Mẹo vặt chữa suy nhược cơ thể đơn giản, hiệu quả. "Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,đau đầu, ù tai, thần sắc kém, không muốn làm việc, ăn kém, ngủ kém… là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn bị suy nhược”.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Nguyên nhân có thể định lượng rõ ràng như: Thiếu máu thiếu sắt; Hạ đường huyết; Nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân; Suy giảm miễn dịch; Thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận; Huyết áp thấp mạn tính….
Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được: do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus.
Thực tế, đa số trường hợp, suy nhược cơ thể không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào.
Những yếu tố khởi phát của tình trạng này có thể là do những vẫn đề gặp phải ở cơ quan, gia đình, xã hội, sự thiếu hụt dưỡng chất trong thời kỳ phát triển của trẻ em, người già yếu, người vận động nhiều, hay phụ nữ thời kỳ có thai và cho con bú.
Sự căng thẳng kéo dài này sẽ sinh ra mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài sẽ làm bạn mắc chứng suy nhược mà đôi khi bạn dễ dàng bỏ qua triệu chứng này.
Biểu hiện của suy nhược cơ thể
Triệu chứng đầu tiên là mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt, thần sắc kém, thiếu nhiệt huyết. Tiếp đó là rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, cơ thể suy kiệt mau chóng không chủ động trong các sinh hoạt hằng ngày. Cuối cùng, khi nhịp sinh học bị thay đổi, cơ thể rơi vào tình trạng không kiểm soát được công việc.
Dinh dưỡng - Yếu tố then chốt khi cơ thể bị rơi vào tình trạng suy nhược?
Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý và khoa học là cách để nhanh chóng lấy lại sức khỏe:
Thực đơn ăn uống cần có thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn… và lưu ý tuyệt đối không được bỏ bữa.
Bên cạnh đó nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng năng lượng cao để phục hồi sức khỏe. Cần đặc biệt lưu ý không chỉ bổ sung vitamin, khoáng chất mà còn kết hợp bổ sung acid amin trong thời kỳ này.
“Não bộ luôn cần acid amin là chất dẫn truyền thần kinh giúp não bộ hưng phấn, giúp cho tinh thần vui vẻ, thoải mái và giữ được sự bình tĩnh”, PGS.TS. Trần Đình Toán - Trưởng khoa dinh dưỡng BV Hữu Nghịcho biết thêm.
Trong lúc cơ thể suy kiệt hệ tiêu hóa sẽ làm việc kém hiệu quả, dễ bị dị ứng. Vì vậy nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, ít chất béo bão hòa có hại như đậu nành.
Người suy nhược cơ thể nên ăn gì?
Suy nhược cơ thể thường xảy ra ở người lao động nặng hoặc người mắc nhiều bệnh mạn tính dẫn đến ăn uống nhiều, mà cơ thể không hấp thu tốt, tiêu hóa kém, mệt mỏi ...
Suy nhược cơ thể thường xảy ra ở người lao động nặng hoặc người mắc nhiều bệnh mạn tính dẫn đến ăn uống nhiều mà cơ thể không hấp thu tốt, tiêu hóa kém, người luôn mệt mỏi, gầy gò, sợ lao động, lúc nào cũng như người tụt huyết áp. Ngoài chế độ nghỉ ngơi, bệnh nhân nên lựa chọn những món ăn mau phục hồi sức khoẻ.
Chè long nhãn.
Cháo bột hạt súng: Hạt súng (khiếm thực) 100g, gạo tẻ 50g nấu nhừ thêm muối gia vị vừa đủ ăn. Tác dụng: Bổ tỳ, thận, sáp tinh, trừ thấp... ăn thích hợp người tỳ hư đại tiện lỏng, ăn ngủ kém, nam giới hay di tinh mộng tinh, tiểu tiện không tự chủ, nữ giới bị khí hư bạch đới, người già mắt yếu, tai nghe kém.
Cháo củ cải: Củ cải gọt vỏ thái nhỏ, 100g, gạo tẻ 50g, thêm vài lát cà rốt nấu nhừ gia vị vừa đủ ăn. Tác dụng: Tiêu thực, mát phế, tiêu đờm, giải độc, dưỡng huyết... ăn thích hợp chứng bụng đầy chậm tiêu, phế nhiệt ho đàm tức ngực, sỏi thận, sạn mật... Tài liệu gần đây cho rằng, củ cải tăng khả năng đào thải thức ăn dư thừa tồn đọng trong cơ thể.
Cháo lươn: Lươn làm sạch bỏ ruột luộc lấy thịt 100g, gạo ngon 100g nấu cháo thêm gia vị vừa đủ ăn nóng. Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp... ăn rất tốt cho người suy nhược mới ốm dậy, phong thấp đau nhức, kiết lỵ, trĩ táo bón, tiêu hóa kém, phụ nữ ra huyết trắng.
Chè long nhãn: Những người môi nhợt, ăn ngủ kém, do tâm khí hư... phép trị bổ tâm an thần, bổ khí dưỡng huyết. Long nhãn 50g, hạt sen 30g, táo đỏ 20g nấu chè ăn... Ngoài ra, nên ăn chất đạm từ thực vật như đậu đỏ, hà lan, đậu nành, chất béo thực vật như dầu mè, đậu nành, lạc, ngô, ô liêu, mỡ cá, rau củ nên ăn bí đỏ, cà rốt, hành, hẹ, kiệu, rau mùi, thì là, các loại rau thơm... Các loại cá hồi, trai, ngao, sò, hến, tim heo, hoặc tim bò dê, đều là món ăn tốt cho tâm.
Đậu đỏ chống suy nhược cơ thể
Đậu đỏ là một trong những thực phẩm thuộc họ đậu có tác dụng tăng lực và chống suy nhược cơ thể rất tốt.
Đậu đỏ là một trong những thực phẩm thuộc họ đậu có tác dụng tăng lực và chống suy nhược cơ thể rất tốt. Ảnh: internet
Đậu đỏ tên chữ Hán là "Xích tiểu đậu" hay "Xích đậu". Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình không độc, trị được cả chứng mụn lở, đi tả, đau buốt cơ thể, đái tháo, nôn mửa, có tác dụng bổ huyết và lợi tiểu, là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh thiếu máu. Những người thiếu máu không dám ăn gan lợn nhưng đậu đỏ khắc phục được điều đó.
Từ đậu đỏ có thể chế ra nhiều món khác nhau tùy theo khẩu vị như hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn thay được cơm hoặc trái đậu non luộc ăn.
Thời cổ đại, phụ nữ trước khi sinh nở thường ăn canh đậu xanh hoặc bánh đậu xanh để làm sạch máu. Sau khi đẻ nhất định phải ăn đậu đỏ để tăng cường máu. Đối với sự điều tiết của cơ thể thì đậu xanh và đậu đỏ đều là thức ăn có tác dụng như nhau. Nhưng đối với phụ nữ, cần hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại đậu này để có cách sử dụng hiệu quả. Dùng đậu đỏ trong thời kì sinh con có tác dụng rất tốt. Cơ thể người mẹ khi mang thai đảm bảo được lượng máu đầy đủ thì con cái mới khỏe mạnh.
Đậu đỏ có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: internet
Dưới đây là một vài công dụng của đậu đỏ:
- Trị chứng viêm lưỡi: Khi nhiệt độ trong người tăng lên, lưỡi dễ bị viêm nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra máu nhìn như sợi chỉ đỏ.
Dùng 1 bát đậu đỏ, giã nát, hòa vào trong 3 lít nước, sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia làm nhiều lần để uống sẽ mau lành bệnh.
- Chữa bệnh quai bị: Quai bị là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam giới.
Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là khỏi.
- Trị chứng trĩ ra máu: Trĩ ra máu là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.
Dùng 3 bát đậu đỏ, 5 lít giấm. Đem đậu đỏ nấu chín, phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm... cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 12 gam uống với rượu, ngày uống 3 lần rất công hiệu.
Chè đậu đỏ rất ngon và bổ dưỡng. Ảnh: internet
- Giúp tăng lực: Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng cách đơn giản là kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.
Lấy một củ tỏi bóc vỏ, tác rời các nhanh, cho nước vào nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào rồi đun nhỏ lửa, đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối vào. Ăn đều đặn một ngày một lần sẽ khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu.
Mệt mỏi, mặt phù nề, đi tiểu không được, sau khi ăn món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
- Sáng mắt, bổ huyết: Lấy một bát rưỡi đậu đỏ với bị đại hoàng và một bát rưỡi đậu đỏ sấy khô, trộn lại tán thành bột, mỗi lần uống một phần mười bát với nước, ngày uống ba lần. bài thuốc này còn có thể làm hết đói cả chục ngày mà không cần ăn cơm.
- Chữa suy nhược cơ thể: Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.
Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đầu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.
- Tốt cho phụ nữ mang thai: Các bà mẹ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.
Cà rốt chữa suy nhược cơ thể
Khi cơ thể suy nhược, nấu cháo gạo nếp với cà rốt, gừng tươi, thịt gà, tiêu, hành, ăn lúc còn nóng sẽ giúp phục hồi sức khỏe.
Củ cà rốt giàu chất dinh dưỡng, có thể nấu cháo ăn bồi bổ khi cơ thể suy nhược. Ảnh: bepgiadinh.
Củ cà rốt thường được hầm với xương làm món canh trong bữa cơm gia đình. Dân gian thường dùng loại củ này để trị một số chứng bệnh như:
- Suy nhược cơ thể: Nấu cháo với nguyên liệu gồm 2 củ cà rốt, một củ gừng tươi, nắm gạo nếp, 100 đến 200 gr thịt gà. Lưu ý, cà rốt nên để nguyên vỏ, rửa sạch, xắt lát mỏng. Cho tất cả nguyên liệu vào xoong nấu nhừ thành cháo rồi bỏ thêm hành lá, tiêu hột, ăn lúc nóng cho ra mồ hôi.
- Trị giun sán: Cà rốt để nguyên vỏ, thái mỏng, sao khô, tán thành bột. Dùng bột này pha với ít nước, uống 4 muỗng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn điểm tâm.
- Kiết lỵ: Cà rốt luộc chín, ăn củ và uống nước luộc sẽ khỏi.
- Xuất huyết: Củ cà rốt thái mỏng theo chiều dọc. Bắc chảo lên bếp cho cà rốt vào xào với dầu mè, hạt mè (vừng) rang. Mỗi ngày ăn khoảng 3 củ cà rốt xào sẽ hết bệnh.
Một số bài thuốc nam chữa suy nhược cơ thể
Ngô non ninh nhừ với móng giò, thêm gừng, gia vị là món ăn chữa suy nhược hiệu quả.
Suy nhược cơ thể là trạng thái mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả... Bệnh thường gặp ở người bị căng thẳng thần kinh kéo dài, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh mất nhiều máu... Dưới đây là một số bài thuốc nam và món ăn chữa bệnh hiệu quả.
Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể sau viêm đại tràng, loét dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bài thuốc gồm: bố chính sâm 16 g, bạch truật 12 g, củ mài 12 g, biển đậu 12 g, ý dĩ 12 g, vỏ quýt 6 g, hạt sen 12 g, hạt cau 10 g, nam mộc hương 6 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 2: Chữa suy nhược cơ thể sau viêm phế quản mạn, lao phổi. Cần thục địa 12 g, mạch môn 12 g, thiên môn 12 g, vỏ rễ dâu 12 g, củ mài 16 g, quy bản 10 g, mạch nha 10 g, vỏ quýt 6 g, bán hạ chế 8 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 3: Trị suy nhược cơ thể ở người già. Dùng thục địa 12 g, hà thủ ô 12 g, củ mài 12 g, củ súng 12 g, nam đỗ trọng 20 g, ba kích 12 g, cao quy bản 10 g, cao ban long 10 g, phụ tử chế 8 g, nhục quế 4 g.
Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. Riêng cao ban long và cao quy bản, sau khi sắc thuốc chắt ra mới cho vào, hoặc tán bột, làm viên hoàn, uống ngày 20-30 g với nước sôi nguội hoặc nước muối loãng.
Bài 4: Dùng cho phụ nữ sau sinh, thiếu máu hoặc người mắc một số bệnh về máu gây thiếu máu. Bài thuốc gồm: quả dâu chín 16 g, hà thủ ô 12 g, long nhãn 12 g, hạt sen 12 g, đỗ đen sao 12 g, lá vông 12 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 5: Chữa suy nhược cơ thể sau một số bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp. Cần rau thai nhi 1 cái, đảng sâm (hoặc bố chính sâm) 16 g, thục địa 16 g, đỗ trọng 12 g, ngưu tất 16 g, hoàng bá 8 g, thiên môn 12 g, mạch môn 12 g, bạch linh 12 g, quy bản 12 g. Tán bột, nhào với mật ong làm viên, uống 20g mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Các món ăn chữa suy nhược cơ thể:
Bài 1: Chữa suy nhược do tăng huyết áp. Cần râu ngô hoặc bắp ngô non 30 g, móng giò 1 cái, gừng 5 g, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả ninh nhừ. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền.
Bài 2: Chữa suy nhược cơ thể ở người gầy yếu và phụ nữ sau sinh. Dùng gà trống non (7-8 lạng): 1 con, quy thân 10 g, đảng sâm 15 g, thục địa 15 g, kỷ tử 10 g, hạt sen 20 g, ngải cứu 20 g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền.
Bài 3: Chữa viêm suy nhược do phế quản mạn, hen phế quản. Cần chim cút 1 con, cát cánh 15 g, mạch môn 12 g, sa sâm 12 g, đại táo 7 quả, gừng, hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần liền.
Y học cổ truyền gọi chứng suy nhược cơ thể là chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ cho con bú,... Suy nhược cơ thể khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, khó ngủ, làm việc kém hiệu quả...
Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc chữa suy nhược cơ thể:
Bài 1: Râu ngô hoặc bắp ngô non 30g, móng giò lợn 1 cái, gừng 5g, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền.
Bài 2: Gà trống non 1 con khoảng gần một cân, quy thân 10g, đẳng sâm 15g, thục địa 15g, kỷ tử 10g, hạt sen 20g, ngải cứu 20g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền.
Bài 3: Thịt gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chia ăn vài lần trong ngày. Ăn trong 1 tuần
Bài 4: Chim cút 1 con, cát cánh 15g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, đại táo 7 quả, gừng, hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần liền.
Bài 5: Thịt dê 100g, gừng tươi 15g, đậu phụ 2 bìa. Gừng tươi thái nhỏ, thịt dê xào qua, sau đó cho gừng và thịt dê nấu chín với mắm muối vừa phải. Tiếp đó cho đậu phụ nấu tiếp 15 phút. Ăn cái uống nước. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày.
Bài 6: Chim bồ câu 2 con, đông trùng hạ thảo 15g, hoài sơn 15g , long nhãn 10g, mộc nhĩ trắng 10g, hạt sen 15g, một ít gừng và đường phèn. Cách làm: chim bồ câu bỏ nội tạng, làm sạch lông để ráo nước. Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch. Hạt sen và chim cho vào bát hấp, trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng và đường phèn vào. Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được. Dùng trong 1 tuần.
Bài 7: Long nhãn 15g, đương quy 15g, thịt gà 250g, khởi tử 15g, nhục thu dung 15g. Đun cách thủy 1 giờ, ăn liền 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Những người suy nhược thể lực yếu món ăn này rất tốt.
Bài 8: Cá chép 1 con khoảng 8 lạng . Cá chép làm sạch rồi ướp tỏi đã giã nhỏ, cho mắm muối vừa đủ rồi hấp cách thủy. 2 ngày ăn 1 lần, ăn trong 2 tuần.