Chữa hôi miệng bằng hương nhu cho miệng thơm mát sảng khoái

seminoon seminoon @seminoon

Chữa hôi miệng bằng hương nhu cho miệng thơm mát sảng khoái

19/04/2015 05:45 AM
1,260




Chữa hôi miệng bằng hương nhu cho miệng thơm mát sảng khoái. Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm nhiễm ở khoang miệng, răng, lợi hoặc mảng bám thức ăn trên răng bị vi khuẩn làm thối rữa sinh ra mùi hôi…




CHỮA HÔI MIỆNG BẰNG CÂY HƯƠNG NHU




Để giúp khử mùi hôi răng miệng, xin giới thiệu một vài phương cách chữa trị đơn giản, rẻ tiền từ những vị thuốc Nam dễ kiếm.

Hương nhu

Hương nhu là tên chữ Hán (còn có tên là rau é, thạch giải, cẩn nhu, thanh hương chủng, mật phong thảo). Có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng.

Theo Đông y, hương nhu vị cay, hơi ấm, mùi thơm, không độc; Chữa trị được nhiều bệnh, có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, giải cảm nắng.

Bài thuốc

Lấy 10g hương nhu sắc với 200ml nước. Dùng nước sắc ngậm và súc miệng thường xuyên, không nuốt, nhổ ra ngoài.



Húng chanh

Húng chanh còn gọi là rau tần, tần dày lá, rau thơm, rau thơm lông, tên chữ Hán là Tần thái, Dương tử tô v.v…

Đông y cho rằng, húng chanh vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, đi vào phế, giúp giải cảm, phong tà…; Chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp.

Bài thuốc

Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.

Lá ngò gai

Rau ngò gai còn gọi là mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu…, tên chữ Hán là Dã nguyên tuy…

Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa v.v…

Bài thuốc

Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.






-

Vài bài thuốc chữa hôi miệng, đau răng, Làm đẹp,





C
hữa hôi miệng:

- Xúc miệng bằng nước pha sẵn được chế từ cây ngải, hay bạc hà.

-Uống một cốc sữa bò.

-Hoặc là uống nước sắc từ vỏ cây sồi, cây tầm ma, hoa cúc, cây bulô.

Ngoài ra, táo tươi, chè xanh cũng được dùng để chữa chứng hơi thở có mùi hôi hay một loại chè có chất polyphenol - chất kháng vi khuẩn giúp làm trung tính mùi trong miệng


x














Để trị chứng hôi miệng, bạn có thể lấy hạt mướp đắng nghiền bột mịn, hòa với mật thành viên to như nửa quả táo ta.

Mỗi buổi sáng sau khi súc miệng, bạn ngậm một viên. Ngậm xong lấy một viên khác trét đều vào chân răng, đợi tan ra thì nhổ đi.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa hôi miệng đơn giản mà hiệu quả khác:

- Lấy một nắm rau hương nhu sắc kỹ, dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày.

- Quả mai phơi khô, ngậm thường xuyên.


Lấy 100 gr lá trầu không thái nhỏ, cho vào nồi, đổ hai lít nước đun kỹ, chắt lấy nước đặc, ngày súc miệng 3 - 4 lần. Bài thuốc này còn chữa cả bệnh viêm chân răng có mủ rất hiệu nghiệm.

- Lấy 10 gr cam thảo, 30 gr ích trí nhân, tán bột mịn, thỉnh thoảng ăn. Kiên trì sẽ khỏi.

- Lấy xuyên bạch chỉ, xuyên khung lượng bằng nhau, tán bột mịn, hoàn với mật, ngậm hằng ngày.

- Lấy đương quy, tùng hương mỗi loại 15 gr, hai hạt cau, bạch chỉ, quế tâm, đinh hương, hoắc hương, đinh lăng hương, đậu khấu, thanh mộc hương mỗi loại 30 gr. Tất cả đem tán bột mịn, hoàn viên với mật thành viên như hạt đậu. Ngày ngậm ba lần, đêm ngậm một lần. Mỗi lần ngậm một viên, nuốt dần, sẽ cho kết quả tốt.

Chữa hôi miệng bằng cây lá

Chua hoi mieng bang cay la




Lá rau tần khô

Rau tần vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm đi vào phế, tác dụng giải cảm, khu phong tà, trục hàn, sát khuẩn, tiêu đàm, giải độc nên dùng chữa chứng hôi miệng, cảm cúm, ho suyễn, viêm họng...

Cách dùng:

Rau tần khô 1 nắm, sắc đặc, cất trong tủ lạnh nếu có, hằng ngày dùng nước này để ngậm và súc miệng từ 1-2 lần.

Chỉ cần vài ngày làm như vậy, miệng sẽ hết hôi. Lưu ý sau mỗi lần súc miệng nhổ ra đừng nuốt.

Lá hương nhu

Hương nhu có vị cay, tính hơi ấm không độc, chữa được hôi miệng và nhiều bệnh.

Cách dùng:

Lấy 10g hương nhu, sắc với 200ml nước, đùng ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Cần súc miệng nhiều ngày sẽ hiệu nghiệm.

Rau mùi tàu

Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, giỏi trục hàn tà, mạnh tỳ vị, khử thanh uế... nên chữa trị được chứng hôi miệng, hơi thở nặng mùi.

Cách dùng:

Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, lấy nước này ngậm và khò họng, súc miệng nhiều lần trong ngày, chỉ dùng trong 5-6 ngày là kiến hiệu.

Hồi hương

Cứ mỗi ngày lấy vài cánh hoa hồi nhai và nuốt liên tục mấy ngày sẽ khỏi hôi miệng.

Nụ đinh hương

Chữa mùi hôi do viêm xoang, lấy 1 nụ đinh hương bọc bông, thỉnh thoảng lại nút vào mũi, chừng 5 ngày sẽ hết mùi hôi.



CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG BẰNG HOA QUẢ CÔNG HIỆU



Hôi miệng do vị nhiệt

Chanh tươi: 1 kg, mật ong vừa đủ: chanh rửa sạch, bổ làm đôi, vắt nước cốt, pha với mật ong trộn đều. Mỗi lần 1 - 2 muỗng canh. Ngày 2 lần. Thanh nhiệt, sinh tân, trừ hôi.

Rau quả: Thần dược chữa hôi miệng - 1
Chanh tươi trị hôi miệng do vị nhiệt. (ảnh minh họa)

Dưa leo (dưa chuột) tươi vừa đủ: rửa sạch, gọt vỏ, lấy vỏ sắc nước, dùng uốngthay trà. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt lợi thấp, trừ hôi giải khát.

Dưa hấu 1 quả: rửa sạch, bổ làm đôi, móc ra ruột, vắt nước cốt, dung làm thức uống. Ngày 1 liều, chia 3 – 5 lần. Thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ hôi.

Hạt dưa hấu vừa đủ: rửa sạch, rang thơm, dùng ăn vặt. Giáng hỏa trừ hôi. Hạt dưa lưới khô vừa đủ, mật ong vừa đủ: hạt dưa lưới bỏ vỏ, sấy khô, tán nhuyễn, pha mật ong trộn đều, ngậm trong miệng sau bữa ăn hoặc bôi trên răng. Thanh nhiệt trừ hôi, sinh tân giải khát.

Lô căn tươi 100g, đường phèn 30g: lô căn rửa sạch, thái đoạn ngắn, cho vào chén, thêm đường phèn và một ít nước, tiềm cách thủy, bỏ bã lấy nước, dùng uống thay trà. Ngày vài lần. Giảm vị nhiệt, trừ hôi miệng.

Hôi miệng do thực tích

Sơn tra (táo mèo): Sơn tra 30g, kê nội kim 30g: sơntra (bỏ hột), kê nội kim nướng khô, tất cả cùng tán bột. Mỗi lần dung 3 - 5g, ngày 2 - 3 lần. Trợ tiêu hóa, trừ hôi miệng.

Ô mai trắng: hái quả chưa chín, sau khi ngâm nước muối, sấy khô, dùng ngậm trong miệng sau bữa ăn. Thơm miệng trừ hôi, sinh tân tiêu thực.

Ô mai vừa đủ: ngậm trong miệng. Trợ tiêu hóa, sinh tân trừ hôi.

Rau quả làm thơm miệng


Lê tươi
2 quả: rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, thái lát mỏng, dùng nước đun để nguội ngâm nửa ngày, dùng uống thay trà.

Rau quả: Thần dược chữa hôi miệng - 2
Lê tươi làm thơm miệng.

Cà chua 15g, lá bạc hà 9g, mật ong vừa đủ: cà chua và lá bạc hà xay nhuyễn, nêm vào mật ong, dùng làm thức uống. Phương hương hóa trọc.

Hạt bí đao 100g, đại táo 100g, nhục quế 50g, vỏ tùng 100g, mật ong 1 lít: đại táo xay nhuyễn, hạt bí đao, vỏ tùng cùng sấy khô, tán ịn, trộn với đại táo, thêm mật ong chế thành dạng viên, lớn cỡ hạt nhãn. Mỗi sáng và chiều dùng 2 viên. Làm thơm thân thể, da niêm sáng mịn.

Lá đậu xanh
15g, hoắc hương 10g: lá đậu xanh cùng hoắc hương sắc nước, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt, thơm miệng, trừ hôi.

Rau quả trừ hôi rượu

Trà một ít: trà cho vào miệng ngậm nhai, sau 3 - 5 phút nhả sạch. Ngày 2 - 3 lần. Sinh tân trừ hôi rượu.

Bưởi 1 quả: bưởi gọt vỏ, tách múi, ăn cơm bưởi. Giải độc rượu, trừ hôi rượu.

CÁCH LÀM HƠI THỞ THƠM MÁT


Để giảm hẳn mùi khó chịu của hơi thở, bạn có thể làm theo những cách dùng thảo dược dưới đây, vừa hiệu quả lại an toàn.

Hơi thở có mùi là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Nó khiến bạn mất tự tin mỗi khi giao tiếp, nghiêm trọng hơn, tình trạng hôi miệng còn có thể là do bạn đang bị bệnh nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng như viêm nhiễm ở răng miệng, ở đường mũi họng, vệ sinh răng miệng không tốt.
 
Thông thường, người bị hôi miệng rất ngại đi khám để được điều trị tận gốc bệnh tình của mình mà thường tự khắc phục theo kinh nghiệm của mình hoặc của người khác mách cho. Đó cũng chính là lý do tại sao rất nhiều người bị hôi miệng thường lâu khỏi và không khỏi triệt để, đó là còn chưa kể những hậu quả không tốt có thể xảy đến.

Để giảm hẳn mùi khó chịu của hơi thở, bạn có thể làm theo những cách dùng thảo dược dưới đây, vừa hiệu quả lại an toàn.

- Rau mùi tàu: Lấy một nắm rau mùi tàu (ngò gai, ngò tàu) cho vào sắc với nước thật đặc, cho thêm một ít muối để lấy nước ngậm và súc họng. Ngậm vài phút trong miệng rồi mới nhổ ra. Làm như vậy nhiều lần trong ngày, liên tục 5-6 ngày bệnh sẽ đỡ hơn.

- Húng chanh: Húng chanh (rau tần khô, rau thơm) có thể đem sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng trong ngày. Cũng giống như nước rau mùi, ngậm nước húng chanh trong miệng một lúc mới nhổ đi, ngày súc miệng vài lần và làm liên tục trong vài ngày thì hơi thở sẽ bớt mùi hôi.

- Cây hương nhu: Hương nhu còn gọi là cây é (é tía và é trắng nhưng é tía tốt hơn). Lấy 40 gr hương nhu sắc với 200 ml nước và cô đặc lại lấy nước để ngậm và súc miệng. Súc miệng nước này thường xuyên vào buổi sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Khi súc miệng nên ngậm trong miệng 1-2 phút rồi mới nhổ ra. Súc miệng liên tục như vậy trong nhiều ngày để cho hơi thở thơm tho hơn.

Mẹo vặt trị hôi miệng: dễ làm lại hiệu quả, Sức khỏe, hoi mieng, chua hoi mieng, suc khoe, bao phu nu,

Hơi thở có mùi là tình trạng khá nhiều người gặp phải. (ảnh minh họa)

- Mật ong và quế: Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.

- Hạt cỏ cà ri: Uống trà được làm từ hạt cỏ cà ri cũng là một biện pháp tuyệt vời cho hơi thở rau mùi. Lấy một thìa cà phê hạt cỏ cà ri và đun sôi chúng trong một lít nước trong khoảng 15 phút và dùng nước này để uống.

- Cánh hoa hồng: Đun hoa hồng lấy nước để nguội ngậm như ngậm nước muối. Cũng có thể nhai cánh hoa trực tiếp, ngậm một lát rồi nhổ đi.

- Cây hoa quế: Để chữa hôi miệng, lấy ba lạng hoa quế, một bình rượu gạo, một thìa cà phê muối. Pha nước muối rửa sạch hoa quế, vớt ra để ráo, để khô tự nhiên, cho hoa quế vào rượu gạo, đậy kín nắp, sau 30 ngày đem dùng dần. Bạn cũng có thể dùng nó để trị chứng lạnh bụng, giúp thông khí huyết, đổ mồ hôi.
 
- Hoa hồi: Cứ mỗi ngày lấy vài cánh hoa hồi nhai và nuốt liên tục mấy ngày sẽ khỏi hôi miệng.
 
- Dưa chuột: Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.

- Vỏ chanh: Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.

- Dưa hấu: Dưa hấu ép lấy nước uống.

- Vỏ quýt: Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.

- Quả vải khô: Lấy 2-3 quả vải khổ, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.

- Uống nước: Để phòng ngừa chứng hôi miệng, bạn chỉ nên uống nước 15 phút sau bữa ăn. Không uống nước trong và trước khi ăn, sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị chứng hôi miệng “tấn công” nếu như hệ tiêu hóa gặp phải những rắc rối.



 

CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG BẰNG LÁ MÙI TÀU


Trong cặp xách của tôi lúc nào cũng lủng liểng “vũ khí” nào nước muối, nào nước xịt miệng để hạn chế tối đa mùi hôi khó chịu. Cứ lúc nào dũng cảm tiếp xúc với các bạn, tôi lại phải nhìn đồng hồ liên tục để căn giờ 15 phút một chạy vào nhà vệ sinh súc, xịt miệng. 

Vì thế, tôi xa lánh tất cả những dịp đi picnic, tụ tập buổi tối hay thăm quan dài ngày cùng trường lớp, bạn bè. Mọi người dè bỉu tôi khó tính, khó gần, thích sống biệt lập nhưng tôi đành ngậm ngùi chấp nhận, bởi thà mang tiếng như thế còn hơn để lộ ra là mình bị hôi miệng, khi đó thì tin đồn về hơi thở của tôi sẽ còn lan ra khắp trường… và chắc lúc đó tôi chỉ còn nước đào hố chui xuống đất vì xấu hổ.

Biết con gái mất tự tin, mẹ có đưa tôi đi khám về răng lợi. Nhưng bác sỹ nha khoa kết luận răng lợi tôi hoàn toàn bình thường. Tôi chán nản trở về với nỗi buồn cố hữu của mình, chấp nhận “sống chung với lũ”. 

Nhiều lúc xem ti vi, thấy người ta hôn nhau thắm thiết, tôi lại chạnh lòng. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ dám yêu… Tự bản thân tôi, mỗi lần hà hơi ra, ấp vào lòng bàn tay rồi đưa lên mũi, tôi còn không thể chịu nổi hơi thở của mình, huống chi là người khác…

Mãi đến khi tôi trở thành sinh viên năm hai, may mắn mới tìm đến với tôi. Tôi còn nhớ hôm đó là ngày chủ nhật cuối hè. Đang lúi húi chơi với chú chó cưng thì mẹ tôi gọi điện về nhà, dặn tôi đi chợ mua hộ mẹ con gà trước rồi về mẹ nấu, mẹ đang bận đi đón cô Hoa-bạn thân của mẹ từ hồi còn là sinh viên mới từ Sài Gòn ra Bắc thăm bạn bè.

Vừa đi chợ xong thì vừa vặn mẹ và cô Hoa cũng về đến nhà. Gặp bạn thân sau hơn 20 năm, mẹ tôi mừng ra mặt. Cô Hoa niềm nở hỏi thăm tôi đủ thứ chuyện, nhưng tôi chỉ dám trả lời lí nhí trong cổ họng rồi chạy tọt lên gác. 

Lấy làm lạ, cô Hoa hỏi mẹ tôi: “Ủa, sao con bé nhút nhát thế nhỉ?”. Vậy là không giấu bạn thân, mẹ tôi liền kể về chứng bệnh khó chịu của con. Nghe xong, cô Hoa cười tủm tỉm: “Được rồi, để tớ bày cách cho, yên tâm, kiểu gì cũng khỏi…”.

Nghe xong, mẹ tôi liền phi ngay xe ra chợ, và đến tối thì tôi được súc miệng với một bát nước thơm ngát rau mùi tàu, hơi lẫn vị mằn mặn của muối. Suốt một tuần liền, ngày nào mẹ cũng mua hai mớ mùi tàu rồi rửa sạch, cho vào nồi cùng hai bát nước, bỏ thêm chút muối rồi đun sôi khoảng 15 phút, cho tôi súc miệng hai lần mỗi ngày. 

Mỗi lần súc, tôi đều ngậm trong miệng lâu một chút một mới nhổ đi. Và thật kỳ lạ, thứ nước ấy diệu kỳ hơn bất kỳ thứ nước súc, xịt miệng nào mà tôi đã từng dùng qua. Chỉ sau một tuần, tôi đã thấy hơi thở mình thơm tho hơn hẳn. 

Ban đầu còn chưa tin, tôi bắt mẹ phải kiểm tra hơi thở cho tôi. Và tới khi mẹ chứng thực kết quả, niềm vui trong tôi như vỡ òa. Sau vài tiếng, sau vài ngày, rồi sau cả tháng…, mùi hôi cũng không tìm đến với tôi nữa.

Cẩn thận nên sau một tháng, tôi lại tiếp tục súc miệng với nước rau mùi trong một tuần. Và giờ thì tôi đã hoàn toàn tự tin để hạnh phúc với tình yêu, tình bạn và đón đợi những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tôi không quên mỗi khi có thời gian, tôi lại thu xếp vào Nam thăm cô Hoa. Với tôi, cô chính là người đã mang đến liều thuốc diệu kỳ…

Chữa hôi miệng bằng rau quả


Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Trong y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc từ thực phẩm được sử dụng để hạn chế chứng bệnh này, tôi xin chia sẻ cùng bạn:

1. Nếu hôi miệng do dạ dày nóng thì dùng dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ rồi đun uống nước thay nước lọc hằng ngày. Uống nước dưa hấu ép tươi, nước chanh tươi pha với mật ong cũng là một cách hạn chế hôi miệng vì dạ dày nhiệt. Ngoài ra, một ngày vài lần bạn nhai chút vỏ chanh rồi nuốt dần sẽ giải quyết được khâu “trước mắt” hiệu quả.

2. Chữa hôi trong khoang miệng thì dùng cùi của 2-3 quả vải khô ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, làm liền trong 10-15 ngày. Bên cạnh đó sắc nước vỏ quýt uống thay nước hàng ngày. Cũng có thể dùng hạt hoa quế nấu lấy nước đặc súc miệng mỗi ngày vài lần. Ngậm cau tươi trong miệng vài miếng mỗi ngày cũng là một cách hiệu quả xử lý vùng khoang miệng có mùi.

3. Nếu hôi miệng do đầy bụng, khó tiêu thì dùng lá cây đậu xanh và hoắc hương sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần. Bài thuốc quả lê bỏ vỏ, bỏ hạt, thái miếng mỏng ngâm nước sôi để nguội nửa ngày rồi uống thay nước trong vài ngày cũng hiệu quả với bệnh này.

Về các cách chăm sóc răng miệng thì nên quán triệt đầy đủ, nhất là đảm bảo ngậm nước muối hai lần sáng tối để sát trùng. Với việc giữ gìn vệ sinh răng miệng chu đáo đã có thể giảm từ 30 - 90 tình trạng hôi miệng.

Để khắc phục triệt để tình trạng “khó xử”, người bệnh nên tìm đến chuyên khoa răng hàm mặt để được tư vấn và xác định rõ tác nhân gây bệnh. Trường hợp bị các bệnh khác dẫn đến hôi miệng như dạ dày, bệnh răng miệng… thì nhất định phải đi khám và giải quyết tận gốc.


CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG CHO CÁC QUÝ ÔNG



Mẹo đơn giản chữa hôi miệng cho các quý ông

Chứng hôi miệng ở nam giới . Ảnh minh họa

Tình trạng hôi miệng do nguyên nhân từ miệng có thể được khắc phục bằng những biện pháp đơn giản dưới đây:

1. Ngậm nước sắc các loại thảo dược chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn như hương nhu, mùi tàu, húng chanh… Mỗi ngày bạn lấy một nắm lá sắc đặc (để lửa liu riu khoảng 20 phút sau khi sôi, đậy vung kín), pha thêm chút muối, lọc bỏ bã, cho vào chai cất trong tủ lạnh, ngậm mỗi ngày 6 lần hoặc nhiều hơn nếu có điều kiện. Mỗi lần, ngậm lâu nhất có thể rồi nhổ đi. Hiệu quả sẽ thấy rõ sau một vài ngày.

2. Pha mật ong và bột quế với nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày.

3. Nhai dần dần và nuốt nước liên tục những thứ có mùi thơm như cánh hoa hồng, hoa hồi, vỏ quả canh… Với hoa hồng, vỏ chanh, bạn có thể nhai thường xuyên trong ngày, còn với hoa hồi thì mỗi ngày dùng vài ba cánh. Bạn cũng có thể sử dụng hoa hồng theo cách hãm với nước sôi để ngậm.

4. Lấy vỏ quýt nấu nước uống hằng ngày, mỗi ngày chừng 30 gr.

5. Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước hoặc giấm táo pha loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước).

6. Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm như lá bạc hà, mùi tây, mùi ta, mùi tàu, cần tây… Về trái cây, nên ưu tiên họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit citric giúp kích thích tiết nước bọt để diệt vi khuẩn, rất hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do khô miệng.

7. Về đồ uống, nếu bạn không thích nước lọc thì thay cho cà phê, hãy dùng nước trà. Các chất chống ôxy hóa mạnh trong trà cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Ngoài ra, để hơi thở được thơm tho, bạn cần vệ sinh răng miệng tốt để đảm bảo không còn thức ăn thừa giắt ở răng, nạo sạch lưỡi, uống đủ nước để tránh khô miệng và làm sạch hơn khoang miệng. Nếu áp dụng thường xuyên các cách trên mà miệng vẫn hôi, bạn cần đến bác sĩ để phát hiện và giải quyết dứt điểm bệnh lý vì chắc chắn đó chính là nguyên nhân khiến bạn hôi miệng.


NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG

Hôi miệng có thể bắt nguồn từ không khí bạn thở ra.

Những loại thức ăn có mùi thơm, đặc biệt là tỏi và hành, thường là nguồn gốc gây ra bệnh hôi miệng. Thức ăn tiêu hóa thẩm thấu vào mạch máu sẽ được chuyển đến phổi, nơi nó được đẩy ra ngoài, thường kèm theo mùi vẫn còn nhận biết được. Đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và thuốc súc miệng sẽ chỉ có tác dụng che giấu mùi tạm thời. Mùi sẽ còn cho đến khi nào cơ thể còn bài tiết thức ăn. Ngoài ra, trong suốt quá trình tiêu hóa, mùi có thể quay trở lại thực quản và được đẩy ra khi nói chuyện và thở.

Đôi khi mùi phát ra từ phổi hoặc xoang sẽ góp phần gây ra bệnh hôi miệng. Viêm xoang, viêm phế quản, hoặc những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác đôi khi có thể được phát hiện thông qua bệnh hôi miệng. Hơn nữa, nước phía trong mũi chảy xuống cổ họng có thể là nguồn gốc của mùi hôi miệng. Thuốc súc miệng có thể giúp rửa sạch chất lỏng bám ở cổ họng, làm giảm bớt ảnh hưởng này.

Hút thuốc là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng, vì khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của hơi thở sẽ theo khói thuốc được đẩy ra ngoài. Nếu bạn có hút thuốc, hãy tham vấn với nha sĩ để được tư vấn và trợ giúp về cách bỏ hút thuốc.

Khô miệng cũng có thể là thủ phạm.

Lượng nước bọt tiết ra đủ sẽ làm sạch răng và các mô và nó cần thiết để giữ miệng khỏe mạnh và cân bằng các chất có trong khoang miệng. Một phản ứng phụ thông thường của việc uống nhiều dược phẩm làm lượng nước bọt tiết ra bị giảm, dẫn đến khô miệng (cũng còn được gọi là chứng khô miệng) và làm tăng mùi hôi miệng. Khô miệng cũng có thể do rối loạn liên quan đến tuyến nước bọt hoặc do hít thở liên tục qua đường miệng. Hiện có nhiều sản phẩm được bán tự do để điều trị chứng khô miệng và nha sĩ có thể cho bạn lời khuyên về cách thức hiệu quả nhất để điều trị chứng bệnh này.

Hôi miệng do nguồn gốc tại miệng:

Lưỡi:

Lưỡi là vùng có liên quan chặt chẽ nhất với tình trạng hôi miệng. Các vi khuẩn trên lưỡi gây ra các hợp chất nặng mùi và các acid béo là nguyên nhân của 80 – 90% các ca hôi miệng liên quan trực tiếp tới miệng. Một lượng lớn vi khuẩn tìm thấy phía sau của mặt lưng lưỡi, đây là vùng tương đối ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bình thường, đây cũng là vùng khô ít được làm sạch và quần thể vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ trên các mảnh thức ăn tồn đọng, xác các tế bào tiểu mô và dịch mũi.

Miệng:

Hơn 600 loại vi khuẩn được tìm thấy trong miệng. Hàng chục loại trong số này tạo ra mùi hôi rất khủng khiếp khi ủ trong phòng thí nghiệm. Mùi được sản xuất ra chủ yếu là do sự phân hủy các protein thành các acid amin và một số loại acid amin nhất định lại phân hủy sinh ra các mùi dễ nhận thấy. Các vùng khác của miệng cũng có thể góp phần vào gây hôi miệng tổng thể, tuy nhiên không phổ biến như vùng phía sau của lưỡi, vùng kẽ răng, vùng dưới lợi, phục hình răng sai quy cách, các ổ áp xe, răng giả không vệ sinh. Các tổn thương răng miệng gây ra do nhiễm virus như HPV cũng góp phần gây ra hơi thở hôi.

Hôi miêng có nguồn gốc ngoài miệng:

Mũi:

Nguồn gốc gây hôi miệng thứ hai chính là mũi. Khí thở từ mũi có mùi cay nồng khác với mùi hôi từ miệng. Nguyên nhân gây hôi miệng từ mũi thường là do viêm xoang, hay các cơ quan bên ngoài.

Amidan:

Viêm họng thoái hóa của amidan góp phần nhỏ vào chứng hôi miệng, vôi hóa các hốc amidan gọi là sỏi amidan gây ra mùi rất hôi khi thở.

Thực quản:

Thoát vị thực quản, hay chứng trào ngược dạ dày thực quản cho phép acid đi qua thực quản và thoát khí ra ở miệng.

Túi thừa zenker (túi thừa hầu thực quản):

Cũng có thể gây ra hơi thở hôi, do sự chuyển hóa các thực phẩm được giữ lại trong thực quản.

Dạ dày:

Dạ dày được coi là một nguồn gốc rất phổ biến của hơi thở hôi. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, hoặc có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày thường gây ra tình trạng hôi miệng nặng nề.

Cách phòng chống hôi miệng:

Nếu hơi thở hôi liên tục, những yếu tố nha khoa và bệnh lý khác đã được loại trừ,việc kiểm tra chuyên khoa và điều trị là bắt buộc. nên đi kiểm tra thường xuyên. Các phòng khám nha khoa có thể chẩn đoán chứng hôi miệng, nhờ một số phương pháp được dùng trong phòng thí nghiệm cũng như điều trị bệnh hôi miệng.

hôi miệng, miệng, bệnh hôi miệng, súc miệng, mùi hôi, lưỡi, Súc miệng,





1. Nguyên nhân ở ngay miệng mình. Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng trong các trường hợp kể sau: • Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi. • Nhiễm trùng ở nướu răng; • Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh; • Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng. • Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi; • Miệng khô khi nước miếng giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn. Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây thần kinh mặt thứ VII, khô nước, thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, liệt kháng AIDS. Ngoài ra một số dược phẩm như thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu… cũng làm giảm nước bọt trong miệng. Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.

2. Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo. Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng. Mùi rượu sau khi uông vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.
3. Một số bệnh về bộ máy hô hấp như: Nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi. Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối.
4. Khi có rối loạn về sự co bóp của bao tử , thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo , ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ. Trái với nhiều tin tưởng, táo bón không gây hôi miệng và bệnh bao tử cũng ít gây hôi vì bình thường miệng thực quản khép kín. Bao tử gây hôi miệng khi nào ta ói mửa hoặc ợ hơi, dội ngược thực quản.
5. Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng. Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.
6. Một nguyên nhân Tâm Lý là nhiều người quá chú tâm tới dung nhan mình, có ảo tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu. Nhiều người mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể là miệng mình hôi. Họ tự cô lập, trường hợp này thường thấy ở nữ giới đôi khi cũng bị bệnh tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt.
7. Một trường hơp rất hiếm là Hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da. Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sanh với rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamine. Chất này tụ lại trong máu rồi thải ra ngoài qua mồ hôi, nước miếng, nước tiểu, máu. Bệnh không chữa được và ta phải giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều choline, tiền thân của trimethylamine, như broccoli, đậu, trứng, bộ đồ lòng động vật.
8. Thiếu ăn cũng cho hôi miệng mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa chất béo và chất đạm.
9. Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi mùi chuột ở một số phụ nữ. Đo hôi miệng để xác định bệnh Có nhiều cách để ước lượng mức độ hôi trong miệng. • Người giám định ngửi mùi hôi : bênh nhân ngồi cách người giám định khoảng một tấc, bịt mũi thở bằng miệng trong 3 phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu có mùi thì cần khám coi mũi và cuống họng có nhiễm đau gì không. Nếu nếu hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó. • Tự mình ước định bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi; ngửi mùi trên dây dental floss sau khi cà răng. • Đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter.

Cách điều trị và phòng ngừa:

+ Theo thống kê, nguyên nhân gây gôi miệngách chủ yếu xuất phát từ chính miệng vì thế phải chú ý chăm sóc răng miệng, chải răng đúng cạc, đánh răng ngay sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ răng, tránh dùng tăm để xỉa răng. Thường xuyên vệ sinh lưỡi sạch sẽ.
+ Thỉnh thoảng uống nước để tránh tình trạng miệng bị khô.
+ Hạn chế các thực phẩm gây hôi miệng
+ Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh
+ Bỏ thuốc lá và rượu, hạn chế uống cà phê
+ Thường xuyên đi khám răng miệng, lấy cao răng, lau chùi răng






Hôi miệng và cách chữa trị
Cách chữa hôi miệng hiệu quả bạn nên biết
Bí quyết chữa hôi miệng đơn giản
Hôi miệng nặng -
Mẹo chữa hôi miệng an toàn mà hiệu quả
Hôi miệng khi mang thai
Hôi miệng vì sao?
Làm sao để hết hôi miệng







(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý