ĐẶC ĐIỂM, KỸ THUẬT NUÔI CÁ XIÊM
1. Nguồn gốc : Thái Lan, Campuchia, Việt Nam
2. Chăm sóc: môi trường nước tốt nhất để nuôi cá xiêm là nước mềm, ẩm độ vừa độ PH trung tính hoặc nhẹ. Đây là loại cá thích mặt nước tĩnh nên các thiết bị lọc và thổi oxy kg thích hợp. Cá xiêm lúc còn nhỏ có thể nuôi chung nhưng khi đã trưởng thành thường bộc lộ tính hung hăng, thích đấu đá lẫn nhau gây rách đuôi và các vết thương trên cơ thể trông rất xấu. Vì thế, khi cá xiêm đã trưởng thành phải tách riêng các con đực nuôi trong những hũ thuỷ tinh và chặn giấy lại để tránh cá nhìn thấy nhau mà đá vào hũ bị hư mỏ. Tuy nhiên các con mái có thể nuôi chung trong một hồ vì chúng chỉ đuổi nhau chứ không đá nhau tơi bời hư các con đực
3. Thức ăn : trong thiên nhiên cá xiêm ăn hầu hết tất cả các loại côn trùng nhỏ và ấu trùng. Chúng được trời ban cho cái miệng quay ngược lên tren nên rất thuận lợi để đớp con mồi xấu số rơi xuống nước. Hệ thống tiêu hoá của cá xiêm được cấu tạo để dành cho việc nghiền thịt nên ống tiêu hoá của chúng ngắn hơn loài cá ăn thực vật. Vì thế cá xiêm rất thích ăn mồi sống như : lăng quăng, trùn chỉ, bobo.....thế nhưng khi phải sống trong môi trường nuôi nhốt, cá cũng thích nghi một cách khôn ngoan khi chấp nhận các loại thức ăn đông lạnh như tim bò cay nhuyễn, các loại thức ăn viên nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn cho cá ấn thức ăn viên thì phải bổ sung thêm thức ăn sống hoặc đông lạnh để ác có đầy đủ sức khoẻ và duy trì bản năng hoang dã.
4. Khi mua cá về: trước khi bạn cho cá vào nơi ớt mới khi mang cá về từ tiệm bán cá kiểng thì nhớ là phải cho bịch đựng cá vào trong chậu thủy tinh mà bạn sẽ thả ở nhà cho ác làm quen trong khoản 15 phút, sau đó cho một ít nước trong chậu vào trong bịch cho ác quen dần với nhiệt độ và điều kiện của nước ở nơi ở mới. Một điều bạn nên nhớ là không sử dụng lại nước trong bịch vì khi bạn thường thấy, nước tại các tiệm cá kiểng dành cho các loại cá đá thường không sạch vì ít khi được thay bởi nhiều người cho rằng cá xiêm chịu được nguồn nước như vậy. Sau 15 phút bạn bắt cá ra và cho ác vào ngôi nhà mới, sau đó cho ác ăn một ít và để ác nghỉ ngơi cho lại sức và cũng để quen với môi trường xung quanh.
5. Sinh sản : cá xiêm có tuổi thọ khá ngắn, trung bình khoản 2 năm. Cá dưới 1 năm và trên 6 tháng là thời gian cho sinh sản tốt nhất với các tiêu chuẩn như sau :
- Cá đực : càng lớn càng tốt, màu sắc thật đậm, vẩy thật dày, đuôi bụng và lưng xoè rất rộng, không dị tật, cực kỳ hung hăng và nhả bọt liên tục lên trên mặt nước.
- Cá mái: to con màu sắc đậm phùng mang lại mỗi khi gặp cá trống là tốt nhất, tren mình cá không bị thương tích, bụng căng đầy trứng có màu vàng và phía dưới hậu môn lồ ra một cái trứng nhỏ màu trắng cho thấy cá đã bắt đầu tới thời kỳ sinh sản.
- Chuẩn bị chỗ đẻ: bạn có thể lấy một chậu hoa nhỏ cho vào đó một vào lá trầu bà cho ác trống nhả bọt và phim trứng vào đó, lấy 1/2 miếng gáo dừa để làm chỗ cho ác mái nấp. Trong thời gian này bạn để 2 hũ thủy tinh trong đó có cá mái và cá trống sát lại nhau khoảng 2 ngày cho chúng quen nhau. Sau đó trước khi cho 2 con vào chậu hoa bạn cho cả 2 ăn thật no vì trong thời gian cá đẻ không nên can thiệp bất cứ hành động nào và bơi cá đẻ phải đậy khá kín chỉ chừa một ít chỗ cho cá thở. Sau khoản một ngày con đực rượt đuổi con mái và tạo ra tổ bọt, cả 2 con màu sắc đậm đen bắt đầu cuộn tròn lấy nhau dưới lớp bọt khí và cá mái đẻ ra một loạt trứng cá trống bơi theo nhặt và phun lên lớp bọt khí đó. Sau kho quan sát thấy cá mái đẻ hết vớt cá mái ra vì lúc này cá trống rất hung dữ có thể cắn chết cá mái cá trống tiếp tục chăm sóc tổ trứng 2 ngày sau trứng sẽ nở. Cá con trong 3 ngày đầu không ăn gì vì cá con chưa tiêu thụ hết cái bọc nhỏ dưới bụng sau đó cho cá con ăn con thảo trùng vì lúc này cá con rất nhỏ không ăn bobo được mỗi ngày cho ăn khoản 3 muỗng cà phê vì cho ăn nhiều sẽ dơ nước khi cá co 1 tuân thì có thể cho ăn Bo Bo và 10 ngày vớt cá trống ra dưỡng ....