Việc lựa chọn ánh sáng cho khoảng không gian riêng tư trong nhà cần được quan tâm đúng mức nhằm tạo không khí thoải mái nhất cho người sử dụng. Chúng ta cùng tham khảo cách thiết kế ánh sáng trong phòng ngủ nhé!
Thiết kế ánh sáng cho phòng ngủ: Chuyện không nhỏ
Phòng ngủ là không gian riêng tư cần được thiết kế, trang trí mang đậm phong cách cá nhân, rất lôi cuốn, lãng mạn, hiện đại, hay một chút bốc lửa tùy vào sở thích của chủ nhân căn phòng. Nhưng với bất kỳ phong cách thiết kế phòng ngủ nào, ánh sáng cũng cần được chọn sao cho phù hợp và thắp sáng toàn bộ không gian khi màn đêm buông xuống.
Bạn đang băn khoăn khi chọn ánh sáng cho phòng ngủ chính hay phòng ngủ của trẻ, bài viết dưới đây xin đưa ra một vài gợi ý giúp bạn làm cho phòng ngủ nhà mình trở nên hấp dẫn hơn nhờ ánh sáng.
1. Ánh sáng cần phù hợp với chức năng phòng ngủ
Tùy thuộc vào diện tích và chức năng mà bạn muốn phòng ngủ mang lại, bạn chọn cách bố trí chiếu sáng cho phù hợp. Nếu bạn thường xem TV trên giường cùng với các bé, bạn có thể chọn đèn đầu giường hoặc đèn để bàn cạnh giường ngủ. Nếu bạn muốn phòng ngủ phải thật thư giãn, là nơi để bạn nghỉ ngơi sau một ngày mệt mỏi thì những bóng đèn được bố trí tại các vị trí hốc tường hay trần nhà có lẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất cho việc chiếu sáng phòng ngủ.
2. Nên bố trí ánh sáng theo chủ đề
Bạn nên lựa chọn ánh sáng phù hợp với theme phòng ngủ, để có thể làm nổi bật vẻ đẹp của căn phòng. Nếu bạn muốn một phòng ngủ thật lãng mạn, tốt nhất nên bố trí 2 bóng đèn treo tường ở 2 bên đầu giường. Nếu bạn muốn phòng ngủ mang lại ấn tượng sâu sắc, bạn nên chọn loại đèn treo nhiều ngọn được trang trí với chụp đèn pha lê tạo cảm giác ánh sáng rất bắt mắt, lộng lẫy.
Sau nhiệm vụ chiếu sáng cho căn phòng, làm rõ phong cách thiết kế phòng ngủ là nhiệm vụ thứ 2 của việc bố trí ánh sáng. Bạn có thể tham khảo những cách xử lý ánh sáng trên các trang tạp chí kiến trúc và lựa chọn phong cách chiếu sáng hợp lý cho căn phòng của mình.
3. Chiếu sáng trang trí
Chiếu sáng trong phòng ngủ cũng có tác dụng hỗ trợ trưng bày hoặc làm nổi bật các bức tranh treo tường, các bức tượng hay các chi tiết kiến trúc trong phòng. Tùy thuộc vào ý muốn chiếu sáng của bạn, ánh sáng sẽ được xử lý cho phù hợp với căn phòng để tạo sự hài hòa. Với phòng ngủ rộng, nên bố trí thêm các tranh ảnh nghệ thuật treo tường cùng với đèn hắt chiếu sáng kèm theo. Với tượng, hình điêu khắc, bạn nên dùng đèn để sàn hắt ánh sáng từ dưới lên nhằm tạo hiệu ứng thú vị cho thị giác.
4. Cần chú trọng đến việc chiếu sáng cho phòng ngủ trẻ
Trẻ nhỏ sẽ thấy yêu phòng ngủ của chúng hơn nếu bạn chọn thiết kế chiếu sáng theo sở thích của chúng. Bạn nên chọn các loại đèn chiếu sáng để đầu giường, nhưng cần bố trí cao, tránh hướng vào mắt trẻ gây chói. Đèn bàn cạnh giường là lựa chọn hoàn hảo để trẻ đọc sách trước khi đi ngủ. Nên chọn đèn ngủ có ánh sáng vừa phải, loại đèn này bạn có thể bố trí treo tường phía đầu giường, giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn. Để tránh trẻ đụng trực tiếp vào bóng đèn, bạn có thể chọn các loại đèn có gắn chụp đèn.
5. Chọn màu sắc ánh sáng phù hợp
Màu sắc ánh sáng trong phòng ngủ tốt nhất là nằm trong dải ánh sáng từ màu lạnh java đến màu hồng nhạt, với dải màu sắc này sẽ tạo cho phòng ngủ cảm giác bình yên, dễ chịu. Màu sắc của chụp đèn, ánh sáng bóng đèn làm tăng thêm vẻ đẹp tuyệt vời cho phòng ngủ, và cảm giác thư giãn khi bước chân vào phòng.
Chiếu sáng cho phòng ngủ vô cùng quan trọng để tạo sự thư giãn, giúp phục hồi sức lực sau một ngày lao động mệt mỏi. Bạn có thể sử dụng những gợi ý trên để mang đến cho phòng ngủ nhà mình một không gian chiếu sáng thật ấn tượng và lôi cuốn.
Tham khảo thêm những cách tuyệt vời để "lôi" ánh sáng tự nhiên vào nhà
Ánh sáng tự nhiên với những lợi ích thiết thực mà nó mang lại để tiết kiệm chi phí, hạn chế ẩm mốc, tốt cho sực khỏe... đang dần được mọi người quan tâm hơn khi thiết kế cho ngôi nhà của mình.
Ánh sáng tự nhiên mang lại những lợi ích không ngờ về mọi mặt trong cuộc sống của bạn.
Sử dụng giếng trời
Đây là cách làm hiệu quả nhất đối với những ngôi nhà nằm san sát nhau trong các khu dân cư chật chội hiện nay. Một khoảng không gian trên mái nhà được thay thế bằng lớp kính cường lực trong suốt hay dạng kính mờ là cách để bạn mở ra cánh cửa đón ánh nắng ấm áp cho ngôi nhà của mình.
Giếng trời là một giải pháp hiệu quả để mang ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Mở rộng các khung cửa
Khung cửa càng rộng thì lượng ánh sáng tự nhiên tràn vào nhà càng lớn. Chính vì thế, việc mở rộng những khung cửa sổ, cửa chính trong ngôi nhà của bạn là một cách làm khá đơn giản để làm sáng không gian.
Mở rộng các khung cửa sẽ cho không gian bên trong có được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.
Khác với những khung cửa sổ thông thường nằm cách nền nhà một khoảng khá lớn, cửa sổ sát đất với sự mở rộng tối đa của nó không chỉ tạo một tầm nhìn thông thoáng hơn mà còn mang đến không gian tươi sáng hơn cho những không gian kín đáo như bếp hay phóng ngủ.
Cửa sổ sát đất sẽ mở rộng thêm khoảng trống để ánh sáng có thể tự do vào nhà.
Mở ra một tầm nhìn rộng rãi và tươi sáng hơn.
Những tấm gương phản chiếu không chỉ đơn giản để soi mỗi ngày. Với sự sắp đặt hợp lý, việc sử dụng gương hợp lý sẽ giúp bạn tận dụng tốt hơn nguồn ánh sáng thiên nhiên sẵn có để chiếu sáng cho ngôi nhà của mình.
Một điều cần lưu ý khi dùng gương là việc không nên sử dụng quá nhiều gương trong cùng một phòng sẽ gây nên cảm giác rối cho không gian.
Sử dụng các vách ngăn bằng kính
Các vách ngăn, tường giữa các phòng thường chiếm một diện tích khá lớn và cảm trở ánh sáng tràn vào nhà. Thay vào đó, ở những vị trí không cần thiết phải có những bức tường kiên cố, bạn có thể thay vào đó những vách ngăn được làm bằng kính cường lực.
Lại không chiếm quá nhiều diện tích như những bức tường kiên cố.
Ngoài phòng ngủ và nhà vệ sinh cần sự kín đáo nhất định, thì đối với những không gian khác việc tạo ra những khoảng thông nhau lại mang đến những hiệu quả chiếu sáng khiến bạn thích thú.
Những khoảng không trong suốt bằng kính cũng là một giải pháp khá phổ biến hiện nay.
Sơn phòng ngủ màu tím nhạt
Sơn phòng ngủ màu xanh da trời hài hòa
Phong thủy cho phòng ngủ
Cách chọn rèm phòng ngủ đẹp cho bạn cảm giác ưng ý nhất
Mẫu thiết kế phòng ngủ cho trẻ em cực bắt mắt
(ST)