Lẩu nấm là món ăn ngon dễ làm. Cách làm rất đơn giản, hôm nay chúng tôi xin hướng dẫ các bạn làm lẩu nấm tại nhà đơn giản mà ngon như ngoài hàng nhé!
Công thức 1:
Nguyên liệu:
1 kg xương gà hoặc sườn non, nấm rơm, nấm đông cô, nấm linh chi, nấm chân gà, nấm kim châm, nấm bào ngư (mỗi loại 100g), gia vị, rau tần ô, bột năng, phèn chua, đường phèn, hành tím, mì (Hàn Quốc), tôm, mực, cá hồi hoặc thịt bò (tùy theo số lượng người ăn).
Cách làm:
Chuẩn bị:
- Xương gà hoặc sườn non rửa sạch bằng muối, sau đó chà phèn để ráo (nước lèo sẽ được trong + an toàn vệ sinh thực phẩm).
- Các loại nấm ngâm vào một lít nước lạnh, cho hai muỗng xúp bột năng vào, ngâm 30 phút rồi xả sạch. Sau đó, cho vào nước đá, ngâm khoảng 15 phút (để nấm giòn + trắng), vớt ra xả sạch.
- Hành tím bào mỏng, phi vàng.
- Tôm, mực, cá hồi rửa sạch. Riêng tôm và mực ghim vào que, thịt bò ướp một chút tiêu, bột ngọt.
Chế biến:
Xương gà chần qua nước sôi, rồi cho vào nồi chứa ba lít nước để hầm. Sau đó, cho một muỗng cà phê tiêu sọ + một muỗng xúp muối, bột nêm, đường phèn, nước mắm ngon vào. Trong quá trình hầm xương, cần để lửa trung bình, không đậy nắp và thường xuyên vớt bọt (hầm từ hai giờ - ba giờ).
Nước chấm: một muỗng xúp mè trắng rang sơ + một muỗng xúp bột nêm + một muỗng nước lèo, khuấy đều.
Trình bày: Cho các loại nấm vào, dùng nóng với mì, rau tần ô (rau cải cúc).
Mách nhỏ: Để tăng thêm vị ngon của món lẩu, bạn nên kết hợp cùng chả cá Vân Đình, khi nồi lẩu sôi, chả cá thái nhỏ thả vào, ăn rất thú vị
Hy vọng với cách làm lẩu nấm trên sẽ giúp các bạn tự tay nấu được món lẩu nấm ngon chiêu đãi gia đình, bạn bè vào dịp cuối tuần.
Công thức 2:
Ngọt đậm đà với nước dùng từ gà được đun cùng ngô ngọt và các loại nấm, thoang thoảng mùi các vị thuốc bắc - món lẩu nấm sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn
Nguyên liệu:
Cắt ngô ngọt thành các khúc khoảng 4-5cm.
Tỉa hoa và thái lát cà rốt.
Cải cắt khúc, cải thảo để nguyên lá hoặc cắt ngắn tùy thích.
Tôm cắt bỏ râu, đậu hũ non cắt miếng, thịt bò thái lát mỏng, nấm đông cô khô ngâm nước cho mềm, rửa sạch, vắt ráo nước rồi để nguyên hoặc cắt đôi.
Hầm nước lẩu:
Xương gà rửa sạch, luộc qua nước sôi một lần, xả lại với nước lạnh rồi đem hầm từ 2 – 3 tiếng đồng hồ. Luộc qua xương gà sẽ giúp nước lẩu trong và trong khi hầm không có nhiều bọt.
Khi hầm xương được khoảng 2 giờ, bạn cho nấm đông cô, hồng sâm và hoài sơn vào đun cùng khoảng 15 phút.
Tiếp tục thêm táo đỏ và kỷ tử vào đun 15 phút nữa, vớt xương gà ra, nêm nếm vừa miệng.
Cho nước lẩu vào nồi, xếp rau và nấm ra dĩa, dùng nóng kèm bún hoặc mì, phở.
Công thức 4: Lẩu nấm thập cẩm siêu ngon
Nấm là thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và là những acid béo chưa bão hòa. Do đó tốt cho sức khỏe của con người.
Vào những ngày đông lạnh giá, thỉnh thoảng chị em có thể làm một nồi lẩu nấm thập cẩm tươi cho gia đình thưởng thức cũng rất tuyệt.
Khi mua nấm, chị em chú ý khâu lựa chọn nhé. Đối với các loại nấm tươi, chị em nên mua loại có màu sắc tươi, mùi thơm hấp dẫn. Tránh chọn nấm bị dập nát, úa vàng, có mùi ôi. Vết cắt rỉ ra chất trắng sữa là dấu hiệu của nấm độc.
Trong đó, nấm bào ngư chọn loại thân dày, ăn sẽ giòn và ngon hơn thân nhỏ, tai nấm nở to.
Nấm rơm chọn loại còn búp, bóp vào thấy hơi cứng.
Nấm rơm cát màu đen ngon hơn nấm rơm cấy màu trắng ngà.
Riêng đối với nấm có phần mũ to, nên chọn loại nấm có cánh to mình dày, bóp nhẹ thấy cứng tay.
Ngoài ra, trước khi chế biến để nấm được thơm ngon sau th
Khi cạo sạch nấm xong bỏ ngay vào thau nước có pha muối loãng, ngâm khoảng 15 phút rồi xả sạch, nấm sẽ thơm và hết nhớt nhé!
Chị em lưu ý, nấm là loại rất nhanh chín vì thế, chỉ cần nhúng một lúc, khi nấm có màu trong thì vớt ra ngay và thưởng thức nhé!
Nguyên liệu
- 8 con nghêu
- 100g tôm
- 100g mực
- 100g cá viên
- 50g nấm đông cô
- 50g nấm bạch tuyết
- 50g nấm bào ngư
- 50g nấm hồng ngọc
- 50g nấm rơm
- 4 cây cải thìa
- 1 lít nước dùng
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- 1/2 thìa cà phê dầu vừng
- 1/2 thìa cà phê rau mùi băm
- 1/3 thìa cà phê tiêu
Vào những ngày đông lạnh giá, thỉnh thoảng chị em có thể làm một nồi lẩu nấm thập cẩm tươi cho gia đình thưởng thức cũng rất tuyệt (Ảnh: Internet)
Cách làm:
- Tôm rửa sạch, bỏ râu. Mực rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Nghêu rửa sạch. Cá viên thái đôi hoặc để nguyên tùy thích.
- Nấm rơm thái bỏ gốc, dùng dao cạo nhẹ phần rơm dính vào nấm rồi rửa sạch với nước muối pha loãng.
- Rửa sạch các loại nấm còn lại, vớt ra để ráo. Nấm bào ngư và nấm hồng ngọc thái miếng vừa ăn.
- Cải thìa thái làm đôi theo chiều dọc, rửa sạch dưới vòi nước, vớt ra để ráo.
- Đun sôi nước dùng, nêm hạt nêm, dầu vừng, tiêu và rau mùi băm vào.
- Tiếp đến thả nghêu, tôm, mực và các loại nấm. Tắt bếp.
- Dùng nóng với mì, miến hoặc bún tươi. Dọn kèm bát nước mắm.
Chúc các bạn ngon miệng với món lẩu nấm thập cẩm nhé!
Công thức 5: Lẩu nấm cay
Cảm nhận sự ấm nóng lan tỏa vào cơ thể khi thưởng thức lẩu nấm cay thật tuyệt.
Sau một vài ngày ấm áp, thời tiết lại sắp có những biến chuyển, gió lạnh chuẩn bị ùa về. Để chuẩn bị các món ăn cho gia đình mà hợp với thời tiết chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng. Món ăn làm sao phải ngon, giá cả vừa phải mà vẫn đảm bảo về dinh dưỡng là điều rất quan trọng.
Vì thế, nhân dịp sắp đến cuối tuần và thời tiết chuyển lạnh, bạn hãy thử làm món lẩu nấm cay đãi cả nhà xem sao nhé.
Nấm tươi có giá trị dinh dưỡng rất lớn và vô cùng tốt cho sức khỏe của bạn và những người thân yêu trong gia đình. Theo nghiên cứu, trung bình trong 100g nấm tươi có chứa từ 25 - 40% hàm lượng protein, 17 - 19 loại axit amin, trong đó có từ 7 - 9 loại axit amin mà cơ thể không tự tông hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Nấm tươi còn chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP…
Tuy nhiên, khi đi mua nấm, các chị em cũng cần phải lựa chọn kỹ càng vì nấm để lâu không thể dùng được. Màu sắc của nấm đã bị để lâu có thể chuyển màu, từ trắng sang vàng, hoặc khi sờ vào sản phẩm cảm thấy nấm bị nhớt và mùi bị chua hoặc lên men, rất khó chịu. Những sản phẩm đã có những dấu hiệu này thì chị em không nên mua về chế biến nhé.
Giữa tiết trời chuyển mùa lạnh lẽo, được cùng cả nhà ngồi thưởng thức nồi lẩu nấm cay, tận hưởng cảm giác nóng ấm lan tỏa dần dần vào trong cơ thể thật là thích thú (Ảnh minh họa)
Nói là lẩu nấm nhưng không có nghĩa là chúng ta chỉ ăn nấm không mà bên cạnh đó bạn có thể chuẩn bị các thức ăn kèm, rất ngon và hấp dẫn. Bạn vẫn có thể chuẩn bị thêm các loại thịt, cá, gà... để nhúng cùng.
Giữa tiết trời chuyển mùa lạnh lẽo, được cùng cả nhà ngồi thưởng thức nồi lẩu nấm cay, tận hưởng cảm giác nóng ấm lan tỏa dần dần vào trong cơ thể thật là thích thú.
Nguyên liệu:
- Nước lẩu: 2kg xương ống lợn, 150g ớt sa tế, 120g hạt nêm nấm, 10ml dầu vừng, táo tàu, kỷ tử, tỏi, đầu hành, đẳng sâm, 150g nấm tiên, 150g nấm măng hoa, 150g nấm đùi gà.
- Thịt ăn kèm: thịt bò, dê, gà...
- Rau ăn kèm: tùy thích
- Nước chấm lẩu: dầu vừng, hành, rau mùi thái nhỏ, vừng rang, lạc rang, tỏi xay, gừng xay, ớt xay, hạt nêm gà, tiêu. Bún hoặc mì để dùng kèm với lẩu.
Cách làm:
- Hầm xương ống 60-90 phút cho ra hết chất ngọt, vớt bọt thường xuyên.
- Cho vài tép tỏi đã bóc vỏ, táo tàu, kỷ tử, đầu hành, đẳng sâm, dầu vừng, ớt sa tế vào nồi nước dùng, nấu khoảng 5 phút. Nêm hạt nêm nấm vừa ăn.
- Nấm tiên, nấm măng hoa, nấm đùi gà rửa sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn. Cho nấm vào nước dùng, nấu thêm 10 phút.
- Trộn đều các nguyên liệu làm nước chấm lẩu. Khi thưởng thức, húp bát nước cốt nấm đầu tiên, tiếp theo là các loại nấm. Cho các loại thịt, rau vào nồi lẩu, ăn kèm mì hoặc bún tùy thích.
Cách nấu bún bò Huế chay hương vị hấp dẫn
Cách nấu bún riêu cua ngon không thể bỏ qua
Cách nấu canh bún ngon
Cách làm bún mọc ngon như ngoài hàng
Cách làm bún tươi đảm bảo vệ sinh
Cách nấu bún riêu ngon đổi món cho cả nhà
(st)