Khóc đêm ở trẻ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khóc đêm ở trẻ

18/04/2015 03:23 PM
3,379

Bé hay khóc đêm vì sao? Làm gì để tránh bé khóc đêm? Trẻ khóc đêm xử lí thế nào?

Bé nhà em đã được 15,5 tháng, thời gian gần đây bé thường hay khóc đêm, cứ ngủ từ 11h đến khoảng 2h sáng là bé vật vã khóc lóc từ 1-2h, sau đó bé lại ngủ lại. Bé nhà em được 15kg, cứng cáp, cao so với các bạn.

Giấc ngủ rất cần cho sức khỏe. Nhưng để có một giấc ngủ ngon cần phải có phương pháp. Ðặc biệt, ở một đứa bé, giấc ngủ ngon phải phù hợp và không làm xáo trộn giấc ngủ của cha mẹ chúng. Một đứa bé quấy khóc trong đêm, nếu kéo dài không những ảnh hưởng đến sức khỏe của nó mà còn đến bà mẹ. Thậm chí làm bà mẹ mất "cảm tình" với bé nếu tình trạng quấy khóc kéo dài không thể chịu đựng được.
Một giấc ngủ dài gồm có nhiều chu kỳ. Mỗi chu kỳ được coi như một giấc ngủ nhỏ. Giấc ngủ nhỏ gồm có ba giai đoạn: Giai đoạn đầu là ngủ nhẹ, kế đến là ngủ sâu, sau cùng là giai đoạn gần như tỉnh giấc. ở giai đoạn này nếu môi trường bị tiếng động, ánh sáng, nóng lạnh... tác động bé sẽ bị thức giấc. Ngược lại, bé sẽ bước qua một giấc ngủ nhỏ kế tiếp tức là ngủ trở lại và cứ như thế cho hết trọn giấc ngủ của mình. ở người lớn, giấc ngủ nhỏ kéo dài 100 phút. ở trẻ dưới 5 tuổi thường chỉ có 50 phút. Như vậy trong đêm đứa bé sẽ dễ bị thức giấc và có thể quấy khóc đến 5 - 7 lần. Một bà mẹ bận bịu cần phải thay đổi và xếp đặt cách ngủ cho bé.
Ðể tạo cho bé một giấc ngủ trọn vẹn, bà mẹ nên bắt đầu tập cho bé khi bé được vài tuần tuổi. Mọi đứa bé đều rất chịu các cách vỗ về thông thường như cho bú, ngậm núm vú cao su, bồng bế đi tới đi lui, lúc lắc đồ chơi, ru hát... trước khi ngủ. Tuy nhiên khi bé từ 6 tháng tuổi trở đi chúng sẽ chỉ chọn một trong các cách vỗ về trên. Nếu bà mẹ không biết cách vỗ về thích hợp chúng sẽ khó ngủ.
Nếu có điều kiện nên đặt bé ngủ nôi. Trong những đêm đầu, bé có thể khóc quấy rất nhiều lần trong đêm. Sau một tuần, bé sẽ tự biết ngủ trở lại một mình khi bị tỉnh giấc mà không cần mẹ can thiệp. Cần nhớ, nếu bé đã quen cách vỗ về nào đó, ví dụ phải được bồng đi tới đi lui thì bạn phải làm việc đó nhiều lần trong đêm thì bé mới ngủ được. Khi tập cho bé tự ngủ trở lại một mình, bà mẹ sẽ chỉ chịu đựng nhiều trong tuần đầu do bé chưa quen. Nhưng về lâu dài sẽ được lợi rất nhiều. Ngoài ra bạn phải:
- Tạo môi trường ngủ tốt: Phòng ốc, chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát.
- Ðặt bé vào chỗ ngủ đúng giờ dù bé còn thức.
- Khi bé khóc mẹ không nên để lâu mà cần đến sớm để trấn an bé, tốt nhất bằng lời nói, vài cử chỉ vuốt ve, nhưng nên nhớ không nựng nịu quá mức.
- Không la hét nếu bé quấy khóc dai hoặc bị bỏ vào nôi như là biện pháp để trừng phạt bé.
Sau khi được tập luyện, một đứa bé chỉ quấy khóc nhiều trong đêm nếu chúng thật sự có vấn đề khó chịu hoặc bị đau trong cơ thể. Ðó là lúc cha mẹ phải quan tâm can thiệp giúp bé.

Giải mã tiếng khóc của trẻ

Tiếng khóc của trẻ nhất là trẻ chưa biết nói, là một loại ngôn ngữ đặc biệt, mỗi một kiểu khóc khác nhau biểu thị một yêu cầu khác nhau. Do đó, các bậc cha mẹ cũng cần phải biết ý nghĩa một số tiếng khóc của trẻ, để xử trí cho trẻ hoặc đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời nếu đó là biểu hiện của tiếng khóc bệnh lý.

Tiếng khóc sinh lý

Tiếng khóc sinh lý biểu thị phản ứng khó chịu đối với môi trường như nóng lạnh, đối với trạng thái cơ thể như đói, khát, buồn ngủ… là một vận động có ích cho toàn bộ cơ thể, làm hoạt động của phổi tăng lên, vận động cơ bắp tay chân phát triển. Một số tiếng khóc sinh lý thường gặp ở trẻ:

1. Khi đói, trẻ khóc với tiếng khóc này gần như gắn chặt với tiếng khóc kia, hoặc trẻ khóc rồi dừng lại, rồi lại tiếp tục khóc, xen giữa là những động tác mút tay. Nếu sau khi cho bú, một thời gian ngắn trẻ lại khóc thì có thể mẹ thiếu sữa, hoặc bú chưa no, hoặc sữa pha nhạt quá.

2. Khi khát trẻ khóc không to như khi đói, nếu dùng bình sữa cho trẻ ăn, trẻ sẽ không quay đầu đi, mà mút lấy đầu vú sữa, hoặc há miệng ra chờ đợi. Nếu không cho bú kịp thời thì trẻ mới khóc trở lại.

3. Khi buồn ngủ, trẻ khóc ban đầu tương đối thấp, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được thì trẻ sẽ khóc to hơn, liên tục. Chỉ cần ôm ấp vỗ về trẻ sẽ ngừng khóc và ngủ.

4. Khi trẻ làm nũng, trẻ khóc lúc cao, lúc thấp, có thể không có nước mắt, chân tay múa máy lung tung, mắt nhìn sang trái sang phải. Khi đó bế ẵm và vỗ về trẻ.

5. Khi trẻ hoảng sợ, do tiếng động, ánh sáng, đêm tối… trẻ khóc thét lên, toàn thân dãy dụa lung tung. Trẻ bị kẹp cũng khóc thét và dãy dụa như vậy.

6. Khi đái dầm, nách bẹn bị hăm… trẻ khóc bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi thét to lên, nước mắt dàn dụa.

7. Ngoài ra trẻ còn khóc, làm nũng về đêm, có thể về đêm trẻ đói, khát, hoặc nhiệt độ trong phòng nóng lạnh quá, hoặc ban ngày trẻ đùa nghịch quá mức bị hưng phấn làm giấc ngủ xáo trộn, hoặc bực bội khó chịu, ngứa ngáy, đã gây quấy khóc.

Tiếng khóc bệnh lý

Tiếng khóc bệnh lý là tiếng khóc khi trẻ đau đớn hay trong người có gì trục trặc, rối loạn khó chịu, có thể phân biệt như sau:

1. Trẻ khóc từng cơn, kèm theo nôn mửa, đại tiện phân lẫn máu, là trẻ có khả năng lồng ruột.

2. Trẻ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng một lát, rồi lại tiếp tục, kèm theo nôn mửa là trẻ có khả năng có bệnh ở não hay màng não.

3. Trẻ khóc thét, không nhanh, không chậm, đều đều, sắc mặt trắng nhợt, vã mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, không cho sờ vào bụng, nếu sờ vào thì khóc to hơn là trẻ có khả năng viêm ruột cấp, tiêu hóa trục trặc, ký sinh trùng (giun) hoành hành.

4. Trẻ khóc giọng khàn khàn, khóc liên tục, nhất là về đêm, khó thở, kèm theo sốt bỏ bú là trẻ có khả năng bị viêm amidan cấp.

5. Trẻ khóc với âm điệu bình thường, trẻ ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín, đó là trẻ bị đau đầu, ngạt mũi, cảm cúm.

6. Trẻ khóc xong lại thở khò khè là trẻ có khả năng viêm phổi.

7. Trẻ khóc yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng là trẻ có khả năng viêm phổi và suy tim, phải theo dõi sát sao.

8. Trẻ khóc không yên, kèm theo sốt, lắc đầu, vò tai, lấy tay ép vào vành tai lại càng khóc dữ dội là trẻ có khả năng viêm tai giữa.

9. Trẻ khóc suốt đêm, sợ hãi, vã mồ hôi nhiều là trẻ có khả năng bị còi xương giai đoạn đầu.

10. Trẻ khóc trước khi ngủ là thường trẻ bị giun kim, ở cửa hậu môn bò ra, gây ngứa ngáy, khó chịu.

11. Trẻ khóc khi đi tiểu tiện thường là trẻ bị viêm đường tiểu, có thể thấy miệng niệu đạo nhiễm trùng, tấy đỏ.

12. Trẻ khóc, không chịu bú, hễ ngậm vú thì khóc là trẻ có khả năng niêm mạc lợi bị sưng, viêm miệng, nên không bú được.

13. Trẻ khóc dữ dội, luôn tay quờ quạng, vơ nắm mọi vật để ôm vào người là trẻ có khả năng bị mọc mụn, do ẩm nóng, gây ngứa ngáy, khó chịu.

14. Trẻ khóc sau khi đi đại tiện thường là trẻ bị rạn nứt hậu môn.

Không nên coi thường triệu chứng khóc đêm ở trẻ

Hiện tượng khóc đêm có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Những tiếng khóc rỉ rả trong đêm của trẻ không khỏi khiến các bậc cha mẹ xót xa. Tuy nhiên cha mẹ cần phân biệt khóc dạ đề và khi khóc vì có một triệu chứng bất thường ở trẻ do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột.

Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.

Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 đến 30 phút và có thể lặp lại hằng đêm. Ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc đêm sẽ hết.

Tuy nhiên cha mẹ cần phân biệt khóc dạ đề và khi khóc vì có một triệu chứng bất thường ở trẻ, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kèm theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều, dai dẳng về đêm do nguyên nhân bệnh lý thường là do trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của bé hoặc bé được nuôi trong phòng kín, không đủ ánh sáng. Nhiều bậc phụ huynh lo sợ trẻ dưới 6 tháng tuổi gặp gió, nắng sẽ ốm. Điều này hoàn toàn sai lầm, khiến trẻ bị thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Chứng còi xương làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài.
Ngoài ra, đó cũng có thể là biểu hiện trẻ bị lồng ruột. Khi bị lồng ruột, trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như : nôn, khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi tiêu ra máu.
Trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Vì vậy, cha mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc đêm với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì cha mẹ không cần quá hoảng hốt. Khi dỗ cần bế ở tư thế trẻ ưa thích, đu đưa nhẹ nhàng để trẻ dễ ngủ lại. Không nên tập trung nhiều người dỗ trẻ cùng một lúc vì có thể khiến trẻ hoảng sợ. Nên đặt con ngủ ở căn phòng yên tĩnh Nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ắn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm….cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh, không nên quá chủ quan đến khi đưa trẻ đến bệnh viện thì đã quá muộn. Đề phòng thiếu vitamin D bằng cách không cho trẻ nằm trong phòng kín, thiếu ánh sáng.
 

Chữa chứng khóc đêm ở trẻ

 

Khóc đêm, hay còn gọi là khóc dạ đề thường là do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh.

Khóc đêm là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khiến cho các bậc cha mẹ rất vất vả, phiền lòng. Tuy nhiên, chứng này không có trong danh mục Bệnh nhi khoa trong y học hiện đại, mà chỉ được đề cập trong y học cổ truyền.

Dạng tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa kém)

Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, tiếng khóc yếu, khi khóc hay ưỡn người, trán vã mồ hôi. Da trẻ thường xanh nhợt, thường ngày người uể oải, mệt mỏi, hay buồn ngủ, miệng và hơi thở lạnh, bụng lạnh, đau, chán ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dài, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Cách trị

- Gừng tươi 5 g, đường đỏ 15 g. Gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút, sau đó cho đường đỏ vào quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước lúc đi ngủ.

- Hành 5-10 củ, để liền cả củ và rễ, rửa sạch, thái ngắn, gạo tẻ 25 g, gừng tươi 3 lát. Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước nấu cháo, khi cháo chín cho hành và gừng vào đun thêm một lát nữa cho sôi lại là được. Chia ra cho trẻ ăn trong ngày.

- Bạch truật (sao vàng) 6 g, đẳng sâm 8 g, phục linh 6 g, cam thảo 3 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Dạng tâm nhiệt (nhiệt tích ở tạng Tâm)

Biểu hiện: Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, môi hồng, miệng và hơi thở nóng, thường ngày hay quấy khóc không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Cần làm mát tạng Tâm và giải nhiệt.

Cách trị

- Lá vông nem 6 g, diếp cá 8 g, rau má 12 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

- Đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15 g, sắc lấy 2 nước, hợp 2 nước lại, chia ra 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Cây cỏ bấc đèn mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở những nơi ẩm ướt. Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô để dùng dần làm thuốc.

- Lá tre 5 g, gạo tẻ 25 g. Cách chế và sử dụng: Sắc lá tre, chắt lấy nước, cho gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày.

Dạng lo sợ bất an (khóc đêm do sợ hãi)

Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, đêm nằm hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét, thường ngày tính tình nhút nhát, hay khiếp sợ, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Phép chữa: Dưỡng tâm an thần.

Cách trị

- Hạt sen khoảng 20 hạt, để cả tâm, sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày, có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.

- Xác ve sầu ( “thiền thoái”, “thiền y”) 3-5 g, bỏ đầu và chân, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày. Hoặc xác ve sầu đem sấy khô, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ dùng dần. Tối đến, lấy mươi ngọn bạc hà, đun nhỏ lửa cho sôi, gạn lấy nước, để gần nguội thì hòa 2-3 g bột xác ve sầu vào, cho trẻ uống từng ít một, mỗi lần vài giọt, không vội vàng uống nhiều một lúc.

Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài

- Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

- Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược.

- Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần.

Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.

 
 (St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
anh chị cho em hỏi? con nhà em được 5 tháng nhưng gần đây em thấy trong lúc ngủ con nhà em vừa ngủ vừa khóc. vậy cho em hỏi con nhà em là bị sao? và phải làm thế nao?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Nếu trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi khóc ê a, hai mắt lim dim, nước mắt giàn giụa, cựa quậy thường là do chăn chiếu không êm, không ngủ yên được, bạn nên sửa lại chỗ nằm hay đặt trẻ ra nơi khác. Nếu nhà bạn gần đường có lưu lượng xe qua lại lớn vào đêm, thì tiếng ồn của động cơ xe, đặc biệt là tiếng còi xe cũng có thể làm trẻ giật mình và khóc. Bạn nên bố trí cách âm thật tốt cho phòng của bé. Ngoài ra, phòng ngủ của bé cũng phải thoáng để việc trao đổi không khí dễ dàng, tạo cho bé điều kiện tiếp nhận lượng oxy tốt nhất khi ngủ. Nơi bé ngủ tuyệt đối không để cây cảnh, hoa tươi vì về đêm chúng sẽ hấp thụ oxy và nhả cacbonic làm bé ngủ trong môi trường thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng trực tiếp đến đại não. Không nên dùng các loại nước hoa, các chất khử mùi trong phòng ngủ của bé, bởi cũng đều được tổng hợp từ các thành phần hóa học gốc hữu cơ, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh khứu giác, làm cho giấc ngủ của bé chập chờn, không sâu. Giường ngủ của bé cũng cần thoáng mát nhưng không để gió lùa, mùa nóng tuyệt đối không được để quạt trực tiếp vào bé, áp lực gió sẽ tác động vào giác quan làm bé ngủ không ngon và sinh ra quấy khóc. Nguy hiểm hơn, sức gió của quạt còn có thể làm cho bé bị cảm lạnh. Ánh sáng phòng ngủ quá sáng, vị trí ngủ và hướng quay đầu của bé không phù hợp với cơ địa cũng là nguyên nhân khiến bé khó ngủ, quấy khóc. Giường nằm của bé phải xa nguồn điện xoay chiều mạnh, như gần trục dẫn cáp viễn thông, cáp đồng trục ti vi và đặc biệt phải tránh xa điện thoại di động đang bật nguồn. Sóng điện từ của các thiết bị này sẽ tác dụng theo kiểu "mưa dầm thấm lâu" vào não của bé, kích thích hệ thống thần kinh còn chưa hoàn chỉnh làm cho giấc ngủ của bé luôn mơ màng, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe trí não của bé sau này. Bé đang tuổi bú mẹ, đêm ngủ hay bứt rứt kèm theo khóc nhè thường là do bé đã bú quá nhiều, no quá nên khó chịu, nhất là khi bé chưa "tè" được. Cố gắng cho bé bú lượng sữa vừa phải trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn cần tham khảo thêm phương pháp Feber (dựa theo tên của chuyên gia về giấc ngủ ở trẻ em Richard Ferber), áp dụng cho những trẻ chưa ngủ yên giấc về đêm khi lên 6 tháng tuổi. Nguyên tắc của phương pháp này là khi trẻ khóc đêm, cha mẹ không nên can thiệp ngay mà cần đợi một thời gian rồi mới đến an ủi bé. Điều này sẽ giúp trẻ học cách tự ru mình. - Khi bé bắt đầu khóc, hãy đợi 1-2 phút trước khi tới để vỗ về. Đụng chạm và nói chuyện với bé càng ít càng tốt. Đừng bế bé dậy và cũng đừng bật đèn. - Rời khỏi phòng khi bé thôi khóc. Lần sau, nếu bé lại khóc, hãy đợi 3-4 phút và lần tiếp theo thì đợi 5-6 phút. Nhớ là không bế bé dậy và không bật đèn. - Tiếp tục bài tập này cho tới khi bé ngủ thiếp đi. Một số bà mẹ có thể đợi tối đa 10 phút trước khi bước vào phòng con, nhưng có người có thể đợi được 15 phút và lâu hơn. Theo Tiến sĩ Brett Kuhn (Đại học Nebraska - Mỹ), đây là biện pháp duy nhất tỏ ra hiệu quả. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng chấp nhận nó vì nhiều người không thể chịu đựng được khi thấy con khóc. Sau cùng, bạn cần chú ý để phát hiện những bất thường khi bé khóc đêm như bé vừa khóc vừa ưỡn bụng, hoặc co người lại như con tôm, khóc kèm theo khò khè… Khi đó, cần lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ.
Cháu nhà tôi được 29 tháng tuổi 1 tháng gần đây cháu rất hay quấy khóc về đêm khóc thét ầm ĩ có bà bên cạnh thì đòi mẹ, có mẹ bên cạnh thì đòi bà, bố linh tinh xong khoảng 30p kêu gào lại ngủ tiếp và cháu rất hay đái dầm về đêm nữa chứ. Xin hỏi hiện tượng của cháu nhà tôi như vậy thì có cách nào khắc phục không?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Trẻ khóc đêm có thể là do những nguyên nhân bệnh lý nhưng cũng có thể do những nguyên nhân tâm lý. Vì vậy, bạn có thể tham khảo Topic trao đổi về kinh nghiệm khi bé khóc đêm: http://diendan.phununet.com/dspSingleTopic.aspx?TopicId=342171&Pk_iCatId=7
be nha e nay duoc 4 thang ruoi ma gan 2 tuan nay be ngu dem cu thuc day khoc lien tuc 5-7 lan trong dem nhung lai bu rat it cho e hoi la be bi lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Bạn phải tìm được nguyên nhân bé khóc đêm. Có thể em bé nhà bạn đang bị quá nóng hoặc quá lạnh và không thể ngủ ngon do điều kiện môi trường thay đôi. Thông thường trẻ sơ sinh cần mặc nhiều loại quần áo phân lớp để dễ dàng cởi bỏ khi quá nóng, nhưng đôi khi trẻ có thể bị đổ mồ hôi hoặc bị lạnh do thời tiết thay đổi vì thế bạn cần chú ý nhé!Trẻ bị đầy hơi hoặc quá nhiều axit trong dạ dày cũng có thể làm cho giấc ngủ của bé rất khó khăn và không thể ngủ được.Khi bạn biết rằng bé đang khóc và không thể có được giấc ngủ ngon, hãy kiểm tra xem trẻ có bị bẩn tã hay không. Nếu có, hãy thay tã cho trẻ.Nếu bé bị đói, bạn nên chuẩn bị cho bé ăn để bé có thể tiếp tục ngủ. - Việc có một em bé và chăm sóc nó trong một vài năm đầu tiên thường không phải là một công việc dễ dàng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra hết tất thảy trên cơ thể trẻ để loại trừ khả năng trẻ có thể bị phát ban và hoặc các bệnh bất thường về da trước khi cho bé đi ngủ, hoặc khi bé quấy khóc. - Nếu trẻ đang bị cảm lạnh thông thường hoặc bất kỳ các bệnh nói trên, chắc chắn bạn đã cho trẻ uống các loại thuốc thích hợp để trẻ có giấc ngủ ngon, không ồn ào vào ban đêm. Sau khi bạn đã kiểm tra tất cả những điều cần thiết cho trẻ để sẵn sàng ngủ ngon vào ban đêm, hãy hát một bài hát ru cho bé để rơi vào giấc ngủ nhanh hơn. - Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái và an toàn vào ban đêm. Khi em bé được ngủ trên vai hoặc cánh tay bạn, hoặc được đặt trong nôi nhưng lại được để nhiều đồ chơi yêu thích của bé xung quanh… bé sẽ cảm thấy an toàn.
bé nhà tôi dược 17 tháng từ khi cháu cai sữa thì cứ nửa đêm cháu khóc hờn mắt nhắm người ưỡn không nín .vậy cháu bị làm sao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Be nha toi 21 thang tuoi gan day chau khoc moi dem 2-3 tieng sau do thi ngu tiep,bung chuong hoj.ra nhjeu mo hoi,bieng an.toi xin hoi con tog bi lam sao.cach giai quyet nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Chau nha toi duoc 20 thang tuoi nhung rat hay khoc dem,chau dang ngu bong khoc oa len cho bu thi lai ngu tiep nhung chi duoc mot luc la lai khoc nhu vay.chau hay quay nga nghieng ko chiu nam yen ngu .rat thuong con va mot phan so anh huong den suc khoe cua chau ko biet co cach nao khong nho moi nguoi giup!
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Con nha toi nay da dc 4thang nhung may hom nay cu chuan bi di ngu la be cu khoc lien tuc ,cho bu cung k bu ma chi khoc,toi thay k sot ma cung k co bieu hien gi ve benh ca,xin hoi bac sy con tot bi chung gi
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Thiếu Ca và vitD Đói Chế độ ăn cảu bạn quá kiêng khem theo kiểu các cụ ngày trước
có thế bé bị đau bụng chị ạ
Xin cho em hỏi.Bé nhà em được 14 tháng ban ngày thì ăn, ngủ và chơi bình thường nhưng cứ ngủ đêm là quấy khóc rồi lăn ra lăn vào không yên nếu cho bú thì nằm yên được một lúc rồi lại khóc,đến gần sáng mới nằm yên để ngủ. cháu cũng có ra mồ hôi trộm và ngủ không yên từ khi sinh ra tới giờ. Cho em hỏi những hiện tượng trên có phải là biểu hiện của một loại bệnh lí gì không?nếu phải xin hãy tư vấn giúp em cách chữa trị?vì lí do chưa có điều kiện để đi khám bệnh nên rất mong được nghe ý kiến của chuyên gia tư vấn. Em xin chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Chào anh chi!Con trai em 8 tháng tuổi, 8 kg. Cháu hay khóc đêm, ngủ không yên giấc, đang ngủ tự nhiên dặy khóc, phải bế lên dông dênh rồi lại ngủ tiêp. Đêm nào cũng mấy lần như thế, ba mẹ thấy rất mệt mỏi. Đêm cũng hay dậy chơi đêm hơn 1 tiếng rồi mới ngủ lại. Từ lúc mới sinh khóc đêm 3 tháng, cứ từ 1, 2h sáng cho đến sáng luôn cho đến sáng. Vẫn ăn uống chơi đùa bìng thường. Xin cho e hỏi có cách nào khắc phục chứng khóc đêm ở trẻ không và có bị còi so vơi tuổi không. Xin chăn thành cảm ơn anh chị!
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
be nha minh cung vây đo nhưng nay thi hêt rôi, đêm co dây thi bo quanh quân ơ giuong choi roi tu lăn ra ngu. Ban thu mua caxi cho be u thêm nhe.
con trai toi 2 tuổi rưỡi nặng 18 kg. Ban ngày an, ngủ được Nhưng ban đêm từ khi sinh ra đế gio, dêm nao cũng khóc. toi phai lam sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Chị nên tạo môi trường ngủ tốt, thoáng mát, sạch sẽ, không gian dễ ngủ, đặt bé vào chỗ ngủ đúng giờ dù bé còn thực, hạn chế việc ngủ ngày của bé đi.nhẹ nhàng và không la hét khi bé khóc.Nếu tình trạng kéo dài bạn nên đi khám bác sĩ nhé, khó chịu trong người bé cũng không thể ngủ được
chị cho hỏi. bé nhà tôi được 20 tháng. ban ngày ăn ngủ đc, chơi đùa bình thường. khỏe mạnh. Nhưng lại hay khóc đêm. đến 20h là bé đi ngủ rất đúng giờ, đôi khi ngủ trễ nhưng rất ít. bé ngủ đến 23h là bật dậy khóc một chút rồi ngũ lại. nhưng từ đó tới sáng ngủ một chút là dậu lăn lộn hoài, ngủ không yên. chị cho biết tại sao vậy
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
con em duoc 16 thang tuoi ma chau cu dem den la chau khoc den tan 3 giosang moi ngu cho em hoi con em co bi sao khong va phai lam the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Tre nha em thuong khong bu,khoc va khong tieu mong giup gium
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
em choc cho em be cuoi va dung lam em be khoc neu em be khoc em do em be nhe nhang la duoc
Be nha em duoc 2 thang ma khong chiu bu khoc nhieu ve dem va khong tieu la vi sau vay chi
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Yếu sinh lý là một dạng nói chung, còn việc có con còn tùy thuộc vào nhiều trường hợp. Yếu sinh lý vẫn có thể có con trong trường hợp vẫn sản sinh ra tinh trùng bình thường. Trong trường hợp khác thì cũng có thể không có con bạn ạ
Không bú hay bú ít và được khoảng bao nhiêu hả bạn. Bé được bao nhiêu cân rồi? Chị không nên cho bé uống nước vì trong sáu tháng đầu bé chỉ cần uống sữa và trong sữa đã có nước. Uống nước nhiều làm cho bé mất cảm giác khát sữa nên không còn muốn uống sữa nữa. Ngoài ra, chị nên tìm cách dỗ dành bé khi bú chứ không nên ép quá làm bé sợ bú. Nếu bé vẫn chưa bú đủ lượng sữa theo yêu cầu thì chị cứ cho bé “nghỉ xã hơi”, sau đó khoảng 30 phút dỗ bé bú lại hay đút sữa bằng muỗng. Chị nên đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng (của Trung tâm Dinh dưỡng hay Bệnh viện Nhi đồng) để bác sĩ kê toa cho chính xác vì bé của chị có những dấu hiệu của còi xương thiếu vitamin D (khóc đêm, bú ít).
Có phaỉ yeú sinh lý thì sẽ khong thẻ có con
Bé Nhà Mình Đc 6tháng rồi.bé nhà mình bú mẹ bình thường nhưng khi cho cháu ăn bột thì bé hay khóc lười ăn. " trong bữa ăn nào bé nhà mình cũng khóc kể từ lúc cho bé ăn bột ".Bé Nhà mình có bị sao KO ạ mình phải lam gì để cho bé ăn bột bình thường . cảm ơn Bác sĩ!
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
con e dc 30 thang tuoi, chau quay khoc dem tu be .Dem chau ngu chi dc 2-3h la bat dau khoc, mat chau van nham nhung chan tay dap loan len,thuong thi demquay khoc khoang 4-5 lan.cho e hoi co phai chau thieu chat gi hay khong ?(e da tung cho chau uong can xi nhung tinh trang van the )
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
hay thu dj kham xem chau co bj thjeu vjtamjn d k.thuong thj khj tre thjeu vjtamjn d cug co dau hjeu la khoc dem va but rut.uong canxi nhieu cug k tot cho tre dau vi neu thieu canxi tre se k cug cap ma neu thua canxi wa thi se de lam tre bi thua canxi trong mau do
con em gan 4 tuoi can nang 14 kg toi chau ngu hay khoc dem cho hoi chau bi lam sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Chị mua canxi sữa dạng chai ở nhà thuốc nào cũng có, cho bé uống khoảng 2 chai là thấy hiệu quả, hồi trước con tôi cũng vậy. Chúc bé khỏe, mau lớn.
Bé hay khóc đêm có thể thiếu canxi đó bạn. Bạn nên cho bé đi khám sớm nhé! Chúc bé hay ăn chóng lớn
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý