Mật ong chữa bệnh đau bao tử cực hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Mật ong chữa bệnh đau bao tử cực hiệu quả

19/04/2015 05:48 AM
257

Mật ong chữa bệnh đau bao tử cực hiệu quả. Bạn đang bị bệnh đau bao tử hành hạ? Hãy tham tìm hiểu cách chữa bằng mật ong an toàn mà đơn giản sau nhé!






MẬT ONG CHỮA ĐAU BAO TỬ

  Với người đau dạ dày, tinh nghệ với mật ong là 'thuốc tiên'?



Nghệ + mật ong chữa đau dạ dày? - 1
Với người đau dạ dày, tinh nghệ với mật ong là 'thuốc tiên'?

Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm khuẩn vừa mau lành lại không để sẹo xấu. Tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày nhiều người hay dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Ngoài ra, nghệ còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác.

Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa đường glucoza, đường hoa quả... và rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E,... Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi.

Chính vì thế nên người ta thường dùng nghệ và mật ong làm thuốc chữa đau dạ dày. Thường mỗi ngày dùng 12g nghệ trộn với 6g mật ong làm thành viên uống, kết quả rất tốt.

Nếu bạn uống nghệ và mật ong thường xuyên thì vừa bổ dưỡng, an thần lại lành vết loét dạ dày. Đây là vị thuốc rất lành vì thế bạn không phải lo lắng khi phải dùng lâu dài.


Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.

h

Nghệ là vị thuốc phổ biến trong dân gian.













Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật ong.

Mật ong là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng... với liều 20-50 g/ngày. Mật ong cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật ong giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật ong, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.

Tại Việt Nam, thuốc nghệ mật ong (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Họ được dùng mỗi ngày 12 g bột nghệ trộn với 6 g mật ong. Sau 8 tuần, 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, các vết loét đều lành.

Đã có nhiều dược phẩm chữa bệnh đường tiêu hóa được điều chế từ nghệ và mật ong; chẳng hạn như thuốc viên "Mật ong nghệ" (điều trị bệnh dạ dày) của Công ty Đông Nam dược Thanh Thảo (Hà Nội) và thuốc "Melamin" (bổ dưỡng, phòng và trị các bệnh lý dạ dày, gan mật) của Viện Y học dân tộc TP HCM. Người dân có thể mua các loại thuốc nghệ - mật ong nói trên hoặc tự chế biến để dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Đau dạ dày (bao tử) là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và bao đời nay. Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc hay chữa dứt điểm được căn bệnh thường gặp và dễ tái phát này.

Tuy nhiên, những bài thuốc dân dã không phải “thang thuốc” nào cũng trị đúng bệnh mà có những bài thuốc bị… lạc đường, thậm chí nguy hiểm khi đau bệnh này mà uống thuốc kia!

CÁC BÀI THUỐC NAM CHỮA ĐAU DẠ DÀY

1. Người ta thường nói nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm, loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, có đúng không? Bột nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày vị nào hay hơn?

+ Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.

- Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.

Những thực phẩm “khó tiêu hóa” đối với dạ dày. Ảnh minh họa NM

2. Cây nha đam có chữa được bệnh dạ dày? Nếu có thì nên sử dụng ra sao?

+ Nhựa từ lô hội (nha đam) có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không cho tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10 g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

3. Nước ép bắp cải có chữa dạ dày? Người ta bảo uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt, đúng không?

+ Đúng, vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.

4. Cây mía có trợ giúp tiêu hóa? Dùng nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày hai lần vào buổi sáng và tối để chữa đau dạ dày, có đúng không?

+ Không, vì rượu không thích hợp cho người đau dạ dày, uống chung với nước mía nhiều đường càng dễ gây hiện tượng lên men gây no hơi sình bụng và không tốt cho dạ dày.

4. Lấy quả chuối hột già xắt mỏng, phơi khô trong bóng râm rồi tán bột. Ngày uống ba lần trước mỗi bữa ăn, mỗi lần hai muỗng cà phê bột chuối uống với nước nóng. Dùng nhiều ngày liên tục bệnh đau dạ dày sẽ khỏi?

+ Ở Ấn Độ, người ta dùng quả chuối xanh để chữa loét dạ dày. Chỉ cần dùng quả chuối sứ xanh, không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày, làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày.

5. Làm sạch dạdày rồi cho hạt sen vào khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó tháo chỉ, pha chế thêm gia vị rồi ăn để chữa dạ dày?

+ Bao tử heo chữa tiêu chảy kiết lỵ cam tích. Chữa người thận hư di tinh, người yếu dạ dày dẫn đến tiêu lỏng thì hầm chung hạt sen ăn (liều khoảng 10 g là được).

6. Người ta bảo: Dùng dạ dày nhím (còn chứa thức ăn bên trong) đem phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, uống với nước cơm, mỗi ngày uống 10 g vào lúc đói để chữa bệnh đau dạ dày? Có đúng không?

+ Bao tử nhím (không cần phải còn thức ăn bên trong) dùng chữa đầy hơi sình bụng ăn không tiêu.

7. Ăn chuối nhất là chuối tiêu xanh, lúc bụng đói có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là ở người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng nhưng ăn các loại chuối khác như chuối già, chuối cau… chọn chuối chín khi no thì nó có tác dụng bảo vệ dạ dày do trung hòa acid dạ dày? Có đúng không?

+ Rất sai lầm nếu đang đói bụng bạn ăn một quả chuối tiêu và uống một cốc nước. Trong chuối tiêu có chứa nhiều Mg, khi đó sẽ làm lượng Mg tăng cao, làm mất sự cân bằng giữa Ca và Mg trong máu, gây nguy cơ các bệnh về tim mạch. Nên ăn theo cách đã trình bày trên để chống đau dạ dày.

8. Dùng quả sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày để chữa dạ dày, đúng hay sai?

+ Sai. Chỉ dùng nhựa sung chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, ghẻ lở, nhức đầu, liệt mặt, đắp dán, phụ nữ bị tắt tia sữa…

9. Dùng chè dây chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị… Chè dây còn làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (HP) sống trong niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng? Có đúng không?

+ Chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có tác dụng chống viêm nên có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày - hành tá tràng là làm sạch vi khuẩn HP (Helicobarter Pylori), đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Chế phẩm Ampelop của Traphaco có tác dụng diệt HP này.

10. Lá mơ giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày?

+ Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi.

Khái niệm:

Vị quản thống là chỉ đau ở vùng thượng vị. Trong đó bao gồm chủ yếu là đau dạ dầy, ngoài ra còn bao gồm viêm túi mật, sỏi mật

Nguyên Nhân

1- Do bệnh tà phạm vị

+ Do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị

+ Hoặc do ăn uống các thức ăn sống lạnh, hàn tích ở trong làm cho Vị đau.

+ Hoặc do Tỳ Vị đang bị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây ra đau.

+ Hoặc do ăn uống không điều độ, no đói thất thường. ăn nhiều thức ăn béo, ngọt sinh ra thấp nhiệt ở trong gây đau.

+ Hoặc do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được gây đau.

+ Cũng có thể do giun gây đau.

2- Do can khí phạm vị 

Do lo nghĩ uất ức làm tổn thương Can (Nộ thương Can), Can khí không sơ tiết được, phạm đến Vị, làm cho Can Vị không điều hòa, khí cơ bị uất trệ gây ra đau.

Hoặc do khí bị uất hóa thành Hỏa, hỏa uất làm tổn thương phần âm, dịch vị bị khô gây ra đau (đau ngày càng tăng hoặc đau liên miên).

3 - Do tỳ vị hư hàn

Do lao động qúa sức, no đói thất thường khiến Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ dương bất túc nên hàn phát sinh gây đau.

Tuy phân ra làm 3 loại như trên nhưng các sách giáo khoa đều thống nhất nguyên nhân chủ yếu là do không thông (thống tắc bất thông - đau là do không thông)

CHA ĐAU DẠ DÀY BẰNG ĐÔNG Y

1. Khí trệ

Triệu chứng: Thường gặp trong trường hợp vừa loét dạ dầy vừa loét hành tá tràng, đau vùng thượng vị lan ra sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy trướng, cự án, ợ hơi, ợ chua, lưỡi đỏ, rêu trắng hoặc vàng mỏng, mạch huyền

Pháp: Hoà can, lý khí ,sơ gan giải uất sơ can hoà vị

Sài hồ

8

Bạch thược

12

Chỉ thực

8

Thanh bì

8

Mai mực

12

Huyền hồ

8

Hương phụ

8

Trích thảo

4

Xuyên khung

8

Đơn thuốc: Gia vị tam hương thang. (Thiên gia diệu phương)

đau dạ dầy khỉ trệ 2

hương phụ

25

Mộc hương

5

Hoắc hương

15

Trần Bì

15

phật thủ

15

tam tiên

45

lai phục tử

40-50

Binh lang

10

Cam thảo

10

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Với người tì hư thấp vượng, thêm Bạch truật, Phục linh;

Tì khí hư, thêm Đảng sâm; 

Trung tiêu hư hàn, thêm Sa nhân, Thảo đậu khấu;

huyết ứ ở vị, thêm Bồ hoàng, Linh chi;

lưỡi chua, thì thêm Ngoã lăng tử,

vị nhiệt, thêm Sinh thạch cao, Hoàng cầm

ăn uống vẫn bình thường, thì bỏ Tam tiên, Lai phục tử;

vô tâm hạ bĩ (tắc ở bụng trên) thì bỏ Binh lang phiến;

vị âm hư thì giảm các vị lý khí một cách thích đáng, thêm Thiên hoa phấn, Thốn đông.

2. Hoả  uất 

Triệu chứng: vùng thượng vị đau nhiều, đau nóng rát cự án, miệng khô,  ợ chua, đắng miệng, chất lưõi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác

Pháp trị: sơ can tiết nhiệt

Sài hồ

8

Bạch thược

12

Chỉ thực

8

Thanh bì

8

Chích thảo

4

Xuyên khung

8

Hương phụ

8

Mai mực

12

Huyền hồ

8

3. ứ huyết  

Triệu chứng: đau dữ dội ở vị trí nhất định, cự án, ấn vào đau tăng thêm, ấn vào khó chịu,  chia làm hai loại thực chứng và hư chứng

Thực chứng: Nôn ra máu, ỉa phân đen, môi đỏ lưỡi đỏ, rêu lưỡi đỏ mạch huyền sác, hữu lực

Hư chứng: sắc mặt xanh nhợt, người mệt, chân tay lạnh, môi nhạt chất lưỡi bệu, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sác                                                                    

Pháp trị: lương huyết chỉ huyết

Pháp trị: bổ huyết chỉ huyết

Đẳng sâm

16

Bạch truật

12

Bạch linh

12

Cam thảo

6

Hoàng kỳ

12

A giao

8

Qui đầu

10

Xuyên khung

10

Ngũ vị

6

Táo nhân

8

Bạch thược

12

Đại táo

12

Trần Bì

6

Kỉ tử

12

Sinh khương

4

Mật gấu

Mật ong

Sữa chúa

nhung

Pháp trị: Thông lạc hoạt huyết

Sinh địa

40

Trắc bách diệp

16

A giao

12

Cam thảo

6

Bồ hoàng

12

Chi tử

8

 châm cứu: can du, tỳ du, thái xung, huyết hải, hợp cốc

nôn ra máu châm tạm cầm máu: nội quan, ,xích trạch túc tam lý, cách du

4. Hư hàn

 Triệu chứng: Thường hành tá tràng bi loét,  đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi thích xoa bóp, chườm nóng, đầy bụng nôn ra nước trong , sợ lạnh, chân tay lạnh, phân nát có lúc táo, rêu lưõi trắng chất lưõi nhạt, mạch hư tế

Pháp trị: ôn trung kiện vị

Hoàng kỳ

60

Quế chi

12

Táo

4q

Bạch thược

24

Cam thảo

12

Sinh khương

12

Di đường

50

Lá khôi

20

5. Đau dạ dầy hàn thấp:

Triệu chứng: Vị quản đầy đau khó chịu, ăn không thấy ngon, miệng dính nhớt, đầu mình nặng nề, đại tiện lỏng nhão, hoặc tiết tả, rêu lưõi trắng nhớt, mạch nhu, ăn nhiều đồ sống lạnh, trung dương bị dồn ép, tỳ không vận hoá gây nên

Pháp trị:kiện tỳ hoá thấp,

Bài thuốc: vị linh thang

Xương truật

12

Hậu phác

10

Tang bì

6

Trạch tả

12

Trư linh

8

Cam thảo

4

Nhục quế

4

Bạch truật

8

Phục linh

8

Sinh khương

5 nhát

1: Khí trệ:

Châm cứu: trung quản , kì môn ,nội quan , túc tam lý ,dương lăng tuyền ;

ợ chua : trung đỉnh, thái bạch

2: Hỏa uất

châm cứu:Tả can du, tỳ du, vị du, trung quản, thiên khu, thái xung, tam âm giao, túc tam lí, nội đình, hợp cốc, nội quan, ợ chua : trung đỉnh, thái bạch

3: Ứ huyết

Cứu: Can du, Tỳ du, Cao hoang, Cách du, Tâm du

4: Hư hàn

Châm cứu: tỳ du, vị du, trung quản, chương môn, nội quan, túc tam lý,tỳ du;  ợ chua : trung đỉnh, thái bạch

5; Hàn thấp

Châm cứu: tỳ du, vị du, trung quản, chương môn, nội quan, túc tam lý,tỳ du;  ợ chua : trung đỉnh, thái bạch





Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Chữa bệnh bằng mật ong
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Tác dụng của tỏi ngâm mật ong
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Tác dụng chữa bệnh của mật gấu -
Tác dụng của mật ong





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý