Cách chọn mua máy quay phim tốt. Bạn đang có nhu cầu muốn mua một chiếc máy quay phim mini để có thể lưu lại được những khoảnh khắc đáng nhớ như: đi chơi, du lịch….chúng tôi xin mách các bạn một số tiêu chí để bạn có thể chọn mua được một chiếc máy quay ưng ý.
CÁCH CHỌN MUA MÁY QUAY PHIM TỐT
Cách chọn mua máy quay phim
Đầy đủ tính năng hay chỉ bỏ túi?
Đây là câu hỏi đầu tiên mà bạn phải trả lời. Máy quay đủ tính năng như Sony Handycams cho chất lượng quay tuyệt hảo, ống zoom quang học, chống rung, âm thanh stereo và nhiều nhiều nữa. Còn những chiếc máy quay bỏ túi như Kodak PlayFull có ưu điểm là rẻ hơn, gọn nhẹ và dễ dàng chia sẻ video, nhưng chất lượng và tính năng thì hạn chế. Nếu bạn có 75$-150$, lựa chọn duy nhất chính là máy quay bỏ túi.
Tại sao phải đủ chức năng?
Giống như một chiếc Smartphone, gần như toàn bộ máy quay bỏ túi là zoom kỹ thuật số, vì thế nếu bạn zoom lên thì hình ảnh sẽ bị vỡ. Các máy quay đầy đủ chức năng thì đều có zoom quang và bạn sẽ không phải lo về vấn đề này, và sẽ có nhiều kiểu quay hơn (cận cảnh hay tele) với chất lượng tốt hơn.
Lưu trữ video
Một trong những trào lưu mạnh mẽ nhất hiện tại là xu huớng chuyển sang dùng dạng lưu ổ flash – kể cả thẻ nhớ, tích hợp vào sẵn hay cả hai. Máy quay phim bỏ túi thường hỗ trợ lưu trữ 8GB hay 16GB tùy vào mẫu, và một số mẫu cũng không hỗ trợ thẻ nhớ.
Về Megapixel
Máy quay phim dùng cảm biến hình ảnh tuơng tự máy ảnh kts. Các mẫu máy SD cơ bản dùng cảm biến CCD 680K-pixel, cho chất lượng phim tốt hơn và hình ảnh cũng mượt mà hơn. Một trong những mẫu máy tốt nhất hiện thời, Sony NEX VG10/20 có cảm biến lớn bằng chiếc DSLR nhưng giá gần 2000$ với khả năng thay ống kính. Một vài hãng sản xuất thì đưa ra con số pixel lớn hơn so với con số thật của cảm biến. Họ không hề nói dối, chỉ là hình ảnh thực ra được phóng to hơn so với mức thực tế.
Vấn đề zoom
Các máy quay phim đầy đủ tính năng có khả năng zoom quang từ 10x đến 70x. Nhưng máy bỏ túi thì không thể làm được điều đó. Một xu huớng mới trong vài năm gần đây là góc mở rộng của ống kính máy. Một máy quay phim bình thuờng có lens nhìn bắt đầu vào khoảng 42mm. Các model hiện tại có con số là 30mm. Điều này có nghĩa bạn sẽ thu đuợc hình ảnh rộng hơn, rất tiện lợi khi quay một nhóm người mà lại không thể lùi xa hơn.
Âm thanh
Bởi vì máy quay bỏ túi rất nhỏ, vì thế nó sẽ không có được một chiếc mic thu âm đủ to để thu lại toàn bộ những âm thanh trong vài truờng hợp. Máy quay full chức năng thì có hệ thống âm thanh 2 kênh, một số máy hiện tại còn có hỗ trợ âm thanh vòm 5.1 để bạn có thể tận dụng sức mạnh từ dàn loa của mình.
Hiển thị của màn hình
Tất cả các máy quay phim đều có màn hình LCD để hiện thị, và cũng đều được đánh giá qua số pixel. Hầu hết các máy đều có màn hình 2.7 inch 230K-pixel, hay 3.5 inch 921K-pixel. Ngoài thì máy quay cũng có một ống ngắm hiện thị thứ hai (EVF) rất tiện lợi khi màn hình LCD bị loá khi sử dụng ngoài trời. Bạn nên kiểm tra màn hình LCD khi cầm máy trên tay nhé, đảm bảo cảm thấy thỏai mái và dễ dàng điều khiển chúng.
Khả năng chống rung
Máy quay phim có hai loại chống rung – điện tử và quang học. Chống rung quang học thì tốt hơn nhiều do thiết kế của ống kính và thích hợp khi rung tay hay di chuyển. Còn chống rung điện tử thì sử dụng phần mềm xử lí để đem lại kết quả gần như thế, nhưng thông thường thì chất luợng phim sẽ bị suy giảm. Nếu dư dả về tài chính bạn nên dùng những gì tốt nhất.
Điều khiển cao cấp
Tập dùng máy quay phim không phải là vấn đề gì quá khó. Chỉ cần để chế độ auto, chỉ zoom và bấm quay. Nhiều máy quay cũng có tính năng như máy ảnh kỹ thuật số, bao gồm Intelligent hay Smart Auto để nhận diện cảnh đang quay và điều chỉnh. Nhiều loại còn có cả chức năng quay chân dung, cảnh,…
Cầm điện thoại theo
Nếu bạn có một chiếc điện thoại kết nối internet, mang đi theo để có thề search thông tin về chiếc máy bạn sẽ mua. Có thể bạn sẽ biết đuợc vài mẫu cực tốt cùng tầm với chiếc mà bạn đang nhắm. Điều đó rất hữu ích cho quyết định sáng suốt của bạn.
Cách chọn máy quay phim kỹ thuật số
Ống kính
Hệ thống ống kính là bộ phận đầu tiên của máy quay tiếp nhận ánh sáng và hình ảnh. Chất lượng ống kính được quyết định bởi công nghệ và truyền thống của các nhà sản xuất ống kính trên thế giới, đây là yếu tố quan trọng cho chất lượng thu hình.
Ngoài sự phụ thuộc vào công nghệ sản xuất các thấu kính, ống kính máy quay còn phải đáp ứng một số nhu cầu sau:
- Khả năng đóng mở và độ bền cơ học của màn chập, khẩu độ, tiêu cự và khả năng tăng sáng điện tử (Gain) để có thể thu hình ở ngay cả trong môi trường ánh sáng yếu.
- Khả năng của độ mở góc rộng và độ phóng đại của ống kính có đáp ứng nhu cầu khi thu hình trong công việc của bạn.
- Ngoài các yếu tố trên còn một vấn đề nữa không kém phần quan trọng đó là công nghệ chế tạo hệ thống thấu kính chống rung (OIS) của nhà sản xuất, giúp cho người sử dụng máy quay KTS thu được những hình ảnh độ nét cao.
Chip xử lý hình ảnh
Kích thước của chíp xử lý ánh sáng được nhận biết qua các chỉ số: 1-inch, 3/4-inch, 2/3-inch 1/2-inch, 1/3-inch, 1/4-inch và 1/6 inch (1-inch tương đương 25mm). Khi kích thước của chíp càng lớn khả năng xử lý ánh sáng càng chính xác.Các máy quay KTS chuyên dùng cho các phim trường và đài truyền hình sử dụng chíp từ 2/3-inch đến 1-inch như DVCam của Sony hay DVCPro của Panasonic. Loại chíp có kích thước 1/3 và 1/4-inch được trang bị cho các máy quay như: AG-DVC30, AG-DVC60 và AG-DVX100 của Panasonic hay DCR-VX2100, DSR-PD170 của Sony với giá thành từ 2.000 USD đến 4.000USD. Còn những CCD nhỏ hơn được trang bị cho các dòng máy quay KTS gia đình.
Thông số thứ hai cũng không kém phần quan trọng, đó là xử lý ánh sáng bằng 1 chíp(1CCD) hay 3 chíp (3CCD). Máy quay phim KTS phân tích ánh sáng thông qua ba màu cơ bản là: màu đỏ, màu xanh lá cây và xanh da trời. Máy quay phim 1CCD phân tích ánh sáng 3 màu sắc trên chỉ bằng 1 chíp do đó chất lượng màu sắc hình ảnh chưa cao.
Còn dòng sản phẩm máy quay 3CCD phân tích ánh sáng bằng 3, với mỗi chíp xử lý riêng biệt một màu khác nhau. Nên các dòng sản phẩm máy quay phim 3CCD cho chất lượng hình ảnh rõ, đẹp hơn nhiều so với dòng máy quay 1CCD.
Một số máy quay KTS được trang bị 3CCD (1/3-inch) thế hệ mới loại progesssive 470.000 điểm ảnh, giống như các CCD trong các máy quay chuyên dùng trong ngành truyền hình. Nên rất nhạy sáng có thể thu hình ngay cả khi ánh sáng yếu dưới 3 Lux.
Riêng các máy quay KTS của hãng Panasonic còn được trang bị bộ xử lý RGB Gamma. Kỹ thuật này giúp chúng ta dễ dàng thu hình khi quay ngược sáng và hình ảnh thu được có tone màu giống phim nhựa hơn các máy quay cùng loại.
Bộ chuyển đổi A/D (chuyển tín hiệu từ Analog sang kỹ thuật số)
Sau khi ánh sáng được phân tích qua các chíp xử lý ánh sáng sẽ được chíp A/D xử lý, chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Chỉ số bit của chíp A/D lớn cho chất lượng của hình ảnh được ghi hình trên băng DV càng cao. Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết khi chọn mua máy quay KTS.
Các yếu tố khác
- Cân bằng trắng, cân bằng đen, nhanh và chính xác. Điều này giúp máy quay ghi lại hình ảnh có màu sắc đẹp và trung thực hơn.
- Xử lý ánh sáng, màu sắc, độ nét nhanh giúp cho thao tác dễ dàng khi quay.
- Các nút điều khiển, cân bằng trắng, khẩu độ, tốc độ, tiêu cự… được thiết kế như thế nào để người cầm máy tiện dụng khi thao tác.
- Chất lượng, độ bền của các hệ thống cơ, đầu từ của máy cũng như thời gian hoạt động của pin sẽ là một yếu tố khá quan trọng khi chọn mua máy.
- Không nên chọn các loại máy có cùng lúc 2 chức năng, vừa quay phim vừa chụp ảnh. Vì khi làm song song hai nhiệm vụ, thì mục đích chính là ghi hình sẽ bị giảm chất lượng.
- Nên chọn mua các sản phẩm được cung cấp bởi những công ty là nhà phân phối chính thức.
Cách chọn mua máy quay phim kỹ thuật số
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại máy quay phim kỹ thuật số (KTS). Tuy nhiên bạn cần chú ý một số chi tiết kỹ thuật để có thể chọn cho mình một chiếc vừa đạt mục đích sử dụng và vừa với túi tiền của bạn.Ống kính là yếu tố được xem xét đầu tiên
Hệ thống ống kính là bộ phận đầu tiên của máy quay tiếp nhận ánh sáng và hình ảnh. Chất lượng ống kính được quyết định bởi công nghệ và truyền thống của các nhà sản xuất ống kính trên thế giới, đây là yếu tố quan trọng cho chất lượng thu hình.
Ngoài sự phụ thuộc vào công nghệ sản xuất các thấu kính, ống kính máy quay phim còn phải đáp ứng một số nhu cầu sau:
- Khả năng đóng mở và độ bền cơ học của màn chập, khẩu độ, tiêu cự và khả năng tăng sáng điện tử (Gain) để có thể thu hình ở ngay cả trong môi trường ánh sáng yếu.
- Khả năng của độ mở góc rộng và độ phóng đại của ống kính có đáp ứng nhu cầu khi thu hình trong công việc của bạn.
- Ngoài các yếu tố trên còn một vấn đề nữa không kém phần quan trọng đó là công nghệ chế tạo hệ thống thấu kính chống rung (OIS) của nhà sản xuất, giúp cho người sử dụng máy quay KTS thu được những hình ảnh độ nét cao.
Chip xử lý hình ảnh
Nếu có điều kiện bạn nên mua loại máy có 3 chíp xử lý hình ảnh
Kích thước của chíp xử lý ánh sáng được nhận biết qua các chỉ số: 1-inch, 3/4-inch, 2/3-inch 1/2-inch, 1/3-inch, 1/4-inch và 1/6 inch (1-inch tương đương 25mm). Khi kích thước của chíp càng lớn khả năng xử lý ánh sáng càng chính xác.
Các máy quay KTS chuyên dùng cho các phim trường và đài truyền hình sử dụng chíp từ 2/3-inch đến 1-inch như DVCam của Sony hay DVCPro của Panasonic. Loại chíp có kích thước 1/3 và 1/4-inch được trang bị cho các máy quay như: AG-DVC30, AG-DVC60 và AG-DVX100 của Panasonic hay DCR-VX2100, DSR-PD170 của Sony với giá thành từ 2.000 USD đến 4.000USD. Còn những CCD nhỏ hơn được trang bị cho các dòng máy quay KTS gia đình.
Thông số thứ hai cũng không kém phần quan trọng, đó là xử lý ánh sáng bằng 1 chíp(1CCD) hay 3 chíp (3CCD). Máy quay phim KTS phân tích ánh sáng thông qua ba màu cơ bản là: màu đỏ, màu xanh lá cây và xanh da trời. Máy quay phim 1CCD phân tích ánh sáng 3 màu sắc trên chỉ bằng 1 chíp do đó chất lượng màu sắc hình ảnh chưa cao.
Còn dòng sản phẩm máy quay 3CCD phân tích ánh sáng bằng 3, với mỗi chíp xử lý riêng biệt một màu khác nhau. Nên các dòng sản phẩm máy quay phim 3CCD cho chất lượng hình ảnh rõ, đẹp hơn nhiều so với dòng máy quay 1CCD.
Một số máy quay KTS được trang bị 3CCD (1/3-inch) thế hệ mới loại progesssive 470.000 điểm ảnh, giống như các CCD trong các máy quay chuyên dùng trong ngành truyền hình. Nên rất nhạy sáng có thể thu hình ngay cả khi ánh sáng yếu dưới 3 Lux.
Riêng các máy quay KTS của hãng Panasonic còn được trang bị bộ xử lý RGB Gamma. Kỹ thuật này giúp chúng ta dễ dàng thu hình khi quay ngược sáng và hình ảnh thu được có tone màu giống phim nhựa hơn các máy quay cùng loại.
Bộ chuyển đổi A/D (chuyển tín hiệu từ Analog sang kỹ thuật số)
Sau khi ánh sáng được phân tích qua các chíp xử lý ánh sáng sẽ được chíp A/D xử lý, chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Chỉ số bit của chíp A/D lớn cho chất lượng của hình ảnh được ghi hình trên băng DV càng cao. Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết khi chọn máy quay phim
Các yếu tố khác
- Cân bằng trắng, cân bằng đen, nhanh và chính xác. Điều này giúp máy quay ghi lại hình ảnh có màu sắc đẹp và trung thực hơn.
- Xử lý ánh sáng, màu sắc, độ nét nhanh giúp cho thao tác dễ dàng khi quay.
- Các nút điều khiển, cân bằng trắng, khẩu độ, tốc độ, tiêu cự… được thiết kế như thế nào để người cầm máy tiện dụng khi thao tác.
- Chất lượng, độ bền của các hệ thống cơ, đầu từ của máy cũng như thời gian hoạt động của pin sẽ là một yếu tố khá quan trọng khi chọn mua máy.
- Không nên chọn các loại máy có cùng lúc 2 chức năng, vừa quay phim vừa chụp ảnh. Vì khi làm song song hai nhiệm vụ, thì mục đích chính là ghi hình sẽ bị giảm chất lượng.
Tư vấn mua máy quay phim gia đình
Thị trường máy quay phim gia đình khá sôi động với rất nhiều loại, model cũng như thương hiệu khác nhau, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi muốn mua một sản phẩm vừa ý.
Các loại máy quay phim phổ biến
Máy quay phim hiện nay được phân loại dựa trên phương tiện lưu trữ hình ảnh quay được, gồm lưu trên băng MiniDV, lưu trên đĩa DVD, lưu trên ổ cứng và lưu trên thẻ nhớ. Ngoài ra còn có một số dòng máy hybrid có khả năng hỗ trợ nhiều phương tiện lưu trữ, như vừa lưu trên thẻ nhớ vừa lưu trên DVD, hoặc vừa lưu ổ cứng vừa lưu thẻ nhớ.
Theo khảo sát của vnReview, các máy quay lưu trên băng MiniDV tuy có chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt, ổn định, giá máy rẻ nhưng không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn do không tiện lợi khi cần chép dữ liệu sang các thiết bị khác như băng VHS, đĩa VCD, DVD, máy tính..., bởi dữ liệu được chép theo chiều dài của cuộn băng, một clip dài 1 giờ thì cũng sẽ mất 1 giờ để chép sang thiết bị khác. Để biên tập đoạn phim, người dùng cần phải capture vào máy tính rồi mới xuất ra nên khá mất thời gian và chất lượng cũng suy giảm ít nhiều trong hai quá trình nhập, xuất. Ngoài ra người dùng cũng dễ bị ghi nhầm dữ liệu mới đè lên phần cũ. Chất lượng băng suy giảm sau nhiều lần ghi đè dữ liệu.
Máy quay dùng đĩa DVD có ưu điểm về độ tiện lợi khi người dùng có thể đưa đĩa vào đầu phát và xem ngay sau khi quay, tuy nhiên máy khá đắt tiền trong khi rất dễ bị lỗi đọc/ghi và phụ thuộc vào đĩa. Khả năng lưu trữ của đĩa DVD cũng thấp, cao nhất là 100 phút mỗi đĩa nên khi cần quay nhiều sẽ phải dự trữ sẵn vài ba đĩa, đang quay dở lại phải dừng để thay đĩa. Việc truy xuất và biên tập sau khi quay, nhất là khi cần ghép nối nội dung các đĩa với nhau sẽ phức tạp.
Máy quay phim dùng thẻ nhớ có ưu điểm là gọn nhẹ, tiện lợi trong sử dụng vì cách dùng cũng tương tự như máy ảnh số. Tốc độ và chất lượng ghi hình của máy không cao và ổn định bằng máy quay ổ cứng, nhưng tiết kiệm pin và ít bị hư hỏng do đánh rơi hay va đập. Giá máy quay dùng thẻ nhớ khá rẻ, phần lớn có giá nằm trong khoảng từ 2 – 10 triệu đồng. Dung lượng thẻ nhớ phổ biến hiện nay là 16GB (giá khoảng 500.000 – 700.000 đồng cho các loại thẻ phổ thông), 32GB (giá từ 1,2 triệu đồng); thẻ nhớ 64GB còn hiếm và giá đắt, từ 2,5 triệu đồng; mức dung lượng cao nhất hiện tại của thẻ nhớ dùng cho máy ảnh/máy quay là 128GB nhưng hầu như không có hàng bán trên thị trường. Người dùng gia đình với túi tiền eo hẹp có thể chọn dòng máy quay này cùng với một thẻ nhớ 16GB hoặc 32GB là thừa đủ cho nhu cầu ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ với người thân.
Riêng dòng máy quay ổ cứng hiện nay đều có xu hướng tích hợp khe cắm thẻ nhớ, cho phép người dùng có thể tùy chọn lưu hình ảnh lên ổ cứng của máy hoặc lên thẻ nhớ ngoài, giúp mở rộng dung lượng quay khi cần. Các máy quay ổ cứng hiện giờ đã hỗ trợ dung lượng ổ cứng lên đến 240GB nhưng với nhu cầu sử dụng trong gia đình, người dùng chỉ nên chọn các mức dung lượng từ 16-64GB là đã đủ để quay từ hơn 10 giờ phim rồi, nếu cần thêm dung lượng thì có thể sử dụng thẻ nhớ ngoài. Các máy có mức dung lượng thấp hơn 16GB có thể đã lỗi thời và không được tích hợp nhiều tính năng hiện đại nên người dùng cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi mua. Thực chất dung lượng ổ cứng chỉ có ý nghĩa khi bạn đi xa và muốn lưu thật nhiều hình ảnh trên máy trước khi phải "đổ" ra máy tính, hoặc bạn muốn lưu phim trên máy để có thể nối ra TV xem bất cứ lúc nào mà không cần phải ghi ra đĩa.
Giá máy quay ổ cứng đa số đắt hơn dòng máy quay chỉ dùng thẻ nhớ, thường các dòng trên 10 triệu đồng mới có chất lượng tốt, nên nếu túi tiền "xông xênh" một chút thì người dùng nên chọn mua loại này, bởi chất lượng ghi hình của máy quay ổ cứng nhanh và ổn định, dễ truy xuất và biên tập hậu kỳ.
Các máy quay hybrid có khả năng lưu trữ trên cả đĩa DVD và thẻ nhớ cũng có thể là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn lưu một số hình ảnh trực tiếp lên đĩa DVD. Tuy nhiên các máy quay này thường chỉ hỗ trợ định dạng quay phim DVD/SD chứ chưa hỗ trợ HD.
Các thông số máy quay cần lưu ý
Ngoài việc lựa chọn loại máy, hãng sản xuất, dung lượng hỗ trợ, người dùng nên lưu ý một số thông số sau khi cần mua máy quay phim:
- Bộ cảm biến hình ảnh: giống như máy ảnh số, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hình ảnh quay được. Các máy quay thường được trang bị cảm biến CCD hoặc CMOS, trong đó cảm biến CMOS có xu hướng được sử dụng trong các model máy quay cao cấp với kích thước cảm biến lớn, các dòng cấp thấp sử dụng CMOS hoặc CCD có kích thước nhỏ. Điểm lưu ý là kích thước cảm biến càng lớn thì càng cho chất lượng ảnh tốt. Kích thước cảm biến thường ghi dưới dạng hệ số 1/2.3 inch, 1/4 inch, 1/8 inch…, mẫu số càng lớn thì kích thước cảm biến càng nhỏ.
- Định dạng quay phim: thông số này của máy quay thường được ghi là SD hoặc SD/HD, VGA, trong đó dòng nào có HD sẽ hỗ trợ quay phim độ phân giải HD. Hiện nay TV và đầu phát HD đã có giá rẻ hơn trước rất nhiều, do đó bạn nên chọn máy quay HD để có thể lưu lại hình ảnh với chất lượng cao để xem trên TV HD.
- Zoom quang và zoom số: mức zoom quang lớn nhất mà máy quay phim hiện nay đạt được là 800x, song mức phổ biến là từ 20-60x, mức zoom số có thể đạt đến trên 3200x. Tuy nhiên mức zoom lớn không thật sự cần thiết bởi khi quay phim gia đình bạn ít khi cần tới độ phóng lớn, hơn nữa chất lượng hình ảnh khi zoom xa bao giờ cũng giảm đi và gây nhiễu cho hình ảnh, nên bạn không nên lạm dụng zoom trong khi quay và không cần để ý nhiều đến mức zoom khi chọn mua máy. Một số dòng máy quay cao cấp thậm chí chỉ có zoom quang 10x.
- Định dạng âm thanh: âm thanh là một phần quan trọng của video nên bạn cần lưu ý các định dạng âm thanh mà máy hỗ trợ. Nên hỏi thêm người bán về thông số này vì không phải nơi nào cũng niêm yết rõ ràng.
- Định dạng file hỗ trợ: thông thường các máy quay HD sẽ hỗ trợ định dạng file là AVCHD (MPEG4-AVC/H.264) và MPEG2/AVI nếu bạn quay ở chế độ SD. Nên chọn dòng máy hỗ trợ nhiều định dạng để dễ chuyển đổi (convert) dữ liệu sang các dạng lưu trữ khác nhau.
- Độ phân giải chế độ chụp ảnh: nếu bạn quan tâm tới khả năng chụp ảnh tĩnh trên máy quay phim thì có thể xem xét thông số này. Thông thường máy quay có hỗ trợ chụp ảnh tĩnh độ phân giải cao cũng sẽ có chất lượng quay phim tốt.
- Cơ chế chống rung hình: hầu hết các máy quay phim hiện nay đều có cơ chế này, giúp giảm độ rung của hình ảnh khi bạn di chuyển trong lúc quay, tuy nhiên nên thử tính năng này trước khi mua.
- Khe cắm thẻ nhớ: nên chọn mua dòng máy có khe cắm thẻ nhớ SD/SDHC/SDXC – dòng thẻ nhớ thông dụng và giá rẻ nhất hiện nay.
- Cổng kết nối: cần lưu ý chọn mua máy quay có cổng kết nối HDMI/miniHDMI, A/V out để dễ dàng kết nối máy với TV và xem trực tiếp hình ảnh vừa quay. Một số máy có hỗ trợ cổng S-Video cho chất lượng hình khi kết nối với TV kém hơn. Máy nào cũng có cổng USB 2.0 để kết nối với máy tính.
- Trọng lượng: do khi quay phim bạn sẽ cần cầm máy chắc tay ở tư thế ổn định nên cần lưu ý chọn mua dòng máy nhỏ gọn dễ cầm.
- Màn hình LCD: màn hình có kích cỡ lớn sẽ giúp bạn theo dõi hình ảnh đang quay tốt hơn, tuy nhiên nó cũng tỉ lệ thuận với kích thước và trọng lượng máy, do đó bạn nên cân nhắc việc chọn mua máy quay có màn hình lớn. Ngoài ra, một số dòng máy hiện nay đã hỗ trợ màn hình cảm ứng và 3D, trong đó màn hình cảm ứng sẽ thuận tiện khi bạn thực hiện lấy nét bằng tay trên khuôn hình, các thao tác điều chỉnh thông số cũng dễ sử dụng hơn các phím cứng, đồng thời kích thước máy có thể giảm đi do số nút được hạn chế tối đa.
Một số model tham khảo
Tên máy |
Sony HDR-PJ10E |
Sony DCR-SR21E |
Sony DCR-SX21E |
Sony DCR-DVD650E |
Canon LEGRIA FS406 |
Canon LEGRIA HF R18 |
Panasonic SDR-H90 |
Giá tham khảo |
15 tr |
7,5 tr |
4,5 tr |
9 tr |
7 tr |
17,8 tr |
8 tr |
Bộ nhớ trong |
16 GB |
80GB |
0 GB |
0 GB |
0 GB |
32 GB |
80 GB |
Định dạng quay phim |
HD/SD |
VGA |
SD |
VGA |
SD |
SD/HD |
SD |
Bộ cảm biến hình ảnh |
"Exmor R" CMOS 1/4" |
1/8" CCD |
1/8" CCD |
1/8" CCD |
1/6" CCD |
1/5.5" CMOS |
1/8" CCD |
Zoom quang/Zoom số |
30x/350x |
57x/1800x |
57x/1800x |
60x/2000x |
37x/2000x |
20x/400x |
70x/3500x |
Định dạng âm thanh |
Dolby Digital 5.1ch |
Dolby Digital 2 kênh |
Stereo 2.0CH |
Stereo 2.0CH |
Dolby Digital 2ch |
Dolby Digital 2ch |
Dolby Digital 2ch |
Định dạng file |
MPEG4 MPEG2 |
MPEG2 |
MPEG2 |
MPEG2 |
MPEG2 |
MPEG4 MPEG2 |
MPEG2 |
Độ phân giải chế độ chụp ảnh |
3.3 megapixel |
0.8 megapixel |
0.5 megapixel |
0.3 megapixel |
0.8 megapixel |
2 megapixel |
0.3 megapixel |
Khe cắm thẻ nhớ |
MS Duo/SD |
MS PRO Duo/ PRO-HG Duo/SD/SDHC/SDXC |
MS PRO Duo/ PRO-HG Duo/SD/SDHC/SDXC |
Memory Stick Duo |
SD SDHC SDXC |
SD SDHC |
SD/SDHC |
Cổng kết nối |
USB 2.0 S-Video A/V Mini HDMI |
USB 2.0 |
USB 2.0 A/V |
USB 2.0 |
USB 2.0 A/V |
USB 2.0 A/V Mini HDMI |
USB 2.0 A/V |
Vị trí lưu |
ổ cứng/thẻ nhớ |
ổ cứng/thẻ nhớ |
thẻ nhớ |
đĩa DVD/ thẻ nhớ |
thẻ nhớ |
thẻ nhớ/ổ cứng |
thẻ nhớ/ổ cứng |
Ở thời điểm này nếu muốn chọn một model máy quay phim HD chất lượng khá trở lên, bạn cần chi khoảng từ 12-20 triệu đồng. Nếu chỉ có mục đích ghi lại kỷ niệm, các máy quay từ 5-10 triệu đồng với định dạng VGA hoặc SD là đủ cho nhu cầu này. Không nên chọn các model có giá quá thấp bởi chất lượng của chúng sẽ không hơn các máy ảnh số có chức năng quay phim, khi đó bạn nên chọn mua một máy ảnh số loại tốt để ưu tiên chụp ảnh và tính năng quay phim chấp nhận được.
Chọn mua và sử dụng máy quay phim
Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn cách chọn mua, sử dụng và nâng cấp máy quay phim mini cũng như những gì bạn cần để chuyển đổi các cuốn băng video analog sang một định dạng số.
Miền đất kỹ thuật số
Video kỹ thuật số mở ra những khả năng mới. Không chỉ nâng cao chất lượng so với băng ghi hình analog truyền thống, nó còn tạo ra cho phép giới nghiệp dư biên tập, tạo hiệu ứng hình ảnh, gán tiêu đề... với những phần mềm máy tính đơn giản. Chẳng hạn, nếu máy tính của bạn cài hệ điều hành Windows XP, phần mềm miễn phí đi kèm Windows Movie Maker 2 sẽ cho phép bạn biên tập hình ảnh, bổ sung nhạc nền và lời dẫn, dựng hình, tạo hiệu ứng quay chậm, gán tiêu đề mở đầu và kết thúc. Nếu có thêm phần mềm ghi DVD như MyDVD 5.2 (50 USD) của hãng Sonic, bạn có thể lưu kết quả vào một đĩa ghi DVD.
Kỷ nguyên Internet đã giúp cho việc mua máy quay video trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể đọc bài đánh giá về các mẫu máy mới nhất, truy cập trang web của các nhà sản xuất để so sánh tính năng, mẫu mã sản phẩm và đặt hàng qua mạng cho kiểu bạn ưng ý.
Băng ghi hình kỹ thuật số (5 – 20 USD/giờ) tương đối rẻ so với phim Super 8 và phim 16 ly (300 và 1.200 USD/giờ), cho phép bạn thử nghiệm nhiều hơn với độ phơi sáng, bố trí nguồn sáng và chuyển động. Hơn nữa, so với băng ghi hình analog, video kỹ thuật số có một ưu điểm vượt trội là bạn sẽ dễ dàng chuyển nó vào máy tính cá nhân với thao tác cắt dán đơn giản. Hãy quay tất cả các cảnh bạn thích vì sau đó bạn có thể loại bỏ những phần không đạt. Sẽ không ai biết bạn là một người lóng ngóng khi dùng camcorder, thậm chí ngay cả khi bạn quay 5 phút đầu mà không mở nắp ống kính.
Bạn cũng không cần phải hiểu những khái niệm kỹ thuật như độ phơi sáng, độ dài tiêu cự, độ sâu thị trường để mua được chiếc camcorder hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Hiện nay, tất cả các máy quay đều có chế độ tự động để thực hiện các tác vụ ấy cho bạn. Nếu bạn muốn chủ động sáng tạo và hiểu rõ những tính năng kỹ thuật ấy, hãy hỏi nhà sản xuất hoặc bán lẻ về cách thiết lập thủ công cho các chế độ.
Tiền nào của ấy
Mặc dù dễ sử dụng như máy ảnh tự động, khả năng của các loại camcorder cũng rất khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ thường cân nhắc giữa các tính năng của máy với giá tiền. Dưới đây là các xu hướng chính cần cân nhắc khi mua máy quay video mini (Giá được liệt kê tại đây là giá của nhà sản xuất).
Nếu sẵn sàng bỏ ra từ 300 – 600 USD, bạn sẽ mua được một chiếc camcorder chất lượng khá, ghi hình ảnh vào băng MiniDV. Ví dụ điển hình là loại máy GR-D33US (450 USD) của hãng JVC có ống kính quang học 16X, thiết bị chống rung kỹ thuật số và màn hình tinh thể lỏng (LCD) 2,5 inch. Ở tầm tiền này, thường thì bạn tìm được máy có các tính năng sau: ống kính quang học 10X, khả năng chụp ảnh tĩnh độ phân giải thấp và quay phim trong ánh sáng cường độ thấp. Máy Canon ZR80 với giá 500 USD cũng là một lựa chọn tốt với ống kính quang học 18X và một màn hình LCD 2,5 inch linh động.Khi chịu đầu tư từ 600 đến 1.000 USD, bạn sẽ được cung cấp nhiều tính năng hơn, bao gồm ống kính quang học dài hơn, khả năng quay trong môi trường ánh sáng yếu tốt hơn, chụp ảnh tĩnh có độ phân giải trên 1 megapixel hoặc cao hơn và các hiệu chỉnh bằng tay. Máy Canon ZR90 MiniDV (600 USD) được trang bị ống kính quang học 22X và chế độ Super Night bổ sung đèn trong giúp
chụp ảnh trong môi trường ánh sáng yếu. Loại máy Sony DCR-PC109 MiniDV Handycam Camcorder (900 USD) có công nghệ hỗ trợ ánh sáng yếu, cho phép thu hình ảnh trong môi trường tối hoàn toàn nhờ một điốt hồng ngoại gắn trong và có khả năng chụp ảnh lớn tới 1.152 x 864 pixel.Chịu chơi hơn nữa, bạn sẽ có được những hình ảnh chất lượng cao với máy camcorder trang bị 3 chip CCD (charge-coupled device), kiểu cảm biến hình ảnh tiên tiến nhất hiện nay. Hầu hết các đời máy camcorder hiện nay sử dụng một chip CCD để thu 3 màu chính, trong khi Palmcorder PV-DV953 của hãng Panasonic (1.500 USD) dùng tới 3 chip để đạt được dải màu chính xác hơn. Nó cũng có nhiều thiết lập thủ công hơn, bao gồm cả việc điều chỉnh âm thanh đã ghi. Ngoài giá tiền cao hơn, máy camcorder dùng 3 chip cũng nặng hơn. Máy Palmcorder PV-DV953 nặng gần 900 gram, trong khi máy ZR90 chỉ nặng 500 gram.
Nếu bạn thực sự đặt chất lượng video lên trên hết, hãy nín thở và tính tới chuyện mua một máy Canon XL1S (4.700 USD) hoặc máy Panasonic AG-DVX100 (3.800 USD). XL1S có ống kính thay đổi được và 3 chế độ quay, trong đó có chế độ mô phỏng phim nhựa Frame Movie Mode mà nhiều nhà sản xuất phim chuyên nghiệp hay dùng. AG-DVX100 là một máy quay video độ nét cao thực sự và dùng nó để quay video gia đình đúng là chuyện giết gà bằng dao mổ trâu. Nhà sản xuất Panasonic từng tuyên bố, sản phẩm này cho chất lượng video đủ để phát sóng truyền hình hoặc tương đương với phim nhựa 35 ly.
Như bạn thấy, trên thị trường hiện có nhiều máy camcorder thuộc đủ mọi thể loại. Bạn có thể quyết định số tiền mà mình có thể đầu tư và khảo giá để tìm những tính năng tốt nhất ở mức giá đó. Hoặc khi bạn đã xác định những tính năng mình cần, hãy kiếm mẫu máy có giá thấp nhất mà vẫn đáp ứng nhu cầu ấy. Dù với cách nào đi nữa, bạn cũng sẽ thấy, số tiền mình đầu tư mang lại giá trị lớn hơn nhiều so với một hoặc hai năm trước đây.
Phương tiện lưu trữ
Hầu hết các camcorder kỹ thuật số sử dụng băng MiniDV. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đưa ra ngày càng nhiều các loại máy ghi hình qua các phương tiện lưu trữ. Máy SV-AV100 SD (1.000 USD) của hãng Panasonic lưu hình ảnh video vào một thẻ Secure Digital (SD). Vì thẻ SD khá đắt so với băng MiniDV, máy SV-AV100 đưa ra một loạt lựa chọn về độ nén và độ phân giải, cho phép bạn cân bằng giữa chất lượng hình ảnh và dung lượng lưu trữ. Máy có 2 chế độ video chất lượng cao sử dụng định dạng MPEG-2 và 2 chế độ cho chất lượng thấp hơn, với định dạng MPEG-4, lưu trữ từ 10 phút tới hơn 10 giờ quay phim trên mỗi thẻ có dung lượng 512MB (tỷ lệ nén của chuẩn MPEG-4 cao hơn so với chuẩn MPEG-2).
Nếu khả năng tài chính của bạn chỉ đáp ứng được loại máy giá rẻ, bạn có thể bỏ ra dưới 200 USD để mua một camcorder dùng thẻ nhớ, chẳng hạn máy Pocket DV3100 (150 USD) của hãng Aiptek, máy DV-S20 (200 USD) của hãng Gateway hay máy DV100 (130 USD) của hãng SiPix. Những model này có ưu điểm là nằm gọn trong túi áo sơmi của bạn, mặc dù chất lượng hình ảnh bị hạn chế và bạn cần bỏ thêm tiền để mua thẻ nhớ nếu muốn ghi nhiều hơn vài phút video. Các máy quay này cho ra những file video có độ nén cao và độ phân giải thấp, phù hợp cho việc gửi kèm email hoặc tải xuống từ internet.Một kiểu phương tiện lưu trữ thông dụng khác dùng trong camcorder là đĩa DVD mini. Model DCR-DVD100 DVD Handycam (850 USD) của hãng Sony ghi được lên cả đĩa DVD-R hoặc DVD-RW mini. Loại đĩa ghi DVD đường kính 3 inch này nhỏ hơn loại đường kính 5 inch thông thường nhưng vẫn chơi được trên hầu hết các ổ DVD của máy tính hoặc đầu DVD gia đình. Thêm vào đó, nhiều phần mềm ghi DVD cho phép bạn dễ dàng sao chép đĩa DVD do máy quay ghi lại để gửi tới bạn bè hoặc người thân.
Cuối cùng là các định dạng băng kỹ thuật số thay thế như Digital8 và MicroMV. Cả hai đều là chuẩn của Sony. Digital8 cho phép bạn chơi lại băng video analog Hi-8 cũ trên máy camcorder kỹ thuật số, trong khi MicroMV được phát triển cho loại camcorder cực nhỏ. Vấn đề lớn nhất với các định dạng này là hỗ trợ phần mềm. Hầu hết các chương trình biên tập hình ảnh hiện nay có thể nhập trực tiếp file video từ các máy camcorder MiniDV và Digital8, các phiên bản mới nhất còn thực hiện được các tác vụ chỉnh sửa với file MPEG-2 và MPEG-4. Tuy nhiên, rất ít chương trình tương thích với MicroMV: Chỉ có Pinnacle Studio 9 có thể nhập nó trực tiếp từ máy quay. Vì thế, nếu bạn không dự định chỉnh sửa file hình trên máy tính, đây không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu ngược lại, bạn nên xem chương trình biên tập mình ưa thích có thể xử lý định dạng thay thế hay không.
THAM KHẢO THÊM:
Mách bạn cách chọn thẻ nhớ ngoài
Thẻ nhớ ngoài vốn là linh kiện không thể thiếu đối với các thiết bị số như điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh, máy quay phim…. Mặc dù vậy nhiều người vẫn chưa biết cách chọn mua sao cho phù hợp với nhu cầu.
Trước khi quyết định tìm mua một chiếc thẻ nhớ, có một số điểm mà bạn cần lưu ý là kiểu thẻ nhớ, dung lượng lưu trữ và tốc độ chuyển dữ liệu.
Phân loại thẻ nhớ
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi tìm mua một chiếc thẻ nhớ là thiết bị bạn đang dùng yêu cầu định dạng thẻ nhớ nào. Các loại máy ảnh, máy quay phim, smartphone, máy nghe nhạc… khác nhau sẽ sử dụng thẻ có kích thước khác nhau. Hiện có 3 loại thẻ nhớ thông dụng nhất hiện nay là SD, microSD và mini SD.
Thẻ SD loại tiêu chuẩn có kích thước lớn nhất và hiện nay (32x24x2.1 mm) nặng khoảng 2g và cắt vát ở góc thẻ. Hầu hết các máy ảnh trên thị trường hiện nay đều sử dụng thẻ SD có kích thước tiêu chuẩn. Thẻ MiniSD hiện ít được sử dụng có kích thước 21.5x20x1.4 mm và chỉ nặng 1g, tuy nhiên thay vì được cắt như thẻ sử dụng thì miniSD được bo tròn ở đầu để giúp người dùng điều hướng dễ dàng khi lắp vào khe cắm. Trong khi đó thẻ microSD lại là linh kiện hiện đang được sử dụng trên phần lớn điện thoại di động và máy tính bảng hiện nay, có kích thước 15x11x1 mm và chỉ nặng bằng một nửa so với mini SD.
Dung lượng lưu trữ
Cũng giống như USB và ổ cứng ngoài, dung lượng lưu trữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để người dùng chọn mua thẻ nhớ. Tuy nhiên giá cả và dung lượng lưu trữ luôn tỉ lệ thuận với nhau: dung lượng càng lớn thì giá thành sản phẩm sẽ càng cao.
Tất nhiên người dùng cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng để chọn mức dung lượng lưu trữ của thẻ nhớ. Với một nhân viên văn phòng thì một chiếc thẻ nhớ có dung lượng khoảng 4 - 8Gb là cũng khá đủ cho các nhu cầu lưu trữ thông thường. Còn với những công lượng việc liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu có dung lượng cao như chụp ảnh, quay phim… thì ít nhất người sử dụng cần một thiết bị có bộ nhớ từ 16Gb trở lên.
Tốc độ đọc dữ liệu
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc smartphone, máy ảnh du lịch hay một chiếc máy quay bỏ túi thì tốc độ đọc dữ liệu không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên nếu bạn mang sử dụng một máy ảnh DSLR với khả năng chụp các bức ảnh RAW độ phân giải cao, thì bạn cần đến một chiếc thẻ có tốc độ đủ nhanh để chụp hai hoặc hơn hai bức ảnh cho một lần bấm máy.
Nhìn chung, các loại thẻ nhớ có thể được phân theo lớp tốc độ (Class), dao động từ Class 2 (chậm nhất) cho đến Class 10 (nhanh nhất). Class 2 phù hợp với các máy quay video có độ phân giải chuẩn, trong khi thẻ Class 4 và Class 6 có khả năng hỗ trợ quay video độ nét cao. Class 10 là loại thẻ dành cho các thiết bị quay video HD hoặc thậm chí Full HD, do đó bạn cần căn cứ theo thông số kỹ thuật của thiết bị mà tìm mua một chiếc thẻ nhớ cho phù hợpdd.
Cách chọn ba lô du lịch tốt nhất
Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Cách chọn ống kính cho máy ảnh kinh nghiệm
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu
Cách chọn mua máy tính bộ ưng ý nhất
Kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch
Nên mặc gì khi đi du lịch
Cách chọn cua biển ngon, mẩy
Sử dụng và bảo quản máy ảnh kts -
(ST)