mẹ của các em không tiêm phòng. Tuy nhiên, đây là những em bé may mắn bởi tỉ lệ xác suất mắc phải dị tật ở trẻ do mẹ không tiêm phòng không phải là thấp. Hàng năm có khoảng 10% dân số thế giới, tức là khoảng 600 triệu người mắc bệnh cúm. Và từ 6 - 11% người trưởng thành có nguy cơ cảm nhiễm Rubella, trong đó có tới 50% mắc mà không có biểu hiện lâm sàng.

Rubella và cúm là 2 bệnh đặc biệt nguy hiểm với bà mẹ mang thai. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu bị nhiễm 1 trong 2 bệnh này trẻ sinh ra có thể bị mù, điếc bẩm sinh, tim bẩm sinh hoặc bị dị tật khác trên cơ thể. Điều đáng ngại là các nguy cơ này lên tới 90%. Với bệnh thủy đậu, nếu bà mẹ chưa có miễn dịch mà nhiễm bệnh khi mang thai, trẻ sẽ bị nhiễm bệnh cùng với mẹ, đặc biệt nếu bị nhiễm trong 2 tháng cuối của thời kỳ thai dễ bị suy thai.

Rất đáng mừng là nhiều chị em ở các thành phố đã quan tâm đến việc tiêm phòng khi có kế hoạch sinh em bé nên tỉ lệ dị tật bẩm sinh do mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm đáng kể.

Tại Viện vệ sinh dịch tễ TƯ mỗi ngày có hàng trăm chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến tiêm vắc xin để phòng một số bệnh có thể gây dị tật thai nhi.

Hầu hết các chị em sau khi lập gia đình, có kế hoạch sinh con mới bắt đầu nghĩ đến việc tiêm phòng. Điều này là rất không nên. Bởi một số loại vắc xin sau khi vào cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định để phát huy tác dụng và không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, sau khi tiêm phòng phụ nữ không được có thai ngay. Thời gian an toàn để có thai sau khi tiêm tùy thuộc vào từng loại vắc xin.

Không ít chị em sau khi cưới mong có con ngay mà không muốn chờ đợi 6 tháng, tức là khoảng thời gian an toàn sau tiêm phòng nên dù biết lợi ích của việc phòng bệnh vẫn không đi tiêm. Để tránh tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo chị em trong độ tuổi sinh đẻ nên đi tiêm phòng, không cần phải đợi đến khi lập gia đình. Ngoài ra, trước khi tiêm, các chị em nên xét nghiệm xem mình đã miễn dịch với virus định tiêm hay chưa, nếu đã có miễn dịch từ lần tiêm trước thì không cần phải tiêm lại, tránh gây lãng phí. Trong thực tế cũng có không ít chị em khi mang bầu mới xét nghiệm Rubella và phát hiện mình bị nhiễm nhưng không xác định được đây là lần nhiễm đầu hay đã nhiễm từ trước nên rất khó xử trí. Để việc tiêm phòng đạt được hiệu quả nhất, chị em cũng cần chuẩn bị sức khỏe trước khi tiêm phòng.

Sinh con dị tật là nỗi lo của bất cứ cặp vợ chồng nào. Tuy nhiên, nguy cơ này ngày càng được giảm thiểu nhờ sự phát triển của y học và các dịch vụ y tế. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ tương lai có sẵn sàng tiếp cận các dịch vụ này và tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tiếp nhận dịch vụ một cách hiệu quả.


Cách bệnh cần tiêm phòng trước khi mang thai

Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiêm phòng các loại bệnh như: rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B và một số loại bệnh khác để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Tiêm phòng rubella

Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 12 - 23 ngày (trung bình là 18 ngày). Nhiễm rubella trong đầu thai kỳ (3 tháng đầu hoặc 20 tuần đầu) có thể gây thai chết hoặc hội chứng rubella bẩm sinh, hội chứng này đặc trưng bởi nhiều khuyết tật, đặc biệt là với não, tim, tai và mắt. Virut rubella có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể trẻ mang dị tật bẩm sinh, thường là trên 1 năm và được bài xuất qua dịch tiết hầu họng, nước tiểu và đó là nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc.

Tất cả phụ nữ, vị thành niên nữ đều có thể tiêm phòng rubella, trừ các trường hợp: dị ứng với thành phần của thuốc, suy giảm miễn dịch; thận trọng khi có tiền sử dị ứng trứng, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, có thai. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban.

Lưu ý: Tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.

Tiêm phòng thủy đậu (trái rạ)

Phụ nữ chuẩn bị có thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được tình trạng mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh do lây nhiễm qua nhau thai. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nguy cơ cao nhất là 2% ở tuổi thai từ 13-20 tuần. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban sau 1 - 3 tuần.

Không tiêm vắc - xin thủy đậu cho các trường hợp: quá mẫn với thành phần của thuốc, có thai, suy giảm miễn dịch, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, thận trọng 2 ngày trước tiêm khi bị dị ứng, co giật.

Lưu ý, nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.

Tiêm phòng viêm gan B

Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm. Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá tình trạng nhiễm HBV đang được áp dụng phổ biến là xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Cũng có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để có thêm dữ liệu về nguy cơ của người vợ, tình trạng nhiễm viêm gan B của chồng.

Các loại bệnh khác

Ngoài ra, phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể tiêm phòng các loại bệnh khác như: cúm, viêm gan siêu vi A, thương hàn, phế cầu, viêm màng não do não mô cầu A+C…

Khi có ý định mang thai, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sản, các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.


Cần tiêm phòng Rubella bao lâu trước khi mang thai?


Văcxin ngừa Rubella là dùng virus gây bệnh Rubella đã giảm độc lực, tiêm ngừa với liều thấp. Theo lý thuyết, tiêm ngừa Rubella có khả năng gây bệnh cho thai nhi. Tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa thấy trường hợp nào bị Rubella bẩm sinh do tiêm ngừa.

Virus Rubella

Thời gian tối thiểu để có thể mang thai sau khi tiêm phòng (chích ngừa) rubella là 1 đến 3 tháng (tùy thuộc vào loại vacxin). Với tình hình quản lý vacxin như hiện nay, cần hỏi trực tiếp bác sĩ tiêm phòng (chích ngừa) về loại vacxin, nơi sản xuất, hạn sử dụng và các tác dụng phụ cùng thời gian tác dụng của thuốc để chọn được thời gian an toàn cho mình.

Tiêm phòng Rubella khi chuẩn bị mang thai

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết cách phòng ngừa thủy đậu, sởi, rubella cho phụ nữ đang mang thai và sắp mang thai. Tôi đã kiểm tra ở Pasteur cách đây 8 tháng và biết mình có kháng thể rubella. Vậy nếu tôi có ý định mang thai trong năm nay, tôi có cần đi kiểm tra lại không?

Trả lời: Đang mang thai, nhất là 3 tháng đầu, muốn phòng 3 bệnh này chỉ có cách tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, không nên đến chỗ đông người khi không cần thiết và thường xuyên mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, vệ sinh, rửa tay thường xuyên.

Lúc mang thai không thể chích ngừa, còn nếu có dự định mang thai, bạn nên tiêm ngừa trước đó một tháng. Nếu bạn đã có kháng thể kháng rubella thì không cần xét nghiệm máu lại. Bạn có thể chích thêm một mũi vacxin rubella nếu nồng độ kháng thể lần trước thấp.

Tiêm phòng Rubella khi chuẩn bị mang thai

Tiêm phòng bệnh trước khi mang thai hết sức cần thiết

Hỏi: Em chào các bác sĩ. Em muốn hỏi một chút em mới tiêm thủy đậu, sởi, và rubella, để chuẩn bị có em bé đầu lòng, em tiêm tại phòng tiêm chủng các bác sĩ có tư vấn phải sau 3 tháng mới được có em bé – Vậy nếu “chẳng may” em có em bé trước thời gian đấy thì có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của em bé không ạ.

Trả lời: Theo những khuyến cáo trước đây, người phụ nữ chuẩn bị mang thai cần thiết phải được tiêm các loại vắc xin này trước khi mang thai 3 tháng. Tuy nhiên theo những khuyến cáo mới nhất, bạn chỉ cần tiêm trước khi mang thai 1 tháng là được. Trường hợp lỡ mang thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm, bạn cần phải được sự tư vấn của bác sĩ về những ảnh hưởng đến thai nhi cũng như việc theo dõi thai nhi như thế nào.

Thắc mắc về tiêm phòng Rubella trước khi mang thai

Hỏi: Tôi đang tìm hiểu thông tin về Rubella. Vợ tôi có tiêm phòng Rubella, nhưng sau đó một tháng rưỡi thì biết có thai. Các bác sỹ chuyên khoa sản đều tư vấn là 3 tháng sau khi tiêm phòng mới được có thai! Một số thông tin thì cho rằng chỉ cần 1 tháng là có thể có thai rồi. Tôi có nghiên cứu một số tài liệu nước ngoài, thì họ cũng cho rằng chỉ cần một tháng là có thể mang thai. Và cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào nói rằng vắc xin tiêm phòng Rubella ảnh hưởng đến thai nhi. Thực sự tôi và gia đình đang rất hoang mang! Không biết phải xử lý như thế nào!!!Bác sỹ giúp tôi với. Xin cảm ơn!

Trả lời: Hiện nay có nhiều loại vắc xin Rubella chỉ cần sau 1 tháng là có thể có thai. Bạn nên đến chỗ trung tâm bạn vợ bạn đã tiêm phòng để hỏi xem đã được tiêm loại vắc xin của hãng nào và có chỉ định thời gian tối thiểu trước khi mang thai là bao nhiêu lâu. 3 tháng là để đảm bảo an toàn nhất cho thai phụ, tuy nhiên nhiều hãng thuốc thì họ chỉ khuyến cáo 1 tháng sau tiêm, bạn và vợ bạn không nên lo lắng và nên theo dõi thai thường xuyên.

Hỏi: Bác sỹ vui lòng cho tôi hỏi sau tiêm phòng Rubella nhanh nhất bao lâu thì có thể mang bầu được? Có phương pháp nào để thời gian chờ sau tiêm là ngắn nhất không ạ? Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Sau khi tiêm phòng Rubella thường sau 3 tháng thì có thể có thai. Nếu muốn nhanh nhất thì bạn tìm hiểu tại các trung tâm tư vấn tiêm phòng xem vắc xin Rubella của hãng nào có quy định thời gian ngắn nhất.


Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không

Chuẩn bị trước khi mang thai

Tiêm phòng Rubella có tác dụng bao lâu?

Nam giới có cần tiêm phòng Rubella?

Sau khi tiêm vắc xin HPV bao lâu mới có thai?

Kiểm tra sức khoẻ trước khi thụ thai


((st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Hỏi: Bác sỹ vui lòng cho cháu hỏi, cháu mới cưới hồi cuối năm 2012, 2 vc cháu muốn có em bé trong năm 2013 này, vậy cháu cần phải tiêm những loại vacxin nào? để tốt cho cả mẹ va em bé. Cảm ơn Bác sỹ.
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Trước khi mang thai phải tiêm phòng khá nhiều bệnh nhưng hầu hết đều tiêm trước đó 3 ít nhất 3 tháng. Nếu bạn muốn sinh bé trong năm nay thì hơi khó
xin bs cho em hỏi bây giờ em muốn đi tiêm phòng vacxin giành cho bà bâù nhưng năm sau khoảng tháng năm em mới có ý đinh sinh em bé vậy trong quảng thời gian từ đây đến đó thuốc có còn tác dụng không ạ? và em có cần tiêm phòng lại không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
một năm thì bạn lo gì, thông thường thuốc có tác dụng 6-9 tháng nhé, 1 năm là ok.mướn biết rõ bạn có thể xin tư vấn bác sĩ chuyên khoa trựu tiếp nhé
Xin hoi bac si cho e biet! E duoc chan doan la hep dong mach tu cung nen khi co bau con se bi be va nguy co de non cao. Vay mong bsi cho e biet co cach nao chua tri tot nhat ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Xin hoi Bs trứơc khi mang thai em can lam xet nghiem gi
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Khám sức khỏe tổng quát.kiểm tra viêm nhiễm âm đạo, tử cung,trứng, các bệnh lây nhiễm, máu...
Thua bs e ten lan nam nai em 25t e co gia dinh duoc 3thang bay gio e dang tim ngua benh soi va benh viem gang truoc khi co thai em muon biet trong thoi gian tim ngua vo chong e co nen quan he vo chong hay khong neu quan he thi co van de gi hay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Co duoc quan he khi dang trong thoi gian tim ngua khong
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Bác sỹ vui lòng cho cháu hỏi,nếu mình tiêm mũi 3 tác dụng (MMR) và viêm gan B cùng 1 ngày có được không ạ?Có nơi khuyên là mỗi loại nên cách nhau 1 tháng,nhung trung tâm y tế dự phòng ở địa phương cháu thì họ nói là tiêm cùng lúc cũng không có vấn đề gì.Rất mong bác sỹ giải đáp giúp cháu.Cảm ơn bác sỹ
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Con bi luu Thai VA da hut dk BA thang ,h con MN co Thai lại ,con co can tiêm ngua j k ,bao lau thj con co thê co bầu lại ,
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con tug bi lụu thai ,h con mn co thai lại ,nếu con mag thai thj co thuoc j uog phog ngua luu thai k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý