Giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất

seminoon seminoon @seminoon

Giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất

19/11/2015 12:00 AM
140

Để bé tăng trưởng và phát triển tốt, vấn đề không phải là bé ăn được bao nhiêu, mà là khả năng hấp thụ như thế nào. Vậy làm thế nào để bé tăng khả năng hấp thụ tốt nhất.

Nhìn chung, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố: Cơ cấu của khẩu phần ăn phải cân đối, (ăn dư thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác thì việc chuyển hóa không đạt hiệu quả); hệ tiêu hóa khỏe mạnh (các bệnh rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột… khiến khả năng hấp thu yếu đi); Thiếu các enzym tiêu hóa (do suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiêu hóa) khiến việc chuyển hóa thức ăn sút kém. Vì vậy, khi thấy trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, cha mẹ nên xem xét các yếu tố trên để khắc phục.

1. Thay đổi khẩu phần ăn cho bé theo hướng cân bằng

Một bữa ăn cân bằng phải có sự cân bằng của các nhóm dưỡng chất sau: Đạm, đường, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, cha mẹ rất hay chú trọng đến lượng đạm, đường, tinh bột vì tin rằng nó giúp trẻ tăng cân.

Tuy nhiên, những chất đó có được hấp thụ tối đa không lại liên quan nhiều đến việc các loại vitamin và khoáng chất được cung cấp vào cơ thể thông qua rau, quả. Vì vậy, cha mẹ không nên xem nhẹ một nhóm nào. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất, chất xơ trong rau quả cũng có tác dụng làm cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh.

2. Cho bé ăn thức ăn phù hợp với độ tuổi

Không cho bé ăn thức ăn quá cứng, quá dai, các thức ăn cần phải nhai khi chưa có đủ răng. Vì khả năng nhai chưa tốt sẽ khiến nước bọt không tiết enzim hỗ trợ tiêu hóa, dạ dày của bé còn yếu chưa tiêu hóa tốt thức ăn còn thô. Hệ tiêu hóa làm việc quá sức sẽ đáp trả bằng cách giảm tiết men và giảm cả nhu động ruột.

Làm gì để bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất

3. Bổ sung các vi sinh vật có lợi cho ruột (Probiotics)

Probiotics là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn lành mạnh này hỗ trợ đắc lực để phá vỡ thức ăn thành các dưỡng chất thiết yếu giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào trong ruột.

Probiotics còn ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng và chống táo bón cho bé. Probiotics có thể được bổ sung qua các thực phẩm dinh dưỡng như sữa, sữa chua, các thực phẩm lên men, hoặc có trong các loại thực phẩm chức năng khác.

4. Không để bé bị táo bón

Táo bón làm ách tắc lưu thông trong lòng ruột, làm các vi sinh vật có hại dễ phát triển hơn và làm ứ đọng các chất bất lợi. Bệnh táo bón thường do thiếu chất xơ, chất béo và do cho bé uống ít nước làm giảm độ căng của ống tiêu hóa dẫn đến giảm nhu động ruột.

Vì vậy các bé dưới 6 tháng tuồi cần cho bé bú mẹ hoàn toàn. Nếu bé phải uống sữa ngoài thì cần chú ý đến các thành phần giúp hỗ trợ cho sự tiêu hóa và hấp thu của bé như Probiotics và Prebiotics… Các bé đã ăn dặm hoặc lớn hơn, trong chế độ ăn cần nhiều chất xơ để ngăn chặn tình trạng táo bón.

5. Điều trị triệt để bệnh  

Khi bé có các triệu chứng đi ngoài phân lỏng, có mùi tanh, lổn nhổn, đầy hơi, chướng bụng thì có thể bé bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn. Nhưng đây cũng là biểu hiện chung của kém hấp thu.

Vì vậy, sau khi thay đổi các khẩu phần ăn, cung cấp thêm lợi khuẩn mà tình trạng vẫn không cải thiện nhiều, thì cần cho trẻ đi khám để điều trị bệnh triệt để và tốt nhất nên phòng ngừa bệnh chủ động bằng tiêm phòng. 

Ban biên tập Nhật ký bé

Kiểm duyệt bởi Ban cố vấn Nhật ký bé

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý