Lâu nay chúng ta vẫn nhắc đến cụm từ “ nóng trong người” nhưng chúng ta lại vẫn thường nghĩ đây là triệu chứng do thời tiết hoặc ăn đồ cay nóng nên mới gây ra chứng nóng trong người. Nhưng lại có nhiều người cho rằng, nóng trong người là do gan bị tổn thương, gan bị nhiễm bệnh.
Nguyên nhân gây ra nóng trong người
Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì có nhiều bệnh nhân mắc chứng nóng trong người nhầm tưởng rằng thời tiết nắng nóng là nguyên nhân gây ra chứng nóng trong người. Vậy làm sao có thể lý giải được khi thời tiết mát mẻ mà cơ thể vẫn không ngừng “bốc hỏa”, mụn nhọt vẫn không ngừng nổi. Thực tế, tình trạng “nóng trong người” kéo dài là do các độc tố và nhiệt độc không được đào thải ra ngoài, tích tụ lâu ngày trong cơ thể sinh ra nhiều bệnh tật.
Trong cơ thể gan chính là cơ quan đầu tiên đào thải các chất độc hại cho cơ thể, đây cũng là cơ quan đầu tiên trong cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa, do đó, nếu như lượng lượng độc tố xâm nhập vào cơ thể quá lớn khiến gan không đào thải kịp hoặc chức năng gan suy giảm do phải làm việc quá tải trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận biết như:
Nóng trong người, da khô và nóng, miệng háo khát, tiểu tiện ít và nóng, nước tiểu vàng, đại tiện bí táo: Nguyên nhân do nhiệt độc tích tụ trong cơ thể, hao tổn tân dịch, cơ thể bị mất nước quá nhiều khiến trong người luôn có cảm giác khô táo.
Mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay, dị ứng: Khi khả năng giải độc của gan bị suy giảm gây ứ đọng các độc tố trong cơ thể, những độc tố này gây kích ứng da, tạo điều kiện thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đây.
Dễ bị nhiễm trùng: Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.
Khuyên bệnh nhân
Bệnh nhân mắc chứng bệnh nóng trong người chính là do chức năng đào thải các chất độc hại của gan kém đi, do đó, các bác sĩ chuyên gan khuyên bệnh nhân nên có những biện pháp cân đối lại cách sinh hoạt cũng như vấn đề ăn uống của người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp mà các bác sĩ chuyên gan cung cấp cho bệnh nhân:
Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế thực phẩm giàu năng lượng, nên lựa chọn các món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, có tính mát như mướp đắng, bí đao, ngó sen, rau má, rau diếp cá…Đặc biệt, không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và đồ uống có chứa cồn.
Chế độ sinh hoạt: Không nên thức quá khuya, sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp gan cũng như các cơ quan khác trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
Viên uống thảo dược: Những người thường xuyên có cảm giác “nóng trong người”, hay bị mụn nhọt, mẩn ngứa nên bổ sung hàng ngày các dạng viên uống thảo dược. Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý bệnh nhân, những triệu chứng của bệnh nóng gan cũng có thể là người bệnh mắc các bệnh lý về gan khác nên khi sử dụng thuốc thì bệnh nhân cũng nên lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc bừa bãi mà nên tiến hành khám và chẩn đoán bệnh thì mới nên sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ.