Cách ăn dặm cho bé khỏe và thông minh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách ăn dặm cho bé khỏe và thông minh

19/04/2015 10:01 AM
609

Cách ăn dặm cho bé khỏe và thông minh. Thời điểm bắt đầu ăn dặm phụ thuộc tốc độ tăng cân của trẻ. Nếu bé 4 tháng tuổi tăng 200 g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức tăng trưởng này, bé cần được tập ăn dặm ngay vì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.




CÁCH ĂN DĂM CHO BÉ KHỎE MẠNH VÀ THÔNG MINH

Những điều cần biết về việc cho bé ăn dặm

Cần tập cho bé làm quen với thức ăn một cách từ từ.












Trong trường hợp trẻ đòi thức ăn khi nhìn mọi người ăn uống, có thể thử cho bé uống chút nước canh, nước cháo hoặc trái cây. Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng nhất. 

Các nhà nhi khoa cho biết, thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ ăn dặm là khi bé được 4-6 tháng tuổi. Không nên để đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi vì lúc này, bé đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đậm đặc khác sữa, cũng không quen với cách ăn bằng thìa. Khi này, việc tập cho bé ăn dặm sẽ rất khó khăn. Sau đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi về vấn đề ăn dặm:

1. Tập cho bé ăn dặm như thế nào?

Thực phẩm để tập ăn cần đơn giản, dễ làm. Bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là:

- Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.

- Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.

- Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.

- Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.

Đầu tiên, cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên tập lúc bé đói; sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no.

Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3-5 ngày mới chuyển sang thức khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để loại trừ.

2. Ǎn dặm bao nhiêu là đủ?

- Trẻ 4-6 tháng: Lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì đủ theo yêu cầu của bé.

- Từ 6 đến 9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.

- Từ 9 đến 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ǎn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ đường. Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé.

Nói chung, lượng ăn của mỗi bé khác nhau tùy theo khả năng tiêu hóa, hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn. Vì vậy, bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt.

3. Ǎn dặm như thế nào cho đủ chất?

Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây.

Khẩu phần ăn dặm của bé phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với nửa bát bột hay cháo (khoảng 100 ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.

Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên cho bé. Giữa các bữa ăn, bạn nên cho bé uống thêm 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết.

4. Có thể xảy ra những trục trặc nào ?

Bé chống cự lại, không chịu ăn: Hãy đổi qua một loại thức ăn khác, vì có thể bé không thích bột ngọt (bột sữa) mà lại thích ăn bột mặn (bột thịt, tôm...) hay ngược lại. Thay vì dùng thìa đút, bạn có thể lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho bé nuốt. Nếu không thành công, hãy tạm dừng 1-2 tuần sau rồi thử lại. Không nên ép bé.

- Bé đi tiêu hơi lỏng: Nếu bé vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe, bạn cứ an tâm cho bé tiếp tục ăn. Nếu bé đi tiêu nhiều nước và đi hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo nôn trớ, chướng bụng, bỏ bú... thì nên ngừng cho ăn ngay. Nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại như hướng dẫn trong những ngày đầu ăn dặm.

- Bé bị nổi mề đay, lác sữa... sau khi ăn trứng: Có thể do dị ứng trứng, nên tạm ngưng ăn trứng một thời gian (thay bằng sữa bột, tào phớ ở tháng đầu và cá, thịt, tép ở những tháng kế tiếp). Nên nấu trứng chín kỹ, không cho bé ăn “lòng đào”.

- Bé bị nghẹn, khó nuốt: Kiểm tra xem bột có quá đặc, quá lợn cợn không. Hãy làm loãng bột hơn với một ít nước chín, nước canh hay sữa; hoặc tán nhỏ thức ăn hơn nữa bằng thìa (có thể tán qua rây).

- Bé không muốn ăn: Có phải do bé chưa đói, bạn hãy chờ đến bữa ăn sau. Lúc đói hãy cho ăn, sau đó cho bú thêm ngay để bé đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng kẻo làm bé sợ ăn; vì việc tạo thói quen ăn uống quan trọng hơn việc phải ăn cho hết suất.

Cách nấu ăn dặm cho bé

Nhiều người mẹ thắc mắc: ‘Tôi nên nấu đồ ăn cho bé thế nào để giữ được nhiều nhất chất dinh dưỡng và mùi vị? Nấu ăn dặm làm sao để không mất chất?

Có rất nhiều cách để bạn đun nấu thức ăn dặm. Dưới đây là một số cách nấu nướng tốt nhất dành cho rau xanh, hoa quả và thịt ăn dặm.

Nấu ăn dặm Có rất nhiều cách để bạn đun nấu thức ăn dặm. Ảnh: internet

Nấu rau xanh và hoa quả

Nướng và hấp là hai phương pháp “hoàn hảo” do chất dinh dưỡng ít bị hao hụt. Cách tiếp theo là luộc. Một số thực phẩm phù hợp khi nướng là khoai lang, khoai tây; thậm chí là carrot và bí đao.

Nấu thịt

Nướng vẫn là cách giữ được nhiều dinh dưỡng trong thịt nhất. Nếu bạn rim hoặc luộc (nấu thịt cùng với chất lỏng, thường là nước lọc hoặc nước xương); sau đó, cho bé ăn cả nước và cả bã thịt thì cũng là cách hạn chế thất thoát dinh dưỡng có trong thịt.

Lưu ý: Nhiều người mẹ thích dùng lò vi sóng khi chuẩn bị thức ăn cho con. Tuy nhiên, theo cách chuyên gia dinh dưỡng, cách chế biến thức ăn dặm qua lò vi sóng vẫn đứng sau cách hấp và nướng.

Một số cách đun nấu thức ăn dặm

Dưới đây là những nét khác biệt cơ bản ở một số cách chế biến thức ăn dặm như hấp, luộc, dùng lò vi sóng… Qua đó, cha mẹ sẽ biết từng cách nấu có ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong thức ăn thế nào.

Hấp: Đây được coi là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn dặm. Nước ở nồi hấp sau đó có thể được dùng để cho vào máy xay trong quá trình bạn xay nhuyễn rau (củ, quả) hay thịt, cá cho con. Nhiệt độ càng cao và thức ăn càng được ngâm lâu trong nước thì càng dễ bị mất chất.

Luộc và hầm: Cách này không khoa học lắm vì nó khiến thực phẩm bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước và thời gian khi luộc (hầm). Nên dùng nước trong nồi luộc (hầm) trong quá trình xay nhuyễn thức ăn cho bé.

Nấu ăn dặm Bé đang tuổi ăn dặm, bạn cần phải biết cách nấu sao cho giữ được chất dinh dưỡng khi nấu. Ảnh: internet

Nướng và rang: Đây là hai phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Với lò nướng chuyên dụng, thịt (cá, hải sản) hay củ, quả có thể được làm chín, giúp bé dễ tiêu hóa và hạn chế tối đa sự mất chất.

Dùng lò vi sóng: Điểm bất lợi khi chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng là thực phẩm được nấu chín với số lượng nhỏ; nhiều chất dinh dưỡng bị mất do nhiệt độ cao. Tuy nhiên, mùi vị và giá trị dinh dưỡng trong hầu hết các loại rau xanh lại khá tốt khi được so sánh với một số phương pháp khác.

Số lượng chất dinh dưỡng bị phá hủy qua lò vi sóng phụ thuộc vào từng loại thức ăn. Một số loại lại giữ được chất tốt hơn dùng cách hấp (luộc) nhưng có loại lại mất khá nhiều chất; chẳng hạn, súp lơ xanh (bông cải xanh) là loại rau bị bay mất phần lớn chất dinh dưỡng nếu được nấu qua lò vi sóng.

Dùng nồi áp suất: Đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.

Rán: Hạn chế tối đa việc rán thức ăn dành cho bé. Bởi vì, rán thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe. Tốt nhất, bạn chỉ cần rán sơ qua đồ ăn nào đó với dầu olive rồi chuyển qua dùng phương pháp khác.

Nướng bằng than (như nướng chả): Thực phẩm sẽ được chín bằng than và nhiệt độ, có thể gây ra chất sinh ung thư. Các bé không nên ăn thức ăn được nướng than và ngay cả người lớn cũng cần được hạn chế.

Bạn đã biết cách cho trẻ ăn dặm đúng cách chưa?

Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
Khi nào cần cho trẻ ăn dặm?

bạn đã biết cách cho trẻ ăn dặm đúng cách chưa?

Ăn bổ sung (ăn dặm) là cho trẻ ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột g���o xay hoặc cháo xay nấu với thịt, trứng, rau.
Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng v��� số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.

Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, do vậy thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.
Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi trẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú hoặc mẹ có bệnh không cho con bú được.
Trẻ ăn dặm như thế nào?

bạn đã biết trẻ ăn dặm như thế nào chưa?

Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:
Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.
Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.
Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.
Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.



Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ

Bạn đã biết cách cho trẻ ăn dặm đúng cách?

Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).;
Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn.
Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.
Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.
Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo kem, kẹo que), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách

Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt cần:
• Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
• Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
• Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…
• Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.



Nguyên tắc 'vàng-xanh-đỏ' cho bé ăn dặm


Chọn lựa cho con ăn dặm theo phương pháp của các bà mẹ Nhật nhưng với kiến thức dinh dưỡng abc của mẹ thì việc nấu ăn cho con quả là vất vả và gian nan. Điều khiến mẹ suy nghĩ nhiều nhất là làm thế nào để bữa ăn của con đủ dinh dưỡng. Mẹ không mong muốn thành bác sĩ dinh dưỡng tại gia, chỉ với mong muốn cả nhà có sức khỏe, dẻo dai... thông qua những món ăn mẹ nấu.

Giúp mẹ hiểu rõ hơn về dinh dưỡng là mấy cuốn sách tiếng Nhật chi chít chữ và loằng ngoằng. Sau khi đọc, mẹ vỡ ra nhiều điều mà trước đây mẹ không hề biết. Cơ bản nhất là những thực phẩm cho bé con. Vàng, xanh, đỏ là những màu sắc cơ bản, mà cũng là cách đơn giản nhất để mẹ hiểu hơn về thực phẩm và dinh dưỡng.

Nguyên tắc 'vàng-xanh-đỏ' cho bé ăn dặm - 1

Việc nấu ăn cho con tuổi ăn dặm quả là vất vả và gian nan. (Ảnh minh họa)

* Vàng: tượng trưng cho nhóm năng lượng (エネルギー源) bao gồm các loại tinh bột như: gạo, bánh mỳ, các loại khoai và cả chuối nữa... Trong các thực phẩm này đều có chất đường (糖質) giúp cho não phát triển. Người Nhật đã chứng minh, nếu bữa sáng có nhiều chất đường thì khả năng làm việc linh hoạt và dẻo dai hơn, vì thế nên người Nhật ăn cơm trắng vào buổi sáng nhiều hơn là bánh mỳ, miến…

* Xanh: tượng trưng cho nhóm vitamin và khoáng chất (ビタミンとミネラル源): bao gồm các loại rau, hoa quả, các loại thực phẩm từ tảo biển…Nhóm này bổ sung các chất cho cơ thể, giúp chống lại bệnh tật.

* Đỏ: tượng trưng cho nhóm chất đạm và chất béo bao gồm các loại thịt cá, đậu, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc… Nhóm này giúp con người trưởng thành, phát triển cơ, da, tốt cho máu và giúp tăng cường các hoocmon thần kinh…

Cơ bản là thế, thế mà nhiều cái đơn giản làm mẹ rất ngạc nhiên, ví dụ trong nhóm vàng lại có chuối, thế thì hóa ra ăn 1 quả chuối cũng tương đương với ăn từng nào đó cơm? Hay là ăn khoai thay cơm cũng ok? Hay từ trước mẹ cứ tưởng khoai là nhóm vitamin, hay đậu cũng thuộc nhóm vitamin (vì người ta hay ăn chay bằng đậu mà)...

Có tí kiến thức trong tay, mẹ cố gắng áp dụng vào bữa ăn của Aichan, sao cho 1 bữa của con có cả 'vàng, xanh, đỏ'. Khi chưa đọc sách, có ngày mẹ cho Aichan ăn cơm với khoai… toàn nhóm năng lượng, nên kết quả là output của Aichan hôm sau đó là 'zero'. Từ lúc mẹ áp dụng nguyên tắc 'vàng, xanh đỏ'... output của Aichan đều đều, ngày 1 lần, chả phải lo lắng. Lúc nào không thấy output, mẹ lại tăng nhóm xanh nhiều hơn nhóm vàng, hoặc cho con ăn các loại nhuận tràng như: chuối, khoai lang... thế là lại ngon lành.

Một số thực đơn 'Vàng, Xanh, Đỏ' của Aichan:

Bữa sáng: cháo trắng 30g, bí đỏ + cá 30g, dâu xay 10g

Bữa chiều: cháo rau 25g, chuối, đậu xay

Hoặc: Bữa sáng: cháo bánh mỳ + khoai lang + sữa 60g, nước bưởi 10g

Bữa chiều: cháo khoai tây, củ cải xay, đậu, dâu xay

Hoặc: Bữa sáng: cháo thịt, cải bó xôi xay + sữa, táo xay

Bữa chiều: cháo cá xúp lơ, cà rốt + sữa chua, quýt.

Trên đây chỉ là chia sẻ nhỏ của mẹ Aichan, hi vọng sẽ giúp ích cho nhiều mẹ trong việc bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ tuổi ăn dặm.




Khi nào cho bé ăn dặm -
Cho bé ăn dặm đúng cách -
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Các món súp cho bé ăn dặm.
Ăn dặm kiểu Nhật Bản
Các món cho bé ăn dặm chế biến đơn giản,
Cho trẻ ăn dặm khi nào, và như thế nào -




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý