Giúp trẻ thông minh cha mẹ tự hào

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Giúp trẻ thông minh cha mẹ tự hào

18/04/2015 10:07 PM
167

Trẻ thông minh luôn là niềm mong mỏi của các bậc cha mẹ. Cùng học theo các cách sau đây để giúp bé thông minh hơn, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con yêu của bạn

Chú trọng năm tháng đầu đời:

Những năm đầu đời là thời cơ 'vàng' để cha mẹ kích thích trí tuệ cho bé, giúp bé thông minh hơn.

Những gợi ý dưới đây kích thích phát triển cho bé từ sớm.
Kích thích thị giác cho bé
1. Giao tiếp bằng mắt: Tận dụng khoảnh khắc gần gũi để cha mẹ mở to mắt và nhìn thẳng vào bé. Với các bé sơ sinh, được đối diện với khuôn mặt mẹ trong những ngày đầu đời là điều quan trọng. Mỗi lần nhìn chăm chăm vào mẹ là bé đã xây dựng được hình ảnh về mẹ trong bộ nhớ của bé.
2. Các cử chỉ nét mặt: Nghiên cứu cho thấy, bé 2 ngày tuổi có thể bắt chước những cử động nét mặt của cha mẹ và sao chép là một cách thú vị để bé học hỏi và tư duy.
3. Để cho bé phản ứng: Bé có thể nhìn chằm chằm vào hình ảnh của bé trong gương. Lúc đầu, bé có thể nghĩ đó là một em bé dễ thương và bé sẽ yêu thích khi được “em bé trong gương” mỉm cười hay vẫy tay với bé.
4. Một sự khác biệt: Giơ ra 2 hình ảnh trước mặt bé, cách khoảng 20cm. Có thể chọn 2 hình ảnh khác biệt, chẳng hạn một là bức tranh cái cây, bức tranh còn lại là tranh khuôn mặt em bé. Ngay cả bé sơ sinh cũng có tư duy phân biệt, giai đoạn tiền để cho nhận biết chữ số và tập đọc về sau.

Trò chuyện và cười cùng bé
5. Bập bẹ với con và chờ: Khi nói chuyện với con nên có những quãng nghỉ để bé cơ cơ hội đáp trả lại. Chẳng bao lâu, bé sẽ biết bắt nhịp câu chuyện và rút ngắn những khoảng trống.
6. Đa dạng giọng điệu: Em bé của bạn thích nghe những giọng điệu trầm – bổng liên tục từ cha mẹ. Thì thầm hoặc tạo ra những âm thanh vui nhộn có âm vực cao sẽ thu hút các bé.
7. Hát một bài: Đa dạng các thể loại bài hát càng nhiều càng tốt. Hoặc bạn sáng tác ra những vần điệu (âm nhạc, thơ) của riêng mình (chẳng hạn, này giờ thay tã tới rồi, thay tã, thay tã...). Một nghiên cứu cho thấy, làm quen với âm nhạc giúp bé tư duy tốt toán học sau này.
8. Dạy bé nhân – quả: Khi bạn báo với con: “Mẹ sẽ bật đèn” rồi bật công tắc đèn nghĩa là bạn đã dạy bé về nguyên nhân – hệ quả.
9. Cù ngón chân của bé: Tiếng cười là cách kích thích sự hài hước trong bé. Cù bé dưới chân, dưới cằm hay cù vào tay...
7 gợi ý nuôi dạy con

7 gợi ý nuôi dạy con

Giúp con quý trọng tiền

Giúp con quý trọng tiền

Bảy điều tuyệt vời khi bạn có con gái

Bảy điều tuyệt vời khi bạn có con gái

10. Khuôn mặt hề: Để bé chạm vào mũi, vào má của mẹ hoặc hơn nữa là chạm vào lưỡi hay kéo tai mẹ. Tạo ra một tiếng động vui nhộn mỗi lần bé chạm vào mẹ.
11. Nói đùa: Đem một tấm ảnh người họ hàng và chỉ cho bé: “A, mẹ đây”. Sau đó, nói với con là bạn đã nhầm hoặc chỉ đùa thôi.
Thời gian cho hai mẹ con
12. Cho con bú mẹ ngay khi bé đói: Nghiên cứu cho thấy, những bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có chỉ số thông minh cao hơn. Thêm vào đó, thời gian bú mẹ là lúc tuyệt vời để hai mẹ con gắn bó với nhau. Bạn có thể ca hát, trò chuyện hoặc đơn giản là vuốt ve tóc tơ của bé.
13. Dạy bé khi thay tã: Lúc thay tã cho con, bạn có thể dạy bé về tên các bộ phận trên cơ thể hoặc các loại quần áo.
14. Không tivi: Sự phát triển não cho bé những tháng đầu đời không phụ thuộc vào tivi. Cũng không có chương trình truyền hình nào giúp bé thông minh ngoài sự “đầu tư” của cha mẹ.
15. Đừng quên nghỉ ngơi: Dành ít phút mỗi ngày, đơn giản là ngồi trên sàn nhà với bé – không âm nhạc, ánh sáng hay trò chơi nào. Để bé nhìn ngắm và ghi nhớ đồ đạc, cảnh vật xung quanh.
Phát triển thể chất
16. Nằm và chơi: Bạn nằm xuống trên sàn, để bé leo trèo và bò qua người mẹ. Hoặc cho bé chơi trên thảm đồ chơi với nhiều chi tiết thú vị. Cách này giúp bé tăng kỹ năng phối hợp tay mắt và giải quyết vấn đề.
17. Xây dựng các chướng ngại vật: Tăng kỹ năng vận động cho bé bằng cách đặt đệm sofa, gối, hộp mềm hoặc đồ chơi trên sàn nhà và sau đó, chỉ cho bé làm thế nào để bò trên, dưới và xung quanh các đồ vật.
18. Lên cao – xuống thấp: Nhẹ nhàng bế bé lên cao rồi hạ xuống để chơi tàu lượn. Nhớ là không được rung, lắc bé.
19. Bò theo mẹ: Bạn bò phía trước, thay đổi tốc độ nhanh – chậm để bé bò theo. Sau đó, dừng lại ở một điểm vui chơi thú vị.
20. Làm theo dẫn dắt của bé: Khi bé lớn hơn, bé sẽ biết cách cho mẹ thấy bé thích chơi gì, bò, cười hay tham gia một trò chơi.

Khám phá môi trường mới
21. Chia sẻ cảnh quan: Khi bé ở trên địu, ngồi trên xe đẩy và cùng mẹ ra ngoài, bạn có thể tường thuật cho bé những gì mẹ nhìn thấy: “Ôi, con chó con” hoặc “Cái cây này to quá con ạ” hay “Con có nghe thấy còi xe bus không”... Cách này giúp bé xây dựng vốn từ hiệu quả.
22. Đi mua sắm: Bạn có thể đưa con tới siêu thị. Các gian hàng, âm thanh và màu sắc trong siêu thị cũng giúp bé học hỏi nhiều điều.
23. Thay đổi cảnh quan: Chuyển ghế ngồi bàn ăn của bé sang chỗ khác trên bàn ăn để bé ghi nhớ được vị trí các món ăn được đặt trên bàn ăn.
Chơi cùng con
24. Gây ngạc nhiên cho bé: Sau đấy, làm bé thỏa thích bằng cách thổi nhẹ vào lông mày, cánh tay, cổ hay bụng của bé.
25. Giấu và tìm: Lấy 3 hộp nhựa rỗng, giấu một đồ chơi nhỏ bé dưới một hộp nhựa. Thả 3 hộp nhựa vào một hộp bìa cứng và xem bé tìm đồ chơi thế nào.
26. Chơi ú òa: Trò chơi này mang tới tiếng cười khúc khích cho bé. Bé sẽ biết các đối tượng sẽ biến mất và trở lại thế nào.
27. Bé thả - mẹ nhặt: Bé có thể thích thả đồ chơi xuống sàn khi đang ngồi trên một chiếc ghế cao. Sau đó, mẹ sẽ nhặt giúp bé.
Dạy bé về chất liệu
28. Kéo giấy ăn: Nếu bé thích kéo khăn giấy ra khỏi hộp giấy, bạn cứ để bé được vui chơi. Bé sẽ khám phá được chất liệu mềm của giấy khi kéo ra khỏi hộp. Đồng thời, giấu một đồ chơi nhỏ, cứng vào hộp khăn giấy và để bé tự tìm ra.
29. Chất liệu khác nhau: Lấy vài hộp khăn giấy rỗng, bỏ vào đó những miếng vải chất liệu khác nhau như vải len, ren, lanh. Để bé kéo vải nhẹ nhàng ra khỏi hộp hoặc bạn cọ nhẹ từng miếng vải sạch lên má, bàn chân, bụng của bé để bé cảm nhận từng chất liệu vải.
30. Để bé chạm vào nhiều thứ: Dắt bé đi bộ quanh nhà, bạn cầm tay bé để bé chạm tay vào cử sổ, một miếng vải mềm, một đồ chơi nhồi bông mịn và những đồ an toàn khác.
31. Để bé được chơi với đồ ăn: Khi bé đã sẵn sàng ăn bốc, cho bé một số đồ ăn có kết cấu khác nhau như hạt đỗ hấp chín, mì ống cắt ngắn, những miếng dưa hấu...
Dạy bé ngôn ngữ và đếm
32. Mỗi tuần dạy bé một chữ cái: Chẳng hạn, ăn một món có chữ “a”, cắt đồ ăn nhẹ theo hình dạng chữ “a” hoặc viết chữ “a” bằng phấn lên hè.
33. Đếm mọi thứ: Đếm số khối hình mà bé đang xếp hoặc số lượng các bước chân của bé. Đếm ngón tay, ngón chân của mẹ và bé. Duy trì thói quen đếm mọi thứ và bé sẽ sớm tham gia.
34. Đọc sách: Các nhà nghiên cứu tin rằng, bé 8 tháng có thể hiểu được trình tự của câu chuyện nếu được nghe 2-3 lần liên tiếp. Điều này được tin là sẽ giúp bé học tốt ngôn ngữ.
35. Kể chuyện: Kể một mẩu chuyện ngắn, thay thế tên nhân vật chính bằng tên bé cho vui.
36. Đi cửa hàng sách: Cùng bé mua sách và tìm những cuốn sách thú vị.
Kích thích trí nhớ cho bé
37. Album gia đình: Giữ lại những bức ảnh họ hàng, người thân và chỉ cho bé từng bức ảnh để lưu giữ hình ảnh người thân trong kí ức của bé.
38. Tạo một cuốn sách sở thú: Bạn sưu tập những hình động vật và tạo thành một cuốn album. Sau đó, đọc lại cho bé nghe, gọi tên, mô tả đặc điểm vào những câu chuyện với từng con vật.
39. Cho bé xem video: Những video quay cảnh bé biết lẫy, biết bò, đang tắm hoặc chơi cùng ông bà.
40. Chơi trò nhận diện: Trải một số ảnh ông bà, bố mẹ lên sàn nhà và để bé tìm số lượng ảnh của ông, bà hay của mẹ, của bố.
Những lời khuyên phát triển khác
41. Khuyến khích đặt câu hỏi: Tìm những chi tiết nhỏ trong bức ảnh và khuyến khích bé đặt câu hỏi.
42. Chơi sau cơn mưa: Cho bé đi trên cỏ ướt, cùng mẹ nghịch vũng nước mưa là cách chơi vui vẻ, cách bé học về ướt – khô và đừng quá lo vì những gì lộn xộn khi ấy.
43. Cho bé tự quyết: Cho bé được chọn giữa hai loại bánh để ăn, hai màu khác nhau khi tô màu.
44. Ăn mặc: Cho bé chơi cùng sơmi cũ của bố, chơi cùng khăn quàng, mũ, găng tay cũ của mẹ. Đặt ra những tình huống giả vờ và để bé sáng tạo.
45. Chơi lại lần nữa: Với những đồ chơi bé làm hỏng, đừng vội bỏ đi vì bé có thể chơi đồ chơi hỏng theo cách riêng của bé, miễn là chúng an toàn.
46. Nói chuyện với bé: Trò chuyện với bé xem hôm nay bé có gì vui hay buồn, điều gì làm bé hạnh phúc và tức giận? Bạn sẽ giúp bé nhớ lại những sự kiện trong ngày, hiểu được khái niệm quá khứ và gọi tên đúng cảm xúc của con.
47. Hình ảnh và thực tế: Chỉ cho bé thấy một số côn trùng vô hại (dế, bướm, bọ rùa) trong sách (tạp chí) sau đó, đi tới công viên để tìm chúng.
48. Tìm màu: Bạn gợi ý để bé tìm những thứ có màu xanh khi hai mẹ con đi xe bus hoặc đi du lịch. Sau đó, để bé chọn một màu khác và hai mẹ con tiếp tục “săn màu”.
49. Cho bé những việc nhỏ: Bé có thể biết dọn đồ chơi, phân loại quần áo của bé.

50. Học về khối lượng: Xếp vài cái cốc có kích thước khác nhau, để bé đong nước từ cốc này sang cốc kia. Dạy bé phân biệt ít – nhiều, đầy – vơi, cốc lớn – cốc nhỏ...

Một vài kinh nghiệm khác:

Giai đoạn 0-5 tuổi là quá trình học hỏi và phát triển vượt bậc của bé cả về thể chất lẫn trí não. Theo đó, cha mẹ nào cũng quan tâm và mong muốn phát huy tối đa tiềm năng của con ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Dung, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu giáo giục TP HCM cho rằng, việc giúp bé làm quen với các kỹ năng cơ bản từ những năm tháng đầu đời là một cách giáo dục hiệu quả, kích thích trí não của trẻ phát triển, giúp con khai thác tối đa tiềm năng trí tuệ. Cô Dung đã đồng hành cùng "Bé IQ thật giỏi" - chương trình được tổ chức bởi Viện nghiên cứu giáo dục và Học viện IQ, nhằm hỗ trợ cha mẹ phát hiện khả năng vượt trội của trẻ, trang bị cho các phụ huynh những kiến thức giáo dục khoa học để chăm sóc bé của mình tốt hơn.

tri-tue-1-1351658037_500x0.jpg

Đồng hành cùng chương trình, với tư cách chuyên gia tư vấn, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, giảng viên Bộ môn nhi, ĐH Y dược TP HCM cho biết, thiếu hụt về dinh dưỡng có thể mang lại những khiếm khuyết của hệ thần kinh hoặc làm giảm khả năng nhận thức, sự khéo léo cũng như trí thông minh của trẻ. Do đó, cha mẹ cần cung cấp cho con đầy đủ dưỡng chất thiết yếu nhằm phát triển toàn diện tiềm năng trí não và thể chất của bé.

Đánh thức các kỹ năng trí tuệ của bé cùng các chuyên gia

Sau 2 tháng diễn ra chương trình, 8 "gương mặt nhí" vượt trội đã được lựa chọn và sẽ đi tiếp vòng 2 - vòng huấn luyện bí quyết IQ để đánh thức những tiềm năng trí tuệ của bé ở các lĩnh vực: múa, ca hát, hội họa, toán học và ngôn ngữ. Đồng hành cùng các bé sẽ là biên đạo múa Tấn Lộc, cô Châu Anh, giảng viên Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, các chuyên gia đến từ trung tâm toán Superbrain và Trung tâm hội họa Global Art Creative Việt Nam...

Trong 12 tuần huấn luyện, các bé sẽ tiếp cận các phương pháp vừa chơi, vừa học để phát huy 5 vùng điều khiển hoạt động trí não. "Bồi dưỡng cho các bé phát triển ngôn ngữ và cảm thụ âm thanh giúp bé linh hoạt trong ngôn ngữ, giọng nói, tiếng hát", cô Châu Anh chia sẻ.

Khi tham gia vào hoạt động như ca hát, vận động và chơi nhạc cụ đơn giản, bé sẽ gặp những trải nghiệm có tính thử thách. Từ đó, trẻ được hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động, từ những cử động đơn giản đến động tác khéo léo, tinh tế, sự phối hợp vận động toàn bộ cơ thể cũng như phân định thời gian cho các hoạt động.

Biên đạo múa Tấn Lộc chia sẻ, múa không đơn thuần là vận động cơ thể mà còn là một phương pháp giáo dục trẻ như phát triển óc tư duy, khả năng quan sát, trí nhớ, tăng cường trí tưởng tượng, giúp cơ thể phát triển cân đối và phản xạ nhạy bén. Anh hi vọng những hoạt động này tạo nên sự kích thích quan trọng đối với thần kinh, giúp bé phát triển khả năng kiểm soát vận động đầu, cổ, thân mình, thăng bằng và khả năng nhận thức đối với cơ thể của trẻ, giúp các bé khéo léo, linh hoạt, nhạy bén hơn.

Bên cạnh đó, bé còn được làm quen với phương pháp toán học "soroban" do trung tâm toán Superbrain huấn luyện, được Nhật Bản sử dụng, nhằm giúp bé có thể tự tin tính toán nhanh, chính xác các phép tính cộng trừ từ 0 đến 99 không công thức với nhiều số liên tiếp chỉ bằng hai bàn tay. Chương trình giảng dạy mỹ thuật sáng tạo của các chuyên gia đến Global Art Creative cũng sẽ giúp các bé hoàn thiện suy nghĩ, ý tưởng, trí tưởng tượng thông qua sử dụng màu sắc.

Một em bé khỏe mạnh, thông minh sẽ là một món quà ý nghĩa đối với ba mẹ và xã hội. Thông qua chương trình này, các chuyên gia và người thực hiện ấp ủ một mong muốn góp phần "ươm mầm thế hệ bé IQ" Việt Nam.

Cho con chơi, khuyến khích con:

Cho dù “thông minh vốn sẵn tính trời”, thế nhưng các nghiên cứu khoa học cho rằng cha mẹ có thể góp phần thúc đẩy nhận thức và phát triển trí não của trẻ.

Dưới đây là những cách thức đã được khoa học nghiên cứu khẳng định sẽ giúp con trẻ hình thành và phát triển trí tuệ của mình.

1. Âm nhạc

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Toronto, âm nhạc có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chỉ số IQ và tăng khả năng trí nhớ của trẻ. Hiệu quả của âm nhạc đối với từng lứa tuổi cũng khác nhau.

Vậy nên, tốt hơn hết nếu có điều kiện, cha mẹ hãy cho con học nhạc ngay từ nhỏ sẽ tốt hơn là trưởng thành rồi mới học.

2. Vận động

Một số nghiên cứu đối với học sinh cấp một của các chuyên gia thuộc Đại học Illinois cho thấy, tham gia vào các hoạt động thể thao sẽ nâng cao sự tự tin, khả năng làm việc tập thể cũng như năng lực lãnh đạo chỉ huy.

Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động thể thao ở trường hoặc có thể cùng con chơi các môn thể thao ở nhà.

3. Đọc sách báo

Phương pháp này đã được chứng minh và công nhận là phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy nhất trong việc giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức ở mọi độ tuổi.


Hãy giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách dù là ở trường hay ở nhà. Những cuốn truyện chỉ được phép đọc giải trí một một chừng mực nào đó, hãy khuyến khích con đọc các loại sách kiến thức, kinh nghiệm chia sẻ… phù hợp lứa tuổi của con.

4. Chế độ ăn uống

Các loại thức ăn dinh dưỡng cao bao giờ cũng tốt hơn thức ăn béo, nhiều đường và những thứ quà vặt khác.

Khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ phát triển tốt cả về thể lực và trí lực  đặc biệt khi trẻ mới 1 - 2 tuổi. Nếu trẻ bị thiếu chất thì sức đề kháng sẽ yếu, dẫn đến bệnh tật và không đủ sức tham gia vào các hoạt động cũng như việc học tập.


5. Không bỏ ăn sáng

Hầu hết các nghiên cứu về sức khỏe đều chỉ ra rằng ăn sáng đều đặn sẽ cải thiện trí nhớ, sự tập trung và sự nhận thức.

Nếu thường xuyên bỏ bữa sáng, trẻ dễ có xu hướng mệt mỏi hơn và dễ cáu kỉnh và chậm chạp hơn những đứa trẻ không bỏ bữa sáng trong các hoạt động và học tập hàng ngày.


6. Các trò chơi mang tính trí tuệ

Các trò chơi như cờ, ô chữ, ô số, câu đố - tất cả đều mang tính chất rèn luyện trí não. Cha mẹ đừng ngại ngần khi đưa ra những vấn đề hóc búa và yêu cầu con giải quyết vấn đề đó.

Để con không nản chí, cha mẹ cần vừa gợi ý vừa giải thích để con biết tự lựa chọn lối suy nghĩ cách giải quyết của mình. Bằng cách này trẻ sẽ phải suy nghĩ và phát huy được trí thông minh.


7. Games

Loại trừ những loại game có tác dụng tiêu cực, một số game có thể giúp phát triển tư duy và kỹ năng tổ chức cũng như kích thích óc sáng tạo của trẻ.

Nhiều công ty đã và đang lập trình thể loại game video cho trẻ nhỏ, thậm chí cả trẻ mới chập chững biết đi để thúc đẩy kĩ năng vận động cũng như trí nhớ của chúng.

8. Kích thích sự tò mò

Các chuyên gia nói rằng những cha mẹ nào hay đặt ra cho con cái mình những câu hỏi và kích thích sự tò mò để con khám phá những ý tưởng mới thì sẽ giúp con phát huy được tinh thần học hỏi.


Hãy ủng hộ những sở thích và niềm đam mê của con bằng cách đặt câu hỏi và dạy con những kỹ năng mới. Nếu có điều kiện, cha mẹ có thể cho con đi du lịch để giải đáp những thắc mắc về trí tò mò cũng như sự ham hiểu biết của con.

9 cách để bé thông minh hơn

Giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật

Âm nhạc có thực sự giúp trẻ thông minh hơn?

Những thực phẩm giàu omega 3 giúp trẻ thông minh vượt trội

Trẻ ăn gì cho thông min

Mẹ ăn gì để con thông minh nhất?

(ST).


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý