Thấp khớp (Rheumatoid Arthritis), hay còn gọi là bệnh phong thấp, là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn nhiễm). Dưới đây là các triệu chứng của bệnh thấp khớp.
Chứng bệnh tự miễn nhiễm là trình trạng hệ thống miễn dịch của cơthể hoạt động chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh của cơthể. Với bệnh thấp khớp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng chịu tấn công và bị tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THẤP KHỚP:
1. Độ tuổi: Theo thống kê có khoảng 1/2 số người từ 65 tuổi mắc bệnh viêm khớp, trong khi đó chỉ có 1 trong 250 trẻ em bị bệnh này.
2. Gien: Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
3. Giới tính: Các thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới, trong khi đó nữ giới lại dễ mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới.
4. Hút thuốc: Các nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và bệnh viêm khớp. Các nghiên cứu tại Thuỵ Điển đã chỉ ra rằng những người hút thuốc làm tăng 21% nguy cơ mắc viêm khớp.
5. Nghề nghiệp: Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng của bệnh thấp khớp và nghề nghiệp đã thấy rằng những người làm nghề sơn sửa móng tay chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc bệnh viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thụy Điển chỉ ra rằng những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh thấp khớp.
6. Chế độ ăn: Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vì thế cần điều chỉnh cân nặng hợp lý. Việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hoà, thiếu chất chống ôxy hóa, các vitamin và chất khoáng cần thiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THẤP KHỚP:
Người bị viêm khớp cảm thấy đau khớp ngay cả lúc nghỉ. Chỗ đau bị sưng và luôn tiết dịch ở bên trong. Khi cố sức cử động để làm việc càng thấy đau hơn. Buổi sáng khi mới ngủ dậy, thường cảm thấy cứng tay, cứng chân. Một lúc sau mới cử động dễ dàng hơn.
Người bị gỉ khớp thường chỉ đau khi lao động, đỡ đau khi nghỉ. Khi cử động các khớp có thể kêu răng rắc, đôi khi lên cơn đau vì bị viêm. Ngoài ra còn có các biểu hiện:
• Sốt nhẹ
• Uể oải và mệt mỏi
• Ăn uống không ngon miệng.
• Những khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.
• Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng..
• Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân, v.v…).
• Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp.
• Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài hơn 30 phút.
• Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu bất động trong một thời gian dài.
• Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.
ĐIỀU TRỊ BỆNH THẤP KHỚP:
Cần đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân bệnh. Bác sĩ thường yêu cầu đi chụp X-quang khớp và thử máu.
Bệnh viêm khớp có thể do khớp bị nhiễm trùng (bác sĩ có thể chích hút chất dịch ở khớp ra để xét nghiệm), do bị bệnh Gút, bệnh vẩy nến. Phụ nữ thường bị bệnh đa viêm khớp ở bàn tay và ở đầu gối, thường được chữa trị bằng thuốc chống viêm và các loại thuốc có corticoide. Ở đàn ông, hiện tượng đau khớp có thể xảy ra ở tay, đầu gối, cổ chcân và ở cả cột sống, thường được điều trị bằng các thuốc chống viêm, dầu xoa bóp ngâm nước có những tính chất nhất định.
Hiện tượng thoái hóa khớp ở đầu gối, hông, tay và cột xương sống thường được điều trị bằng Aspirine, thuốc chống viêm, cử động liệu pháp, các thuốc xoa bóp, ngâm nước biển, nước suối thích hợp.
Trường hợp bệnh nặng, có khả năng bị tàn tật do khớp đã bị hủy hoại nặng, cần phải mổ để thay thế bằng các khớp nhân tạo (khớp hông, khớp đầu gối).
Người ta sửdụng những phương pháp sau đây đểchữa trịcác triệu chứng thấp khớp:
• Vật lý trị liệu.
• Giảm cân.
• Liệu pháp nóng.
• Liệu pháp lạnh.
• Liệu pháp nghề nghiệp.
Cũng có thể sử dụng các loại dược phẩm để chữa trị bệnh thấp khớp. Một số loại dược phẩm thường dùng bao gồm:
• Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
• Corticosteroid
• Thuốc DMARD (thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh)
• Anti-cytokine (chống phân bào)
Các loại thuốc trên không chỉ chữa trị các triệu chứng, mà còn có thể hạn chế (kìm nén) hệ miễn dịch và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Điều trị bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần phải được giám sát bởi một bác sỹ chuyên điều trị thấp khớp.
Nếu biến dạng khớp xảy ra, thì bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để chữa trị.
NGƯỜI BỊ THẤP KHỚP NÊN ĂN GÌ
Những ngày thời tiết lạnh là cơ hội cho bệnh thấp khớp hoành hành. Bác sĩ Nguyễn Lân Đính – Chuyên gia dinh dưỡng – sẽ hướng dẫn những người không may bị căn bệnh này cách ăn uống để phòng và trị bệnh hiệu quả.
- Acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.
Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả: khớp bớt cứng và ít đau hơn.
Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: Cá hồi , cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Bên cạnh đó, dầu cá có thể loại bỏ tình trạng cứng khớp buổi sáng và làm giảm số lần đau khớp ở những bệnh nhân viêm khớp mạn tính.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, bổ sung dầu cá mỗi ngày có thể giúp nhanh lành các tổn thương dây chằng nhờ vào sự thúc đẩy hình thành các tế bào mới cho các vùng bị tổn thương và nhờ vào sự thúc đẩy nhanh sự tổng hợp chất tạo keo.
Tuy nhiên, bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá liều cao như trên vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đông máu (nhất là khi nhổ răng hay tiểu phẫu).
Acid béo hệ Omega-6 GLA: Là acid có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh các chất prostaglandin gây chứng viêm. Hai công trình nghiên cứu cũng đã cho kết quả hứa hẹn với liều 1-3g/ngày. Tuy nhiên, không dễ tìm ra nguồn GLA. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA, nhưng giá khá cao.
Ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400mg tảo khô (tên biệt dược Linaforce). Theo lời khuyên của Ripley Fox- những người đầu tiên giới thiệu tảo Spirulina cho Việt Nam, người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô mỗi ngày (tương đương 90mg acid GLA).
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH THẤP KHỚP HIỆU QUẢ
Tỏi là một gia vị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ có tác dụng trong việc tiêu hóa tốt, giảm cholesteron dư thừa trong máu. Tỏi giúp phòng chống các bệnh như cúm, sốt xuất huyết, tăng cường sức đề kháng. Ngoài những tác dụng trên tỏi còn có tác dụng trong việc giảm đau và kháng viên với các bệnh thấp khớp
Bệnh thấp khớp là gì?
Bệnh thấp khớp là chứng đau mỏi các khớp, cạnh mưa lạnh, ẩm thấp người bệnh càng đau nhiều hơn. Bệnh tái phát khi thay đổi thời tiết, đau âm ỉ kéo dài, có kèm theo các hiện tượng khác như: Rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ăn uống kém…
Phụ nữ sau khi mãn kinh mắc nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ béo phì cao gấp 5 lần so với những phụ nữ bình thường. Nguyên nhân do bệnh về động mạch vành, mạch máu thường bị co hẹp, dẫn tới tình trạng khó lưu thông máu.
Bệnh thấp khớp là một quá trình thoái hóa các khớp thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng đặc biệt đến các khớp chịu sức nặng của cơ thể như khớp liên đốt sống, khớp gối, khớp háng. Sụn khớp bị bào mòn, khô hoặc tiêu đi, để lộ đầu xương, sau đến bao khớp, dây chằng khớp cũng bị hư. Có sự phì đại xương ở các bờ khớp, tạo nên những gai xương. Những người béo có trọng lượng cơ thể quá cỡ dễ mắc chứng thấp khớp.
Các phương pháp chữa bệnh thấp khớp
+ Thông thường, ngoài việc uống thuốc trợ giúp, người bệnh nên tập những bài cử động chân nhẹ nhàng, xoa bóp điều hòa mạch máu và nên đi bộ 30phút/ngày.
+ Chế độ ăn uống phải đảm bảo dinh dưỡng hợp lý (nên ăn nhiều canh cua, cá, các loại thức ăn chứa nhiều chất canxi, sắt), tránh uống nhiều bia, rượu.
+ Tránh lạnh, ngâm nước muối ấm cho bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hòa là tốt nhất.
Lưu ý: Bệnh nhân không được tự dùng thuốc trị bệnh khớp vì một số trường hợp đã bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thậm chí tử vong do không khỏi ý kiến bác sĩ.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh thấp khớp
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh thấp khớp, dễ làm, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao:
+ Lá lốt:
- Lá lốt 20g, thiên niên kiệm 12g, gai tầm xoong 16g. Sắc với 400ml nước, còn 100ml nước, uống ngày 1 thang.
- Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cành dâu 20g, ngải cứu 10g. Tất cả sao qua, sắc mỗi ngày 1 thang, uống trong 4 đến 6 ngày liên tục.
+ Rượu tỏi:
- Tỏi khô 40g đã bóc vỏ. Thái nhỏ, cho vào lọ rửa sạch ngâm vào rượu gạo 45 độ, 100ml. Ngâm 15 ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ.
- Lúc đầu thì rược có màu trắng rồi sang màu vàng, đến ngày thứ 15 thì chuyển sang màu vàng nghệ. Uống 2 thìa nhỏ mỗi ngày vào sáng trước khi ăn và tối trước khi ngủ.
LÁ LỐT CHỮA THẤP KHỚP HIỆU QUẢ
Bài thuốc nam lành tính hay khác điều trị bệnh trĩ tại nhà thuốc nam An Dược !
Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một loại cây thảo sống dai, cao 30 – 40cm, mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu. Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, rộng, nhẵn, mép uốn lượn, đáy hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn độc ở kẽ lá. Quả mọng chứa một hạt. Cây ra hoa, có quả vào mùa thu, từ tháng 8 đến 10.
Lá lốt là một loại rau thơm gia vị rất quen thuộc của nhân dân ta. Ở nông thôn bà con ta trồng phổ biến lá lốt trong vườn nhà để làm gia vị, nấu thức ăn và làm thuốc. Nhiều món ăn thiếu lá lốt mất ngon, coi như không đủ gia vị. Nhiều nơi bà con ta dùng lá lốt phối hợp với thực phẩm khác chế biến thành những món ăn gần như đặc sản của địa phương, như món thịt bò xào lá lốt xứ Huế, miếng thịt nâu hồng vị ngọt cay, thơm nức mùi lá lốt, ăn nóng với cơm hoặc bún rất ngon. Ở miền Nam bà con ta cũng chuộng món lươn cuốn lá lốt, ăn thơm ngon, đậm đà, béo ngậy.
Ngoài giá trị làm thức ăn và gia vị, từ lâu đời lá lốt đã được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa thấp khớp và một số bệnh khác. Bộ phận được dùng làm thuốc là cả cây, thu hái lúc có hoa càng tốt.
Theo y học dân tộc, lá lốt vị cay, mùi thơm, tính rất ấm, có tác dụng trừ thấp, ấm bụng, tiêu thực, hạ khí trừ hôi tanh.
Theo nghiên cứu của bộ môn Trường đại học dược khoa Hà Nội, thành phần hoá học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu (tỷ lệ 0,57%), piperin, piperidin. Kết quả thực nghiệm trên sức vật cho thấy nước ép lá lốt, cao lá lốt tươi và cao lá lốt khô đều có tác dụng kháng sinh, chống viêm rõ rệt trên súc vật gây viêm thực nghiệm.
Theo nghiên cứu về kháng sinh thảo mộc của Viện y học dân tộc, lá lốt (giã dập) có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella typhi, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, C. diphteriae, D. pneumoniae, H. pertusis… Điều này phù hợp với thực tế sử dụng lá lốt chữa các bệnh thấo khớp, đau răng và nhiều bệnh viêm nhiễm khác của nhân dân ta.
Trong nhân dân ta, lá lốt được dùng chữa nhiều bệnh, chủ yếu là chữa thấp khớp, chân tay lạnh, tê bại, đau lưng, mỏi gối, đau răng, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy do phong hàn. Liều dùng mỗi ngày từ 8 – 12g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng tươi hay phơi khô.
Sau đây là một số bài thuốc dùng lá lốt chữa thấp khớp, đau răng:
1. Chữa thấp khớp, đau nhức xương:
Bài 1: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoọng 16g. Sắc với 400ml nước, uống ngày một thang.
Bài 2: Lá lốt (cả rễ và thân cây) 20g, dây đau xương 10g, rễ thầu dầu tía 10g.
Tất cả cắt ngắn, phơi khô, sắc với 600ml nước, còn lấy 200ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 7 – 8 ngày.
Bài 3: Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cành dâu 20g, cà gai leo 20g, ngải cứu 10g. Tất cả sao qua, sắc uống mỗi ngày một thang, trong 3 – 5 ngày liền.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Bé bị viêm khớp cấp
Bệnh thấp khớp nên ăn gì?
Cách điều trị bệnh thấp khớp
Thực phẩm tốt cho bệnh viêm khớp
(ST)