Khi nhắc đến mùa hè Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay tới Hanabi (pháo hoa), cảnh bình minh, kem đá bào, và hẳn nhiên, không thể thiếu được hình ảnh của chiếc chuông gió (Furin) vô cùng long lanh, với những âm thanh độc đáo.
Lật lại những trang tranh truyện Doraemon, chúng mình rất dễ nhận ra những chiếc chuông gió luôn hiện hữu trong nhà của Nobita và các bạn. Tác gia Fujiko đã quá khéo trong việc lồng ghép văn hóa Nhật Bản qua từng trang vẽ. Vậy chiếc chuông gió ấy đóng vai trò như thế nào đối với người dân Nhật Bản?
Mục lục
A. Nguồn gốc lịch sử
B. Cấu tạo, hình dáng
C. Ý nghĩa
D. Các lễ hội truyền thống
A. Nguồn gốc lịch sử
Chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vào thế kỉ thứ 6, những chiếc chuông này được sử dụng rộng rãi tại các chùa chiền ở nơi đây. Sau này, chuông gió du nhập vào Trung Quốc. Tại Nhật Bản, chuông gió được du nhập vào khoảng thế kỷ XII. Chiếc chuông gió đầu tiên được sản xuất vào thời Edo. Ở Nhật Bản, điểm bán nhiều chuông gió Furin nhất là trước cổng đền Kawasaki-Daishi. Đây cũng là nơi tổ chức lễ hội chuông gió thường niên vào tuần thứ ba của tháng 7.
Tiền thân của furin được cho là một loại chuông có tên là Futaku (nghĩa là Chuông treo) đã từng được dùng trong chùa đạo Phật ở Trung Quốc và cũng có trong thời kỳ Kamakura (1912 – 1933). Nhiều người dân dưới thời Muromachi (Chiến quốc – 1336 đến 1573) đã thích nghe tiếng furin.
Thời Edo (1603 – 1867), những người bán rong để Furin ở trong những bao hàng vác trên vai đã khởi đầu cho sự lan truyền phong tục này trên khắp nước Nhật, thêm vào mùa hè Nhật Bản một nét quyến rũ đầy mê hoặc. Thật thú vị, mặc dù đến từng nhà chào hàng là chuyện đương nhiên với những người bán rong bình thường, nhưng những người bán furin không cần phải thế. Âm thanh dễ chịu của chuông gió thu hút sự chú ý của mọi người trong suốt hành trình. Người bán rong chuyển từ thị trấn này đến thị trấn khác, vì thế việc sử dụng Furin trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi. Chiếc chuông furin của thời kỳ Edo – gọi là Edo-Furin, được trang trí bằng họa tiết sơn đã trở thành đại diện cho chuông gió Nhật hiện đại.
Ngày nay, Furin không còn được chào đón như vậy bởi quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh tại Nhật. Tuy nhiên, âm thanh đặc biệt, không thể nhầm lẫn của những chiếc chuông vẫn luôn tượng trưng cho mùa hè cũng như báo hiệu một cơn gió nhẹ trong mùa oi nóng.
B. Cấu tạo, hình dáng
Tại Nhật Bản, nó khác xa hoàn toàn với nguyên bản trước kia. Cả chuông gió Nhật Bản và Trung Quốc có thể được làm từ các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như thủy tinh, kính, và các kim loại. Tuy nhiên, furin được làm chủ yếu là gốm sứ, kính, và các kim loại. Sử dụng những chất liệu này sẽ tạo ra âm thanh nhẹ nhàng, họ sẽ gắn một lưỡi treo vào trung tâm của chuông gió để tạo ra âm thanh nhẹ nhàng mỗi khi nó chuyển động.
Ngày nay, các nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản vẫn được tìm thấy trong furin. Các thiết kế điển hình nhất của furin là “kingyo” hoặc cá vàng. Trong thế kỷ 16, Nhật Bản nhập khẩu khá nhiều furin của Trung Quốc, người Nhật đã học được cách để làm giống chúng, và ngày nay có hơn 20 loại khác nhau của cá chép Nhật Bản. Mặt hàng này được Nhật Bản xuất khẩu hàng đầu tại Hoa Kỳ.
Chuông gió cũng có thể được làm nhỏ hơn để treo trên lò sưởi Nhật Bản được biết đến như là “irori”, chuông gió hình vuông có 4 chân mở. Dây để treo được gọi là “jizaikagi”. Kể từ khi các ngôi nhà đã trở nên hiện đại hơn, rất khó để tìm thấy irori và jizaikagi. Vì vậy, khi nhìn thấy chúng, nó gợi lại cho những người yêu thích chuông gió Nhật Bản rất nhiều nỗi nhớ.
So với các nước khác, chuông gió Nhật Bản đặc biệt hơn, bởi nó được làm bằng thủy tinh hình tròn như những trái lựu to. Những họa tiết liên quan đến thiên nhiên, cây cối, động vật và thần linh trên chuông được vẽ trong suốt và thêm một chiếc lá gió cầu may xinh xắn. Có nhiều cách trang trí trên chuông gió Furin trong suốt như hoa anh đào, chim hạc, cá vàng… Ngày nay, chuông gió Furin được làm với nhiều hình dáng như: đèn lồng, ngôi đền, chùa, chiếc ví, con cá… và được trang trí với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh lục, vàng, xanh lam, trắng… Mỗi màu sắc trên chuông gió Furin mang một ý nghĩa riêng theo chủ ý của người chế tác hoặc người tặng. Chẳng hạn, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời sáng soi, xua đuổi tà ma; màu xanh lam tượng trưng cho trời và biển, hai môi trường mà con người trên thế giới không thể thiếu. Màu xanh lục đại diện cho cây cối mang lại không khí trong lành và có nghĩa là sức khỏe, không bị ốm đau. Còn màu vàng là hình ảnh của mùa thu Nhật Bản với những cánh đồng lúa chín trĩu hạt vàng óng. Nếu bạn sở hữu furin màu vàng bạn sẽ không phải lo lắng về tài chính bởi lúa gạo là biểu trưng của tiền bạc. Quả chuông màu trắng hiện thân của màu áo cưới tinh khôi và là biểu tượng của may mắn… Ngoài ra, còn có rất nhiều cách trang trí trên chiếc Furin trong suốt như hoa anh đào, chim hạc, cá vàng…
Dưới mỗi chiếc chuông có treo một mảnh giấy, gọi là Tanzaku. Trên Tanzaku có thể là những lời chúc may mắn, cầu bình an, có thể là những bài thơ ngắn như thơ Hai-ku 17 âm tiết hoặc thơ Wa-ka 31 âm tiết.
Những câu thơ Haiku thường được viết đi kèm với chuông gió
Chuông gió Nhật Bản thường được làm bằng thủy tinh mỏng
Cũng có khi là lồng trong các hộp gỗ xinh xắn
Hoặc được làm bằng trúc giống ở Việt Nam
Furin kim loại có vẻ mạnh mẽ, thô ráp mà cũng rất tinh tế.
Với những chiếc furin làm bằng kim loại, thân chuông thường có màu xanh hoặc màu đồng.
Có cả Furin bằng tre nữa này.
Ở Nhật, Furin truyền thống được treo ở bên trong nhà, gần cửa sổ, hoặc ở phía ngoài, dưới mái hiên. Để đón gió và nâng cao tiếng rung tuyệt đẹp đó, mỗi chiếc Furin có một mảnh giấy cứng treo bên dưới.
Một chiếc chuông treo đầu gió.
Thời xa xưa, chuông gió thường được treo ở mái hiên của các ngôi chùa , nhằm xua đuổi tà ma. Sau đó, việc sử dụng chuông gió được phổ biến rộng rãi hơn. Ngày nay, người ta hay treo nó ở trước hiên nhà, cửa sổ, nơi có gió để chuông phát ra tiếng kêu.
Kích cỡ và kiểu thiết kế
Furin có nhiều kích cỡ và hình dáng vô cùng đa dạng . Bề mặt bên ngoài của chuông gió được sơn trang trí dựa vào các nét đặc trưng liên quan đến văn hoá Nhật Bản
Người Nhật đặc biệt yêu thích các họa tiết liên quan tới thiên nhiên, cây cối, động vật và thần linh, vì vậy họ cũng dùng những hình ảnh này để trang trí chiếc Furin.
Chiếc Furin thuỷ tinh truyền thống tương đối nhỏ về kích thước , 4 x5 cm hoặc 8 x 7 cm . Chúng thường được trang trí bằng hình ảnh cây cối và động vật như tú cầu, hoa hướng dương, cây thông, thỏ, rùa, ba ba, ếch, lươn, kingyo (cá vàng), con chuồn chuồn, …
Các mẫu thiết kế của Furin thay đổi liên tục từ đơn giản đến phức tạp. Furin có thể trong hình dạng của một chiếc đèn lồng, hình ngôi đền, ngôi chùa nhỏ , xô, cá, và các hình thù phong phú độc đáo khác. Hầu hết trong số chúng được làm bằng gang nhưng có Furin làm bằng gốm.
Furin có nhiều kích thước khác nhau từ 4 cm – 12 cm chiều rộng và 6 cm – 19 cm chiều cao
Những chiếc chuông gió độc đáo này chưa có tại Việt Nam nhỉ?
Chuông gió hình cá chép và chuông gió hình chú chim ngộ nghĩnh
Chuông gió mang đậm phong cách Nhật Bản
Búp bê Daruma cũng được đưa vào chuông gió
Họa tiết màu sắc sặc sỡ làm Furin trở nên sinh động hơn
Chuông gió Nhật Bản handmade
Ngày nay phần lớn chuông gió thủy tinh ở Nhật đều là những sản phẩm được sản xuất hàng loạt giá rẻ trong các nhà máy thủy tinh lớn. Và không còn thợ thủ công chế tạo những chiếc chuông gió thủy tinh Edo nữa ngoài nghệ nhân nổi tiếng Yoshiharu Shinohara. Hiện, ông đang truyền nghề lại cho người con trai cả của mình và nỗ lực “giữ lửa” nghề gia truyền bởi những chiếc chuông gió Edo “chính hiệu” phải là chiếc chuông được chế tác hoàn toàn thủ công từ công đoạn nung, thổi tạo hình và được vẽ các họa tiết từ trong lòng chiếc chuông. Chúng có vẻ đẹp và âm thanh tinh tế khác xa với những chiếc chuông công nghiệp khác.
Shinohara Edofurin là công ty do gia đình Shinohara quản lí qua 4 thế hệ. Khi ông Shinohara thổi nên một chiếc chuông gió thì trông rất dễ dàng. Nhưng khi thử thì ai cũng có thể nhận ra rằng thậm chí ngay từ bước đầu tiên làm nên một chiếc hình tròn cũng đã rất khó khăn rồi. Ông Shinohara giải thích rằng phải mất 3 năm cho một người học việc để thành thạo bước đầu tiên này và mất khoảng 10 năm để trở thành một bậc thầy thực thụ.
§ Một cái bình được gọi là “tsurubo” được đổ đẩy thủy tinh và đặt trong lò luyện rất nóng. Thủy tinh hóa lỏng và sau đó với một cây que, một lượng nhỏ thủy tinh được lấy nhân đôi và phồng lên bằng cách thổi trong que. Và đó là cách hình thành nên hình dáng chuông gió.
§ 2 bong bóng được hình thành; cái lớn hơn cho phần thân chính của furin và cái nhỏ hơn sẽ được bỏ đi để tạo nên lỗ hổng dưới đáy chuông gió.
§ Sau khoảng 20 phút, thủy tinh được làm lạnh để phần mép của lỗ hổng dưới đáy trở nên nhẵn mịn.
Những họa tiết được vẽ từ bên trong chuông gió, nhờ thế mà bên ngoài thủy tinh sáng bóng và những hình vẽ bên trong không bị phai đi dễ dàng khi chuông gió được treo ngoài trời, dưới gió và mưa.
Shinohara Edo furin sử dụng tổng cộng 8 thợ thủ công nam và nữ để tạo nên một bộ sưu tập lớn những chiếc chuông gió thủy tinh với những hình dạng và họa tiết khác nhau. Ngoài thời gian bận rộn trong mùa hè thì bạn có thể ghé thăm và làm những chiếc chuông gió cho riêng mình.
C. Ý nghĩa
Lịch sử chuông gió có từ 2000 năm trước, xuất phát từ Trung Quốc, nơi mà chúng được các thầy bói sử dụng để dự đoán tương lai một người dựa vào hướng gió và âm thanh của chuông. Chuông gió du nhập vào Nhật Bản cùng với Phật giáo, nó được đặt ở 4 góc chùa để bảo vệ người khỏi quỷ dữ. Chuông gió cũng được dùng trong các nghi lễ trừ tà vì người ta tin rằng âm thanh tiếng chuông có thể đuổi linh hồn quỷ dữ đi chỗ khác. Chuông gió cũng được coi là một vật bảo vệ chống lại các thảm họa tự nhiên khi các cư dân ở gần một ngôi đền cảm thấy được bảo vệ khi nghe những âm thanh của tiếng chuông. Trong suốt thời Kamakura (1185-1333) giới quý tộc Nhật đã từng treo những chiếc furin trên cửa để ngăn chặn “Yakubyougami”, 1 con quỷ được cho là mang đến bệnh tật và thảm họa, đột nhập vào phòng.
Chuông gió có mặt trên khắp thế giới, và có một vai trò quan trọng, như là một bùa hộ mệnh. Và hình ảnh Furin treo dưới hiên nhà, đem đến một nét mát mẻ giữa mùa hè, đã trở thành phong tục. Chuông gió còn được coi là biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Á châu và được dùng trong phong thủy như một thứ bùa cầu may.
Khi tặng Furin làm quà, người ta thường viết lên trên mảnh giấy, thật ngắn gọn, xúc tích, những lời nhắn, lời chúc đến người nhận. Chính chiếc chuông gió đã là đóng vai trò là một lời chúc rất ý nghĩa rồi!
Những chiếc Furin treo trong chùa với rất nhiều lời chúc ghi trên mảnh giấy bên dưới
Chuông gió trở thành một biểu tượng cho nền văn hóa của đất nước Phù Tang
Khi nghe tiếng Furin, ngắm chiếc Furin nhẹ nhàng đung đưa trong làn gió thoảng, cảm giác ấy đến với ta nhẹ nhàng, thoải mái rất riêng, và khó miêu tả nổi. Những chiếc chuông mang hình động vật, vẫn thường gây cảm hứng cho các nghệ nhân khi sáng tác hình dạng của Furin và tạo ra một mối tương quan mạnh mẽ với môi trường tự nhiên.
Người Nhật tin tưởng rằng âm thanh leng keng của những chiếc chuông gió có thể xoa dịu cái nóng của trưa hè, kích thích thính giác, và có thể gọi gió đến vào những buổi trưa hè nóng bức.
Ngoài ý nghĩa là vật trang trí dùng để tạo ra tiếng kêu vui tai, chiếc chuông gió còn được coi là mang lại cảm giác bình an cho gia chủ.
Trong phong thủy: Phong linh hóa giải hung khí và mang lại điều an lành cho ngôi nhà. Tuy nhỏ bé nhưng tác dụng của chuông gió là vô cùng kỳ diệu và không thể kể hết được.
Nó có tác dụng tiêu tán, hoá giải hung khí án ngữ hoặc chiếu đến vị trí nào đó trong không gian. Treo chuông gió để hoá giải hung khí, biến hung thành cát. Đem lại cát khí, sự an lành và may mắn khi căn nhà, văn phòng hoặc cơ sở không may bị phạm những cấm kỵ Treo chuông gió để hoá giải hung khí, biến hung thành cát. Đem lại cát khí, sự an lành và may mắn khi căn nhà, văn phòng hoặc cơ sở không may bị phạm những cấm kỵ. Nếu bạn thử treo một chiếc trong căn hộ của bạn, bạn sẽ thấy những tác dụng của nó. Nên treo ở giữa nhà hoặc trước cửa ra vào, cửa sổ ở hướng xấu của căn nhà, nếu treo chỗ có gió thì càng tốt vì âm thanh chuông gió phát ra sẽ có tác dụng hoá giải khí xấu rất hiệu quả. Tượng trưng cho sự may mắn,thuận lợi. Phong linh là hồn của gió, là sự hiệp hòa giữa chuông và gió để tạo nên một âm điệu của đất trời cỏ cây, của âm dương nhật nguyệt. Phong linh còn thể hiện sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên – hài hòa giữa con người với đất trời. Trong tình yêu phong linh mang thông điệp là “anh sẽ mãi mãi bên em”.
Phong linh và truyền thuyết về tình yêu thì chiếc chuông gió sẽ gắn kết tình yêu hai người mãi mãi, khi một người trong hai người lạc mất nhau, người con gái sẽ rung lên từng hồi chuông để chỉ đường dẫn lối cho người con trai trở về. Nếu một ai đó mang tặng bạn một chiếc phong linh thì có nghĩa là người đó chúc bạn luôn vui vẻ và gặp may mắn.
Muốn tăng cường những thuận lợi về mặt quan hệ xã hội, bạn hãy treo chuông gió gồm hai hoặc chín thanh bằng pha lê hoặc gốm sứ ở góc Tây Nam của phòng khách, nhưng không áp dụng phương pháp này trong phòng ngủ hoặc phòng học. Ngoài ra, để thu hút những người có nhiều ảnh hưởng, bạn nên treo chuông gió có sáu hoặc tám thanh kim loại ở góc Tây Bắc của phòng khách: 1) Thứ nhất chuông gió theo quan niệm tâm linh thì nó giúp xua đuổi tà ma và đem lại may mắn cho chủ nhân. 2) Thứ hai trong tình yêu khi người con gái (con trai) nhận được chiếc chuông gió và treo nó lên nơi hướng về ánh sáng và có nhiều gió nhất khi nó phát ra âm thanh thì nó là bản nhạc của tình yêu và ý của người tặng đó là anh sẽ luôn bên em (hay em sẽ luôn bên anh). Ngoài ra theo quan niệm của phương đông và truyền thuyết về tình yêu thì chiếc chuông gió sẽ gắn kết tình yêu hai người mãi mãi khi một người trong hai người lạc mất nhau người con gái sẽ rung lên từng hồi chuông để chỉ đường dẫn lối cho người con trai trở về. Âm thanh mềm mại du dương của những chiếc chuông gió Nhật Bản, với tên gọi furin, nâng đỡ tinh thần và xoa dịu tâm hồn con người. Ở Nhật, furin truyền thống được treo ở bên trong nhà, gần cửa sổ, hoặc ở phía ngoài, dưới mái hiên. Để đón gió và nâng cao tiếng rung tuyệt đẹp đó, mỗi chiếc furin có một mảnh giấy cứng treo bên dưới. Khi tặng furin làm quà, người ta thường viết lên trên mảnh giấy, thật ngắn gọn, súc tích, những lời nhắn, lời chúc đến người nhận.
D. Các lễ hội truyền thống
Để giữ gìn các nét truyền thống xưa, hội chợ furin được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 7 tại đền Kawasaki Daishi ở Tokyo. Đây là lễ hội thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước, cũng như hàng trăm loại furin độc đáo. Trên 800 loại chuông gió với khoảng 30.000 chiếc đủ màu sắc, hình dáng từ khắp nơi trên đất nước được mang ra triển lãm và bày bán.
Nhưng không phải trong lễ hội này, tất cả các ngôi nhà đều có thể tận hưởng những âm thanh của furin. Những ngôi nhà bé không có đủ không gian cho một khu vườn, và họ tránh treo chuông để tránh ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác.
Một “rừng” chuông gió tại lễ hội Furin Matsuri
Hình ảnh những chiếc Furin sặc sỡ tại buổi lễ.
Thời gian gần đây, tại Nhật Bản phát triển một loại hình âm nhạc mới, sử dụng Furin làm nhạc cụ chính. Đây là một cách rất hay để gìn giữ biểu tượng cổ truyền này của đất nước Mặt trời mọc.
Dàn nhạc Furin.
*Furin Ichi (风铃市)_ Hội chợ chuông gió
Furin Ichi là một ngày hội đặc sắc tổ chức vào mùa hè tại đền Kawasaki-Daishi (川崎大师) , ở tỉnh Kanagawa. Đó là hội chợ về Furin lớn nhất Nhật Bản . Sự kiện diễn ra trong vòng 4 đến 5 ngày , vào tuần thứ ba của tháng Bảy.
Những chiếc chuông gió từ khắp nơi trên đất nước được bày bán và triển lãm . Khoảng 650-900 loại chuông gió và 25,000-32,000 chiếc chuông gió từ 47 tỉnh thành đã được bày bán từ những hội chợ trước đó.
Hội chợ chuông gió Kawasaki-Daishi đã trở thành một sự kiện văn hoá nổi tiếng trong mùa hè . Trong những năm qua đã thu hút hơn 200,000-300,000 khách du lịch trong và ngoài nước, đứng thứ hai của Nhật Bản về số lượng khách du lịch cao nhất, sau khi nghi lễ năm mới.
Kết
Chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vào thế kỉ thứ 6, những chiếc chuông này được sử dụng rộng rãi tại các chùa chiền ở nơi đây. Sau này, chuông gió du nhập vào Trung Quốc. Tại Nhật Bản, chuông gió xuất hiện từ thời Edo và có tên gọi là Furin. Chuông gió còn được coi là biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Á châu và được dùng trong phong thủy như một thứ bùa cầu may.
Chuông gió không chỉ làm bằng đồng, sắt hay thanh tre mà bằng rất nhiều vật liệu khác nhau. Nhưng đặt biệt đối với người dân Nhật Bản thì Chuông gió(風鈴 -furin) làm bằng thủy tinh lại là biểu tượng không thể thiếu của mùa hè với âm thanh trong trẻo, tinh tế cũng như màu sắc lung linh dưới ánh nắng hay dưới ánh đèn trước hiên nhà hoặc bên cửa sổ.
Những chiếc chuông gió xinh xắn nhẹ nhàng đung đưa trong làn gió thoảng là hình ảnh tượng trưng cho mùa hè ở Nhật Bản. Vào những buổi trưa tiết trời oi ả, người Nhật có thói quen ngồi hóng mát ngoài hiên nhà và lắng nghe âm thanh trong trẻo của chiếc phong linh đung đưa trước gió. Âm thanh mềm mại du dương nâng đỡ tinh thần và xoa dịu tâm hồn con người. , cảm giác ấy đến với ta nhẹ nhàng, thoải mái rất riêng, và khó miêu tả nổi.
Chuông gió còn tượng trưng cho sự may mắn,thuận lợi. Phong linh là hồn của gió, là sự hiệp hòa giữa chuông và gió để tạo nên một âm điệu của đất trời cỏ cây, của âm dương nhật nguyệt.
Nếu một ai đó mang tặng bạn một chiếc Furin thì có nghĩa là người đó chúc bạn luôn vui vẻ và gặp may mắn… Hãy viết tặng cho người mình yêu quý… Hãy gửi lời yêu theo gió những lời chúc, những mong ước thật đẹp nhé…