Nên cho trẻ ăn trứng thế nào là đúng cách?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nên cho trẻ ăn trứng thế nào là đúng cách?

30/11/2015 12:00 AM
154

Cho trẻ em ăn trứng đúng cách

Trứng là món ăn phổ biến, dễ làm, dễ hấp thu. Nhưng không phải lúc nào ăn trứng cũng tốt. Đặc biệt mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn trứng trong những trường hợp sau.

Trẻ dưới một tuổi không nên ăn trứng gà

Trường hợp không nên ăn trứng đầu tiên là khi trẻ dưới 1 tuổi. Để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh, một số bà mẹ thường cho con cái của họ ăn trứng mỗi bữa ăn. Điều này có thể làm cho trẻ bị khó tiêu và thậm chí bị tiêu chảy. 

Bởi vì do chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa chưa trưởng thành và sự bài tiết của các enzym tiêu hóa khác nhau là không đủ, vì vậy ăn trứng quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên ăn lòng trắng trứng vì trong lòng trắng trứng có lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu.

Khi bé được 9 tháng tuổi, mẹ mới cho bé ăn lòng đỏ trứng và nên cho ăn từng ít một. Tốt nhất mỗi tuần mẹ chỉ nên cho bé ăn 2 lòng đỏ trứng nấu chung với cháo hoặc bột, không nên luộc trứng rồi cho bé ăn lòng đỏ vì rất dễ khiến bé bị mắc nghẹn khi ăn.

Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn trứng

tre-duoi-1-tuoi

Khi cho bé ăn trứng, các mẹ nên chú ý các biểu hiện như phát ban da, nổi mề đay, nôn mửa và các hiện tượng dị ứng khác sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng. Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh là tương đối yếu. Do đó, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới.

 Trẻ bị sốt, cảm không nên cho ăn trứng

Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe trẻ con. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng khi trẻ bị sốt thì không nên ăn trứng. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. 

Những trẻ đang bị sốt ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Trẻ nhỏ bị cảm cũng là đối tượng không được ăn trứng gà bởi trong trứng gà ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn salmonella len lỏi qua những lỗ nhỏ li ti xâm nhập vào lòng đỏ quả trứng. Vi khuẩn này sẽ phá hủy hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, kéo dài thời gian nhiễm bệnh cảm. 

Vì vậy, khi bị sốt, cảm bố mẹ không nên cho ăn trứng gà mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

 Trẻ bị tiêu chảy không nên cho ăn trứng gà

Rất nhiều mẹ nghĩ rằng khi con bị tiêu chảy sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng và cần phải bồi bổ cơ thể bằng cách ăn nhiều trứng gà. Tuy nhiên, suy nghĩ này của phụ huynh là hoàn toàn không đúng. 

Đối với trẻ bị tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Cho nên, việc bổ sung trứng gà (thực phẩm giàu đạm và chất béo) cho trẻ trong giai đoạn này không những sẽ làm mất đi tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm, làm gián đoạn quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể, ảnh hưởng đến đường ruột. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, mẹ không nên cho trẻ ăn trứng gà.

Trẻ béo phì, thừa cân không nên cho trẻ ăn trứng

Những trẻ nhỏ mắc bệnh béo phì không nên ăn trứng gà bởi trong trứng có chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa khiến thân hình của trẻ ngày càng nặng nề hơn. Tốt nhất cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả chưa nhiều vitamin để giảm bớt lượng mỡ trong cơ thể.

Trẻ béo phì không nên ăn trứng

tre-duoi-1-tuoi

 Trẻ nhỏ bị tiểu đường tuyệt đối không nên cho ăn trứng

Ngày nay, trẻ nhỏ được làm quen nhiều với đồ ăn vặt hay những đồ ăn chiên béo ngậy hay có hàm lượng đường cao. Việc cha mẹ chiều chuộng cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mãn tính rất cao. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hiện nay.

Khi trẻ bị bệnh tiểu đường ăn quá nhiều trứng, sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những "thủ phạm" có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Trẻ vừa bị ốm dậy không nên cho ăn trứng

Trẻ vừa bị ốm dậy cũng là một trong những trường hợp không nên ăn trứng. Khi trẻ vừa mới ốm dậy, nhiều cha mẹ thường nấu cháo nóng và đánh trứng vào cho trẻ ăn để mau khỏi bệnh. 

Tuy nhiên với những trẻ vừa qua khỏi đợt sốt tuyệt đối không nên ăn trứng gà bởi lượng protein hoàn toàn trong trứng gà như anbumin và ovoglobumin khi hấp thu vào cơ thể còn chưa hồi phục của trẻ nhỏ sẽ làm tăng lượng nhiệt của cơ thể, kiến cơn ốm có thể quay trở lại hoặc bé lâu khỏi bệnh hơn. Tốt nhất nên cho trẻ ăn cháo thịt với hành hoa để phục hồi sức khỏe.

Vậy, cho trẻ em ăn trứng như thế nào là đúng?

Theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau.

Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn ½ lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.

Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/ bữa, 3-4 lần/ tuần.

Trẻ 1-2 tuổi: Nên ăn 3-4 quả trứng tuần, ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn 1 quả/ngày.

Cách chế biến trứng như thế nào là tốt nhất?

Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn. Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là Salmonella- một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.

Ngoài ra trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường-bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì thế, ăn trứng sống hay tái chín đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn, nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt nhất.

Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa là 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới là 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5 %. Do đó, tốt nhất là ăn trứng luộc chín tới, không những đảm bảo được chất dinh dưỡng như protein,lipid, khoáng chất…mà các vitamin cũng bị mất đi.

Lưu ý khi luộc trứng.

Không ít người khi luộc trứng thường cho rằng cho vào đun sôi chín là được, nên nhiều khi trứng nứt hoặc vỡ làm mất chất dinh dưỡng.

Cách luộc đúng là: Cho trứng cùng với nước lã vào rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể thêm 1 ít muối để trứng không bị vỡ.

Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra, không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

Một số cách chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi:

Trẻ 6-12 tháng: Nên cho ăn bột trứng. Cách nấu bột trứng: Đập lòng đỏ vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau. Nồi bột sôi thì đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lại là được. Không nên đun kỹ quá, cũng không nên luộc trứng chín rồi nghiền lòng đỏ nấu bột vì qua nhiều lần chế biến trứng khó hấp thu.

Trẻ 1-2 tuổi: Có thể ăn cháo trứng, cách nấu tương tự như bột trứng, đun sôi lại là được. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc chín tới.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm, tốt nhất là ăn trứng luộc chín tới.

Trước đây mình cũng hay cho bé ăn trứng, từ khi đọc được thông tin này mình cẩn trọng hơn và biết cách cho con ăn trứng hợp lí. Chúc các mẹ chăm sóc thật tốt cho bé yêu.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý