Chế biến cà chua đúng cách sẽ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên chỉ cần chế biến cà chua sai cách, có thể bạn sẽ 'rước họa vào thân'.
Cà chua là loại quả được sử dụng nhiều trong các bữa cơm hàng ngày. Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến với cà chua như đậu sốt cà chua, canh ngao chua nấu sấu... Việc chế biến cà chua đúng cách sẽ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, bởi cà chua có công dụng phục hồi thị lực, chống ung thưvà làm sáng da rất tốt. Tuy nhiên, nếu không nắm được những điều cấm kỵ khi chế biến cà chua, rất có thể bạn sẽ ''rước họa vào thân'' bởi những chất có hại sản sinh từ loại quả này.
Các chị em nội trợ khi nấu ăn, hãy bỏ túi ngay những mẹo này để không gặp phải những tai họa nghiêm trọng từ chính những quả cà chua nhé!
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Mặc dù cà chua và dưa chuột đều rất tốt cho sức khỏe, và thường được chị em sử dụng trong các món nộm, món salad... tuy nhiên trong dưa chuột lại chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong cà chua. Vì vậy nếu chế biến cà chua theo cách này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó đối với sức khỏe.
Không ăn cà chua trong khi đói: Cà chua cũng là một trong những thực phẩm không nên ăn khi đói, bởi trong cà chua chứa chất pectin và nhựa phenolic, nếu bạn ăn khi đói có thể gây phản ứng với axít, ảnh hưởng đến dạ dày. Nhiều người không biết thường hay ăn lúc đói dẫn đến tình trạng nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Tuyệt đối không nấu quá kỹ và không ăn lại cà chua đã chế biến: Đây cũng là một trong những điều cấm kỵ khi chế biến cà chua. Nếu nấu quá kỹ hoặc đun lại nhiêu lần sẽ làm mất chất dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó. Tốt nhất đối với những món ăn bạn nên cho cà chua vào sau để tránh bị mất chất.
Cấm kỵ cà chua nấu với khoai tây/khoai lang: Món khoai tây xào mà không có cà chua thì quả thực sẽ mất ngon. Tuy nhiên cách chế biến này lại hoàn toàn sai lầm bởi sự kết hợp giữa cà chua và khoai tây hoặc khoai lang có thể dẫn đến khó tiêu. Nếu những người có hệ tiêu hóa kém có thể bị tiêu chảy, đau bụng thậm chí rối loạn tiêu hóa.
Trước khi chế biến nên gọt vỏ cà chua: Nếu không gọt vỏ, chất axit tannic có trong vỏ cà chua khi vào cơ thể sẽ phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác nên chất kết tủa gây chướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy tốt nhất bạn nên gọt vỏ cà chua trước khi chế biến.
Không ăn cà chua thường xuyên: Mặc dù có công dụng chống lão hóa cho da, cung cấp lượng vitamin A, B6, C lớn, tuy nhiên trong cà chua lại chứa khá nhiều chất axit oxalic. Nếu ăn quá nhiều có thể gây sỏi thận hoặc bệnh trào ngược dạ dày.
Không nên ăn nhiều hạt cà chua: Nhiều người thường có thói quen để cả hạt khi nấu cà chua, tuy nhiên đây lại là điều cấm kỵ khi chế biến cà chua bởi cũng như hạt ớt, hạt ổi, hạt cà chua không tiêu hóa được trong đường ruột. Nếu ăn quá nhiều có thể gây viêm ruột thừa, đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì nên hạn chế ăn thực phẩm có hạt.
Không ăn cà chua xanh: Có thể bạn chưa biết nhưng cà chua xanh chứa nhiều alkaloid, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Khi cà chua chín đỏ thì các chất này sẽ giảm dần và biến mất. Vì vậy lời khuyên dành cho bạn đó là không nên ăn cà chua xanh nếu không muốn bị ngộ độc, buồn nôn, mệt mỏi.
Không nên ăn cà chua trước bữa ăn: Ăn cà chua trước bữa ăn có thể gây đau bụng, khó chịu, ợ nóng bởi trong cà chua chứa hàm lượng axit oxalic lớn có thể gây tăng hàm lượng axit dạ dày. Khi ăn cà chua sau bữa ăn, các axit này đã được pha trộn với thức ăn, do đó nồng độ đã giảm xuống mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi uống thuốc chống đông máu không nên ăn cà chua: Thành phần quả cà chua có chứa rất nhiều vitamin K.Trong khi đó vitamin K lại là chất xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu đang dùng thuốc chống đông máu, khôn g nên ăn cà chua nó sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12