Cách kiềm chế khi dạy con đúng phương pháp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách kiềm chế khi dạy con đúng phương pháp

18/11/2015 12:00 AM
235

Dù đã ngoài 20 tuổi nhưng con trai tôi vẫn rất thụ động. Cháu chưa dám quyết bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất. Sự “kém cỏi” ấy của con trai suy cho cùng xuất phát từ cách dạy dỗ sai lầm của tôi từ khi con còn nhỏ.

Có lẽ, nỗi ân hận vì sự thiếu khách quan, thiếu công bằng trong dạy dỗ con sẽ theo tôi đi suốt cuộc đời. Sai lầm ấy đã biến cậu con trai hiếu động và thông minh của tôi trở thành một thanh niên ngờ nghệch, thụ động. Ngoài 20 tuổi mà một việc nhỏ nhất như một bữa nấu bao nhiêu gạo, xem ti vi…cháu cũng phải xin ý kiến của tôi.

Con trai tôi không bao giờ dám tự động làm bất cứ việc gì. Nếu cháu mới đang ở tuổi mẫu giáo thì như thế có thể coi là ngoan, nghe lời, nhưng với một thanh niên 20 tuổi thì không ổn chút nào.

Tôi thường xuyên thể hiện tình yêu con bằng đòn roi, bằng những lời quát mắng (ảnh minh họa)

Từ khi con còn nhỏ, tôi quan niệm “yêu cho roi cho vọt”. Dù có đánh con cũng chỉ vì muốn tốt cho con, muốn con biết được điều hay, lẽ phải. Có đánh mới nên người được. Thế nên, tôi luôn rất nghiêm khắc với con, nếu con làm gì không đúng ý là tôi mắng và đánh ngay để lần sau cháu không tái phạm.

Chuyện đánh và mắng con trở nên thường xuyên như cơm bữa. Nhiều khi, cháu không có lỗi nhưng tôi cảm thấy khó chịu thì vẫn quát mắng. Rồi từ lúc nào không hay, con trai trở thành nơi tôi trút những bực tức, bức xúc. Những hôm tôi không vui, chỉ cần thằng bé vô tình để ti vi quá to cũng có thể bị…ăn đòn. Mỗi khi con học bài, tôi ngồi giám sát, cháu làm bài sai hoặc viết chữ xấu là phải nhận những bạt tai như trời giáng của bố.

Tuy nhiên, những hôm vui vẻ, tôi có thể để con làm tất cả những gì nó muốn. Những hôm đó, cháu tỏ ra khá thoải mái và phá phách nhưng tôi sẵn sàng bỏ qua.

Con trai trở thành nơi để tôi trút bỏ hết những bực tức... (ảnh minh họa)

Nhưng tôi chỉ “bỏ qua” lúc đó thôi. Bởi sau đó cả tuần trời, nếu tôi có chuyện không vui thì ngay lập tức những “lỗi cũ” ấy của cháu có thể lại được “lôi ra” để xử lý. Và tất nhiên đó là những trận đòn thừa sống thiếu chết.

Con trai tôi không thể xác định được đâu là đúng, đâu là sai. Bởi cái sự đúng sai tuỳ thuộc vào tâm trạng của tôi. Tôi vui, nó có thể đúng còn khi tôi bực tức thì tất nhiên nó là….sai.

Lâu dần, con trai tôi sống lặng lẽ như một cái bóng và lảng tránh tôi. Khoảng cách giữa hai bố con ngày càng lớn. Nó vẫn xin phép tôi mọi điều nó muốn làm nhưng tôi không thể biết được con đang nghĩ gì. Với tôi, con trai là một thế giới xa lạ mà tôi không có cách nào khám phá được.

Cách dạy con dựa vào cảm xúc của tôi đã khiến con tôi trở nên tự ti, nhút nhát, không có lập trường và có phần ngốc nghếch. Khi tôi nhận ra sai lầm của mình thì đã quá muộn.

Lâu dần, con trai tôi sống lặng lẽ như một cái bóng, khép mình và lảng tránh tôi (ảnh minh họa)

Có lẽ, câu chuyện của tôi sẽ là bài học cho các bậc cha mẹ trong việc dạy con cái. Các bậc cha mẹ nên dạy con bằng sự công bằng. Đừng để cảm xúc chi phối việc giáo dục con cái bởi chúng ta sẽ đánh mất sự công bằng, khiến con trẻ nên hoang mang, uất ức và trầm cảm. Và khi sự công bằng đã mất, mọi điều tốt đẹp có thể cũng sẽ bị cuốn trôi.

Đặc biệt, đừng nên sử dụng bạo lực khi dạy con trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bởi bạo lực sẽ luôn mang lại những tác động tiêu cực. Tôi đã phải trả một cái giá quá đắt cho cách dạy con thiếu công bằng, thừa bạo lực!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý