Hẹp da quy đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng không phải trẻ nào cũng cần phải nong hoặc cắt da quy đầu. 80% trường hợp hẹp da quy đầu có thể tự khỏi khi lớn lên và không cần điều trị trước sáu tuổi. Vậy khi nào nên cắt bao quy đầu cho bé?
Hẹp da quy đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng không phải trẻ nào cũng cần phải nong hoặc cắt da quy đầu. 80% trường hợp hẹp da quy đầu có thể tự khỏi khi lớn lên và không cần điều trị trước sáu tuổi.
Quan niệm này trái với một số tập tục văn hoá xã hội cho rằng cần phải cắt da quy đầu sớm. Tại Do Thái, trẻ em nam được cắt da quy đầu vào ngày thứ tám sau sinh. Một số bộ lạc châu Phi cắt da quy đầu vào ngày lễ trưởng thành, khi trẻ bước sang tuổi dậy thì. Nghiên cứu xác ướp Ai Cập cách đây khoảng 2.300 năm ghi nhận thời ấy đã cắt da quy đầu. Những hình vẽ trên tường của người Ai Cập cổ đại cũng cho thấy cắt da quy đầu được thực hiện hàng ngàn năm trước. Vào thế kỷ 15, khi khám phá ra châu Mỹ, Columbus cũng ghi nhận nhiều thổ dân ở đây đã được cắt da quy đầu.
Thế nào là hẹp da quy đầu?
Da quy đầu là một cấu trúc bao bọc bên ngoài quy đầu. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa sinh dục màu trắng nằm giữa quy đầu và da quy đầu. Ở trẻ sơ sinh, hẹp da quy đầu là một tình trạng sinh lý bình thường do sự dính tự nhiên của da quy đầu với quy đầu. Đến tuổi dậy thì, dương vật phát triển nhanh, to và dài ra, bao quy đầu sẽ tự tuột ra ngoài. Khoảng 50% trẻ một tuổi, 90% trẻ ba tuổi và 99% trẻ 17 tuổi có thể tuột da quy đầu lên bình thường. Viện Nhi khoa Mỹ và hội Nhi khoa Canada khuyến cáo không nên cố gắng tuột da quy đầu cho trẻ dưới một tuổi.
Hẹp da bao quy đầu, hay nói vắn tắt là hẹp da quy đầu là tình trạng da bao quy đầu không tuột lên hoàn toàn khỏi quy đầu. Hiện nay, hẹp da quy đầu thường được chẩn đoán “quá tay”, do không phân biệt được da quy đầu không tuột của quá trình phát triển sinh lý bình thường (hẹp da quy đầu sinh lý) và hẹp da quy đầu bệnh lý (do các bệnh sừng hoá gây xơ teo quy đầu, viêm quy đầu bạch sản xơ hoá, sẹo do cố gắng tuột da quy đầu trước đó hoặc do viêm quy đầu, do thủ dâm).
Hậu quả của hẹp da quy đầu
Hẹp da quy đầu làm nước tiểu ứ đọng, vệ sinh khó khăn, dễ gây viêm nhiễm quy đầu, da quy đầu, đường tiết niệu, ảnh hưởng đến thận. Trong trường hợp da quy đầu tuột lên nhưng không đưa về vị trí bình thường được, sẽ tạo thành vòng thắt siết chặt quy đầu làm da quy đầu sưng nề, gây đau, gọi là hẹp nghẹt da quy đầu. Đây là trường hợp cấp cứu cần can thiệp ngay.
Hẹp da quy đầu có thể dẫn đến ung thư dương vật… Ngoài ra, khi trưởng thành, hẹp da quy đầu có thể làm đau dương vật khi cương, cản trở quá trình cương.
Khi nào nên cắt?
Hiện nay, các y văn đều khuyến cáo không nên cắt da quy đầu trước một tuổi. Sau sáu tuổi, nếu có hẹp da quy đầu bệnh lý nên điều trị bằng kem thoa steroid trước (thay vì phẫu thuật cắt da quy đầu). Ở trẻ nhỏ dưới sáu tuổi, hẹp da quy đầu thường là sinh lý và chỉ cần điều trị khi gây cản trở đường tiểu hoặc viêm nhiễm. Khoảng 90% trẻ em sau ba tuổi có thể tuột da quy đầu dễ dàng. Không nên cố gắng tuột da quy đầu sớm để tránh tình trạng đau, chảy máu hoặc có thể làm dính quy đầu với da quy đầu và tạo sẹo ở da quy đầu, gây hẹp da quy đầu thứ phát.
Nhiều trường hợp bị chẩn đoán sai
Mỗi tháng đơn vị nam học bệnh viện đại học Y dược khám và tư vấn cho khoảng 30 – 40 trường hợp da quy đầu dài hoặc hẹp da quy đầu. Trong đó, khoảng 20 trường hợp có chỉ định cắt da quy đầu. Vào dịp hè thì số lượng trẻ đến khám tăng lên. Đặc biệt, một số trẻ 3 – 6 tuổi đến khám vì hẹp dính da quy đầu do được nong da quy đầu tại tuyến trước hoặc phòng mạch tư nhiều năm trước đó. Một số trường hợp được tuyến trước chẩn đoán là hẹp da quy đầu và chỉ định cắt nhưng thực chất là bị vùi dương vật (thường gặp ở trẻ nhỏ thừa cân, thân dương vật và quy đầu bị thụt vào trong).
Ở trẻ lớn hoặc người lớn, hẹp da quy đầu cần phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (dù hai tình trạng này thường đi kèm nhau). Hẹp da quy đầu ở trẻ lớn và người lớn, nếu không có vấn đề nghiêm trọng thì có thể sử dụng những phương pháp không phẫu thuật, bao gồm:
Dùng kem thoa steroid (0,1% betamethasone): thoa trong 4 – 6 tuần. Phương pháp này dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít rủi ro, hiệu quả cao so với phẫu thuật.
Nong da quy đầu bằng tay, bằng bong bóng hoặc dụng cụ khác: ban đầu, bác sĩ thực hiện nhưng sau đó người nhà có thể tự làm. Phương pháp này có ưu điểm là nhẹ nhàng, không gây sang chấn nhưng nong không đúng cách có thể làm chảy máu và gây xơ dính về sau.
Nếu bôi thuốc không hiệu quả và bao quy đầu vẫn còn hẹp, da quy đầu căng phồng khi đi tiểu hoặc thường xuyên bị viêm bao quy đầu, nhiễm trùng tiểu thì nên cắt da quy đầu. Cắt da quy đầu có thể giúp ngăn ngừa ung thư dương vật, nhiễm trùng tiết niệu, những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Nguy cơ nhiễm HIV ở người không cắt da quy đầu cao hơn 2 – 8 lần so với những người đã cắt. Tại phòng khám đa khoa Thiên Tâm, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt da quy đầu mà không ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
Không nên cắt da quy đầu trong những trường hợp lỗ tiểu đóng thấp, dị dạng dương vật như cong dương vật, vùi dương vật, dương vật nhỏ vì cần da quy đầu để sửa lại những dị dạng này.
Cắt bao quy đầu, nên hay không nên?
Trong đạo Do Thái, các bé trai sơ sinh được cắt da quy đầu trong một lễ nghi cầu nguyện rất trang trọng. Hành động này được xem là sự thỏa hiệp giữa người nam đó với Thượng đế. Tuy nhiên, các bác sĩ lại cho rằng việc cắt bao quy đầu là không cần thiết đối với đa số bé trai.
Bao da quy đầu là một cấu trúc bọc bên ngoài cơ quan sinh dục nam. Đây là nếp gấp da trên phần cuối dương vật. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa.
Một số nơi có phong tục circumcision (cắt bỏ lớp da quy đầu khiến cho đầu dương vật lộ ra) vì lý do tôn giáo hoặc vệ sinh (để cơ quan sinh dục được sạch sẽ, tránh bị hẹp bao quy đầu). Phẫu thuật này được thực hiện thường quy ở Mỹ từ năm 1940, nhưng ngày nay đã giảm đi vì quan niệm mới cho là không cần thiết. Hơn nữa, việc phẫu thuật nhiều khi gây đau đớn cho em bé, làm chảy máu, sưng nơi vết mổ cả mấy ngày. Nhiều người muốn giữ lại da quy đầu để đầu dương vật khỏi bị cọ xát, giữ độ nhạy cảm của nó.
Năm 1991, Hiệp hội các bác sĩ nhi Mỹ đã đồng ý rằng thường quy cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là không cần thiết vì không đem lại lợi ích y khoa quan trọng nào. Họ để các bậc cha mẹ tùy ý quyết định cắt hay không cắt cho con.
Những bác sĩ theo quan điểm giữ da quy đầu giải thích rằng, việc cắt bỏ sẽ dẫn đến một số vấn đề như đầu dương vật và âm thần mất sự che chở nên dễ nhiễm trùng, miệng ống tiểu dễ bị chít hẹp. Cắt da quy đầu cũng có nghĩa là cắt bỏ một số cơ thịt và dây thần kinh; vì vậy, dương vật thường ở vị thế nằm rũ khi không cương. Khoái cảm trong quan hệ tình dục cũng giảm bớt. Theo họ, chỉ nên cắt da quy đầu khi có vấn đề sức khỏe do nó gây ra, và khi người cắt tự nguyện.
Về phương diện thỏa mãn sinh lý, theo tạp chí British Journal of Urology số tháng 1/1999, phụ nữ thích giao hợp với nam giới còn nguyên bao quy đầu hơn là đã cắt. Lý do nêu ra là da quy đầu đem lại cho họ nhiều khoái cảm hơn, nam giới chậm xuất tinh, động tác của người nam nhẹ nhàng, bớt cọ sát và do đó nữ giới tiết nhiều âm dịch hơn.
Benjamen Spock, một người luôn chủ trương cắt da quy đầu cũng đã thay đổi ý kiến. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1989, ông cho biết mục đích của việc cắt da quy đầu vì lý do vệ sinh cơ quan sinh dục cũng giống như cắt mí mắt (với hy vọng mắt sạch hơn).
Nếu các bậc cha mẹ vẫn muốn con mình thực hiện phẫu thuật này, nên lưu ý :
- Yêu cầu em bé được cho thuốc giảm đau trước khi giải phẫu.
- Thay băng nhiều lần trong ngày để tránh nhiễm trùng.
- Vết mổ có thể rỉ máu vài ngày.
- Sau mổ, em bé có thể không tiểu tiện trong vòng 6-8 giờ.
- Cắt da quy đầu là một phẫu thuật đơn giản, có thể thực hiện ngay tại phòng mạch bác sĩ và vết thương sẽ lành sau vài tuần lễ.
Người trưởng thành đôi khi cũng cần cắt da quy đầu. Đó là các trường hợp sau :
- Thường xuyên bị nhiễm trùng cơ quan tiểu tiện, nhất là ở người mắc bệnh tiểu đường, vì đường trong nước tiểu dính dưới da quy đầu sẽ là môi trường thuận lợi cho vi trùng sinh sản.
- Khi da quy đầu quá co chặt gây khó khăn trong quan hệ tình dục.
- Sợ bị ung thư cơ quan sinh dục.
- Muốn mổ vì lý do thẩm mỹ.
Những lợi ích và rủi ro khi XY cắt bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu ngoài nhận được khá nhiều lời ích cho sức khỏe "thằng nhỏ" nhưng bên cạnh đó bạn cũng có thể phải đối mặt với một số rủi ro nữa đấy!
Trả lời:
Chào Hoàng Long!
Thực tế, nghiên cứu về lợi ích của cắt bao quy đầu vẫn còn có kết quả khá mâu thuẫn nhau bạn ạ. Một số nghiên cứu cho thấy lợi ích nhất định, trong khi các nghiên cứu khác thì không. Chẳng hạn như Học viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết lợi ích của việc cắt bao quy đầu không đáng kể, đủ để khuyên bạn nên cắt bao quy đầu là một thủ tục và cắt bao quy đầu không phải là một hành động y khoa cần thiết. Tuy nhiên Học viện Bác sĩ Gia đình Mỹ lại khuyên các bậc cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ những tiềm năng, lợi ích và những rủi ro liên quan khi đưa ra quyết định cắt bao quy đầu cho con của họ.
Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu cho rằng cắt bao quy đầu giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở các XY. Cắt bao quy đầu cũng cung cấp một số lợi ích trong việc ngăn ngừa ung thư "cậu nhỏ" nữa.
Ngoài ra, cắt bao quy đầu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nhiều hơn so với những nhân không hoặc chưa cắt bao quy đầu. Việc cắt bao quy đầu có thể giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung cho các XX sau này (đối tác XXX của bạn), và giúp ngăn ngừa các vấn đề nhất định với "cậu bé", chẳng hạn như nhiễm trùng và sưng đau không mong muốn.
2. Em rất muốn đi cắt bao quy đầu nhưng nghe nói cắt bao quy đầu có rất nhiều những rủi ro phải hem ạ? (Trần Minh, 16 tuổi)
Trả lời:
Trần Minh thân mến!
Cũng giống như bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào, cắt bao quy đầu tuy là một tiểu phẫu nhỏ nhưng vẫn có thể có một số rủi ro. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro của các vấn đề sau khi cắt bao quy đầu là rất thấp.
Chẳng hạn như bạn có thể bị chảy máu và nhiễm trùng tại khu vực cắt bao quy đầu. Đây là rủi ro phổ biến nhất. Đôi khi da của các qui đầu trở nên bị kích thích bởi áp lực của tã và amoniac trong nước tiểu. Kích thích này thường được điều trị bằng thuốc mỡ đặt trực tiếp trên khu vực.
3. Em vừa đi cắt bao quy đầu về, cho đến nay vết phẫu thuật đã khá lành lặn sau 1 tuần. Song điều em quan tâm là cậu nhỏ của em vẫn bị tấy đỏ chút. Vậy thì sau khi cắt bao quy đầu, nếu gặp những vấn đề như thế nào thì em nên gọi cho bác sỹ ạ hoặc quay trở lại bệnh viện để khám tái? (Nguyễn Hoàng Việt)
Trả lời:
Hoàng Việt thân mến!
Sau khi cắt bao quy đầu, ngoài vệ sinh "cậu bé" từng ly từng tý một, bạn nên để ý đến những các dấu hiệu bất thường sau nhé và gọi cho bác sĩ khẩn cấp nếu có một trong những dấu hiệu sau xuất hiện:
* Nếu vết thương không ngừng chảy máu.
* Nếu bạn không đi tiểu được trong vòng 6-8 giờ sau khi cắt bao quy đầu.
* Nếu tấy đỏ và sưng quanh đầu của "cậu nhỏ" hoặc "cậu nhỏ" không khỏi hoặc nặng hơn sau khi cắt từ 3-5 ngày.
* Nếu "cậu bé" tiết dịch xả màu vàng sau 7 ngày.
* Nếu thiết bị đai chất dẻo bao quanh chỗ cắt không rơi ra trong vòng 10-12 ngày.
Chăm sóc bé mới cắt bao quy đầu.
- Thay tã cho trẻ thường xuyên nếu bạn thấy tã của trẻ bị đái ướt hoặc tiểu tiện bẩn.
- Nhẹ nhàng loại bỏ nước tiểu hoặc phân với một miếng vải ướt. Cẩn thận lau quanh khu vực cắt bao quy đầu mà không cần chà hoặc xát mạnh.
- Với mỗi lần thay đổi tã cho trẻ, bạn hãy thoa dầu Vaseline. Tùy thuộc vào bác sỹ chuyên khoa khi thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ mà họ có thể đề xuất thoa nó lên trực tiếp thân dương vật của bé hay phía bên trên tã ở khu vực dương vật.
Vaseline sẽ giúp giữ cho khu vực vùng kín của bé sạch sẽ và ngăn chặn tã có thể dính vào các vết thương nơi quy đầu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng thoa Vaseline với số lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều vì điều này có thể khiến vi khuẩn có cơ hội hoành hành thuận lợi.
- Đối với một vài ngày sau khi cắt bao quy đầu, bạn nên quấn tã của trẻ lỏng nhưng an toàn. Điều này sẽ giúp giảm đau cho các vết thương nơi quy đầu vừa cắt.
2. Tắm
- Hãy tắm cho trẻ ít nhất 1 lần/ngày bằng nước ấm. Bạn không cần phải sử dụng xà phòng khi tắm cho bé vì nếu bạn sử dụng xà phòng có thể gây kích ứng. Chỉ cần đảm bảo tắm cho trẻ bằng nước sạch ấm và sau đó lau khô cơ thể trẻ với khăn bông mềm mại. Cố gắng không làm ướt dây rốn của trẻ trong khi tắm.
- Nếu em bé của bạn đã được cắt bao quy đầu sau khi dây rốn đã rụng thì bạn có thể tắm cho trẻ một cách bình thường. Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên cho thêm một chút muối vào nước tắm để giúp thúc đẩy quá trình chữa bệnh cho trẻ.
3. Những phát hiện bình thường
- Nếu bạn thấy dương vật của trẻ bị bị sưng lên và thâm tím sau khi tiến hành cắt bao quy đầu thì nó cũng là hiện tượng bình thường nhé. Ngoài ra, chúng có thể nhỏ một vài giọt máu trên tã với những thay đổi đầu tiên.
- Một vài ngày sau khi cắt bao quy đầu, quy đầu sẽ đóng vảy màu vàng và điều này là bình thường. Nó sẽ biến mất trong khoảng 7-10 ngày.
- Nếu mũi khâu đã được sử dụng thì chúng cũng sẽ dần lành lặn trong vòng 7-10 ngày.
- Nếu bạn sử dụng một đai chất dẻo thì nó là bình thường khi khu vực xung quanh vòng tròn xuất hiện màu nâu sẫm hoặc đen. Thông thường nó sẽ tự rơi ra trong khoảng 7-8 ngày.
4. Khi nào nên gọi cho bác sĩ sau khi trẻ cắt bao quy đầu?
- Nếu trẻ có dấu hiệu của sự chảy máu dai dẳng sau khi cắt bao quy đầu. Nếu có chảy máu, hãy sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để áp quanh dương vật và siết chặt nó trong 5 phút để cầm máu. Nếu nó không cầm máu, gọi cho bác sĩ ngay lập tức hoặc đi đến bệnh viện gần nhất.
- Nếu em bé của bạn không đi tiểu trong vòng 8 giờ sau khi phẫu thuật.
- Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm sốt cao, tấy đỏ và sưng sau 3 ngày (hoặc nếu nó xấu đi trong 3 ngày đầu tiên) và có mùi hôi.
Quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh khi cắt bao quy đầu sẽ được hoàn tất trong vòng 7-10 ngày. Sau đó, bạn có thể bắt đầu quá trình chăm sóc thông thường cho trẻ.
(ST)