Chữa ho sổ mũi cho trẻ nhỏ bằng những bài thuốc đơn giản.Việc điều trị ho cho trẻ cũng không đơn giản như điều trị với người lớn. Cha mẹ có thể tham khảo những cách trị ho tự nhiên như sau đây để áp dụng cho con mình trong trường hợp con bị ho nhé.
CHỮA HO VÀ SỔ MŨI CHO TRẺ NHỎ
Nếu trẻ không thở được bằng mũi do ngạt, tắc mũi, trẻ phải thở bằng miệng thì tất cả vi trùng, bụi bậm trong không khí… sẽ đi theo vào họng thanh, khí, phế quản. Hơn nữa, tắc mũi còn làm cho thông khí ở phổi kém do thở nông, dẫn đến thiếu oxy. Tuy không phải là một bệnh nặng, nghiêm trọng nhưng ngạt tắc và chảy mũi lại thường lặp đi lặp lại nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của đứa trẻ, trẻ quấy khóc, ăn ngủ kém…Dưới đây là nguyên nhân và cách điều trị ngạt mũi cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Tuy không phải là một bệnh nặng, nghiêm trọng nhưng ngạt tắc và chảy mũi lại thường lặp đi lặp lại nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của đứa trẻ, trẻ quấy khóc, ăn ngủ kém… khiến các bậc cha mẹ lo lắng.
Bình thường nếu trẻ thở được qua đường mũi, không khí sẽ được lọc sạch, sưởi ấm và tăng độ ẩm; bụi, vi trùng cũng như các dị vật nhỏ bị chặn lại ở tiền đình mũi, bởi lông mũi và niêm mạc mũi. Như vậy, khi không khí vào đến phổi nó đã được thanh lọc ở mức đáng kể.
Nếu trẻ không thở được bằng mũi do ngạt, tắc mũi, trẻ phải thở bằng miệng thì tất cả vi trùng, bụi bậm trong không khí… sẽ đi theo vào họng thanh, khí, phế quản. Hơn nữa, tắc mũi còn làm cho thông khí ở phổi kém do thở nông, dẫn đến thiếu oxy.
Thở bằng mũi có lợi hơn thở bằng miệng, vì những vi khuẩn bụi khí khi đi qua mũi sẽ bị chất nhày của mũi làm mất độc lực hoặc bị hủy diệt. Chất nhày của mũi còn có khả năng trung hòa tác hại của khói, chất hóa học… Sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần của mũi có thể dẫn đến một số bệnh của đường hô hấp như V.A, viêm họng, VTG cấp, viêm phế quản…
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ do đặc điểm giải phẫu của hố mũi hẹp nên dễ bị ngạt, tắc mũi và rất nhanh chóng chuyển thành viêm mũi do ngạt tắc mũi, viêm V.A (Végetation Adenoide) hay đi cùng viêm mũi.
Biểu hiện của bệnh
- 2 lỗ mũi trẻ bị tắc vì xung huyết, vì tiết nhày làm trẻ thở khó khăn phải thở bằng miệng, có tiếng khò khè khi thở. Trẻ khó bú, mỗi lần ngậm vú thì bị ngạt thở vì thế trẻ phải bỏ bú, quấy khóc, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng toàn thân, gầy sút…
- Có thể sốt 38-39oC, nhiều khi cao hơn nữa, có khi gây co giật.
- Đôi lúc có thể nôn hoặc rối loạn tiêu hóa. Bệnh kéo dài vài ba ngày, sau đó nhiệt độ giảm, mũi bớt chảy.
- Bệnh hay gây ra các biến chứng: VTG cấp, viêm phế quản… Nếu kéo dài có thể gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng.
Chữa ho sổ mũi bằng thuốc Tây y
- Việc cần thiết là làm thông 2 lỗ mũi. Mũi có thở thông thì sức đề kháng của niêm mạc mũi mới hồi phục và trẻ mới bú được (hút tiết nhày bằng quả bóng cao su có ống hút hiện nay loại này có bán rộng rãi ở nhiều cơ sở bán dụng cụ y tế.
- Nếu có máy hút dịch chuyên dụng của y tế là lý tưởng nhất, nhưng điều này chỉ thực hiện được ở cơ sở y tế.
- Ngoài ra, trong dân gian có nơi vẫn áp dụng phương pháp dùng miệng bà mẹ hút dịch mũi cho con, điều này áp dụng được nhưng với điều kiện bà mẹ không có bệnh về đường hô hấp và truyền nhiễm.
- Nhỏ mũi bằng các loại thuốc thông thường sau:
+ Efedrin 1%.
+ Aogyrol 1%
+ Otrivin 0,05%
- Nếu có nhiều dịch tiết nhày có thể dùng Narivion 0,025%, Pivalon.
- Nếu dịch tiết có nhày, đục là có bội nhiễm có thể dùng Pivalondomyxin nếu trẻ hơn 6 tháng tuổi.
(Tuyệt đối không dùng các loại thuốc nhỏ mũi mà thành phần có chất cacain hay menthol cho bé.
Kháng sinh chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của y bác sĩ sau khi đã khám và xác định có VA, VTG, VP quản…)
Việc điều trị ho cho trẻ cũng không đơn giản như điều trị với người lớn, vì có thể trẻ sẽ không thích uống thuốc hoặc các loại thuốc có thể không có tác dụng ngay lập tức và làm trẻ mệt hơn. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều cha mẹ muốn dùng các biện pháp tự nhiên để chữa ho cho con, vừa đơn giản, dễ làm lại hiệu quả.
Chữa ho sổ mũi bằng cách đơn giản.
1. Sữa
Một số bà mẹ cho con bú nhận thấy rằng sữa mẹ có thể làm dịu họng và chữa ho cho con. Vậy nên, khi bé bị ho, mẹ có thể tăng cường cho trẻ bú mẹ (với những trẻ còn bú mẹ) để trẻ tăng cường chất lỏng vào cơ thể và đẩy ra các vi khuẩn nằm trong phổi của bé.
2. Trà cam thảo
Trà cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và đường hô hấp. Bởi vì trà cam thảo cũng có vị ngọt, nên có thể thuận tiện khi dùng cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp trẻ ấm hơn và dịu họng hơn. Cha mẹ nên cho con uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tùy thuộc vào tuổi của trẻ.
3. Thảo dược
Trộn 4 muỗng canh dầu ô liu và 2 giọt dầu khuynh diệp, cây xô thơm, hương thảo và dầu bạc hà vào một cái bát. Xoa hỗn hợp đó lên ngực của bé khi bé đang ngủ. Điều này sẽ giảm bớt ho và làm dịu đường hô hấp của bé.
4. Tắm
Tắm nước ấm có thể giúp nới lỏng bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong lồng ngực của bé và giúp bé bình tĩnh hơn. Thêm một vài giọt dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc vào nước tắm cũng có thể làm thồn đường hô hấp của bé để giảm bớt ho.
5. Giữ ẩm
Dùng máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm bụi trong không khí và làm cho bé thoải mái hơn. Lấy tinh dầu thảo dược, như bạch đàn và cây hương thảo, xoa lên trên ngực của bé và bật máy tạo độ ẩm qua đêm cho kết quả tối ưu.
6. Húng chanh và quất
Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
7. Lá hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.
8. Hoa hồng bạch
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
THAM KHẢO: Cực nhạy' 5 bài thuốc chữa ho cho trẻ
Khi bé bắt đầu bị ho mà chưa có điều kiện đưa bé đến bệnh viện ngay thì bạn có thể làm một số món ăn dưới đây để chữa ho cho bé mà không cần đến sự can thiệp của y tế.
1. Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.
2. Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
3. Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, một nửa bát nước vo gạo đặc.
Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.
Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan.
Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.
Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày.
Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hoá từ sữa chua.
4. Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.
5. Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.
LƯU Ý: Phòng bệnh cho trẻ
- Không nên để người lạ bế bồng, hôn hít trẻ.
- Ở các vườn trẻ, mẫu giáo, khi có trẻ bị cảm mạo nên nhất loạt nhỏ mũi tất cả các cháu bằng 1 trong các loại thuốc trên ngày 2-3 lần.
- Trẻ ngạt tắc mũi, nếu có điều kiện nên đến khám tại các cơ sở y tế để đề phòng các biến chứng.
Khuyến cáo
Để bảo vệ chức năng sinh lý của mũi, tuyệt đối các bà mẹ không nên tự ý nhỏ thuốc mũi cho con những thuốc có nồng độ hoặc thành phần không thích hợp như đã nói trên. Và tuyệt đối không tự pha lấy thuốc nhỏ mũi để dùng cho trẻ.
Cho trẻ đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa khi trẻ ngạt tắc mũi vài ba ngày mà không thuyên giảm. Đó là cách để phòng biến chứng nặng một cách hiệu quả nhất.
THAM KHẢO: Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bé phòng tránh ngạt mũi, sổ mũi
1. Dùng tăm bông lau mũi
Dùng bông tăm lau sạch mũi bé 1 – 2 lần/ngày. Mẹ phải lưu ý, trước khi dùng bông tăm lau sạch mũi bé, cần phải nhúng đầu bông tăm vào một chén nước ấm rồi mới lau cho bé. Nếu mẹ không nhúng bông tăm trước khi lau cho bé, những mảnh bụi li ti trong bông tăm sẽ bám vào mũi bé, làm bé khó chịu và có thể sẽ khó thở hơn.
2. Dùng gói lá xông mũi
Mẹ có thể mua gói lá xông mũi ở hiệu thuốc bắc về cho bé. Lúc bé thức: mẹ cho gói lá xông vào một túi nhỏ, đeo trên ngực áo cho bé. Khi bé ngủ: mẹ có thể đặt 2 gói lá xông vào hai cái túi vải nhỏ, đặt ở hai bên gối của bé.
Sổ mũi, ngạt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa. (Ảnh minh họa).
3. Dùng nước muối sinh lý
Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.
Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.
4. Day hai bên cánh mũi
Khi bé ngủ, mẹ kê cao gối cho bé hơn ngày thường cho bé dễ thở. Mẹ dùng tay, day vào phần 2 cánh mũi (nơi giao nhau của gốc mũi và má), bé sẽ không còn ngạt mũi.
Lưu ý
- Mẹ không nên dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ, chỉ sử dụng dụng cụ hút mũi và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng.
- Một số loại thuốc ngạt mũi chỉ có người lớn mới dùng được, nếu sử dụng cho trẻ tuy có thể giúp bé dễ chịu ngay sau khi nhỏ hay xịt nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kể cả tính mạng của trẻ. Những thuốc có thể dùng cho trẻ em là:
* Natriclorid (efticol): là dung dịch nhỏ mũi chứa 0,9% natriclorid. Cơ chế tác dụng rất đơn giản là nước muối gây co niêm mạc mũi, co mạch, làm thông thoáng mũi. Vì là dung dịch có nồng độ natriclorid bằng với nồng độ sinh lý (0,9%) nên không gây rát niêm mạc. Có thể dùng cho trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Mỗi ngày có thể dùng 3- 4 lần, mỗi lần 2-3 giọt cho mỗi bên mũi .
* Ephedrin: Trên thị trường có loại thuốc nhỏ mũi 3% dùng cho người lớn và loại nhỏ mũi 1% dùng cho trẻ em. Khi dùng cần phân biệt để tránh nhầm lẫn. Tuy nhiên khi dùng cho trẻ em loại ephedrin 1% cũng chỉ dùng khi thật cần thiết và không dùng quá 8 ngày. Nếu dùng kéo dài thuốc gây độc toàn thân (làm nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ).
(ST)