Những lưu ý trong khâu làm bánh để giúp bảo quản bánh chưng được lâu
Muốn bánh chưng dùng được lâu, ngay từ khi sơ chế nguyên liệu, luộc và gói bánh bạn cũng cần cẩn thận. Bạn nên chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) rồi ngâm lá vào nước cho mềm, rửa sạch hai mặt lá và để ráo nước. Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân lá cho lá mềm để dễ gói.
Bảo quản bánh chưng đúng cách sẽ giữ bánh chưng không bị mốc và vẫn giữ được hương vị.
Bạn nên chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) rồi ngâm lá vào nước cho mềm, rửa sạch hai mặt lá và để ráo nước. Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân lá cho lá mềm để dễ gói. Sau khi luộc xong, vớt bánh chưng ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ.
Sau khi hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản. Cần treo bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu.
Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh để bánh không bị hỏng
Muốn bảo quản tốt bánh chưng, bạn nên bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh. Trong quá trình bảo quản bánh chưng, cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại.
Mỗi lần ăn nên làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu hoặc mỡ) vào khẩu phần ăn trong dịp Tết, sẽ không có lợi cho sức khoẻ nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.
Khi bánh chưng đã bị mốc, bạn cũng chớ tiếc rẻ mà nên bỏ đi. Ăn bánh chưng mốc sẽ có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người.