Trẻ sơ sinh do cơ thể non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh vào mùa đông, nhất là các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da. Do đó cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ, làm sao đảm bảo cho trẻ đủ ấm nhưng vẫn phải vệ sinh da trẻ sạch sẽ, thoáng khí để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da,...
Vào mùa lạnh trẻ sơ sinh hay bị nhiễm bệnh do cơ thể của trẻ còn non yếu. Trẻ dễ bị viêm nhiễm về đường hô hấp như viêm phế quản,phổi hay những bệnh về tai mũi họng nên cha mẹ cần giữ ấm và phải chú ý thường xuyên vệ sinh da cho trẻ nếu không trẻ rất dễ bị các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng…
Đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm, hay hạn chế tắm bé hết mức vì sợ lạnh đều là sai lầm của các mẹ khi chăm trẻ sơ sinh. Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ Lê Tố Như, phó Khoa sơ sinh, BV Nhi trung ương.
Giữ ấm
Đây là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho các bé mới sinh. Dù nằm cạnh mẹ hay nằm riêng, cần luôn đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5 đến 37 độ C.
Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25 – 28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tránh dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho trẻ.
|
Ảnh minh họa: Health.com. |
Có nhiều cách giữ ấm cho trẻ, quấn chăn, đội mũ đi tất, cho bé luôn ở cạnh mẹ, nếu bé sinh non có thì có thể dùng phương pháp Kanguru cho da kề da.
Tốt nhất nên cho trẻ nằm gần mẹ, không nên để bé ngủ riêng, để bé vừa có hơi ấm của mẹ, mẹ vừa có thể biết con ấm, lạnh, ướt… và kịp thời xử lý.
Ngoài ra, cần cho trẻ ăn theo nhu cầu, tốt nhất là được bú mẹ thường xuyên. Khi bị đói, thân nhiệt bé cũng sẽ hạ. Nếu bé khó bú hay chưa quen ti mẹ, nên đổ thìa.
Vệ sinh cho bé
Mùa đông, các bà mẹ thường rất ngại tắm cho con vì sợ bé nhiễm lạnh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cần luôn được giữ sạch sẽ. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp thì không nên tắm cho bé, nhưng vẫn cần thay quần áo và lau sạch những vùng kín như bộ phận sinh dục, bẹn, nách, cổ. Tắm, lau cần để bé ở phòng ấm, có thể bật quạt sưởi.
Không nên đóng bỉm, tã giấy suốt ngày đêm cho trẻ. Có thể ban đêm cho bé dùng tã giấy nhưng ban ngày nên quấn tã vải cho thoáng. Nếu dùng tã giấy cần thay thường xuyên, và ngay sau mỗi lần bé đại tiện. Mỗi lần thay lau rửa nhẹ nhàng vùng kín để tránh bị hăm, viêm da.
Mỗi lần con nôn, trớ cũng cần phải thay ngay, tránh để da bé tiếp xúc với đồ ẩm ướt vì cơ thể trẻ có thể truyền nhiệt qua vùng đó và mất nhiệt.
Bảo vệ đường hô hấp cho con
Ngạt mũi là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh do thể tích hố mũi của bé rất nhỏ.
Hơn nữa bé sơ sinh chưa biết thở bằng miệng nên ngạt mũi khiến bé khó chịu, dễ bỏ bú, quấy khóc.
Để khắc phục tình trạng này cần luôn giữ ấm cho bé, vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi bé bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ấm, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác mà không có ý kiến của bác sĩ.
Nếu thấy bé khó thở thì cần đưa đi khám.
Vấn đề hay gặp nhất của bé sơ sinh mùa đông là nhiễm trùng đường hô hấp do sức đề kháng của các bé còn kém, chưa thích nghi được với môi trường mới. Vì thế bố mẹ cần hết sức chú ý trong quá trình chăm sóc con.
Những dấu hiệu cần đưa bé sơ sinh đi khám tại bệnh viện:
- Bé đang bú tốt bỗng bỏ bú.
- Bé sốt cao, ly bì.
- Bé khó thở, bị co giật
- Nôn trớ nhiều
- Vàng da
Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Hà, Trưởng khoa sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có 3 nguyên tắc để tránh viêm nhiễm là giữ ấm, giữ vệ sinh và cho trẻ bú sữa mẹ.
Để giữ ấm cho trẻ, cần phải chú ý giữ nhiệt độ trong phòng ấm áp, khoảng 28, 30 độ. Tuyệt đối tránh để gió lùa vào phòng. Cha mẹ cần mặc quần áo ấm cho trẻ, có thể đội mũ vải mềm, mang tất tay và chân. Cho bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm vì sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh việc giữ ấm, cha mẹ cũng phải chú ý thường xuyên vệ sinh da cho trẻ nếu không trẻ rất dễ bị các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng…
“Tắm hàng ngày là việc khó thực hiện, chúng ta có thể tắm một tuần 2 đến 3 lần, nhưng hàng ngày phải chú ý vệ sinh da như các vùng nếp gấp như khuỷu chân, khuỷu tay, cổ, nách hay vùng hậu môn sinh dục”, bác sỹ Nguyễn Thanh Hà cho biết thêm.
Một số nguyên tắc khi tắm cho trẻ trong mùa lạnh:
- Nơi tắm bé phải kín gió, giữ nhiệt độ ấm ở mức 27, 28 độ.
- Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ nước ấm, xà phòng, khăm tắm, khăn lau, quần áo.
- Tắm cho bé thật nhanh, không để bé ngâm nước như mùa hè. Chú ý các vùng nếp gấp cổ, nách, rốn, hậu môn…
- Tắm xong lau khô thật nhanh và ủ ấm ngay lập tức để bé không bị nhiễm lạnh.
Trẻ sơ sinh đi tiểu nhiều lần, vì vậy vào mùa lạnh, phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra tã trẻ, để giữ vệ sinh và tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh…
6 bước massage giữ ấm cho bé trong ngày rét
Dụng cụ massage: Khăn trải bông cho bé nằm lên, khăn sạch, quần áo sạch, dầu massage dịu nhẹ không kích ứng.
Không gian phòng: ấm áp, kín gió (nếu có điều kiện có thể bật điều hòa hoặc lò sưởi trong lúc massage bé), bật một bản nhạc du dương cho cả mẹ và bé cùng thưởng thức.
Mẹ cần kiểm tra móng tay, tháo bỏ nhẫn, vòng (những đồ vật có khả năng làm trầy xước da con), tay mẹ cần xoa vào nhau cho ấm trước khi chạm vào làn da nhạy cảm của bé.
Nên hỏi ý kiến bé trước khi tiến hành massage (lựa lúc bé thích thú, ăn không no. Nếu thấy bé căng thẳng, mẹ nên dừng lại và chờ một thời điểm thích hợp khác).
Không bôi dầu massage lên vùng da đang bị tổn thương của con.
Các động tác massage cho bé
1. Mặt
Massage mặt đem lại những cảm giác thích thú, dịu nhẹ, con sẽ cảm nhận được hơi ấm của người mẹ và làm tăng thêm sự gắn bó giữa hai mẹ con trong những năm đầu đời của bé.
Đặt các ngón tay lên trán bé và massage nhẹ sang hai bên thái dương, sau đó vuốt từ chân lông mày sang 2 bên. Di chuyển tay dọc xuống hai bên mặt của bé giống như bạn đang mở một cuốn sách. Lặp lại động tác này 5 lần.
Dùng 10 đầu ngón tay vỗ nhẹ lên mặt bé, lặp lại nhiều lần.
2. Tay
Trước hết, bạn hãy cầm tay con thật nhẹ nhàng, truyền hơi ấm sang để bé biết là bạn chuẩn bị mát xa tay cho bé. Cách massage này sẽ giúp bé thả lỏng và làm khỏe các cơ bắp, thư giãn cho cánh tay giúp tăng cường sự cứng cáp và cử động của bé.
Tay trái nắm nhẹ nhàng cổ tay bé, tay phải vuốt từ trên xuống dưới dọc theo cánh tay. Làm tương tự với tay còn lại. Nhẹ nhàng mở bàn tay của bé ra. Sau đó, dùng ngón cái xoa theo vòng tròn đều theo từng ngón tay của bé.Túm nhẹ lấy từng ngón tay kéo ra rồi buông. Lặp lại 10 lần động tác này.
3. Chân
Để chân bé vào giữa hai lòng bàn tay và nhẹ nhàng lăn qua lăn lại chân bé trên hai bàn tay bạn. Hầu hết các bé đều rất thích hành động này. Việc lăn như thế giúp chân bé ấm lên nhanh chóng.
Một tay cầm bàn chân bé, tay kia dùng ngón cái xoa và ấn nhẹ vào lòng bàn chân con. Lặp lại tương tự với chân kia.
4. Ngực
Cho bé nằm ngửa, tay mẹ đặt nhẹ nhàng lên 2 bên ngực của bé. (Động tác này đòi hỏi tay mẹ nhất thiết phải ấm áp). Sau đó, vỗ nhẹ các đầu ngón tay mẹ lên ngực bé. Động tác này có thể sẽ khiến bé cười thích thú. Lặp lại động tác này nhiều lần.
Sau đó cũng đặt tay lên ngực bé rồi các ngón tay vuốt nhẹ sang 2 bên ngực. Việc này sẽ giúp bé ấm lên, điều hòa phổi và tim.
5. Bụng
Nhiều mẹ thử nghiệm động tác này và kết luận: "bé giảm chứng táo bón thật". Nhẹ nhàng mẹ dùng các ngón tay xoa theo hình tròn trên bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại nhiều lần động tác này.
6. Lưng
|
Động tác này giúp xương sống của bé trở nên cứng cáp hơn. Cho bé nằm sấp, đặt hai bàn tay lên lưng bé, xoa nhịp nhàng lên xuống theo chiều ngược nhau. Xoa từ lưng xuống mông bé, sau đó xoa dần lên vai rồi xoa xuống dưới 1 lần nữa.
Cách giữ ấm cho bé khi ngủ ban đêm
Trằn trọc cả đêm, mẹ Bo phải trở dậy mấy lần để đắp chăn cho con. Mùa đông, mẹ sợ nhất lúc nào cũng thấy Bo nằm co lại ngủ, chân tay thì lạnh cóng, chăn tung ra bên cạnh.
Lo cho cậu con trai 10 tháng tuổi, từ đầu mùa đông, chị Hồng (Định Công - Hà Nội) đã phải sắm cho con vài bộ body ấm để khi mặc bé không bị hở bụng. Chị cho biết, dù vậy, đêm chị vẫn phải thức dậy nhiều lần, khi thì để đắp thêm chăn cho con, lúc lại phải sờ gáy, lưng xem có ra mồ hôi không rồi lấy khăn lau khô.
"Thời tiết khắc nghiệt quá, mình mà không cẩn thận, con ốm như chơi, lúc đó thì còn mệt gấp nhiều lần", chị nói.
Không chỉ riêng mẹ Bo, rất nhiều bố mẹ mùa đông tới là mắt thâm quầng, mặt mũi phờ phạc. Mùa đông năm ngoái, chỉ một đêm ngủ quên, mẹ để Sóc lật tung chăn ra ngoài, tỉnh dậy, đã thấy toàn thân bé đã tím tái, lạnh giá, nhịp thở khó nhọc. Mẹ Sóc phải lập tức đưa con khám và mất vài tuần điều trị viêm phế quản cấp tính.
Một số mẹ phòng xa như mẹ Tun, mặc nhiều quần áo cho con trước khi đi ngủ. Nếu chẳng may con có bị hở chăn, cũng không sợ lạnh. Vì thế, đêm Tun lại nóng quá, toát mồ hôi và bị cảm lạnh. Ai lại con đi ngủ cũng “diện” đủ quần áo như ban ngày. Vẫn áo khoác, áo len và ao thun bên trong và trùm chăn lông vũ ra ngoài.
Các bố mẹ có con nhỏ than thở trên các diễn đàn online vì khổ sở đủ đường với việc giữ ấm cho bé trong đêm. Các con đều có xu hướng đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đắp lại. Có bố mẹ biết con hay tung chăn, nên mặc quá nhiều quần áo cho bé, khiến bé không xoay mình được, nóng bức, toát mồ hôi, nếu không lau kịp lại dẫn tới mắc bệnh về đường hô hấp.
Dưới đây là một vài gợi ý giúp bố mẹ cho bé ngủ mà không bị nóng hay lạnh trong những ngày thời tiết khắc nghiệt như thế này.
- Trước tiên, bạn cần chọn quần áo ngủ cho con sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt tốt nhất. Đồ ngủ của bé không nên dày, bí quá. Bạn nên chọn trang phục bằng sợi tự nhiên mềm, giúp da “thở” được như cotton là tốt nhất. Tránh đồ ngủ có ruy-băng, dây buộc, đính chuỗi hạt hoặc những chi tiết trang trí khác vì nó có thể quấn cổ bé.
- Không bao giờ được ủ ấm quá mức cho bé. Ủ ấm quá có thể làm tăng nguy cơ đột tử khi ngủ ở bé. Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.
- Những loại túi ngủ được thiết kế đặc biệt dành cho mùa nóng và mùa lạnh cũng tốt cho giấc ngủ của bé.
- Một đôi tất là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ.
Đối với bé sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.
- Với những ngày trời ấm, bé có thể ngủ ngon mà không cần đắp chăn hay mặc thêm áo. Cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ.
Mẹo giữ ấm cho bé khi trời lạnh
Trời đã trở lạnh. Nỗi lo con dễ bị viêm đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hay viêm phổi đang làm không ít các bà mẹ nóng ruột, phải không nào? Hãy để Webtretho gợi ý bạn một vài mẹo giữ ấm cho trẻ nhé.
Ảnh: Getty images
Tạo không gian ấm
Sẽ bớt lo lắng hơn nhiều nếu bạn cho bé vui chơi trong căn phòng ấm áp nên vào những ngày đông giá rét, bạn đừng tiếc tiền lắp hệ thống sưởi trong nhà. Chiếc máy sưởi sẽ giúp không gian phòng ấm cúng hơn, bé vui chơi có thể đổ mồ hôi nhưng không dễ bị nhiễm lạnh ngược vì không gian ấm áp của máy sưởi. Hiện nay đã có nhiều kiểu máy sưởi với nhiều mức giá cả khác nhau phù hợp túi tiền và điều kiện mỗi nhà.
Khăn choàng và khẩu trang
Đó là 2 món không thể thiếu khi bạn đưa con ra ngoài, giúp bé phần nào tránh được cảm lạnh xâm nhập từ vùng mũi họng. Bạn nhớ thỉnh thoảng hãy kiểm tra bên trong khăn choàng của con xem khăn có quá dày làm bé toát mồ hôi hay quá mỏng không đủ ấm, bởi cả hai nguyên nhân đều dễ dàng trở thành thủ phạm làm bé cảm lạnh.
Giữ ấm cả khi tắm
Bạn nên bật máy sưởi lên cho ấm phòng trước khi cho con tắm hoặc mở vòi nước nóng để hơi nóng lan tỏa khắp phòng rồi hãy tắm cho bé. Bạn cho bé tắm trong phòng kín gió, nước tắm ấm vừa phải, tốt nhất có cùng nhiệt độ ấm của không gian xung quanh, và ủ ấm cho bé ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh. Bạn cũng nên làm như vậy đối với trẻ đang ốm, kể cả khi trời rét, vì không tắm cũng sẽ góp phần làm bệnh trở nặng hơn.
Ủ ấm ngay sau khi bé tắm xong. Ảnh: Internet
Chơi và ngủ
Khi trẻ ngủ, nhớ cho mặc ấm, phòng ngủ thông thoáng không có gió lùa. Khi trẻ chơi cũng vậy, không chơi ở ban công hay sân thượng, ngoài sân, nên chơi trong phòng.
Quần áo giữ ấm
Đây là yếu tố quan trọng nhất mà mẹ cần nắm bắt để giữ ấm cho bé đúng cách. Nguyên tắc đơn giản bạn cần nhớ là nhiều lớp áo quần sẽ tạo thêm nhiều lớp khí ở giữa có tác dụng cách nhiệt, giữ ấm rất tốt.
Hãy bắt đầu bằng lớp quần áo lót – lớp quần áo gần nhất với cơ thể bé. Chọn cho bé bộ ôm khít vừa vặn (như lớp da thứ hai của cơ thể vậy), chất liệu 100% cotton, thun hoặc nỉ mỏng, vải đông – xuân là lý tưởng nhất.
Bên ngoài lớp quần áo lót này, bạn sẽ cần một chiếc áo len. Lưu ý là áo len sợi nhỏ, đan chặt sẽ giữ ấm tốt hơn là sợi to, đan lỏng, bởi những lỗ hổng sẽ vẫn khiến không khí lạnh lùa vào cơ thể.
Len là chất liệu thường được chọn để giữ ấm cho bé tốt nhất. Ảnh: Getty images
Phần dưới cơ thể hãy giữ ấm cho bé bằng quần chất liệu vải bông chéo hoặc quần len, quần nỉ, sao cho vừa đủ ấm, vừa dễ chịu cho bé hoạt động.
Sau cùng, nếu khi cần đưa bé ra ngoài, bạn cần mặc thêm cho bé một lớp áo khoác, tốt nhất nên chọn áo khoác dài để có thể giữ ấm cả phần lưng và đùi. Áo dạ sẽ không giữ ấm được tốt như áo bông có lớp ngoài cùng làm bằng vải dù/nilon (tác dụng chắn gió).
Tùy thuộc sự khắc nghiệt của thời tiết, hoặc hoàn cảnh nơi bé hoạt động mà bạn sẽ chọn lựa xem có phải mặc thêm lớp quần áo nào hay không. Tuy nhiên, đừng quên những phụ kiện giữ ấm không kém phần quan trọng là găng giữ ấm đôi tay, khẩu trang bảo vệ mũi, khăn quàng cổ, mũ len trùm kín tai và vớ chân.
Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi trời lạnh
Thời tiết giá lạnh kéo dài không chỉ làm người già, trẻ em bị ốm mà còn đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh.
Để hạn chế tối đa tác nhân ảnh hưởng sức khoẻ của trẻ, các bậc phụ huynh nên tham khảo một vài biện pháp giữ ấm cho trẻ trong thời gian này.
Các bác sỹ bệnh viện Nhi TƯ cảnh báo, với những trẻ sinh ra trong thời điểm thời tiết giá lạnh này, việc giữ đủ ấm cho bé là vô cùng quan trọng. Nếu không giữ đủ ấm, trẻ sơ sinh có thể bị phù cứng bì - 1 bệnh hiện chưa có thuốc điều trị với tỷ lệ tử vong rất cao. Ngoài ra, việc giữ không đủ ấm có thể khiến bé mắc các bệnh viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi… Đây đều là những bệnh rất nguy hiểm với trẻ.
Để giữ ấm cho trẻ, ngoài việc mặc quần áo, ủ ấm bằng khăn và chăn, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến những điểm sau:
- Phòng trẻ sơ sinh phải đảm bảo kín gió, nhiệt độ lý tưởng từ 28 - 300 C nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí.
- Giữ ấm cơ thể trẻ, không để nhiệt độ cơ thể dưới 36,50 C.
- Khi tắm, thay tã, quần áo cho trẻ nên dùng máy sưởi ấm phòng.
- 2 đến 3 ngày tắm cho trẻ sơ sinh 1 lần.
- Sau khi tắm nên cho trẻ uống nước ấm.
- Cần nhanh chóng mặc quần áo, đội mũ và giữ ấm trẻ.
Điều đặc biệt cần lưu ý đối với cả trẻ lớn và trẻ nhỏ trong thời tiết giá lạnh là nên hạn chế tối đa đưa trẻ ra ngoài. Nếu cho trẻ đi xa, phải cho trẻ mặc đủ ấm, có mũ, kính, khẩu trang, chỉ nên đi một quãng đường ngắn với tốc độ vừa phải và luôn phải lưu ý xem bé có bị ủ quá kỹ phần đầu mặt khiến khó thở không.
Giữ ấm để phòng bệnh cho trẻ sơ sinh
|
Ủ ấm cho trẻ sơ sinh theo phương pháp kangaroo. |
Giữ đủ ấm cho trẻ
Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn, nhất là vào mùa lạnh, trong khi khả năng ổn định thân nhiệt của trẻ còn kém. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm.
Ngay sau khi sinh, nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm. Sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng.
Phòng trẻ nằm phải ấm, đủ ánh sáng thoáng khí, không có gió lùa. Cần mặc quần áo ấm cho trẻ, đội mũ vải mềm, che cả tai, mang tất tay và chân cho trẻ. Thường xuyên sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ. Tiếp xúc da kề da cũng là cách để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị hạ thân nhiệt hay khi bạn cần cho trẻ ra ngoài trong khi trời trở lạnh.
Vệ sinh da sạch sẽ
Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh phải luôn đảm bảo cho trẻ đủ ấm để tránh mắc các bệnh đường hô hấp nhưng cũng cần phải thường xuyên vệ sinh da cho trẻ để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng (vì thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở trẻ phát triển), nhiễm trùng rốn,... bằng cách tắm rửa, thay tã lót thường xuyên cho trẻ.
Da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, không thoáng khí, quá trình trao đổi chất của da bị hạn chế sẽ rất dễ bị hăm da, viêm da, hoặc nhiễm trùng rốn nếu băng rốn quá kỹ sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Trong những ngày trời lạnh cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để trẻ không bị nhiễm lạnh. Không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ, chỉ nên tắm cho bé khoảng 2 lần/tuần là đủ. Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm. Ngay sau khi tắm, cần lau sạch người bé, ủ ấm để bé không bị lạnh. Khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, nước ấm. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đó tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục. Lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé.
Trẻ sơ sinh thường hay đi tiêu, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm, lau khô và quấn tã, ủ ấm cho trẻ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm thế nào
Chữa ho cho trẻ sơ sinh
Vết bớt, chàm ở trẻ sơ sinh
Điều chỉnh giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Cách tắm cho trẻ sơ sinh thế nào
(st)