Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa

18/04/2015 11:51 PM
8,925

Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở các bà mẹ  sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm. Biểu hiện của bệnh là hai vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm.
 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa
 

Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Bạn cứ hình dung ống dẫn sữa như những ống cao su thiên nhiên. Tạo hóa khi sinh ra tuyến sữa muốn cho gọn nên đã cho chúng có cấu trúc ngoằn ngoèo để tăng dung tích chứa. Nếu chẳng may có một chỗ bị gập lại giống như bạn lấy tay gập ống cao su thì đương nhiên nước ngừng chảy. Nói vậy sẽ có bạn thắc mắc "chả lẽ tất cả cùng tắc?". Không phải thế, lúc mới tắc bạn nặn sữa vẫn còn, em bé bú được chút chút. Sau ống dẫn bị tắc căng phồng lên, chèn ép toàn bộ đường đi các ống dẫn khác, thế là hai bầu sữa tắc ứ sữa.
 

Ảnh minh họa (nguồn Internet)


Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh ở nhiều bà mẹ như: Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa; Mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông; Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch…
 

Dấu hiệu bị tắc tia sữa
 

Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Có cảm giác sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài
 

Cách làm thông tia sữa
 

Day ép bằng tay:Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết;  Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
 

Chườm nóng:

Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cại thiện.

Dụng cụ hút sữa: Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.

Các bài thuốc dân gian: Điều trị tắc tia sữa không phải đơn giản, đối với những trường hợp tắc nhẹ sau khi day ép, chườm nóng rồi hút, tình hình được cải thiện. Tuy nhiên có những trường hợp sau khi thực hiện những bước trên mọi việc lại đâu vào đấy. Chúng tôi xin giới thiệu một vài bài thuốc lưu truyền dân gian trị tắc sữa rất đã được thực hiện hiệu quả.

-  Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.

-  Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

- Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự.
 

Phòng tránh tắc tia sữa
 

Núm vú là phần mà vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tắc tia sữa. Chính vì thế, điều quan trọng cần chú ý là luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú. Trước khi cho bé bú, bạn cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. Sau đó, nếu trẻ bú không hết sữa, cần nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa. Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa.

Bạn có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy tình hình không được cải thiện cần đến gặp các bác sĩ để được điều trị ngay, tránh để lâu mẹ con đều khổ và có thể gây ra áp - xe vú gây nguy hiểm.     

Không điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm tuyến sữa

 Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con lần đầu khi bị tắc sữa. Vi khuẩn gây bệnh đa số là khuẩn cầu nho màu vàng kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm.

 Đặc biệt ở những sản phụ núm ti thụt vào hoặc bằng phẳng quá, to quá, biến dạng, khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới kích thích bú sữa của bé, đầu ti của sản phụ sẽ nứt rộng hơn hoặc sữa không thông nhưng con vẫn cứ bú, nhai đi nhai lại, gây tổn thương. Khi đầu vú đã nứt thì càng bú càng đau, sản phụ sẽ cho con bú không đều, thậm chí không cho bú nữa, khi đó một lượng lớn sữa, các sản vật của sữa sau khi phân giải là nơi thích hợp nhất cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú, sẽ sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tuyến sữa.
 

Tắc tia sữa: Nguyên nhân và cách chữa - 2

Bị tắc sữa, không chữa kịp thời sẽ dễ gây viêm tuyến sữa (ảnh minh họa)

 

Cách điều trị

Day ép bằng tay:

 - Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. "day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.

 - Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.

 - Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn.

Dụng cụ hút sữa:

Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên theo ý kiến của cá nhân tôi, chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh và phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.

 Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dụng cụ hút sữa, nguồn gốc khác nhau, giá cả cũng đa dạng. Mẹ của bé có thể mua ở những nơi bán dụng cụ y khoa.

Các bài thuốc dân gian 

Bạn đến bệnh viện sẽ được điều dưỡng xoa bóp, dùng máy hút sữa tự động tạo ra một lực mạnh giúp khai thông. Ai từng trải qua sẽ nhớ đến già cái cảm giác đau khi hút sữa. Nhưng không phải ai sau khi hút sữa, cũng thấy có tác dụng. Có những mẹ dù hút xong rồi thì 2 tiếng sau sữa lại đầy ứ như cũ. Trong dân gian có lưu truyền các bài thuốc chữa tắc sữa, các mẹ có thể tham khảo:

 - Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp ngực thì sau bốn ngày hết tắc hoàn toàn.

 - Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.

 - Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

 - Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự.

 - Dùng xơ của quả mướp chín già đã được chế biến khô. Dùng quả già khô cứng, đập nhẹ cho rụng lớp vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt, rồi phơi nắng cho khô, có thể cắt nhỏ thành từng đoạn. Xơ mướp vị ngọt, tính bình, vào ba kinh: phế, vị, can; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và sườn, làm thông tuyến sữa..Liều dùng 5-10 g, sắc uống hằng ngày.
 

Cách đơn giản chữa tắc tia sữa

Nhiều mẹ sau sinh em bé bị tắc tia sữa. Mình cũng từng bị tắc tia sữa, và biết cách cực hay để trị tắc sữa, mình chia sẻ với các mẹ để cùng biết.

Khi mới sinh con đầu lòng, mình bị tắc tia sữa. Hai bầu vú của mình cương đau, nóng rát, sữa không chảy ra được. Con khóc ngằn ngặt vì đói sữa, trong khi mẹ lại không có sữa cho bú. Lúc ấy ngực đau, căng tức. Khi mình bị tắc sữa đến ngày thứ hai thì bắt đầu bị sốt, ngực như nổi hạch to lên ấy. Mình sợ mình lại bị áp xe vú, phải đến viện để chích như chị cùng công ty thì nguy. Dù cực kỳ đau nhưng mình vẫn phải xoa bóp bầu vú, rồi dùng dụng cụ hút sữa. Lúc ấy mình đau chảy nước mắt luôn. Sau khi vất vả, chịu đau để hút sữa, sữa bắt đầu về nhưng làm cách này quá đau, ngực mình thâm lại vì làm cách này.
 


 

Nhưng được đúng hai tháng sau thì mình lại bị tắc tia sữa lại. Lúc này mình quá sợ, không dám làm theo cách kia nữa vì quá đau mà. May có bà hàng xóm là y tá sang chơi, bà mách cho mình cách chữa tắc tia sữa bằng cách dân gian. Cách làm đó là chườm nóng vào bầu ngực thì có thể chữa tắc tia sữa hiệu quả. Nấu xôi nếp nóng, bọc xôi nếp bằng hai khăn vải mềm, rồi chườm hai bên ngực từ ngoài vào trong. Làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Ngày mình chườm khoảng 3 lần. Sau khi chườm, mình b���t đau hơn, cảm giác ngực đỡ căng tức hơn và đến tối thì sữa về, cảm giác đau cũng giảm đi nhiều.

Chườm nóng để cho sữa về mình cũng nghe nhiều người nói rồi. Còn dùng xôi nếp để chườm, chữa tắc tia sữa mình không biết là chữa mẹo hay dựa vào cơ sở nào nhưng mình thấy rất hiệu quả. Những lần sau, chỉ cần thấy hơi có hiện tượng tắc sữa là mình làm cách này và khỏi hẳn.

Các mẹ nào chuẩn bị sinh em bé mà bị tắc tia sữa thì thử làm xem sao nhé.
 

Hướng dẫn mẹ biết cách chữa viêm tắc tia sữa tại nhà

Tắc tia sữa là một hiện tượng rất hay thường gặp ở những người mẹ đang cho con bú. Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh là hai vú cương cứng, đau nóng…có thể kèm theo sốt vừa hoặc sốt cao. Nếu không chữa trị kịp thời, người mẹ có thể bị apxe vú, mất sữa…Trong bài viết này chúng tôi muốn cung cấp đến cho các bạn một số cách chữa viêm tắc sữa tại gia đình.
 

Hướng dẫn mẹ biết cách chữa viêm tắc tia sữa tại nhà

Một số cách đơn giản chữa viêm tắc tia sữa

Xoa day, bấm huyệt

Các huyệt Kiên tỉnh, Nhũ căn, Chiên trung, Dịch môn, Ốc ế… có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chống ứ trệ, làm thông tia sữa.

Kiên tỉnh : Nằm ở chính giữa bả vai, là điểm giữa của đường thẳng nối giữa hai chỗ cao nhất ở gáy khi ngồi cúi đầu với bờ ngoài của mòm cùng vai. Khi bấm huyệt cần dùng ngón tay cái bấm mạnh, tạo được cảm giác căng tức là tốt nhất. Trong nhiều trường hợp, việc bấm huyệt này có thể làm thông tia sữa tức thì.

Nhũ căn : Từ đầu vú thẳng xuống, huyệt nằm ở trên xương sườn thứ 6, cách đường chính giữa ngực khoảng 4 thống (7 – 7,5 cm). Khi lấy huyệt, cần nâng bầu vú lên trên.

Ốc ế : Nằm trên bờ xương sường 3, từ núm vú thẳng lên. Cách đường chính giữa ngực khoảng 4 thốn (7 – 7,5 cm). Dùng đầu ngón tay xoa day và điểm mạnh vào huyệt.

Chiên trung: Nằm ở đường dọc chính giữa ngực, ngang với hai núm vú nam giới hoặc ngang 2 khoảng liên sườn 4 ở phụ nữ. Dùng đầu ngón tay cái xoa day trong 2 – 3 phút.

Dịch môn : Nằm ở kẽ ngón tay út và áp út (ngón tay 4 và 5), chỗ tiếp giáp giữa gan tay và mu tay. Xoa bấm bằng đầu ngón tay cái, tạo được cảm giác đau nhẹ là được.

Mỗi ngày nên xoa day, bấm huyệt 1 – 2 lần, mỗi huyệt xoa bấm 1 – 3 phút.

Dùng thuốc nam:

Nếu các mẹ mới bị tắc tia sữa thì có thể áp dụng một số các bài thuốc nam sau đây, nó có tác dụng rất tốt cho việc chữa trị tắc tia sữa:

  • Củ cỏ gấu tươi 30 giã nát, dùng rượu sắc uống, lấy bã thuốc còn nóng đắp vào chỗ đau. Lấy 10g củ gấu tươi, giã nát rồi trộn với rượu đắp vào chỗ vú đau.

  • Bổ công anh 30 – 60g tươi đem sắc chia 2 -3 lần uống trong ngày. Nếu bị lâu ngày dần đến viêm tuyến vú, loét không khỏ, nên áp dụng một số bài thuốc sau:

  • Xơ mướp 1 cái, băng phiến 3 -5 g, nghiền thành bột mịn, trộn thêm dầu vừng (có thể dùng dầu thực vật ), bôi vào chỗ đau.

  • Nếu vú đã bị chảy mủ, dùng hàn the rắc vào chỗ đau. Bồ công anh, cỏ seo gà tươi mỗi vị khoảng 30g, sắc nước, chia 2- 3 lần uống trong ngày.

Bạn có thể áp dụng kết hợp các phương phát trên. Tuy nhiên, việc khám và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc vẫn luôn là điều cần thiết.
 

15 mẹo hay chữa tắc tia sữa

Để tắc tia sữa không còn là nỗi ám ảnh của mẹ bầu.

Tắc tia sữa là tình trạng không hiếm gặp đối với sản phụ sau sinh. Các mẹ có thể đến bệnh viện nhờ y tá xoa bóp hoặc dùng máy hút sữa tự động để thông tắc. Tuy nhiên, với những người không có điều kiện thuận lợi đến bệnh viện, các trạm y tế hoặc sợ cái cảm giác đau “tái tê” khi hút sữa bằng máy thì hãy thử các bài thuốc chữa tắc sữa lưu truyền trong dân gian này nhé.

Thuốc uống

 - Nước xơ mướp khô:

Lấy xơ mướp già khô (từ một quả mướp già, để khổ, đập bỏ vỏ và hạt), 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc khô.

Các mẹ cho tất cả vào ấm, đổ 2 bát nước vào đun cho đến khi còn một bát, chờ nguội rồi uống. Mỗi ngày uống một thang như trên trong khoảng 2-3 ngày.

Sau khi uống xong, các mẹ lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú chừng 100 lần rồi nhờ người mút mạnh đầu vú, sữa sẽ thông.

- Nước lá đinh lăng:
 

/data/article/mainimages/saveimages/img44591WFNEI-dinh-lang.jpg


Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa.

- Nước lá bồ công anh:

Lấy khoảng 100g lá bồ công anh tươi, sau đó các mẹ rửa thật sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Cho khoảng 150ml nước vào đun sôi trong khoảng 15 phút. Lấy bã đắp lên ngực, nước bồ công anh uống trong ngày như trà, uống ấm hoặc nóng, uống liên tục trong 5 ngày.

- Nấu canh hoặc cháo từ nước thông thảo:

Các mẹ lấy một nắm thông thảo, cho vào nổi đun. Vì thông thảo rất nhẹ nên khi cho vào nồi các mẹ nhớ dùng vật gì đó chặn cho nó chìm xuống. Sau đó đun khoảng 20 phút thì vớt bỏ đi, lấy nước nấu canh hoặc cháo ăn bình thường nhé.

Thuốc đắp

 - Hành tím:
 

/data/article/mainimages/saveimages/img44591ZUGGU-08-01-29-Soctrangtronghanhtimchothunhaptren60tr.jpg


Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.

- Lá mít:

Hái 18 lá mít to đẹp, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, các mẹ hãy đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.

- Xôi nếp:
 


Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi nóng vào trong hai khăn vải mềm và chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

- Đu đủ:

Các mẹ hãy tìm một trái đu đủ non, sau đó về xắt xắt thánh lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu ngực cũng có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa rất hiệu quả.

- Men rượu:

Lấy viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục. Cách này phải kiên trì trong khoảng 2 ngày mới có hiệu quả.

- Lá bắp cải:

Đầu tiên, các mẹ mua cây bắp cải về, tách lấy từng lá, rửa sạch đi để ráo nước, có thể cắt bỏ bớt phần lá mềm đi, chỉ để lại phần cọng cứng thôi.

Dùng phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa cho thật nóng (càng nóng càng tốt), đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, nếu sợ nóng quá thì để vài ba lớp cũng được. Sau đó đặt cọng cứng bắp cải đã hơ nóng lên chỗ bị tắc sữa dùng tay day thật mạnh.

Bớt nóng thì lại hơ rồi làm tiếp, lá héo thì thay lá khác.

- Lá diếp cá, đinh lăng:

Hái diếp cá, đinh lăng mỗi thứ một nắm, rửa sạch. Sau đó các mẹ cho cả hai thứ vào cối giã thật nhỏ, đắp lên hai bầu ngực rồi băng lại.

- Lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước:

Cũng như phương thuốc ở trên, lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước mỗi thứ 1 nắm, rửa sạch, giã nhỏ, đắp tại chỗ và băng lại.

- Lá bồ công anh, lá gấc:

Hai loại lá này mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, trộn với một chút rượu, đắp tại chỗ rồi băng lại.

Đây là những bài thuốc dân gian dễ làm nhưng lại có hiệu quả giảm đau, thông tắc tia sữa rõ rệt. Ngoài ra, để việc điều trị được tốt hơn các mẹ nên dùng kết hợp với một số món ăn như cháo bí đỏ - thịt nạc hoặc cháo chân giò đinh lăng.

Cháo bí đỏ - thịt nạc:

Chuẩn bị:

- Gạo tẻ 100g

- Bí đỏ 150g

- Thịt nạc 100g

- Gia vị, rau thơm vừa đủ.

Cách làm:

- Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, gạo vo sạch, thịt nạc băm nhỏ trộn gia vị cho thấm.

- Cho bí đỏ và gạo vào nồi đổ nước nấu thành cháo, khi cháo chín cho thịt nạc vào nấu tiếp cho chín kỹ, nêm gia vị và rau thơm.

- Ăn nóng.

Công dụng: chống viêm, lợi sữa, tăng tiết sữa.

Cháo chân giò - đinh lăng:

Chuẩn bị:

- Gạo tẻ 100g

- Móng giò lợn 1 cái

- Lá đinh lăng phơi khô 24g

- Gia vị vừa đủ

Cách làm:

- Móng giò lợn làm sạch.

- Lá đinh lăng cho vào ấm đổ nước nấu sôi 15 phút, lọc bỏ bã lấy nước.

- Cho nước thuốc vào cùng gạo, móng giò hầm kỹ thành cháo.

- Khi cháo chín cho gia vị, ăn nóng.

Công dụng: lá đinh lăng chống viêm, giảm đau. Móng giò bổ âm sinh thủy, lợi sữa. Gạo tẻ bổ tỳ, dưỡng cơ nhục.

Món này phù hợp với sản phụ bị đau vú, sốt nhẹ, tắc tia sữa hoặc trường hợp sản phụ da xanh, gầy yếu, thiếu máu, cơ thể suy nhược, ăn uống kém…

Phòng chống  tắc tia sữa

- Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.

- Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.

- Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.

Các mẹ có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy có dấu hiệu bất thường hoặc cần những chẩn đoán chính xác để đảm bảo an toàn thì nên đến bác sĩ chuyên khoa sớm.

12 lầm tưởng về ti mẹ
Làm gì khi bị tắc tia sữa sau khi sinh
Làm gì khi trẻ không bú mẹ?
Ăn gì để có nhiều sữa
Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Làm gì khi trẻ bị sặc sữa

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
BÀI THUỐC CHỮA TẮC TIA SỮA ĐÔNG Y CAO CƯỜNG Đặc điểm nổi bật: - Thuốc dạng đắp, đắp một lần DUY NHẤT sẽ hết tắc tia sữa, hết đau nhức. Chi tiết xin liên hệ: Mr. Cao Cường (Hội viên hội Đông Y Tp. Hà Nội) - 0989167330 -https://www.facebook.com/dongycaocuong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý