Dạy trẻ biết chia sẻ mẹ đã biết cách

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Dạy trẻ biết chia sẻ mẹ đã biết cách

18/04/2015 11:40 PM
277

Nhiều cha mẹ khi thấy con giành đồ chơi với bạn hoặc không cho bạn mượn đồ chơi thường tặc lưỡi: lớn lên nó sẽ biết ý mà. Sự thực, dạy con biết chia sẻ là nền tảng giúp con phát triển nhân cách nên cha mẹ cần phải dạy càng sớm càng tốt.

Thấy con giành đồ chơi hoặc khư khư giữ đồ mà không biết chia sẻ, nhiều phụ huynh tặc lưỡi: "Lớn lên con sẽ biết ý!'

Theo Nora Newcombe, chuyên gia tâm lý ở Đại học Temple, Mỹ, các bé tuổi mầm non thường cho mình là trung tâm. Và một trong những cách để chúng khẳng định sự độc lập là giữ chặt món đồ của mình. Nếu muốn rèn cho con tính rộng lượng, biết chia sẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số gợi ý sau:


'Kế mọn' dạy con biết chia sẻ - 1

Dạy trẻ biết chia sẻ là nghệ thuật không phải cha mẹ nào cũng biết. (Ảnh minh họa).

1.    Chia sẻ là trò chơi nhiều niềm vui

Dạy và khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi mang tính cộng đồng mà các thành viên phải đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả công việc, ví như: cùng giải câu đố, xếp hình… Đặc biệt, tạo cơ hội cho trẻ cùng chơi và sẻ chia đồ chơi hoặc thức ăn.

2.    Đừng phạt khi trẻ ích kỷ

Nếu thấy con trẻ ích kỷ, không biết sẻ chia với bạn khác, bạn đừng vội nổi nóng, lớn tiếng quát con ‘Đồ ích kỷ’ hoặc tỏ ra khó chịu và giật món đồ từ tay trẻ. Ép trẻ phải sẻ chia món đồ chúng ưa thích, vô tình bạn đang nuôi dưỡng sự oán hận trong lòng con. Trẻ sẽ biết chia sẻ đồ nếu chúng hiểu tại sao nên làm như thế. Do đó, thay vì mắng mỏ, hãy nhẹ nhàng gợi nhớ lại cho con một ký ức nào đó, như: “Con có nhớ rằng mình đã vui thế nào khi được bạn Num cho chơi ô tô cùng không? Bạn Num sẽ yêu quý con lắm nếu con cho bạn chơi máy bay cùng’.

3.    Cho con chút đặc quyền

Trước khi chơi, cho bé cất đi những đồ chơi mình yêu thích. Trong nhà sẽ có một chỗ để đồ chung, nơi giữ tất cả những đồ chơi mà ai sử dụng cũng được, còn một số thứ đặc biệt, theo ý thích của từng con sẽ được cất riêng ở phòng ngủ của mỗi đứa.

Bạn cũng có thể nhắc nhở con biết chia sẻ bằng cách này khi nói: "Con vẫn là người chơi những đồ này đầu tiên, sau đó, con sẽ cho bạn khác được chơi cùng nhé".

4.    Biểu dương kịp thời

Hãy thể hiện rằng bạn rất hài lòng và tự hào khi thấy con biết nhường nhịn, chia sẻ. Nói với trẻ những lời động viên: “Con cho em Bi mượn hộp màu vẽ tranh, mẹ thấy vui lắm!’.

Bạn cũng có thể thưởng cho con món quà nho nhỏ nhưng thật cụ thể, chứ không cần phải là đồ chơi đắt tiền, chẳng hạn như đưa con đến công viên bé thích.

5.    Người lớn làm gương

Con trẻ là bậc thầy về tài bắt chước. Vì vậy,  muốn trẻ biết chia sẻ, trước hết, người lớn phải là tấm gương sáng.

Hãy chia cho trẻ những thứ bạn có, luôn dùng từ “chia sẻ” để miêu tả những gì bạn đang làm và đừng quên nhắc nhở bé rằng, có những điều không thấy được cũng có thể được chia sẻ (chẳng hạn như sở thích, ý tưởng hay những câu chuyện…). Bên cạnh đó, hãy khơi gợi cho con hiểu rằng khi nào cần chia sẻ và hành động nào là chia sẻ.



Hầu hết trẻ con ghét phải chia sẻ đồ dùng, tình cảm với người khác, hay phải chờ đến lượt, nhưng bạn có thể giúp chúng nhìn thấy giá trị của kỹ năng này.


Ảnh: Mom.me.

Ảnh: Mom.me.

Con muốn nó!

Trả cho con!

Nó là của con!

Bạn nghe có thấy quen không? Nếu bạn có con nhỏ, câu trả lời tất nhiên là có. Mặc dù trẻ con cũng vui vẻ khi tặng ai đó món quà gì, nhưng để thành kỹ năng biết chia sẻ là cả một quá trình, bởi nó là một tình huống xã hội khá phức tạp.

Dẫu vậy, đó vẫn là kỹ năng trẻ cần có. Làm thế nào để chúng biết dành đồ cho người khác, và biết đợi đến lượt mình, hãy tham khảo các lời khuyên dưới đây:

Đừng yêu cầu quá nhiều

Đừng hy vọng con bạn chia sẻ thứ gì cực kỳ quan trọng với nó. Đó có thể là đòi hỏi quá lớn. Bạn có rất nhiều cơ hội khác để giúp con thực hành việc chia sẻ khi đang chơi đùa với nhóm trẻ. Thêm nữa, nó cũng cho bé thấy bạn coi trọng ước muốn của bé, chứ không chỉ là ước muốn của những đứa trẻ khác.

Đừng hy vọng sự hoàn hảo

Đừng buộc trẻ phải chia sẻ thật công bằng, nhanh chóng, hoặc thường xuyên. Ai cũng sợ rằng nếu con mình không học kỹ năng này ngay bây giờ, nó sẽ không bao giờ học được. Hãy nhớ rằng con bạn có vô số cơ hội khác để thể hiện điều đó.

Đặt mốc thời gian

Khi con bạn không muốn chia sẻ hoặc chờ đến lượt mình, hãy cho bé một khoảng thời gian để bé biết không lâu nữa sẽ phải bỏ lại vật yêu thích đó. Hãy nói kiểu: "Mẹ sẽ đếm đến 10, và con sẽ chuyển sang cái bút màu đỏ". Bé sẽ nghe thấy sự thúc giục trong tiếng đếm của bạn, và khi bé làm theo, hãy khen ngợi.

Nhờ con giúp đỡ

Thay vì yêu cầu trẻ phải chia sẻ, hãy đưa bé vào tình huống giải quyết vấn đề, chẳng hạn: "Bạn Ben cũng muốn ngồi xích đu ngay bây giờ. Chúng ta nên làm thế nào? Con có ý kiến gì không?" Bạn sẽ kinh ngạc khi thấy trẻ cuối cùng có thể đưa ra giải pháp rất tốt cho tình huống này, mà không cần ép buộc chúng. Có thể bé sẽ sẵn sàng nhường chỗ, hoặc tìm trò vui hơn cho cậu bạn ấy.

Chọn đúng thời điểm

Nhớ rằng trẻ con có sự liên tưởng từ mọi trải nghiệm của chúng. Nếu bạn yêu cầu chia sẻ vào lúc bé đã mệt nhoài, hoặc đang buồn rầu, thì nó sẽ trở thành kỷ niệm đau khổ. Hãy khuyến khích chia sẻ vào lúc bé đang vui vẻ, và kiểm soát bản thân tốt (không khóc lóc hay ném, quăng đồ...). Điều đó sẽ tạo ấn tượng tốt mà bạn có thể khen ngợi.

Đôi khi cũng có thể từ chối

Sẽ không sao nếu thỉnh thoảng bạn nói với bé khác hoặc cha mẹ bé đó, rằng: "Ben không muốn chia sẻ hôm nay". Vì, cùng với việc dạy trẻ cách chia sẻ, một kỹ năng quan trọng khác bé cần học là chăm sóc bản thân và bảo vệ quyền lợi của mình. Vì thế, đừng cứng nhắc muốn bé phải chia sẻ hoặc cho đi mọi lúc.

Bỏ qua khán giả

Các bậc cha mẹ thường rất để ý đến những người xung quanh (thường là các vị phụ huynh khác) nghĩ gì về cách ứng xử của mình. Không cần làm điều đó trước mặt họ. Nếu bạn cần nói với con về việc chia sẻ đồ chơi ở công viên, hãy kéo bé ra một bên và nói riêng với bé.

Cẩn trọng với thông điệp của bạn

Nếu bạn giằng món đồ chơi khỏi tay con để đưa cho bé khác, bạn đang làm gương cho hành vi "hy sinh tuyệt đối". Bạn chắc không muốn con mình sẽ dành toàn bộ thời gian để làm vui lòng người khác. Bạn muốn chúng cân nhắc tới cảm giác của người khác, trong khi vẫn ý thức được nguyện vọng của mình. Hãy tìm cách dung hòa để có được kết quả tốt nhất cho các bên.


Các trò chơi tập thể dạy trẻ biết chia sẻ


         Tập cho con thói quen chia sẻ cũng là cách giúp trẻ biết nghĩ đến người khác, sống không vị kỷ. Chuyên viên tham vấn tâm lý, thành viên hội quán các bà mẹ, thạc sĩ Phạm Thị Thúy cho rằng: "Trẻ nhỏ thường thích sở hữu những đồ vật cho riêng mình và đặc biệt hay đặt mình làm trung tâm ��� giai đoạn tuổi lên hai. Nhưng khi đi học, biết chơi chung với các bạn, trẻ sẽ học được sự cho và nhận. Tuy nhiên, phần lớn trẻ thường rất bốc đồng và chưa học được tính kiên nhẫn nên việc phải ngồi đợi đến hết lượt mình được đụng vào đồ chơi mà mình đang háo hức là một thách thức". Vì vậy, để trẻ biết "cho là tốt" và thấy vui khi chơi chung với bạn bè, trước tiên cha mẹ hãy là tấm gương để trẻ soi rọi, nhận thức. Bên cạnh đó, khi vui chơi, cha mẹ hãy dạy và khuyến khích con mình tham gia các trò chơi đòi hỏi tính tập thể, nhiều người cùng chơi như xếp hình, kéo co…, từ đó trẻ thấy rằng việc chia sẻ mang lại niềm vui.

Thạc sĩ Phạm Thị Thúy cũng khuyến cáo cha mẹ đừng vội vàng sử dụng hình phạt, la mắng trẻ là ích kỷ hay ép buộc trẻ ngay lập tức phải chia đồ chơi nào đó mà trẻ yêu thích. Trong tình huống trẻ giành giật đồ chơi với nhau, hãy giúp trẻ hiểu điều gì đang xảy ra đồng thời giải thích cho trẻ hiểu cảm giác mình bị bạn từ chối không chia sẻ đồ chơi. Khi đã biết cảm giác buồn sẽ khiến trẻ biết thông cảm dẫn đến hòa đồng và hợp tác với nhau. Từ đó, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cùng thay phiên nhau mỗi khi sử dụng đồ chơi, vật dụng nào đó. Dần dần trẻ sẽ biết cách giải quyết vấn đề nếu gặp tình huống đó trong các lần chơi sau.


Câu chuyện về
Dạy con thành người biết quan tâm chia sẻ


Dạy con thành người biết quan tâm chia sẻ

Nếu muốn dạy con thành người biết quan tâm, chia sẻ, trước tiên bố mẹ hãy thực hành điều đó.







Bác Hai đến nhà chơi và “tặng” Bo 100k làm quà, Bo tỏ ra rất thích chí cứ cầm thật chặt, ai xin cũng không cho. Ba trêu Bo “đưa ba để ba mua bim bim nhá”, bà nội “nịnh nọt”: “Để bà mua kẹo mút cho Bo nhé”… mỗi người một câu, cứ tíu ta tíu tít.

Thế nhưng Bo chỉ nhìn mọi người mà cười thôi. Trêu Bo chán, “xin” mãi Bo chẳng cho ai, mọi người nói Bo rất là ki bo và tham lam. Lúc này Bo mới đưa tiền cho mẹ và nói: “Mẹ giữ cho Bo để Bo đem tặng bé Thiện Nhân nhé. Bé Thiện Nhân đáng thương mà mẹ hay kể ấy”.

Dạy con thành người biết quan tâm chia sẻ

Chẳng là mẹ làm bên báo, hay đọc tin tức, nên biết chuyện bé Thiện Nhân đáng thương bị cha mẹ bỏ rơi, rồi được mọi người thương tình cứu giúp và nuôi dưỡng. Mẹ hay kể chuyện những chuyện về những bé đáng thương như này cho Bo cũng là để Bo hiểu rằng Bo đang được hạnh phúc và may mắn hơn các bạn, nên Bo phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ và chia sẻ với các bạn kém may mắn hơn mình.

Những câu chuyện của mẹ đã có tác động đến Bo thật sự. Bo biết yêu thương những người khó khăn, mỗi lần thấy có người ăn xin lại gần là Bo lại thì thầm: “Mẹ cho họ tiền ăn cơm đi, chắc họ đói lắm”.

Và hôm nay, câu nói của Bo đã làm cả nhà ngớ ra và vô cùng bất ngờ. Dù tỏ ra không nghe thấy Bo nói nhưng cả ông bà, cha mẹ Bo đều gật gật đầu hài lòng với cu Bo nhà mình.

Nhìn thằng cháu nội biết nói những câu “đầy tình người” như vậy, bà nội Bo chạnh lòng nghĩ đến đứa cháu ngoại Bông. Con bé Bông hơn Bo một tuổi nhưng lại vô cùng ăn tham và đanh đá. Nó đã muốn gì là đòi bằng được, không đồng ý là nó đánh luôn.

Dạy con thành người biết quan tâm chia sẻ

Bố mẹ chiều, cứ thấy con lăn ra “ăn vạ” là vội vàng dỗ ngon dỗ ngọt để con nín và lại mua cho con hết thứ này thứ khác để “bù”. Bố mẹ còn không cho Bông chơi với các bạn “con nhà nghèo” ở cùng khu phố chỉ vì sợ “bọn nó sẽ làm bẩn váy áo đẹp của Bông đấy”, hoặc mỗi khi thấy có người ăn xin lại gần là bố mẹ Bông vội vàng xua đi hoặc kéo Bông chạy ngay khỏi chỗ đó.

Dần dà con bé luôn cho rằng nó thuộc “đẳng cấp” khác và không cần phải thương ai cả. Có lần bà còn nghe nó mắng cả bà ăn xin khi đến gần nó, thế mà bố mẹ nó cũng cười cười và khen con “giỏi quá!?”

Thế mới biết trẻ con như tờ giấy trắng, những suy nghĩ, tính cách hay tâm tính của con chính là phản ánh từ cách giáo dục, dạy dỗ và bảo ban của người lớn, đặc biệt là ông bà cha mẹ.

Những em bé được chiều chuộng, cung phụng quá thường cũng sẽ chỉ biết đến bản thân và coi tất cả mọi điều mình được hưởng là đương nhiên, không quan tâm đến người khác. Hay nhiều khi, việc bố mẹ quá lạm dụng lời khen với con cũng khiến trẻ tự phụ về bản thân và không muốn ai hơn mình, sinh tính ích kỷ, coi thường người khác.

Dạy con thành người biết quan tâm chia sẻ

Nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất là từ bắt chước, nên nếu muốn dạy con thành người biết quan tâm, chia sẻ, trước tiên bố mẹ hãy thực hành điều đó. Hãy đối xử tốt với mọi người xung quanh, cách bạn bày tỏ thái độ, tình cảm của mình... sẽ là tấm gương trẻ soi vào và học theo nhanh nhất.


Dạy con từ thuở lên 3
Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Dạy con tiêu tiền
Dạy bé tập ngồi cho vững
Dạy bé tập đếm từ đơn giản đến phức tạp
Làm sao dạy con biết vâng lời
Hãy dạy con từ 'thủa trong thai'


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý